Lời mở đầu 1
PHẦN I 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI- CHI NHÁNH CẦU GIẤY 2
1. Lịch sử hình thành: 2
2. Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức: 2
3. Vài nét về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NH ĐT&PT Cầu Giấy : 4
3.1- Hoạt động huy động vốn: 4
3.2- Hoạt động tín dụng: 7
3.3 - Các hoạt động dịch vụ ngân hàng: 9
3.3.1 - Hoạt động dịch vụ ngân quĩ: 9
3.3.2 - Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: 9
Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm 10
3.3.3 - Hoạt động bảo lãnh: 11
3.4 - Những điểm còn hạn chế: 13
PHẦN II 15
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KINH DOANH 15
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT& PT CẦU GIẤY - HÀ NỘI 15
1 - Đối với công tác huy động vốn: 15
2 - Đối với công tác tín dụng: 16
3 - Mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng: 17
KẾT LUẬN 19
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội- Chi nhánh Cầu Giấy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh phụ thuộc NHĐT & PT HN và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc NHĐT & PT HN từ khâu lập kế hoạch kinh doanh cho đến khâu thực hiện và tuân thủ các quy định ban hành từng thời kỳ như :
- Quyết định thay đổi lãi suất huy động , cho vay, các quy trình nghiệp vụ…
- Chính sách khách hàng, chính sách thu nhập và chi phí...
Tuy nhiên giám đốc các chi nhánh trực thuộc cũng đã được giao quyền phán quyết cho vay, bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng là doanh nghiệp nhà nước là 10 tỷ đồng. Điều đó đã tạo điều kiện chủ động cho các chi nhánh trong việc ra quyết định cho vay, bảo lãnh, và cùng với NHĐT & PT Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chung trong giai đoạn phát triển mới là: huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.
Hiện nay, Ngân hàng ĐT & PT Hà Nội trong đó có chi nhánh Cầu Giấy hoạt động như một ngân hàng thương mại nhưng lĩnh vực kinh doanh chính có bề dày kinh nghiệm là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và khách hàng truyền thống là các đơn vị thuộc khối xây lắp.
Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHĐT và PT Cầu Giấy - Hà nội:
* Ban lãnh đạo gồm: 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc.
* Các phòng ban :
Phòng Kinh doanh :
+ Cơ cấu tổ chức : Phòng gồm có 7 người trong đó : 1 Trưởng phòng , 1 phó phòng và 5 cán bộ tín dụng.
+ Chức năng và nhiệm vụ : tham mưu cho giám đốc, trực tiếp thẩm định kinh tế kỹ thuật, kinh tế đầu tư và cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế và dân cư.
Phòng Kế toán kho quỹ hành chính và 2 Quỹ tiết kiệm :
+ Cơ cấu tổ chức : 1 Trưởng Phòng, 4 phó phòng và 20 nhân viên (8 nhân viên kế toán, 8 nhân viên Quỹ, 2 nhân viên kho quỹ).
+Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận Kế toán: tổ chức lập kế hoạch, cân đối nguồn vốn và tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán do nhà nước ban hành và hướng dẫn của NHĐT và PT Việt Nam.
+Hiện nay chi nhánh có 2 quỹ tiết kiệm đó là quỹ tiết kiệm số 5 nằm tại chi nhánh và quỹ tiết kiệm số 9 nằm ở 91 đường 32 quận Cầu Giấy, sắp tới chi nhánh dự định mở thêm 1 quỹ tiết kiệm nữa ở Thanh Xuân .
Chức năng và nhiệm vụ của Quỹ: huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ mọi thành phần kinh tế và dân cư.
+ Chức năng và nhiệm vụ của phòng Ngân quỹ: làm nhiệm vụ thu, chi, lưu trữ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu và các ấn chỉ, ấn phẩm như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu trắng, các chứng từ có giá khách hàng vay vốn cầm cố tại ngân hàng .
Tổng số cán bộ công nhân viên tại chi nhánh Cầu Giấy là 38 người, trong đó có 1 người mới chỉ ký hợp đồng ngắn hạn.
3. Vài nét về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NH ĐT&PT Cầu Giấy :
3.1- Hoạt động huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng nhất đối với một ngân hàng thương mại nói chung và đối với NHĐT & PT Cầu Giấy - Hà Nội nói riêng. Trong những năm qua với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và CBCNV trong chi nhánh, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, chi nhánh Cầu Giấy đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và lãi suất. Do vậy nguồn vốn huy động được của chi nhánh ngân hàng ĐT và PT Cầu Giấy tăng trưởng mạnh qua các năm.
Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn
& cơ cấu nguồn vốn huy động thực tế qua các năm.
(Đơn vị : Trđ)
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
I.Dư tiền gửi bình quân
-Tổ chức kinh tế
- Huy động dân cư
305.592
443.085
630.434
846.346
4.953
49.362
81.380
82.325
300.639
393.723
549.054
765.021
II. Dư thực tế đến 31/12
- Tổ chức kinh tế
-Huy động dân cư
Tiền gửi tiết kiệm
Kỳ phiếu
Trái phiếu
373.821
459.148
638.521
857.452
5.016
50.172
81.976
82.956
368.805
408.976
556.545
774.496
232.647
256.960
401.254
613.248
68.237
70.248
71.345
72.579
67.921
81.768
83.946
88.669
Kể từ ngày 01/01/1995 chi nhánh chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại thì nguồn vốn do ngân sách cấp không còn, do vậy chi nhánh buộc phải tăng khối lượng huy động nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng vay vốn.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư của chi nhánh có nhịp độ tăng trưởng mạnh qua các năm.
Trong thời gian qua chi nhánh đã chú trọng đến các biện pháp nhằm gia tăng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế vì đây là nguồn ổn định và có lãi suất đầu vào thấp ( Lãi suất không kỳ hạn = 0.15% tháng). Tuy nhiên số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn tăng trưởng không đáng kể.
Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh vì chi nhánh Cầu Giấy đóng trên địa bàn quận Cầu Giấy, là khu vực dân cư đông đúc và chủ yếu là các đơn vị hành chính sự nghiệp do đó có điều kiện thuận lợi để thu hút lượng tiền gửi tương đối lớn và tạm thời nhàn rỗi trong dân cư.
Mức lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn hiện nay
( VND = LS tháng; USD = LS năm)
Tiết kiệm
Kỳ hạn
VNĐ
( %/Tháng)
USD
( %/Năm )
EUR
( %/Năm )
Không kỳ hạn
0,2
1
1,2
01 tháng
0,35
02 tháng
0,4
03 tháng
0,57
1,4
1,8
06 tháng
0,65
1,6
2
09 tháng
0,66
1,8
12 tháng
0,69
2,2
2,5
Dễ thấy các mức lãi suất của ngân hàng đang áp dụng chưa thực sự hấp dẫn lắm, tuy nhiên đây là mức lãi suất khá thích hợp trong thời gian này để đảm bảo được mục tiêu an toàn- hiệu quả- tăng trưởng của ngân hàng.
Trong năm 1999, ngân hàng đã có 9 lần thay đổi lãi suất cho phù hợp với tình hình thực tế và mức lãi suất bình quân trên địa bàn, thay đổi lãi suất giúp Ngân hàng nắm bắt được các thời cơ kinh doanh, đảm bảo huy động đủ vốn, an toàn hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn, trung, dài hạn cho khách hàng. Với các hình thức huy động tiền gửi đa dạng, ngân hàng đã huy động được một nguồn vốn rất lớn trong dân cư.
Ngoài ra, khi ngân hàng cần thu hút nhanh một khối lượng vốn nhất định cho công tác cho vay thì ngân hàng sẽ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm. Chính vì vậy qua bảng số liệu tổng hợp cho thấy nguồn kỳ phiếu có sự tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm, đối với trái phiếu ngân hàng chỉ phát hành một, hai lần trong một năm tuỳ thuộc yêu cầu thực tế và sự chỉ đạo của chính phủ.
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tổ chức Quầy thu tiền lưu động: cán bộ Ngân hàng đến thẳng nơi ở của khách hàng để huy động vốn, do đó khách hàng tránh được các rủi ro như bị mất cắp, trộm, cướp… Hình thức này đã đem lại hiệu quả rất cao, giúp Ngân hàng tăng khả năng huy động vốn.
Trong năm 1999, ngân hàng đã phát hành hai đợt trái phiếu: Đợt 1 cả hệ thống huy động được 2000 tỷ đồng phục vụ cho đầu tư phát triển theo định hướng của nhà nước. Đợt 2 huy động 2000 tỷ cả ngoại tệ quy đổi với thời hạn 5 năm để tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán.
Được phép của Thống đốc NHNN, từ ngày 12/2/2003 đến ngày12/4/2003, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam phát hành chứng chỉ tiền gửi dàI hạn VND và USD đợt I năm 2003. Riêng đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực Cầu Giấy, chỉ trong mấy ngày đầu đã phát hành được76 tỷ đồng, nhanh hơn nhiều so với dự kiến.
Như vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kể mà nét nổi bật là chi nhánh đã dần cải thiện được cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn huy động bằng các đợt phát hành trái phiếu, tạo nguồn ổn định, vững chắc đáp ứng nhu cầu vay đầu tư phát triển cũng như nhu cầu vay đầu tư tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp.
3.2- Hoạt động tín dụng:
Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Cầu Giấy - HN thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với nền kinh tế. Từ năm 1999, hoạt động tín dụng của chi nhánh được mở rộng thể hiện:
Tình hình cho vay qua các năm
(Đơn vị : Trđ)
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
1. Dư nợ bình quân
- Ngắn hạn
- Trung & dài hạn
72.462
112.161
160.185
227.300
45.790
77.169
127.532
195.535
26.672
34.992
32.653
31.765
2. Dư nợ th.tế đến 31/12
- Ngắn hạn
- Trung & dài hạn
75.250
111.605
161.124
225.148
47.050
75.716
125.374
196.024
28.200
35.889
35.750
29.124
Đối với ngân hàng ĐT và PT Cầu Giấy, công tác huy động vốn có vị thế lớn trên địa bàn nhưng công tác cho vay lại tăng trưởng chậm. Mặc dù tổng doanh số cho vay qua các năm đều tăng nhưng chậm hơn nhiều so với doanh số huy động được.
Điều đó không phải do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng mà do ngân hàng nằm trên địa bàn dân cư đông, các đơn vị hoạt động trên địa bàn chủ yếu là các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh ít. Tuy nhiên chi nhánh đã có các biện pháp kịp thời để giữ số khách hàng hiện có và mở rộng khách hàng mới, tăng trưởng tín dụng góp phần tăng trưởng kinh tế, thể hiện: Doanh số cho vay ngắn hạn luôn đạt mức tăng trưởng cao qua các năm, chứng tỏ hoạt động tín dụng ngắn hạn một mặt đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho ngân hàng, mặt khác thông qua cho vay ngắn hạn bổ sung vốn cho các doanh nghiệp đi vay đảm bảo cho các doanh nghiệp có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khách hàng vay vốn tại chi nhánh Cầu Giấy chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, khách hàng tư nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ nhỏ và doanh số cho vay không đáng kể.
Cơ cấu tín dụng cũng có thay đổi :
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ tăng trưởng qua các năm :
+ Năm 1999=63.2%:
+ Năm 2000=68.8%;
+ Năm 2001=79.6%;
+ Năm 2002 =86%.
Mặc dù doanh số cho vay trung và dàI hạn tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ trọng cho vay trung và dàI hạn trên tổng dư nợ qua các năm lạI giảm, đây là vấn đề mà ban lãnh đạo và CBCNV Ngân hàng đang trăn trở để tìm biện pháp cảI thiện.
3.3 - Các hoạt động dịch vụ ngân hàng:
3.3.1 - Hoạt động dịch vụ ngân quĩ:
Đây là hoạt động nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên cho khách hàng gửi tiền và các nhu cầu tức thời về tiền mặt. Tại chi nhánh Cầu Giấy luôn đảm bảo một mức tồn quĩ tiền mặt nhất định là 1.500 Trđ, nếu vượt mức tồn quĩ này chi nhánh phải điều chuyển vốn về NHĐT và PT HN và trong trường hợp ngược lại NHĐT và PT HN tiếp quĩ kịp thời để luôn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên cho khách hàng của ngân hàng
3.3.2 - Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt:
Cùng với các nghiệp vụ ngân hàng, công tác thanh toán giữ một vai trò quan trọng, thanh toán nhanh, chính xác góp phần tăng tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế, hạn chế đến mức thấp nhất việc chiếm dụng vốn giữa các đơn vị thanh toán.
Hệ thống ngân hàng ĐT&PT Việt nam nói chung và chi nhánh ĐT&PT Cầu Giấy - Hà nội nói riêng đã và đang từng bước cải tiến công tác thanh toán, hiện đại hóa hệ thống thanh toán. Hiện nay, toàn hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã triển khai công tác thanh toán tập trung qua mạng vi tính kết nối giữa trung tâm thanh toán với tất cả các chi nhánh tỉnh, thành phố và các chi nhánh trực thuộc tỉnh thay thế cho công tác thanh toán liên hàng trước đây, và mới đây vào ngày 21/3/2002 Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định số 44 cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán , trên cơ sở đó ngày 2/5/2002 hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động . Điều đó đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đảm bảo chính xác, an toàn và đặc biệt là ngân hàng tập trung được vốn. Đối với các chứng từ thanh toán giữa các đơn vị trên cùng địa bàn thành phố, việc thanh toán được đảm bảo thực hiện trong ngày qua trung tâm thanh toán bù trừ Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội.
Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm
Đvị: Trđ
Năm
1999
2000
2001
2002
Doanh số
382.120
901.100
1640.839
2.377.262
Trong năm 1999, chi nhánh thực hiện thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng thanh toán tập trung đối với các thành phần kinh tế là 18.200 Trđ bằng 1,5 lần so với năm 1995 và 1,1 lần so với năm 1998, nâng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt cả năm 1999 lên 382.120 Trđ bằng 2,47 lần so với năm 1995 và bằng 1,23 lần so với năm 1998.
Có thể thấy rằng tốc độ tăng của doanh số thanh toán phù hợp với tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn cũng như quan hệ thanh toán của khách hàng, mặc dù doanh số thanh toán lớn nhưng chi nhánh luôn đảm bảo khả năng thanh toán đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay, trong công tác thanh toán chuyển tiền nhanh, ngoài việc phục vụ thanh toán cho các khách hàng là doanh nghiệp mở tài khoản tại chi nhánh, số lượng khách hàng là cá nhân tín nhiệm chuyển tiền thanh toán qua chi nhánh ngày một tăng lên. Trong số 146 khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại chi nhánh có 64 khách hàng là tổ chức kinh tế, còn lại 82 khách hàng tư nhân là lượng khách hàng có nhu cầu chuyển tiền thanh toán thường xuyên tại chi nhánh, đây cũng là nguồn thu phí dịch vụ chuyển tiền thanh toán đáng kể trong tổng nguồn thu của chi nhánh.
Các hình thức thanh toán chủ yếu được khách hàng sử dụng tại chi nhánh Cầu Giấy hiện nay là séc và ủy nhệm chi. Trong đó: doanh số thanh toán bằng UNC chiếm 68%, séc chuyển khoản chiếm 16%, séc bảo chi chiếm 15%, còn UNT chỉ chiếm 1% trên tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt.
- Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng và sổ séc định mức hiện nay không được sử dụng tại chi nhánh Cầu Giấy do có nhiều hạn chế và không thuận tiện đối với khách hàng.
- Hình thức thanh toán bằng UNT cũng ít được sử dụng vì UNT là giấy ủy nhiệm của bên bán đòi tiền bên mua sau khi đã cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho bên mua, hình thức này thiếu tính chủ động trong thanh toán do đó khi tài khoản bên mua không đủ số dư để hạch toán sẽ gây thiệt thòi cho khách hàng. Hiện nay UNT chủ yếu chỉ được dùng để thanh toán các khoản phải trả mang tính đều đặn như: phí điện thoại, điện, nước...
-Hình thức thanh toán bằng séc tuy chiếm tỷ lệ 31% trên tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tuy nhiên vẫn còn những nhược điểm nhất định. Với séc chuyển khoản có hạn chế bởi tình trạng séc phát hành quá số dư và không đảm bảo quyền lợi cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Séc bảo chi tuy đảm bảo quyền lợi cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng lại gây ứ đọng vốn khi người nhận cung cấp phải lưu giữ số tiền trên tài khoản “ Tiền gửi đảm bảo thanh toán séc “
- Trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay, hình thức thanh toán bằng UNC rất được ưa chuộng vì thủ tục đơn giản, thanh toán nhanh, gọn nhẹ. Tuy nhiên hình thức này không đảm bảo quyền lợi cho người cung cấp vì quyền chủ động thanh toán ở phía người mua . Cũng chính vì vậy mà tình trạng chiếm dụng vốn xảy ra rất phổ biến giữa các doanh nghiệp khi sử dụng hình thức thanh toán bằng UNC. Để hạn chế điều đó thì bên bán thường phải quy định các điều khoản thanh toán rất chặt chẽ trong hợp đồng mua bán.
Tuy còn những hạn chế như vậy nhưng do tính thuận tiện trong thanh toán và quan điểm của các doanh nghiệp hiện nay là phải tối đa hóa các khoản chiếm dụng để giảm tối thiểu các khoản vay ngân hàng nhằm giảm chi phí lãi vay, tăng lợi nhuận doanh nghiệp ... mà hình thức thanh toán này vẫn được áp dụng phổ biến ở hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay.
3.3.3 - Hoạt động bảo lãnh:
Thời gian trước đây hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền. Trong đó doanh số hoạt động tín dụng chiếm tới 99% doanh số hoạt động của ngân hàng, còn trong hoạt động trung gian dịch vụ thì dịch vụ thanh toán, chuyển tiền là chủ yếu.
Nghiệp vụ bảo lãnh được triển khai và thực hiện đã mở ra một hướng mới trong hoạt động kinh doanh, thể hiện được tính hiệu quả và tính thích ứng trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng, góp phần vào hiệu quả kinh doanh chung của ngân hàng.
Các hình thức bảo lãnh mà ngân hàng đã thực hiện trong thời gian qua gồm: BL dự thầu, BL thực hiện hợp đồng, BL hoàn trả tiền ứng trước và BL bảo hành công trình.
Doanh số bảo lãnh qua các năm
Đvị: Trđ
Loại bảo lãnh
1999
2000
2001
2002
Dự thầu
Thực hiện hợp đồng
Hoàn trả tiền ứng trước
Bảo hành công trình
11.067
8.101
-
-
11.311
14.173
-
-
26.777
43.158
-
-
27.153
47.316
8.482
6.174
Tổng giá trị bảo lãnh
19.168
25.484
69.935
89.125
Trong các loại bảo lãnh thì bảo lãnh thực hiện hợp đồng có doanh số chiếm tỷ trọng lớn vì đối với loại bảo lãnh này số tiền bảo lãnh thường từ 10% đến 15% tổng giá trị hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu còn bảo lãnh dự thầu thường có giá trị nhỏ khoảng 1% đến 3% giá trị ước tính giá bỏ thầu. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và bảo lãnh bảo hành công trình đến năm 1999 mới phát sinh và với tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị bảo lãnh.
Trong thực tế các công trình khi ký kết thực hiện ít khi được ứng trước vốn để thi công. Còn bảo lãnh bảo hành công trình thường ít phát sinh vì thực tế sau khi công trình hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, khi thanh toán tiền cho nhà thầu các chủ đầu tư thường giữ lại 5% giá trị hợp đồng làm khoản tiền bảo hành nhằm buộc nhà thầu phải giữ đúng trách nhiệm bảo hành, sửa chữa công trình nếu có sự cố xảy ra, ngân hàng chỉ được yêu cầu bảo lãnh bảo hành công trình khi nhà thầu muốn được thanh toán nốt 5% còn lại đó. Bên chủ đầu tư chấp nhận thanh toán số tiền còn lại này nếu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh bảo hành công trình.
Như vậy bảo lãnh bảo hành công trình không phải là điều bắt buộc đối với các nhà thầu như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do đó, loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị bảo lãnh của ngân hàng.
Như vậy qua số liệu về tình hình thực hiện bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Cầu Giấy - Hà Nội chứng tỏ rằng bảo lãnh là một trong các dịch vụ được ngân hàng chú trọng phát triển nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và cung cấp cho các tổ chức kinh tế những cơ hội thuận lợi để tiến hành và mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh số cung cấp dịch vụ cho khách hàng tăng trưởng mạnh qua các năm đã đem lạI cho Ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể, thể hiện:
Doanh thu từ phí dịch vụ
(Đơn vị: Trđ)
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Doanh thu
180
295
402
547
3.4 - Những điểm còn hạn chế:
Qua phân tích thực trạng các mặt hoạt động của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Cầu Giấy - Hà Nội, có thể thấy rằng chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kể tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những điểm hạn chế sau:
- Công tác huy động vốn:
Tiềm năng huy động tiền gửi của chi nhánh vẫn chưa được khai thác triệt để, lượng tiền gửi của khách hàng tại chi nhánh vẫn còn để ở ngân hàng bạn với tỷ trọng lớn, chưa khai thác hết các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
- Công tác tín dụng:
+ Tăng trưởng tín dụng chưa theo kịp sự tăng trưởng của nguồn vốn:
Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Cầu Giấy - Hà Nội là chi nhánh cấp ba nên quyền chủ động phán quyết còn hạn chế nhất là trong quá trình sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt để kịp thời giữ được số khách hàng hiện có cũng như cạnh tranh với sự mời chào của các ngân hàng khác trên địa bàn. Do đó ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của chi nhánh.
+ Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn rất hạn chế bởi các quy định chặt chẽ về điều kiện pháp lý trong hồ sơ vay vốn là phải có tài sản thế chấp. Khách hàng đến chi nhánh đặt vấn đề vay vốn, thường tài sản thế chấp là các bất động sản nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Do vậy ngân hàng giải quyết cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn với hình thức đảm bảo là thế chấp sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác. Điều đó đã hạn chế rất lớn doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này.
+ Vấn đề tài sản thế chấp đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp Nhà nước: Hồ sơ tài sản thế chấp đầy đủ tính pháp lý là phải có xác nhận của hàng loạt các cơ quan như: Cục quản lý vốn và tài sản, ngân hàng, cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký quyền sở hữu. Hiện nay theo nghị định 178 của chính phủ về bảo đảm tiền vay và Nghị định 08 về đăng ký giao dịch đảm bảo, còn phải qua “Cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo “. Mỗi cơ quan trên lại có những quy định riêng trong nghiệp vụ của mình, chưa có sự phối hợp thống nhất đồng bộ giữa các cơ quan này nên doanh nghiệp không thể có được một bộ hồ sơ tài sản thế chấp hoàn chỉnh theo đúng quy định (đa số đều mắc ở cửa công chứng).
Để giải quyết vướng mắc này cho khách hàng và cho bản thân ngân hàng, ngân hàng chấp ngận hồ sơ thế chấp chỉ cần có danh mục tài sản thế chấp của doanh nghiệp có sự xác nhận của cục quản lý vốn và tài sản. Điều này giải quyết được các khó khăn trên nhưng không đúng về mặt luật định. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa có một giải pháp hữu hiệu nào bởi sự vướng mắc chung về mặt luật định và thủ tục hành chính của toàn bộ nền kinh tế.
- Các hoạt động dịch vụ :
Hiện nay tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Cầu Giấy - Hà Nội mới chỉ thực hiện các dịch vụ chủ yếu như: thanh toán chuyển tiền nhanh, dịch vụ ngân quỹ, tiền mặt, bảo lãnh, nhận tiền gửi VND và ngoại tệ. Chi nhánh chưa triển khai hết các loại hình dịch vụ của ngân hàng. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ chưa cao, điều đó cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của chi nhánh.
phần II
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh
tại chi nhánh ngân hàng đt& pt CầU GIấY - hà nội
Mỗi ngân hàng muốn thực hiện tốt chiến lược mở rộng khách hàng và mở rộng nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng làm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh, an toàn trong kinh doanh thì ngân hàng tất yếu phải nâng cao chất lượng kinh doanh trong thời gian tới.
Việc nâng cao chất lượng kinh doanh trong thời gian tới tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Cầu Giấy - Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau:
1 - Đối với công tác huy động vốn:
Phát huy lợi thế trên địa bàn hoạt động của ngân hàng để huy động vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn, tập trung khai thác nguồn tiền gửi có tính chất ổn định lâu dài. Cụ thể:
Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
- Đối với khách hàng truyền thống: Từng cán bộ chi nhánh phải gặp gỡ thường xuyên với khách hàng để nắm bắt nhu cầu của họ, báo cáo lãnh đạo kịp thời để có biện pháp đáp ứng kịp thời, từ đó vận động khách hàng tập trung tiền gửi tại chi nhánh để tăng thêm nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó phải tiến hành phân loại khách hàng tiền gửi để có chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. Cụ thể là:
+ Những khách hàng có tiền gửi lớn, khi có nhu cầu gửi hoặc rút tiền tại nhà, ngân hàng sẽ đáp ứng, phục vụ khách hàng với chi phí tối thiểu.
+ Khách hàng gửi tiền = USD nếu có nhu cầu chuyển đổi ra VND thì ngân hàng sẽ thực hiện nhanh chóng, thủ tục đơn giản.
+ Khách hàng mở tài khoản tiền gửi chỉ cần gọi điện tới ngân hàng, ngân hàng sẽ cử cán bộ đến tận nơi hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, giải đáp thắc mắc và nhanh chóng hoàn tất thủ tục mở tài khoản.
+ Miễn thu phí ấn chỉ thông thường như: hồ sơ mở tài khoản, giấy nộp tiền, khế ước vay vốn... đối với mọi đối tượng khách hàng.
Ngoài ra nếu khách hàng có dư tiền gửi ổn định, khi thanh toán trong hệ thống ngân hàng đầu tư phát triển có thể ưu đãi giảm 30% phí thanh toán so với mức phí hiện hành.
Nếu khách hàng vừa có quan hệ tiền gửi và quan hệ tiền vay, ngoài biện pháp trên phải chủ động tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục cho vay, thanh toán, có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng có dư tiền gửi lớn, ổn định hoặc các doanh nghiệp vay khép kín, có tín nhiệm với khách hàng.
- Đối với khách hàng mới: Chú ý thu hút các khách hàng có nguồn tiền gửi ổn định, có tiềm năng tiền gửi trong tương lai, có kế hoạch tiếp cận tìm hiểu nhu cầu khách hàng để có biện pháp thu hút.
Huy động dân cư:
- áp dụng linh hoạt mọi hình thức, biện pháp để huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, thực hiện triệt để các giải pháp thông tin quảng cáo, kỳ hạn huy động đa dạng, thái độ phục vụ tận tình, công nghệ hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn để dân yên tâm gửi vốn lâu dài tại chi nhánh.
- Tăng cường điều tra, nắm bắt thường xuyên diễn biến lãi suất huy động, tình hình nguồn vốn của các ngân hàng trên địa bàn, từ đó đề xuất với cấp trên đưa ra mức lãi suất huy động hợp lý và có các biện pháp ứng phó kịp thời để tăng khả năng huy động vốn.
- Mở thêm phòng giao dịch tại các khu trung tâm, khu đô thị mới để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư.
2 - Đối với công tác tín dụng:
Để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng của chi nhánh NH ĐT&PT Cầu Giấy - Hà nội trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, chi nhánh cần thiết phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
* Chính sách khách hàng:
- Thực hiện phân loại khách hàng nhằm ưu tiên cung cấp các điều kiện ưu đãi trong quá trình xem xét các nhu cầu vay vốn với các khách hàng truyền thống, các khách hàng có quan hệ tín dụng và mở tài khoản tiền gửi chính tại chi nhánh để có biện pháp kịp thời duy trì lượng khách hàng hiện có. Bên cạnh đó khu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25214.doc