Mục lục
1. Mở đầu
1.1.Mục tiêu thực tập tốt nghiệp . 2
1.2.Lịch sử hình thành và chức năng hoạt động
khách sạn Paramount . . 2
1.3.Hệ thống tổ chức và điều hành . 3
1.4.Thị trường hoạt động . 5
1.5.Bộ phận sinh viên thực tập . 5
2.Nội dung thực tập
2.1.Bộ phận 1: Nhà hàng . 5
2.2.Bộ phận 2: Buồng . 9
2.3.Bộ phận 3: Lễ tân . 11
3.Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
3.1.Thuận lợi 13
3.2.Khó khăn 14
4.Kiến nghị và kết luận
4.1.Kiến nghị 14
4.2.Kết luận. 15
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19043 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Khách sạn Paramount, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Mở đầu
1.1.Mục tiêu thực tập tốt nghiệp…………………………………. 2
1.2.Lịch sử hình thành và chức năng hoạt động khách sạn Paramount…………………………………...……. 2
1.3.Hệ thống tổ chức và điều hành………………………………. 3
1.4.Thị trường hoạt động…………………………………………. 5
1.5.Bộ phận sinh viên thực tập……………………………………. 5
2.Nội dung thực tập
2.1.Bộ phận 1 : Nhà hàng…………………………………………. 5
2.2.Bộ phận 2 : Buồng…………………………………………….. 9
2.3.Bộ phận 3 : Lễ tân…………………………………………….. 11
3.Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
3.1.Thuận lợi……………………………………………………… 13
3.2.Khó khăn……………………………………………………… 14
4.Kiến nghị và kết luận
4.1.Kiến nghị……………………………………………………… 14
4.2.Kết luận...................................................................................... 15
Tài liệu tham khảo
Phụ lục1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu thực tập tốt nghiệp
Kỳ thực tập tốt nghiệp cuối khóa là một phần rất quan trọng đối với sinh viên trước khi ra trường. Đây là cơ hội để sinh viên được thực hành những phần lý thuyết đã học, so sánh sự khác biệt giữa lý thuyết học ở trường và trên thực tế. Đối với sinh viên khoa du lịch, được thực tập tại các cơ sở du lịch như khách sạn, đại lý lữ hành còn là cơ hội để sinh viên tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống. Đây là những kinh nghiệm và kỹ năng rất quan trọng đối với công việc trong tương lai của sinh viên.
1.2. Lịch sử hình thành và chức năng hoạt động khách sạn Paramount
Khách sạn Paramount là khách sạn cổ phần được thành lập dựa trên phần vốn đóng góp của nhiều chủ đầu tư, đứng đầu là ông Bùi Thanh Hải - Giám đốc công ty du lịch Đại Dương.
Khách sạn Paramount là khách sạn lớn nhất trong 4 khách sạn do công ty Đại Dương quản lý, bao gồm: Khách sạn Paramount (28 Ngõ Huyện), Khách sạn Holiday I (24 Hàng Mành), Khách sạn Holiday II (Số 9 Ngõ Huyện) và Khách sạn Nam Phương (26 Nhà Chung).
Khách sạn chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/02/2009, có quy mô trung bình so với các khách sạn trên địa bàn phố cổ; Khách sạn có 36 phòng, trong đó loại phòng, số lượng phòng và giá công bố như sau:
Loại phòng
Số lượng
Giá
Suit
3
110$
Deluxe
10
85$
Superior
15
55$
Standard
8
45$
Ngoài ra khách sạn còn có 1quầy bar và một nhà hàng trên tầng thượng chuyên phục vụ nhu cầu ăn uống của khách.
Các trang thiết bị và dịch vụ bổ xung khác
- Điện thoại quốc tế
- Giặt là
- Quầy thông tin du lịch
- Đặt vé máy bay, làm visa,đổi tiền
- Phòng gym
- Room service
- Taxi sân bay
- Thuê xe (Nhà hàng KS Paramount)
Trang thiết bị trong phòng
Mini Bar
Wifi miễn phí
Truyền hình vệ tinh
Điều hòa nhiệt độ
Bồn tắm đứng,nằm
Safe box
Máy sấy tóc
(Phòng Deluxe - KS Paramount)
1.3. Hệ thống tổ chức và điều hành
Khách sạn được tổ chức theo cơ cấu tầm quản lý rộng tức là tất cả các bộ phận đều được quản lý và điều hành bởi 1 quản lý chung và tổ chức phân theo cơ cấu chức năng.( Sơ đồ tổ chức trang bên)
Sơ đồ tổ chức khách sạn Paramount
Ban giám đốc
Tổng quản lý
Bộ phận
lễ tân
Bộ phận
buồng
Bộ phận Sale&Marketing
Bộ phậnBảo vệ
Bộ phận
Nhà hàng
Bộ phận
kế toán
Nhân viên đón tiếp
Nhân viên bán tour
Nhà hàng
Bar
Nhà hàng
Bếp chính
Nhân viên bàn
Bartender
Nhân viên bàn
Thị trường hoạt động
Nằm trên địa bàn phố cổ, gần hồ Hoàn Kiếm khách sạn có vị trí rất thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch, nhưng không giống như hầu hết các khách sạn trên địa bàn hướng tới đối tượng khách du lịch balo, thị trường mục tiêu mà khách sạn Paramount hướng đến là đối tượng khách cao cấp hơn, đó là khách thương gia, khách công vụ, khách từ các tour cao cấp của các công ty lữ hành gửi đến. Do vậy tuy cùng nằm trong hệ thống 4 khách sạn do công ty Đại Dương quản lý nhưng khách sạn Paramount có tên gọi khác các khách sạn cùng hệ thống do thị trường mục tiêu mỗi khách sạn hướng đến khác nhau.
1.5. Bộ phận sinh viên thực tập
Sinh viên được thực tập tại 3 bộ phận: Bộ phận buồng (10 ngày), bộ phận lễ tân (10 ngày) và bộ phận nhà hàng (1 tháng). Sinh viên được sự hướng dẫn trực tiếp từ tổng quản lý Nguyễn Thành Vinh và sự giúp đỡ tận tình của các nhân viên trong khách sạn, đặc biệt là các nhân viên tại bộ phận lễ tân, bộ phận buồng và bộ phận nhà hàng.
Nội dung thực tập
2.1. Bộ phận 1: Nhà hàng
Vị trí: Nhân viên phục vụ và nhân viên pha chế.
Thời gian thực tập: 30 ngày
Người hướng dẫn: Quản lý Nguyễn Thành Vinh.
Điện thoại: 0982331612
(Nhà hàng KS Paramount)
Cơ cấu tổ chức bộ phận nhà hàng
Bộ phận nhà hàng được chia ra làm 2 bộ phận nhỏ: bộ phận bar và bộ phận nhà hàng. Với từng vị trí công việc và số lượng nhân viên ở mỗi vị trí như sau:
Tên bộ phận
Vị trí
Số lượng nhân viên
Bar
Bartender
1
Nhân viên bàn
2
Nhà hàng
Bếp chính
1
Bếp phụ
1
Nhân viên bàn
2
Tất cả các nhân viên trong bộ phận đều là nhân viên chính thức, không có nhân viên làm bán thời gian. Ca làm việc được chia như sau:
Nhân viên bàn: Chia làm 2 ca - Ca 1: từ 6h → 14h30 (2 nhân viên)
- Ca 2: từ 14h30 → 23h (2 nhân viên)
Nhân viên bếp chính và bếp phụ làm từ 7h → 18h
Nhân viên bartender làm từ 19h → 23h
Hàng tháng mỗi nhân viên chỉ được nghỉ 1 ngày, nếu nhân viên xin nghỉ thêm sẽ không được tính lương ngày đó, nếu trong tháng nhân viên không nghỉ buổi nào sẽ được tính thêm 1 ngày lương. Do khách sạn mới đi vào hoạt động nên nhân viên chưa có service charge vì vậy so với các khách sạn khác trên cùng địa bàn mức lương của nhân viên tương đối thấp. Trung bình từ 2 triệu (đối với nhân viên bàn) → 5 triệu (bếp chính). Nhân viên mới, tháng đầu thử việc được hưởng 80% lương, bắt đầu từ tháng thứ 2 trở đi được hưởng 100% lương.
Các hình thức bồi dưỡng và đào tạo
Khi bắt đầu làm việc, mỗi nhân viên được phát 1 bảng mô tả công việc, bảng hướng dẫn quy trình làm việc của từng vị trí trong bộ phận. Nhân viên phải thực hiện theo những trình tự và những quy định trong bảng hướng dẫn. Nhân viên mới trước khi làm được học tập trong vòng 3 ngày dưới sự hướng dẫn của quản lý và các nhân viên cũ trong bộ phận. Tiếp đó trong quá trình làm việc, nhân viên sẽ được hướng dẫn và đào tạo thêm.
Các hình thức khen thưởng, kỷ luật
Hàng tháng sẽ có 1 buổi họp tổng kết hoạt động của khách sạn, nhân viên của tất cả các bộ phận đều có mặt, quản lý sẽ nhận xét chung, tuyên dương những nhân viên có thái độ làm việc tích cực và phê bình, nhắc nhở những nhân viên mắc khuyết điểm. Những nhân viên mắc lỗi nhẹ sẽ bị phê bình, nhắc nhở. Nhân viên mắc lỗi nghiêm trọng hoặc mắc lỗi nhiều lần không sửa sẽ bị buộc thôi việc. Không áp dụng hình thức phạt tiền, trừ tiền lương khi nhân viên mắc lỗi trừ khi nhân viên làm thất thoát doanh thu của khách sạn hoặc nhân viên gian lận tiền của khách sạn. Việc kỷ luật không trừ vào tiền lương được các nhân viên rất ủng hộ, tuy nhiên do khách sạn có quy mô tương đối lớn lại chỉ có 1 tổng quản lý nên không thể nắm bắt tất cả tình hình về khách sạn. Trước khi đưa ra quyết định khen thưởng,hoặc kỷ luật quản lý nên tham khảo ý kiến của các nhân viên, hàng tháng nên có một cuộc bình bầu nhân viên xuất sắc để khuyến khích nhân viên tích cực làm việc. Nhân viên xuất sắc nên có hình thức ưu đãi thích hợp, ví dụ: có thêm 1 khoản tiền thưởng bên cạch tiền lương hoặc được nghỉ thêm 1-2 ngày trong tháng mà vẫn tính nguyên lương thay vì chỉ được nghỉ 1 ngày như trước đây.
Nhiệm vụ của bộ phận nhà hàng
Nằm trên tầng thượng của khách sạn, từ nhà hàng có thể nhìn thấy quang cảnh toàn khu trung tâm, nhà hàng và quầy bar không chỉ là nơi phục vụ các bữa ăn và đồ uống theo nhu cầu của khách mà còn là nơi để khách nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh.
Vị trí cũng như sự tiện nghi của nhà hàng và quầy bar đóng vai trò rất quan trọng tạo nên sự khác biệt của khách sạng Paramount so với các khách sạn xung quanh
Nhiệm vụ chính: Phục vụ nhu cầu ăn uống của khách. Là nguồn thu lớn thứ 2 của khách sạn sau doanh thu bán phòng.
Nhiệm vụ được phân công tại bộ phận nhà hàng: Nhân viên bàn
Quy trình thực hiện công việc
Công việc chuẩn bị: dọn dẹp, lau chùi nhà hàng, chuẩn bị đồ cho buffee ăn sáng, set up bàn cho bữa trưa và tối.
Quy trình tiếp đón và phục vụ khách
Đón tiếp khách
Dẫn khách tới bàn
Mang nước lọc và mang menu để khách chọn món, giải thích về món ăn nếu khách yêu cầu
Lấy yêu cầu của khách
Mang yêu cầu tới nhà bếp
Phục vụ đồ ăn cho khách
Nhận thanh toán, viết hóa đơn
Dọn dẹp bàn khi khách ăn xong
Hầu hết quy trình phục vụ trên đều giống như lý thuyết đã học, tuy nhiên khác với nhà hàng ở các khách sạn lớn thường có nhân viên đón tiếp (hostess) và nhân viên phụ bàn (busboy) riêng; nhân viên bàn của khách sạn Paramount thường đảm nhiệm tất cả các công việc trên, ngoài ra nhân viên nhà hàng còn được đào tạo để giới thiệu với khách một số điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam và gợi ý cho khách đặt tour du lịch với nhân viên bán tour.
Nhiệm vụ được phân công tại bộ phận bar: Nhân viên pha chế đồ uống
(Quầy Bar Ks Paramount)
Công việc chính: pha chế đồ uống theo yêu cầu của khách.
Quy trình thực hiện công việc
Nhận yêu cầu đồ uống từ nhân viên phục vụ hoặc khách có thể ngồi ngay trước quầy bar để yêu cầu phục vụ đồ uống.
Pha chế đồ uống theo yêu cầu
Phục vụ đồ uống cho khách trực tiếp tại quầy bar hoặc để nhân viên bàn mang tới cho khách.
Nhìn chung quy trình phục vụ khách của nhân viên pha chế đồ uống rất đơn giản, tuy nhiên nhân viên phải có một số hiểu biết nhất định về các loại đồ uống,cách pha chế một số loại cocktail. Phần lý thuyết học tại trường các thầy cô đã giảng rất kỹ giúp nhân viên không bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thực tế công việc.
2.2. Bộ phận 2: Bộ phận buồng.
- Vị trí: Nhân viên làm buồng
- Thời gian thực tập: 10 ngày
- Người hướng dẫn: Nguyễn Minh Phương
(Tổ trưởng tổ buồng)
- Điện thoại : 0989632062
- Số lượng nhân viên tổ buồng: 6 nhân viên
- Ca làm việc: ca hành chính: 8h→17h (Phòng Suite - Ks Paramount)
Nhân viên của bộ phận buồng đều là nhân viên chính thức, không có nhân viên làm bán thời gian, cách tính lương, hình thức bồi dưỡng đào tạo và các hình thức khen thưởng, kỷ luật giống như ở bộ phận nhà hàng.
Nhiệm vụ của bộ phận buồng
- Bộ phận buồng có trách nhiệm dọn dẹp và bảo đảm sạch sẽ phòng khách ở. Theo các khảo sát, nghiên cứu sự sạch sẽ của phòng ở là vấn đề khách quan tâm đầu tiên khi quyết định lựa chọn khách sạn. Do vậy vai trò của bộ phận buồng hết sức quan trọng. Ngoài ra bộ phận buồng còn có trách nhiệm bảo đảm sạch sẽ khu vục hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vực sảnh, phòng điều hành, kiểm tra đồ uống trong mini bar và thường xuyên cập nhật tình trạng phòng để báo cho bộ phận lễ tân. Nhìn chung, các nhiệm vụ kể trên đều tương đồng với lý thuyết đã học.
Nhiệm vụ được phân công: Nhân viên dọn phòng
Quy trình thực hiện
Khi khách ra ngoài nhân viên lễ tân sẽ thông báo qua bộ đàm cho bộ phận buồng để tiến hành dọn phòng.
Trước khi vào phòng, nhân viên buồng phải gõ cửa để chắc chắn không còn khách ở trong phòng.
Nếu khách đang ở trong phòng, xin lỗi vì đã làm phiền khách và hỏi xem khách có muốn dọn phòng không.
Khi khách đồng ý dọn hoặc khách đã ra ngoài, nhân viên tiến hành dọn phòng.
Quy trình dọn phòng
Vào phòng, tắt các thiết bị điện như máy lạnh, tivi nếu khách vẫn để ở chế độ bật.
Dọn phòng:làm giường, thay ga, vỏ chăn, vỏ gối, phủi bụi, nhặt rác, sắp xếp lại đồ đạc, lau cửa kính, lau sàn, kiểm tra và cung cấp đồ uống cho mini bar. (Phòng tắm KS Paramount)
Dọn nhà vệ sinh: lau gương, bồn rửa mặt, lau bồn tắm đứng, tắm nằm, cọ rửa bồn cầu, thay khăn mặt, khăn tắm, giấy vệ sinh, bổ xung các loại đồ dung phòng tắm như dầu gội, sữa tắm, xà bông, dao cạo râu, kem, bàn chải đánh răng, lược..
Hoàn thành việc dọn phòng, báo lại cho bộ phận lễ tân phòng đã được dọn sạch.
Những điểm khác biệt và tương đồng so với lý thuyết
Trong lý thuyết, mỗi nhân viên thường đảm nhận 1 phòng và trung bình 1 ngày dọn 10→15 phòng. Thực tế tại khách sạn Paramount, 3 nhân viên đảm nhận 1 phòng: 1 nhân viên dọn nhà vệ sinh, 2 nhân viên làm giường và quét dọn phòng. Do công việc diễn ra đồng thời nên thời gian trung bình dọn 1 phòng chỉ kéo dài từ 8-10 phút. 3 nhân viên dọn được khoảng 20 phòng/ngày. Nếu so với năng suất lý tưởng trong lý thuyết thì năng suất dọn phòng như vậy là tương đối thấp. Còn lại tất cả các quy trình và công việc dọn phòng đều giống như phần lý thuyết đã học.
2.3.Bộ phận 3 : Lễ tân
- Vị trí thực tập: Nhân viên lễ tân.
- Thời gian thực tập: 10 ngày
- Người hướng dẫn: Quản lý Nguyễn Thành Vinh
- Điện thoại: 0982331612
Cơ cấu tổ chức (Quầy lễ tân - Ks Paramount)
Bộ phận lễ tân gồm 2 vị trí: Nhân viên đón tiếp và nhân viên bán tour, số lượng nhân viên tại từng vị trí như sau:
Vị trí
Số lượng
Nhân viên đón tiếp ( lễ tân)
4
Nhân viên bán tour
1
Cách sắp xếp thời gian làm việc
Nhân viên lễ tân:
3 nhân viên làm ca: - Sáng: 7h→14h
- Chiều: 14h→21h
- Tối: 21h→7h
1 lễ tân ca hành chính: - 8h→17h
1nhân viên bán tour: ca hành chính: - 8h→17h
Cách tính lương tương tự nhân viên ở các bộ phận khác. Riêng nhân viên bán tour ngoài lương chính thức 2 triệu đồng/ tháng còn được hưởng 10% lợi nhuận thu được từ tiền bán tour.
Các hình thức bồi dưỡng và đào tạo
Nhân viên bộ phận lễ tân được tuyển chọn rất kỹ đặc biệt ưu tiên những người có ngoại ngữ và kinh nghiệm. Những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm sẽ được học việc trong vòng 1 tuần dưới sự hướng dẫn của quản lý và nhân viên chính thức. Ngoài ra sẽ có bảng mô tả công việc và bảng hướng dẫn quy trình làm việc đối với từng vị trí cụ thể để nhân viên thực hiện theo.
Các hình thức khen thưởng và kỹ luật: giống với bộ phận nhà hàng và bộ phân buồng
Nhiệm vụ bộ phận lễ tân
Nhận đặt phòng và bố trí phòng cho khách
Đón tiếp khách và làm thủ tục nhập phòng cho khách
Trực tiếp và phối hợp với các bộ phận khác phục vụ khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn.
Nhận đặt các dịch vụ làm visa, đặt vé máy bay, thuê taxi, đặt tour du lịch nếu khách có yêu cầu.
Tiếp nhận, giải quyết các vấn đề của khách
Thực hiện thanh toán và tiễn khách.
Nhìn chung, nhiệm vụ của bộ phận lễ tân khách sạn Paramount rất giống với nhiệm vụ trên lý thuyết của bộ phận lễ tân, tuy nhiên nhân viên lễ tân khách sạn chưa được yêu cầu và được huấn luyện kỹ thuật “Up Selling” thuyết phục khách đặt phòng với giá cao để thu được nhiều lợi nhuận hơn cho khách sạn. Bộ phận lễ tân vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ với bộ phận Sale&Marketing để quảng bá hình ảnh cho khách sạn.
Nhiệm vụ được phân công: Nhân viên đón tiếp:
Quy trình thực hiện
Khi khách check in:
Chào đón khách
Xác định việc đặt phòng
Xin giữ lại hộ chiếu của khách
Bố trí phòng và đưa chìa khóa cho khách
Dẫn khách lên phòng
Hoàn tất hồ sơ, cập nhật thông tin, đăng ký tạm trú cho khách
Khi khách check out:
Chào khách, hỏi khách về dự định check out
Nếu khách muốn check out, hỏi số phòng của khách
Báo cho bộ phận buồng kiểm tra phòng và đồ uống trong mini bar
Kiểm tra sổ dịch vụ để ghi vào hóa đơn những dịch vụ mà khách dùng nhưng chưa thanh toán như tiền giặt là, taxi…..
Hỏi khách phương thức thanh toán, ghi hóa đơn và thực hiện thanh toán
Nhận lại khóa phòng và trả lại hộ chiếu cho khách
Chào tạm biệt khách
Nhìn chung, quy trình đón tiếp, phục vụ và làm thủ tục cho khách check out đều tuân theo các bước đã học trong lý thuyết. Tuy nhiên một số kỹ năng và yêu cầu lại đơn giản hơn rất nhiều. Ví dụ: trên lý thuyết khi nghe điện thoại của khách, nhân viên nên nói: “Paramount hotel, X. speaking, how can I help you” trên thực tế nhân viên chỉ nói đơn giản:” Paramount hotel, May I help you?”
Ngoài ra, trên lý thuyết, sau khi xác nhận việc đặt phòng nhân viên sẽ hỏi hộ chiếu để giúp khách điền vào phiếu đăng ký tạm trú. Sau đó sẽ hỏi khách về phương thức thanh toán. Nếu khách thanh toán bằng tiền mặt, khách sạn thường yêu cầu khách thanh toán trước tiền phòng, Trên thực tế, sau khi xác nhận việc đặt phòng nhân viên sẽ xin giữ lại hộ chiếu của khách, sau khi bố trí và đưa khách lên phòng nhân viên mới làm thủ tục đăng ký tạm trú cho khách. Khách không cần phải thanh toán trước tiền phòng nên phương thức thanh toán chỉ được lễ tân hỏi khi khách check out và làm thủ tục thanh toán. Hộ chiếu sẽ được trả lại khi khách hoàn thành thủ tục check out.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
3.1. Thuận lợi
- Do chương trình đào tạo tại trường rất sát thực với công việc thực tế nên sinh viên không bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc và nhiệm vụ được phân công. Ngoài ra do được đào tạo bài bản sinh viên còn đưa ra một số ý kiến đóng góp giúp nâng cao hiệu quả công việc tại các bộ phận. Ví dụ: sinh viên đưa ý kiến về cách bố trí bàn ăn trong nhà hàng để tiết kiệm được diện tích nhưng vẫn thuận lợi cho nhân viên phục vụ di chuyển dễ dàng. Một số ý kiến trên rất được các nhân viên và quản lý ủng hộ.
- Khả năng ngoại ngữ của sinh viên được đánh giá là khá tốt. Đây là một thuận lợi vì đối tượng khách đến khách sạn chủ yếu là khách nước ngoài.
- Là khách sạn mới nên khách sạn Paramount rất coi trọng việc đào tạo nhân viên, tất cả các nhân viên đều được đào tạo một cách bài bản theo đúng tiêu chuẩn và yêu cầu giống như ở các khách sạn cao cấp. Vì vậy sinh viên thực tập được quan tâm, và được đào tạo một cách kỹ lưỡng. (Khách sạn có ý định giữ lại làm việc sau khi sinh viên hoàn thành quá trình thực tập).
- Được tiếp xúc với nhiều khách nước ngoài, có cơ hội nâng cao khả năng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp.
- Được quản lý và nhân viên các bộ phận trong khách sạn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ.
3.2. Khó khăn
- Sinh viên vừa thực tập vừa phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp, áp lực về thời gian khá lớn.
- Về mặt lý thuyết, sinh viên được đào tạo rất kỹ ở trường, tuy nhiên do không có điều kiện thực hành nhiều nên sinh viên còn gặp nhiều lúng túng khi tiếp xúc với công việc thực tế.
4. Kiến nghị và kết luận
4.1. Kiến nghị
Với Khoa Du lịch
Mong khoa đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, giúp sinh viêncó điều kiện thực hành những phần lý thuyết đã học ngay tại trường. Đặc biệt là ở bộ môn Quản trị buồng, Quản trị lễ tân, và quản trị thực phẩm đồ uống, như vậy sinh viên sẽ không bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc thực tế.
Với cơ sở thực tập
+ Khách sạn nên có hình thức khen thưởng, động viên đối với những nhân viên có thành tích xuất sắc để khuyến khích nhân viên tích cực làm việc, đóng góp nhiều hơn cho khách sạn.
+ Khách sạn nên cho phép nhân viên có thêm một số ngày nghỉ trong tháng thay vì mỗi tháng chỉ được nghỉ 1 ngày như hiện nay. Như vậy sẽ giảm áp lực căng thẳng trong công việc, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn.
+ Với quy mô 36 phòng cộng thêm 1 nhà hàng và quầy bar, khách sạn nên có thêm người quản lý chuyên phụ trách các bộ phận, đặc biệt là quản lý nhà hàng. Như vậy Tổng quản lý sẽ không phải phụ trách quá nhiều công cùng lúc, việc điều hành quản lý khách sạn sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Với sinh viên khóa sau
+ Thời gian thực tập rất quan trọng và cần thiết đối với một sinh viên trước khi tốt nghiệp, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế, nâng cao khả năng và kỹ năng làm việc. Vì vậy sinh viên nên thực tập một cách nghiêm túc, tuân theo mọi nội quy, quy định về thời gian cũng như về yêu cầu công việc của cơ sở thực tập, không nên dựa vào các mối quan hệ để xin xác nhận mà không trực tiếp thực tập tại cơ sở.
+ Sinh viên nên liên hệ cơ sở thực tập từ sớm, để có cơ hội thực tập tại những cơ sở thích hợp; tránh bị động vì khi đến thời gian thực tập vẫn chưa tìm được cơ sở thực tập cho mình.
+ Nếu sinh viên vừa phải thực tập vừa làm luận văn tốt nghiệp, nên bố trí và sắp xếp thời gian một cách hợp lý để có thể vừa hoàn thành tốt nội dung thực tập vừa có thời gian gặp giáo viên hướng dẫn.
4.2. Kết luận đợt thực tập
Sau quá trình thực tập, sinh viên đã thu được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích, được tiếp xúc với công việc thực tế qua đó sinh viên nhận thấy việc thực tập rất cần thiết đối với tất cả sinh viên.
Sinh viên xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thày cô giáo khoa Du lịch viện Đại học Mở đã tận tình giảng dạy và cung cấp cho sinh viên những kiến thức bổ ích, sát với thực tế, giúp sinh viên có vốn kiến thức vững vàng, tạo tiền đề cho việc tìm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đối với quản lý Nguyễn Thành Vinh, cùng toàn thể các nhân viên tại khách sạn Paramount, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp.
Tài liệu tham khảo
[1] Nghiệp vụ lễ tân, Trịnh Thanh Thủy - Khoa Du lịch viện Đại Học Mở Hà Nội.
[2] Quản trị lễ tân văn phòng, Trịnh Thanh Thủy - Khoa Du lịch viện Đại Học Mở Hà Nội .
[3] Quản Trị buồng, Vũ An Dân -Khoa Du lịch viện Đại Học Mở Hà Nội
[4] Quản trị thực phẩm đồ uống, Vũ An Dân -Khoa Du lịch viện Đại Học Mở Hà Nội .
[5] 8&L=Home.ssf
[6]
[7] &T=0&2N=8&L=Home.hnt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21989.doc