BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN GTVT 1 1
I. TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN. 1
1. Tổ chức của khoa dược. 1
1.1. Chức trách nhiệm vụ của các cán bộ trong khoa dược. 1
1.2. Mô hình cơ sở làm việc và kho của khoa dược: 2
1. Chức năng 2
2. Nhiệm vụ. 3
3. Dược sỹ phụ trách kho cấp phát (Nội trú và ngoại trú) 4
II. CÁC KHÂU CÔNG TÁC TRONG KHOA DƯỢC. 6
1. Bộ phận thống kê, kế toán: 6
2. Bộ phận kho - cấp phát. 7
3. Quản lý việc nhập hàng, xuất hàng trong kho dược. 13
III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CHUYÊN MÔN VỀ DƯỢC TRONG BỆNH VIỆN. 14
1. Công tác cung ứng: 14
2. Công tác kiểm tra quy chế dược tại các khoa phòng trong bệnh viện 15
3. Công tác thông tin và tư vấn về sử dụng thuốc: 15
PHẦN II: KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN. 17
I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC. 17
1. Mô hình tổ chức 17
2. Chức năng (thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy chế bệnh viện) 18
3. Nhiệm vụ: 18
II. Công tác cung ứng và quản lý thuốc. 18
1. Dự trù, mua và kiểm nhập thuốc 18
2. Quản lý thuốc, hoá chất và vật tư y tế tiêu hao tại các khoa 20
III. CÔNG TÁC TRONG KHOA DƯỢC. 20
1. Bộ phận thống kê. 20
2. Bộ phận pha chế. 21
3. Bộ phận kho - Cấp phát. 21
IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHUYÊN VIÊN VÀ DƯỢC TRONG BỆNH VIỆN 23
1. Kiểm tra, giám sát quy chế dược tại các khoa phòng trong bệnh viện. 23
2. Kiểm tra, theo dõi việc dùng thuốc an toàn, hợp lý, thông tin tư vấn về thuốc. 23
IV. TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP. 24
CÔNG TY DƯỢC PHẨM NAM HÀ 25
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY DƯỢC CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ 25
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà 25
2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban. 29
3. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 30
3.1. Đặc điểm về sản phẩm: 30
3.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm 32
3.2.1. Xưởng hoá dược 32
3.2.2. Xưởng Đông dược 32
4.2.3. Xưởng thuốc viên 33
5. Một số bảng biểu, lệnh sản xuất, lệnh xuất kho của công ty 34
6. Danh mục hàng hoá công ty sản xuất và nhập khẩu: 35
6. Danh mục hàng hoá công ty sản xuất và nhập khẩu: 36
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9728 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại khoa dược bệnh viện giao thông vận tải 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợt tháng năm 2007
Gồm nội dung sau:
STT
Tên thuốc
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số lô
Nơi sản xuất
Hạn dùng
Số HĐ
1
Paracetamol 0,5 g
Viên
1000
60
60.000
041122
CTKPDP Nam Hà
09/2010
0079896
2
Nước cất
Ống
5000
70
350.000
03221
XNDPTW1
07/2009
88756
3
Gentamicin 80 mg/ml
Ống
1500
2000
3.000.000
NE - 03
Korea
11/2010
12596
Tổng số: 03 khoản
Ngày 27 tháng 09 năm 2007
Người giao
Người nhận
Hội đồng kiểm nhập
Chủ tịch hội đồng
DANH MỤC THUỐC ĐỘC BẢNG A
KHOA DƯỢC CẤP PHÁT LẺ - NĂM 2007
STT
Tên thuốc, hàm lượng, nồng độ
Tên biệt dược
ĐVT
Ghi chú
1
Kentamin 50 mg/ml
Ống
2
Atropin 0,25mg/ml
Ống
Tổng số: 02 khoản
Ngày 27 tháng 09 năm 2007
Trưởng khoa dược
Giám đốc bệnh viên
3. Quản lý việc nhập hàng, xuất hàng trong kho dược.
- Kiểm nhập:
+ Mọi nguồn gốc thuốc trong bệnh viện: mua, viện trợ đều phải nhập.
+ Mua thuốc về trong 24h phải kiểm nhập hàng nguyên đai, nguyên liệu, trong vòng 1 tuần lễ phải tiến hành kiểm nhập toàn bộ do hội đồng kiểm nhập thực hiện.
+ Thành lập hội đồng kiểm nhập gồm: Giám đốc bệnh viện làm chủ tịch, trưởng khoa Dược là thư ký, trưởng phòng tài chính kế toán, kế toán dược, người đi mua thuốc và thủ kho là uỷ viên.
+ Việc kiểm nhập tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu báo với số lượng thực tế, số lượng, nơi sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng và nguyên nhân hư hao, thừa thiếu.
+ Biên bản kiểm nhập gồm các nội dung trên và có chữ ký của hội đồng.
+ Hàng nguyên đai, nguyên liệu bị thiếu phải thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung.
+ Thuốc độc A - B, thuốc gây nghiện phải làm biên bản kiểm nhập riêng theo quy chế thuốc độc.
+ Các lô thuốc nhập có tác dụng sinh học mạnh phải có giấy báo lô sản xuất và hạn dùng kèm theo.
- Cấp phát:
+ Khi cấp phát thuốc thủ kho phải thực hiện đầy đủ các quy định của quy chế hiện hành.
+ Trước khi cấp phát thuốc thủ kho phải thực hiện:
* 3 Kiểm tra:
- Thẻ thực đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng.
- Nhãn thuốc
- Chất lượng thuốc.
* 3 đối chiếu:
- Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn
- Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
- Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu so với số sẽ giao.
Nguồn thuốc hợp lý
Khoa dược
Kho chính
Kho cấp phát lẻ nội trú
Khoa điều trị
Kho cấp phát lẻ
ngoại trú
Phòng khám bệnh
Người bệnh nộ trú
Người bệnh ngoại trú
SƠ ĐỒ CẤP PHÁT TẠI KHOA DƯỢC.
III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CHUYÊN MÔN VỀ DƯỢC TRONG BỆNH VIỆN.
1. Công tác cung ứng:
- Lập kế hoạch thuốc, hoá chất, vật dụng y tế, tiêu hao hàng năm phải đúng thời gian quy định: phải sát với nhu cầu và định mức của bệnh viện, phải làm theo mẫu quy định, trưởng khoa dược tổng hợp, giám đốc bệnh viện ký duyệt sau khi đã có ý kiến tư vấn của hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.
+ Khi nhu cầu thuốc tăng vọt phải làm dự trù bổ xung
+ Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
2. Công tác kiểm tra quy chế dược tại các khoa phòng trong bệnh viện
+ Trưởng khoa dược có trách nhiệm xây dựng, nội dung và tổ chức kiểm tra.
+ Hình thức kiểm tra: Định kỳ và đột xuất.
+ Kiểm tra tại các khoa điều trị có sự phối hợp của trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và trưởng phòng y tá (điều dưỡng) khi cần thiết có sự chủ trì của giám đốc bệnh viện. Nội dung kiểm tra: kiểm tra đối chiếu sổ sách, kiểm tra việc thực hiện các quy chế về chuyên môn vì được hướng dẫn, giám sát thực hiện quy chế dược ở các khoa phòng khác góp phần đảm bảo chất lượng thuốc.
3. Công tác thông tin và tư vấn về sử dụng thuốc:
- Trưởng khoa dược giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Thực hiện dược lâm sàn trong bệnh viện, dược sỹ khoa dược tư vấn cùng bác sỹ tham gia chọn thuốc điều trị đối với một số bệnh nặng, mãn tính cụ thể
- Khoa dược chịu trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng lưới theo dõi phản ứng có hại của thuốc, giới thiệu thuốc mới.
- Quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược.
- Giám sát thực hiện phác đề, danh mục thuốc, hàm lượng, nồng độ, chất lượng thuốc.
- Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng mới trong điều trị.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và y tá trong đó có dược sỹ tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và y tá, thực hiện y lệnh.
+ Bộ phận sản xuất pha chế thuốc:
Bộ phận pha chế thực hiện pha chế các loại thuốc như:
+ Cồn 700
+ Cồn Iod
+ Dung dịch acid bonic
+ Natri clorid 0,9%
- Cung cấp các vật dụng y tế: bông, băng, gạc, bơm tiêm, dây truyền cho các khoa phòng.
- Pha chế thuốc:
+ Phòng pha chế phải đảm bảo pha chế dây truyền một chiều, đảm bảo quy chế vệ sinh, vô khuẩn: Phòng pha chế thuốc thường và phòng pha chế thuốc vô khuẩn.
+ Viên chức làm công tác pha chế thuốc phải đảm bảo vệ sinh và chuyên môn theo quy định. Khi vào phòng pha chế vô khuẩn phải thực hiện quy định vô khuẩn tuyệt đối.
* Pha chế thuốc thường:
+ Có khu vực hoặc bàn pha chế riêng cho các dạng thuốc khác nhau.
+ Có trang bị tủ lạnh, các tủ đựng thuốc độc, thuốc nguyên liệu và thành phẩm.
+ Nước cất phải đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam để pha chế cho từng loại thuốc, phải có luồng cất nước và hứng nước riêng.
+ Hoá chất phải đảm bảo chất lượng, có phiếu kiểm nghiệm kèm theo.
+ Chai, lọ, nút phải đạt tiêu chuẩn vô khuẩn của ngành, xử lý đúng kỹ thuật.
+ Trước khi pha chế phải kiểm soát lại đơn thuốc, công thức, chai và nhãn, vào sổ pha chế theo đúng quy định. Khi thay đổi nguyên liệu pha chế phải đối chiếu lại đơn, kiểm tra liều lượng, tên hoá chất đã dùng và phải dán ngay.
+ Đơn thuốc cấp cứu phải pha ngay, pha xong ghi thời gian vào đơn và giao thuốc ngay.
* Pha chế thuốc vô khuẩn:
+ Ngoài những quy định và luồng pha chế thuốc thường cần chú ý:
Trong phòng chỉ để máy và dụng cụ cần thiết
Mặt bàn phải lát gạch men chịu acid hoặc thép inox.
Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương pháp vật lý hay hoá học.
Tủ đựng nguyên liệu, bàn cân thuốc bố trí ở buồng tiệt vô khuẩn.
Người pha chế, dụng cụ pha chế phải đảm bảo vệ sinh vô khuẩn nghiêm ngặt theo quy định.
Khi pha chế xong phải kiểm nghiệm thành phẩm theo quy định của từng loại thuốc.
Nghiêm cấm pha chế nhiều túi thuốc cùng một thời gian hoặc cùng một thứ thuốc nhưng nhiều nồng độ khác nhau tại một buồng pha chế.
PHẦN II: KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN.
I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC.
1. Mô hình tổ chức
a. Nhân sự
Khoa dược bệnh viện gồm có 8 nhân viên:
- Chủ nhiệm khoa dược
- Phó chủ nhiệm khoa dược
- Thủ kho chính + Cấp phát thuốc độ
- Thống kê, báo cáo thực hiện được trên máy vi tính:
- Cấp phát đơn cho bảo hiểm y tế khám chữa bệnh tại bệnh viện:01 dược tá.
b. Vị trí, địa điểm khoa dược:
- Khoa dược được bố trí ở địa điểm thuận lợi, có đủ điều kiện làm vệc, hệ thống kho, phòng pha chế, phòng cấp phát.
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát và an toàn.
- Tuỳ theo tính chất công việc các phòng ban được xây dựng và trang bị phương tiện làm việc thích hợp.
2. Chức năng (thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy chế bệnh viện)
- Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiên cứu khoa học, kinh tế về dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
- Quản lý thuốc, hoá chất, y cụ và các chế phẩm chuyên môn về dược trong toàn bệnh viện.
- Tổng hopự nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác dược trong bệnh viện, đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong toàn bệnh viện.
- Giúp Giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu điều trị.
3. Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch cung ứng và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vận dụng y tế tiêu hao cho điều trị nội trú và những bệnh nhân bảo hiểm y tế.
- Pha chế một số thuốc thông thường dùng trong bệnh viện.
- Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện.
- Tham gia quản lý chi phí thuốc thực hiện tiết kiệm có hiệu quả cao trong công tác phục vụ người bệnh.
- Là cơ sở thực hành của các trường đại học.
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc.
II. Công tác cung ứng và quản lý thuốc.
1. Dự trù, mua và kiểm nhập thuốc
a. Dự trù:
- Lập kế hoạch thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao hàng năm phải đúng thời gian quy định sát với nhu cầu và định mức của bệnh viện, phải làm theo đúng mẫu quy định: Trưởng khoa dược tổng hợp, giám đốc bệnh viện ký duyệt sau khi đã có ý kiến tư vấn của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.
- Khi nhu cầu thuốc tăng đột suất phải làm dự trù bổ sung
- Tên thuốc trong dự trù ghi tên gốc, rõ ràng tên biệt dược.
b. Mua thuốc:
- Thực hiện đấu thầu trong cung ứng thuốc theo quy định của bộ y tế.
- Thuốc được mua theo hợp đonòg với các nhà thầu cung ứng thuốc cho bệnh viện.
- Hình thức: Gọi hàng, đơn vị cung ứng giao thuốc tại khoa dược.
- Người mua thuốc là: DSĐH.
- Thuốc được mua chủ yếu tại doanh nghiệp nhà nước.
- Đảm bảo về số lượng, chất lượng đúng kế hoạch.
- Thực hiện đúng các quy định hiện hành về mua sắm của nhà thuốc phải nguyên trong bao bì đóng gói, sì nút kín.
- Thuốc đảm bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật cả trong lúc vận chuyển.
c. Kiểm nhập thuốc
- Mọi nguồn gốc trong bệnh viện, mua, việc trợ đều được kiểm nhập.
- Mua thuốc về trong 24h kiểm nhập hàng nguyên đai, nguyên kiện trong vòng một tuần lễ được tiến hành kiểm nhập toàn bộ do Hội đồng kiểm nhập thực hiện.
- Thành lập hội đồng kiểm nhập gồm: Giám đốc bệnh viện làm chủ tịch hội đồng kiểm nhập, trưởng khoa dược, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng kế toán, thống kê, thủ kho chính.
- Tất cả các hàng hoá nhập kho đều phải có chứng từ hợp lệ, kiểm nhập số lượng, đơn giá, số lô, nước sản xuất, hạn dùng và số hoá đơn.
- Việc kiểm nhập tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu báo với số lượng thực tế, quy cách đóng gói, hàm lượng, hãng sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng và nguyên nhân hưu hao, thừa thiếu
- Biên bản kiểm nhập gồm các nội dung trên và có chữ ký của hội đồng.
- Hàng nguyên đai, nguyên kiện bị thiếu thông báo cho cơ sở sản xuất để bổ sung.
- Thuốc độc A - B, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần làm biên bản kiểm nhập riêng theo quy định của các quy chế hiện hành.
- Các lô thuốc nhập có tác dụng sinh học mạnh có giấy báo lô sản xuất và hạn dùng kèm theo.
2. Quản lý thuốc, hoá chất và vật tư y tế tiêu hao tại các khoa
- Thuốc theo y lệnh lĩnh về được dùng trong ngày. Riêng ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần thuốc được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ. Khoa được tổ chức thường trực tiếp phát thuốc cấp cứu 24h/24h trong ngày.
- Phiếu lĩnh thuốc theo đúng mẫu quy định. Thuốc độc bảng A, thuốc độc bảng B, thuốc gây nghiện và hướng tâm thần có phiếu lĩnh riêng, theo quy định của các quy chế hiện hành.
- Bông, băng, vật dụng y tế tiêu hao lĩnh hàng tuần.
- Hoá chất chuyên khoa lĩnh hàng tháng hoặc hàng quý.
- Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán với phòng tài chính kế toán bệnh viện.
- Trưởng khoa điều trị có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, bảo quản, sử dụng thuốc, vật dụng y tế tiêu hao trong khoa.
III. CÔNG TÁC TRONG KHOA DƯỢC.
1. Bộ phận thống kê.
- Thuốc xuất trong ngày được thống kê và tổng hợp số lượng kể cả thuốc pha chế, hoá chất, dụng cụ y tế tiêu hao đã phát để chuyển sang phòng tài chính kế toán quyết toán.
- Thực hiện thống kê - báo cáo, sử dụng thuốc hàng tháng theo quy định và báo cáo đột suất khi cần thiết.
- Thực hiện kiểm kê định kỳ vào cuối tháng, kiểm kê đột xuất khi xảy ra sự cố.
2. Bộ phận pha chế.
a. Thực hiện pha chế các loại thuốc thông thường sau:
- Cồn 700
- Cồn Iod 5% - 3% - 2% - 0,2%
- Gói Kali clorid 0,5 g
- Xanh mêtylen 2%
- Thuốc đỏ 2%
- Cồn Boric nhỏ tai 3%
b. Pha chế thuốc:
- Phòng pha chế được bố trí theo hệ thống một chiều đảm bảo vệ sinh vô khuẩn.
- Có bàn pha chế riêng cho các dạng thuốc khác nhau.
- Có trang bị tủ lạnh, các tủ đựng thuốc độc, thuốc thường nguyên liệu và thành phẩm.
- Nước cất đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam để pha chế cho từng loại thuốc, có luồng nước cất và hứng nước riêng.
- Hoá chất đảm bảo chất lượng, có phiếu kiểm nghiệm kèm theo hoá chất độc do DSĐH giữ và có văn bản quyết định kèm theo.
- Chai, lọ, nút đạt tiêu chuẩn của ngành, xử lý đúng kỹ thuật.
- Trước khi pha chế phải kiểm soát lại đơn thuốc, công thức chai và nhãn, vào sổ pha chế theo đúng quy định.
- Sau khi pha chế phải đối chiếu lại đơn, kiểm tra liều lượng tên hoá chất đã dùng và phải dán nhãn ngay.
- Đơn thuốc phải pha ngay, pha xong ghi thời gian vào đơn và giao thuốc ngay.
Các thuốc độc A - B, Iod được pha chế riêng đảm bảo đúng quy chế.
3. Bộ phận kho - Cấp phát.
a. Kho
- Kho được đặt ở vị trí thuận tiện cho việc cấp phát, bảo quản xuất nhập, kiểm tra và kiểm soát.
- Kho dược được thiết kế đúng quy định chuyên môn theo từng chủng loại, đảm bảo cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, có đủ ánh sáng đủ phương tiện bảo quản, an toàn chống mất trộm.
- Việc sắp xếp trong kho ngăn nắp, có đủ giá, kê, tủ, xếp theo chủng loại và dạng bào chế, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và đảm bảo được 5 chống.
+ Chống nhầm lẫn
+ Chống quá hạn dùng.
+ Chống côn trùng, mối mọt và chuột.
+ Chống trộm cắp.
+ Chống thảm hoạ (cháy nổ, ngập lụt)
Có thẻ kho riêng cho từng loại thuốc, có ghi sổ lô sản xuất của thuốc.
b. Tổ chức kho.
Kho được phân thành một kho chính và một kho cấp phát lẻ.
- Kho chính:
+ Bảo quản thuốc - hoá chất - y cụ - vật tư y tế tiêu hao hàng tháng.
+ Xuất cho kho lẻ để cấp phát.
+ Xuất hoá chất - y cụ cho các khoa trong bệnh viện.
+ Kiểm kê và báo cáo tồn kho hàng tháng.
- Kho cấp phát lẻ:
+ Cấp thuốc theo đơn cho người bệnh có bảo hiểm y tế đi khám bệnh
+ Cấp phát cho tất cả các khoa điều trị trong bệnh viện.
c. Công tác cấp phát.
- Khi cấp phát thuốc thủ kho phải thực hiện đầy đủ các quy định của quy chế hiện hành.
- Trước khi cấp phát thuốc thủ kho phải thực hiện:
3 kiểm tra:
+ Thể thức hoá đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc.
+ Nhận thuốc.
+ Chất lượng thuốc.
3. Đối chiếu
+ Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn.
+ Nồng độ, hàm lưonựg của đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
+ Số lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHUYÊN VIÊN VÀ DƯỢC TRONG BỆNH VIỆN
1. Kiểm tra, giám sát quy chế dược tại các khoa phòng trong bệnh viện.
- Trưởng khoa được xây dựng lịch, nội dung kiểm tra và tổ chức kiểm tra có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra, đối chiếu tại sổ sách tại các khoa.
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược
+ Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy chế dược ở các khoa trong phòng khác góp phần đảm bảo chất lượng thuốc.
2. Kiểm tra, theo dõi việc dùng thuốc an toàn, hợp lý, thông tin tư vấn về thuốc.
Khoa dược tham gia hội đồng thuốc và điều trị để:
- Giám sát thực hiện chỉ định thuốc để sử dụng hợp lý, an toàn quy động quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược.
- Giám sát thực hiện phác đề, danh mục thuốc, hàm lượng, nồng độ, chất lượng thuốc.
- Theo dõi phản ứng có hại (ADR) và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc.
- Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong điều trị.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ, và y tá (điều dưỡng) trong đó có dược sỹ tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và y tá là người thực hiện y lệnh.
Khoa dược chịu trách nhiệm về chỉ định và y tá là người thực hiện y lệnh.
Khoa dược chịu trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng lưới theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Giới thiệu thuốc mới.
IV. TỰ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP.
Qua 4 tuần thực tập tại khoa Dược bệnh viên Giao thông vận tải I được sự quan tâm và chỉ bảo tận tình của trưởng khoa và các nhân viên trong khoa, bản thân em đã tìm hiểu và tham gia vào các bộ phận trong khoa nhằm củng cố kiến thức đã được học trong nhà trường và trang bị thêm cho bản thân những kiến thức trong thực tế. Những kiến thức thực tế này thực sự quan trọng và cần thiết cho em trong công tác sau này. Chính vì vậy, em xin chân thành cảm ơn trưởng khoa và các anh chị trong khoa Dược bệnh viện GTVT I đã tạo điều kiện tốt và hướng dẫn tân tình cho em trong thời gian thực tập.
Cuối cùng, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản và hữu ích làm nền tảng cho em bước vào nghề dược sau này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2007
Người viết báo cáo
V. NHẬN XÉT CỦA TRƯỞNG KHOA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN:
CÔNG TY DƯỢC PHẨM NAM HÀ
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY DƯỢC CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà được thành lập từ năm 1960 đến 01/2000 chuyển thành Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà với tên giao dịch: NAPHACO.
Trụ sở chính tại: 415 - Hàn Thuyên - Nam Định
Chi nhánh tại:
Hà Nội: 96 - Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội.
TP Hồ Chí Minh: 16 - Cù Chính Lan - Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh
TP Lạng Sơn: Chợ Chi ma - Yên KHoái - Lộc Bình - TP Lạng Sơn
Đại diện tại Đà Nẵng: 11 Lê Duẩn - Đà Nẵng.
Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, giữ vững truyền thống, đơn vị luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm sau cao hơn năm trước nên hàng năm đều được Tỉnh, Ngành tặng bằng khen, cờ thi đua xuất sắc và 3 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động.
Với nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh và Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Dược phẩm, Hóa chất, tinh dầu, Y dụng cụ, trang thiết bị....
Công ty có hơn 800 cán bộ Công nhân viên, trong đó đội ngũ cán bộ đại học, sau đại học là 125 người, thạc sỹ 3 người, Dược sỹ chuyên khoa I: 10 người, Dược sỹ Đại học: 70 người. Đây cũng là đội ngũ dày dặn kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật và nghiệp vụ, đội ngũ tiếp thị rộng khắp các tỉnh trên cả nước có nghiệp vụ, năng động sáng tạo và đội ngũ công nhân được đào tạo cơ bản, mức độ thành thạo tay nghề ngày 1 tăng trong các dây truyền thuốc đông dược, tân dược với 188 sản phẩm được cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc đa dạng và phong phú: Thuốc nước, thuốc viên nén, viên nén ép vỉ, viên nang (capsule), nang mềm (Softgelatin), viên thuốc sủi bọt và cao đơn hoàn tán... Với nhiều sản phẩm thế mạnh truyền thống như Siro ho và viên ngậm Bổ phế chỉ khái lộ, kẹo giun quả núi, Hoàn phong thấp, Bổ trng ích khí, Viên sáng mắt, Loberrin, narobex, Thần kinh số II, Naphacollyre, Napha Multi, Napha C, Napharminton...
Đồng thời trong những năm qua, Công ty cũng đã đạt được tổng doanh số đáng kể:
Năm
Tổng doanh số (VNĐ)
Bằng chữ (VNĐ)
2002
270.000.000.000
Hai trăm bảy mươi tỷ đồng
2003
310. 000.000.000
Ba trăm mười tỷ đồng
2004
340. 000.000.000
Ba trăm bốn mươi tỷ đồng
2005
485. 000.000.000
Bốn trăm tám mươi lăm tỷ đồng
Công nghệ kỹ thuật, thiết bị liên tục được đổi mới và nâng cấp. Chất lượng hàng hoá ổn định và được kiểm soát chặt chẽ, nhiều sản phẩm của công ty sản xuất được tặng huy chương vàng, bạc tại các hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Giảng Võ Hà Nội, từ năm 2000 đến nay, 2 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn sản phẩm đạt "Hàng Việt Nam chất lượng cao" và đã có một số sản phẩm tiếp cận được với chương trình quốc gia, quốc tế, thị trường nước bạn.
Quốc gia dân số và phòng chống sốt rét với doanh số đạt được đáng kể:
Năm
Doanh số (USD)
Bằng chữ (USD)
2003
1.000.000
Một triệu đô la Mỹ
2004
1.500.000
Một triệu năm trăm đô la Mỹ
2005
2.000.000
Hai triệu đô la Mỹ
Mục tiêu của công ty luôn hướng tới người tiêu dùng, sản phẩm có sức cạnh tranh cao tiến tới hội nhập khu vực và thế giới. Công ty đầu tư gần 50 tỷ đồng xây dựng lắp đặt thiết bị cho hai dây truyền sản xuất thuốc Đông dược và Soltgelatin đạt tiêu chuẩn GMP - ASEAN, Phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP cùng cảnh quan, môi sinh, môi trường và toàn bộ khu vực sản xuất và trụ sở giao dịch của công ty. Hệ thống quản lý chất lượng của công ty được hãng APAVE (Pháp) thẩm định cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 cùng với việc vi tính hoá hệ thống quản lý nhân sự, tài chính toàn công ty. Có thể nói những năm qua Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà mạnh dạn bứt phá trên nhiều lĩnh vực để tiếp tục khẳng định mình trên thương trường.
Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà đã xuất khẩu các mặt hàng thuốc tân dược và Nguyên liệu đi các nước: Đức, Hà Lan, Isarel, Trung Quốc, Đài Loan, Austalia...
Sản phẩm của công ty cả sản xuất và nhập khẩu được cung ứng rộng dãi trong cả nước, đặc biệt được nhiều bên trong cả nước sử dụng: Bệnh viện Bạch Mai, BV Việt Đức, BV 108, BV Chợ Dãy... Tại Nam Định công ty đã thường xuyên cung ứng thuốc cho toàn bộ các bệnh viện tuyến tỉnh; BV đa khoa tỉnh, BV E, BV phụ sản...
Các trung tâm BVSKBM&TE, Trung tâm phòng chống sốt rét bướu cổ tỉnh Nam Định, các trung tam tuyến huyện: TTYT Mỹ Lộc, TTYT Giao Thuỷ, TTYT Xuân Trường,... và các BV tỉnh thành phố trên cả nước.
Từ 2001 đến nay qua 5 năm thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc cho các đơn vị trong toàn tỉnh tại BV Đa khoa tỉnh Nam Định do sở y tế chỉ đạo tổ chức Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà luôn là đơn vị trúng thầu duy nhất. Và cung ứng kịp thời với chất lượng phục vụ tốt nhất, luôn được các bệnh viện đánh giá cao...
Với mục tiêu "Vì sức khoẻ cộng đồng" Công ty luôn nỗ lực phấn đấu xứng đáng là nơi tin cậy của người tiêu dùng, các bạn hàng trong và ngoài nước trên cả 3 lĩnh vực: Sản xuất - luôn lưu thông trong nước và xuất khẩu.
BÁO CÁO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1. Tên công ty: Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Địa chỉ: 415 Hàn Thuyên - Nam Định
2. Tóm tắt các số liệu về tài chính 03 năm:
Khoản mục
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng tài sản
122.354.070.090
150.325.138.994
182.792.444.501
Tổng nợ phải trả
117.341.636.846
145.193.337.124
176.858.165.659
Vốn lưu động
98.160.867.126
130.054.932.794
164.107.650.469
Doanh thu
397.533.663.345
5.022.488.386
561.462.415.464
Lợi nhuận trước thuế
846.962.077
848.055.440
1.013.124.279
Lợi nhuận sau thuế
635.221.559
742.048.510
911.811.851
Qua sơ đồ ta nhận thấy, công ty tổ chức bộ máy theo kiểu trực tuyến chức năng, thực hiện chế độ 1 thủ trưởng quản lý điều hành chính trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ một tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Người lãnh đạo cấp cao nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi tổ chức. Công ty có 390 cán bộ công nhân viên được phân bố theo các phòng ban chức năng, các cửa hàng, chi nhánh, phân xưởng... các bộ phận chức năng này có vai trò trong việc giúp cán bộ lãnh đạo trong quá trình ra và thực hiện quyết định. Mệnh lệnh được truyền theo hướng quy định. Người lãnh đạo các phòng ban không trực tiếp ra quyết định cho người thừa hành ở các tuyến. Tuy nhiên, do có quá nhiều bộ phận chức năng nên lãnh đạo phải tổ chức họp hành nhiều, gây căng thẳng và lãng phí thời gian, có thể tạo ra sự xung đột về thứ tự ưu tiên giữa các bộ phận và rất khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng.
Có thể nói, bộ máy tổ chức quản lý của công ty được bố trí tương đối đơn giản phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ được làm rõ hơn khi ta xem xét chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban.
2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban.
Do đặc điểm của công ty vừa sản xuất, vừa kinh doanh nên người lãnh đạo công ty không những chỉ hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh mà còn phải hiểu biết cả về lĩnh vực kỹ thuật.
* Ban giám đốc: Gồm có giám đốc và hai giám đốc.
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty, đại diện pháp nhân của công ty điều hành mọi hoạt động và chịu trách nhiệm về tổ chức quản lý hoạt động quản lý kinh doanh theo đúng pháp luật của Nhà nước. Giám đốc quản lý và điều tra mọi phần hành thông qua sự trợ giúp của hai phó giám đốc và các trưởng phòng.
Giám đốc có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
+ Xác định mục tiêu cho công ty
+ Sắp xếp cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh
+ Tổ chức các hoạt động kinh doanh.
Căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường, giám đốc tổ chức các hoạt động kinh doanh từ khâu nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường đến tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán và các dịch vụ sau bán hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Xây dựng tốt mối quan hệ với bạn hàng trong và ngoài nước.
- Hai Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: phụ trách các phòng ban và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những hoạt động liên quan đến lĩnh vực của mình như nghiên cứu thị trường đầu vào, đầu ra, quan hệ với các đối tác....
Việc bố trí lao động trong Ban giám đốc như vậy là hợp lý, trình độ chuyên môn cao, bố trí công việc phù hợp với trình độ đào tạo. Ban giám đốc đã thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình tương đối tốt giúp công ty đứng vững và thích ứng nhanh với điều kiện hiện nay.
*Phòng Tổ chức - Hành chính: Trực thuộc ban giám đốc, giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo thực hiện các mặt tổ chức cán bộ, quy hoạch cán bộ, quản lý lao động, chế độ chính sách, tiền lương, tiền thương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tham gia đào tạo cán bộ, huấn luyện nâng cao tay nghề cho công nhân, tham mưu ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27605.doc