Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm tại BIDV Thăng Long trong thời gian qua đã đạt được thành tựu đáng kể. Một số sản phẩm đưa vào áp dụng đã thu hút khách hàng như BSMS, BIDV – VN Topup. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn có một số hạn chế như : Sản phẩm tín dụng còn đơn điệu; Chưa xây dựng được sản phẩm cốt lõi mang tính tiềm năng: BIDV Thăng Long chưa có một số sản phẩm tiềm năng mà các Ngân hàng khác đang có như: Cho vay bảo đảm bằng vàng, Cho vay mua hàng trả góp (phối hợp với các Nhà phân phối lớn về hàng tiêu dùng; Sản phẩm tín dụng bán lẻ mang tính ứng dụng công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu: Các sản phẩm cho vay cá nhân của BIDV Thăng Long chưa ứng dụng công nghệ hiện đại (gửi đơn vay vốn trực tuyến; tư vấn cho vay online, qua điện thoại ) nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời; vì vậy, sản phẩm không có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác trên thị trường.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5628 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề toàn bộ hoạt động của chi nhánh, về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao và kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Tổ chức triển khai các hoạt động của chi nhánh theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch/chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam do Hội đồng quản trị ban hành.
Chịu sự quản lý, kiểm tra toàn diện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tổ chức, hoạt động; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long do Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định hiện hành.
Phó giám đốc
Trong phạm vi được phân công, ủy quyền, Phó giám đốc có quyền nhân danh Giám đốc thực hiện.
Chỉ đạo phân tích kinh tế, phân tích nghiệp vụ kinh doanh, tổng kết, sơ kết, hướng dẫn chuyên đề.
Xây dựng chương trình công tác: tuần, tháng, quý, năm của cá nhân và thực hiện theo chương trình đã được Giám đốc duyệt.
Phê duyệt, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác tuần , tháng của các chuyên đề nghiệp vụ đã được phân công, ủy quyền.
Giải quyết các công việc cụ thể chuyên đề.
Chủ động phối hợp với các thành viên trong Ban giám đốc cùng giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến chuyên đề được phân công.
Trường hợp Giám đốc đi vắng, một Phó giám đốc được ủy quyền được điểu hành hoạt động chung của chi nhánh (có văn bản ủy quyền từng lần).
Thường xuyên báo cáo kết quả triển khai công việc được phân công, ủy quyền với Giám đốc.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Giám đốc giao.
c.Các phòng ban
Thực hiện quản lý lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh.
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của chi nhánh.
Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketting, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn.
Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình hành động (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.
Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định và chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tín dụng.
Huy động vốn của các thành viên kinh tế hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và cá nhân dưới dạng tiền gửi, tiền tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, nội ngoại tệ và các loại tiền gửi khác.
CHƯƠNG 2 – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. Hoạt động đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật
Chi nhánh đã mở rộng quy mô đáp ứng nhu cầu hoạt động theo mô hình hiện đại hóa, thực hiện sửa chữa, cải tạo các phòng làm việc tại trụ sở và 7 phòng giao dịch, 3 điểm giao dịch; Nâng cấp, sửa chữa trụ sở chính và các phòng giao dịch, điểm giao dịch khang trang với các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng cho hoạt động chăm sóc khách hàng và thu hút các khách hàng tới giao dịch tại chi nhánh. Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng trung ương trong năm chi nhánh đã nâng cấp 3 quỹ tiết kiệm lên điểm giao dịch, nghiên cứu mô hình chuẩn cho các phòng giao dịch trong hoạt động, chuẩn bị điều kiện vật chất mở phòng giao dịch mới tại Mỹ Đình trong năm 2007. Đến nay mạng lưới của chi nhánh còn ít bao gồm 3 điểm giao dịch và 4 phòng giao dịch. Việc phát triển chậm chủ yếu là không tìm được các vị trí thuê đáp ứng được yêu cầu kinh doanh.
BIDV Thăng Long đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý một số quy trình nghiệp vụ cơ bản. Toàn bộ các nghiệp vụ được xử lý trên máy. Mỗi cán bộ trong chi nhánh được trang bị một máy tính liên kết trên mạng cục bộ (mạng LAN) và liên kết trên mạng rộng (mạng WAN). Trong năm các năm qua, bộ phận công nghệ thông tin của Chi nhánh đã thực hiện hỗ trợ các chương trình ứng dụng công nghệ cho các phòng ban như BDS, TF, T5, Swift editor, ATM, quản trị an toàn mạng máy tính nội bộ, triển khai lắp đặt thường xuyên tại các địa điểm giao dịch mới, phối hợp với Ngân hàng Trung ương lắp đặt đường mạng cho các máy ATM, thực hiện mua sắm và cài đặt các thiết bị POS, triển khai các chương trình mới như: thanh toán lương tự động, BSMS, Viettel và chương trình quản lý nhân sự…
Việc triển khai dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán” đã tạo tiền đề áp dụng mô hình giao dịch một cửa và cho phép 100% cá giao dịch xử lý qua máy, tách bạch khâu phục vụ khách hàng và kiểm soát nội bộ, rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch. Hệ thống công nghệ cao cho phép phục vụ khách hàng gửi tiền một nơi có thể rút tiền tại gần 500 điểm giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên toàn quốc. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cho phép BIDV Thăng Long quản lý các khoản tiền vay của khách hàng, quản lý hạn mức giao, quản lý ngân quỹ, quản lý tài sản, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro. Hệ thống thông tin được đảm bảo vận hành liên tục, thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ nhu cầu kinh doanh cũng như bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng tại chi nhánh, góp phần bảo vệ an ninh chung của toàn hệ thống.
2.2. Đầu tư cho nguồn nhân lực
Bên cạnh việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cùng với việc phát triển nguồn nhân lực và xây dựng tập thể vững mạnh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, ban lãnh đạo BIDV Thăng Long đã luôn quan tâm đến việc phát triển và củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc tại chi nhánh,luôn chú trọng tới công tác đào tạo cán bộ, quan tâm thỏa đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Nguồn nhân lực của chi nhánh tương đối trẻ. Tuổi đời bình quân qua các năm như sau:
- Năm 2006: 32
- Năm 2007: 27
- Năm 2008: 26,5
Bảng 5: Phân loại lao động theo trình độ, giới tính tại BIDV Thăng Long
Tiêu chí
2006
2007
2008
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Theo trình độ chuyên môn
90
100
100
100
120
100
Sau đại học
4
4,4
7
7
11
9
Đại học, cao đẳng
71
79
82
82
97
81
khác
15
16,6
11
11
12
10
Theo giới tính
90
100
100
100
120
100
Nam
31
34,4
38
38
56
47
Nữ
59
65,6
62
62
64
53
Theo trình độ ngoại ngữ
70
100
85
100
108
100
Đại học
4
5,3
5
5,5
7
6,5
Trình độ C
49
70,5
61
72
83
77
Trình độ B
17
24,2
19
22,5
18
16,5
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính BIDV Thăng Long
Tính đến thời điểm tháng 6/2009, BIDV Thăng Long có 120 cán bộ công nhân viên, trong đó, số cán bộ chủ chốt là 24 người. Năm 2008, Chi nhánh đã hoàn thành căn bản công tác tuyển dụng cán bộ theo đúng quy trình và đã nhận thêm 20 cán bộ mới do Ngân hàng Trung ương tuyển dụng, thực hiện quy hoạch bổ nhiệm 01 đc Phó giám đốc bổ sung cho ban lãnh đạo chi nhánh, quy hoạch và bổ nhiệm lại 20 cán bộ lãnh đạo các phòng ban và các điểm giao dịch. Hoàn thiện chương trình quản lý nhân sự theo chỉ đạo của BIDV Việt Nam.Chuẩn bị nhân lực và điều kiện cần thiết cho lộ trình cổ phần hoá.
Song song với việc xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh về số lượng, chi nhánh cũng đảm bảo cho việc tăng cường chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ. Ngoài việc thực hiện kế hoạch cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, tham quan khảo sát trong và ngoài nước, chi nhánh đã khuyến khích các cán bộ tự học tập, trau dồi kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, sau đại học đáp ứng nhu cầu hội nhập. Chi nhánh đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại mang tính hội nhập cao góp phần quảng bá hình ảnh cũng như uy tín của chi nhánh cũng như toàn hệ thống BIDV.
Tuy nhiên tình hình lao động của chi nhánh còn tồn tại một số hạn chế sau: Cơ cấu lực lượng cán bộ trẻ chiếm đa số dẫn đến việc thiếu kinh nghiệm thực tế trong công tác quản trị điều hành cũng như trong chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp làm việc cứng nhắc, kém linh hoạt trong xử lý công việc, khả năng phân tích và tổng hợp thông tin không cao nên các quyết định đưa ra thiếu tính sắc bén.
2.3. Đầu tư nghiên cứu thị trường và sản phẩm mới
Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới luôn là một trong những nhiệm vụ chiến lược của BIDV Thăng Long. Trong những năm gần đây, ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm đến vấn đề này. Một loạt các chương trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã được triển khai một cách quy củ, hiệu quả. Xuất phát từ đặc điểm của thị trường, nhu cầu của khách hàng cùng với việc tìm tòi, học hỏi những công nghệ ngân hàng tiên tiến hiện đại trên thế giới, nhiều sản phẩm dịch vụ mới đã ra đời. Một số sản phẩm dịch vụ mới đã đưa vào áp dụng và được khách hàng rất ưu chuộng:
Bảo hiểm: Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và kênh phân phối, đồng thời góp phần nâng cao vị thế, quy mô cạnh tranh của toàn hệ thống nói chung và BIDV Thăng Long nói riêng, từ ngày 9/6/2008, BIDV đã phân phối 4 sản phẩm bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm ô tô, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm tai nạn con người và bảo hiểm nhà tư nhân.
BSMS: Ngân hàng trong lòng bàn tay. Sự tiện dụng của sản phẩm vấn tin tài khoản qua tin nhắn điện thoại di động BSMS đã đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Khách hàng chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ BSMS của BIDV thông qua tổng đài 1900 545499, khách hàng đã có cả một ngân hàng trong lòng bàn tay với các thông tin quan trọng như: thông tin tài khoản tiền gửi, tiền vay; các thông tin về tỷ giá, lãi suất, địa điểm đặt máy ATM, thông tin cước phí BSMS…Năm 2008, BSMS triển khai đăng ký sử dụng dịch vụ được trên 2500 số.
BIDV – VN Topup: Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, BIDV phối hợp với công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (Vnpay) cho ra mắt dịch vụ BIDV – VN Topup – “Nạo tiền cho tài khoản di động trả trước” từ ngày 20/11/2008. Khách hàng là chủ thẻ BIDV có thể nạp tiền cho điện thoại di động trả trước thông qua hệ thống máy ATM hoặc tin nhắn SMS. Bằng những thao tác đơn giản, ngắn gọn, khách hàng dễ dàng nạp tiền cho điện thoại của mình mà không cần phải tốn thời gian, công sức tìm kiếm các điểm bán thẻ điện thoại, tránh được rủi ro sai mã số nạp tiền, phù hợp với mọi loại hình khách hàng. Sử dụng dịch vụ BIDV – VN Topup qua tin nhắn SMS, khách hàng chỉ mất chi phí cho tin nhắn thông thường mà không có bất kỳ chi phí nào phát sinh. Ngoài ra khách hàng còn thường xuyên được hưởng các chương trình khuyến mại của Vnpay và BIDV.
Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm tại BIDV Thăng Long trong thời gian qua đã đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn có một số hạn chế sau:
Sản phẩm tín dụng còn đơn điệu: Một số sản phẩm chưa phù hợp với yêu cầu thực tế, dẫn đến sau một thời gian được ban hành sản phẩm không được Chi nhánh triển khai và phát triển; ví dụ như: Sản phẩm cho vay đi du học, Sản phẩm cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Sản phẩm Cho vay hộ dân chuyển nhượng vườn cà phê…
Chưa xây dựng được sản phẩm cốt lõi mang tính tiềm năng: BIDV Thăng Long chưa có một số sản phẩm tiềm năng mà các Ngân hàng khác đang có như: Cho vay bảo đảm bằng vàng, Cho vay mua hàng trả góp (phối hợp với các Nhà phân phối lớn về hàng tiêu dùng)… Trong danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Thăng Long chưa thực sự chi tiết, phù hợp với từng phân khúc thị trường khách hàng, như: đối với hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở: BIDV Thăng long chỉ có một sản phẩm chung cho tất cả các nhu cầu của khách hàng (mua mới nhà/đất ở, xây dựng/sửa chữa/cải tạo nhà ở, mua sắm trang thiết bị nội thất…). trong khi các NHTM cổ phần, NH nước ngoài thường chia thành nhiều sản phẩm khác nhau, đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của khách hàng (ACB có 4 sản phẩm: cho vay trả góp mua nhà ở/nền nhà, cho vay trả góp xây dựng/sửa chữa nhà, cho vay mua căn hộ Phú Mỹ Hưng thế chấp bằng căn hộ mua, cho vay mua biệt thự Riveria thế chấp bằng chính biệt thự mua; ANZ có 4 sản phẩm: cho vay mua nhà để ở, cho vay mua nhà để đầu tư, cho vay đầu tư bất động sản, cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi…).
Sản phẩm tín dụng bán lẻ mang tính ứng dụng công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu: Các sản phẩm cho vay cá nhân của BIDV Thăng Long chưa ứng dụng công nghệ hiện đại (gửi đơn vay vốn trực tuyến; tư vấn cho vay online, qua điện thoại…) nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời; vì vậy, sản phẩm không có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác trên thị trường.
2.4. Đánh giá hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thăng Long đã đạt được những thành tựu và hạn chế sau:
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất là công nghệ thanh toán đã làm cho khả năng cạnh tranh giữa các NH tăng lên rất nhiều. Các chương trình ứng dụng thông tin như giao dịch khách hàng, thông tin báo cáo, chuyển tiền điện tử, thanh toán liên hàng, các chương trình nhập lương… tạo điều kiện cho khách hàng rút tiền nhanh thuận lợi. Nhưng hệ thống trang thiết bị của NH Đầu tư và Phát triển Thăng Long còn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu làm việc của NH chuẩn mực, địa đỉêm không thuận lợi cho công tác giao dịch. Hệ thống công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế về tính đồng bộ, về phạm vi hoạt động cho dù đã được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đạu như nối mạng SWIFT, lắp đặt hệ thống ATM, dịch vụ trả lời tự động…
Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm tại BIDV Thăng Long trong thời gian qua đã đạt được thành tựu đáng kể. Một số sản phẩm đưa vào áp dụng đã thu hút khách hàng như BSMS, BIDV – VN Topup... Tuy nhiên, hoạt động này vẫn có một số hạn chế như : Sản phẩm tín dụng còn đơn điệu; Chưa xây dựng được sản phẩm cốt lõi mang tính tiềm năng: BIDV Thăng Long chưa có một số sản phẩm tiềm năng mà các Ngân hàng khác đang có như: Cho vay bảo đảm bằng vàng, Cho vay mua hàng trả góp (phối hợp với các Nhà phân phối lớn về hàng tiêu dùng; Sản phẩm tín dụng bán lẻ mang tính ứng dụng công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu: Các sản phẩm cho vay cá nhân của BIDV Thăng Long chưa ứng dụng công nghệ hiện đại (gửi đơn vay vốn trực tuyến; tư vấn cho vay online, qua điện thoại…) nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời; vì vậy, sản phẩm không có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác trên thị trường.
2.5. Hoạt động huy động vốn
Trong thời gian vừa qua, công tác huy động và quản lý vốn tại BIDV Thăng Long đã thu được những kết quả đáng khích lệ. BIDV Thăng Long đã luôn quan tâm, tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức, nhiều đối tượng, hướng tới khách hàng là các tổ chức kinh tế lớn, hộ gia đình… Tốc độ tăng trưởng so với toàn ngành là chưa cao (toàn ngành tăng trưởng bình quân 24,45%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này vẫn ổn định và tương đối vững chắc.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2006 – 2008
ĐVT: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế
1856
1984
2197
Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn
1045
1161
1462
- Trung, dài hạn
811
823
735
Theo VNĐ – Ngoại tệ
- VNĐ
1381
1628
1945
- Ngoại tệ
475
356
252
2
Vốn ủy thác đầu tư
115
158
179
3
Tiền gửi từ tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước
187
268
249
4
Nguồn vốn chủ sở hữu
168
230
256
5
Tài sản nợ khác
101
126
159
Tổng nguồn vốn
2427
2766
3040
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thăng Long 2006, 2007, 2008
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2006 – 2008
TT
Chỉ tiêu
(+/-) 2007/2006
(+/-) 2008/2007
Tốc độ tăng trưởng BQ
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1
Tổng nguồn vốn
339
14
274
9,9
12
2
Huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế
128
6,9
213
10,7
13,8
3
Nguồn vốn chủ sở hữu
62
36,9
26
11,3
24,1
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thăng Long 2006, 2007, 2008
Trong 3 năm 2006 – 2008, tổng nguồn vốn huy động của BIDV Thăng Long là 8233 tỷ đồng. Huy động vốn cuối kỳ tăng trưởng bình quân 3 năm là 12%. Nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước do BIDV Thăng Long đã có các chính sách phù hợp trong kế hoạch huy động vốn. Năm 2007, tổng nguồn vốn là 2766 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2006. Năm 2008, số vốn huy động giảm 9,9% so với năm 2007, số tuyệt đối là 274 tỷ đồng. Tuy nhiên đến cuối tháng 6/2009 do khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh gay gắt của các TCTD trên địa bàn cho nên công tác huy động vốn tại các Phòng giao dịch gặp nhiều khó khăn, giảm so với kỳ 31/12/2008 là 130 tỷ đồng.
Năm 2007, huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế là 1984 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2006. Năm 2008, huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế tăng 10,7% so với năm 2007, tương đương với 213 tỷ đồng. Huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong 3 năm 2006 – 2008 tăng trưởng 13,8%. Với tốc độ tăng trưởng này làm cho nguồn vốn của chi nhánh mang tính ổn định cao.
2.5.1. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng tại BIDV Thăng Long trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực và được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3: Hoạt động tín dụng tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2006-2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
T/62009
1
Tổng dư nợ tín dụng
1590
1639
2242
2288
2
Theo thời hạn vay vốn
Dư nợ ngắn hạn
1295
1349
1704
1885
Dư nợ trung, dài hạn
344
414
538
403
3
Theo loại hình khách hàng
Doanh nghiệp nhà nước
632
458
448
366
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
865
1113
1.533
1.667
Cá nhân bán lẻ
142
192
261
255
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thăng Long
- Có thể thấy, từ đầu 2006 đến tháng 6/2009, mặc dù tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng gần 44% nhưng lượng tăng chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn (tăng 590 tỷ đồng). Dư nợ trung dài hạn chỉ tăng nhẹ (tăng 59 tỷ đồng, tăng 17%) so cuối năm 2006. Mức độ chênh lệch này có thể thay đổi vào cuối năm 2009 và những năm tiếp theo khi một số dự án trung, dài hạn lớn của chi nhánh được giải ngân hết.. Việc dư nợ tín dụng tập trung vào ngắn hạn trong thời kỳ này bên cạnh việc tuân thủ theo định hướng phát triển của hệ thống, còn phản ánh thực trạng giai đoạn sau suy thoái của nền kinh tế. Các dự án trung, dài hạn do đòi hỏi vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu nên chưa được các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mà chủ yếu tập trung vào các phương án kinh doanh ngắn hạn, có mức vốn đầu tư vừa phải, chi phí vốn thấp, lợi nhuận đạt mức mong đợi và đặc biệt tốc độ luân chuyển vốn nhanh, đáp ứng được những thay đổi đột biến của nền kinh tế và nhờ đó, hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh.
- Về cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng, số liệu trong bảng trên có thể thấy rõ sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển mở rộng thị trường ngoài quốc doanh và tiêu dùng bán lẻ. Mức cho vay đối với các doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước giảm dần qua các năm. Đến 30/6/2009 giảm còn 58% so với dư nợ năm 2006, chiếm tỷ trọng 16% tổng dư nợ). Trong khi đó, tỉ trọng dư nợ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng liên tục qua các kỳ đánh giá ( Đến 31/12/2008 là 1.533 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 68%/tổng dư nợ, tăng 668 tỷ đồng so với 2006. Đến 30/6/2009 đạt 1.667tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73%/tổng dư nợ). Dư nợ bán lẻ tăng so với năm 2006 (cuối tháng 6/2009 tăng 113 tỷ so cuối năm 2006, chiếm 11% tổng dư nợ).
2.5.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ
- Giai đoạn 2006 - 2008 là giai đoạn hoạt động dịch vụ trong toàn hệ thống nói chung và Chi nhánh nói riêng tăng trưởng cao cả về số tuyệt đối và tương đối. Tốc độ tăng trưởng bình quân của Chi nhánh trong 3 năm là 58% (tốc độ tăng trưởng của toàn ngành là 54%). Thu dịch vụ ròng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh (năm 2006 là 22.7%, năm 2007 là 25%, năm 2008 là 32%). Thu dịch vụ ròng bình quân đầu người năm sau luôn cao hơn năm trước (2006 là 95 triệu đồng/cán bộ, năm 2007: 163 triệu đồng/cán bộ, năm 2008 trên 200 triệu đồng/cán bộ);
- Trong 3 năm qua, Chi nhánh đã triển khai tích cực và toàn diện các sản phẩm mà BIDV đã cung cấp và đã đạt được kết quả tăng trưởng đáng kể. Với việc đáp ứng ngày càng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sử dụng sản phẩm dịch vụ của các TCKT như dịch vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ... thì các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cũng được chi nhánh triển khai mạnh mẽ như dịch vụ thẻ ATM/POS, BSMS, thanh toán lương, thấu chi tài khoản, gạch nợ cước viễn thông Viettel, thanh toán hoá đơn tiền điện... Năm 2008 công tác dịch vụ đạt kết quả tương đối cao với mức tăng trưởng so năm 2007 là 46,5%, chiếm 32%/tổng chênh lệch ròng của Chi nhánh.
- Dịch vụ thanh toán trong nước ước đạt số tuyệt đối là 2,21 tỷ đồng tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2007 và đạt 105,2% kế hoạch được giao. Phí chuyển tiền quốc tế và tài trợ thương mại ước đạt 4,8 tỷ tăng 23% so với năm 2007 và đạt 84% kế hoạch. Thu từ kinh doanh ngoại tệ số tuyệt đối là 7,82 tỷ đồng tăng 81,4% so với năm trước, đạt 136,8% kế hoạch. Thu phí dịch vụ bảo lãnh đạt số tuyệt đối 16 tỷ đồng, hoàn thành 106,7% KH, chiếm trên 50% tổng thu dịch vụ ròng toàn Chi nhánh. Kết quả trên cho thấy Chi nhánh đã tận dụng tốt cơ hội thuận lợi của thị trường, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2008. Các dịch vụ khác cũng đều tăng trưởng với mức cao mang lại kết quả thu dịch vụ ròng của Chi nhánh đạt và vượt kế hoạch năm 2008 Ngân hàng Trung ương giao.
CHƯƠNG 3 – ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH THĂNG LONG
3.1.Phương hướng hoạt động
3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển của BIDV Thăng Long trong các năm tới
3.1.1. Bối cảnh kinh tế
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam là một trong bốn NHTM lớn nhất, hoạt động của BIDV có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. BIDV Thăng Long với vai trò là đơn vị thành viên của BIDV cũng phải thực hiện theo các phương hướng và nhiệm vụ mà BIDV giao phó. Nâng cao vai trò của chi nhánh trong hệ thống và đóng góp một phần vào quá trình đưa BIDV trở thành NHTM hàng đầu Việt Nam.
Muốn thực hiện được mục tiêu đặt ra BIDV Thăng Long phải không ngừng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các sản phẩm ngân hàng ngày càng tốt hơn ... Một trong những vấn đề lớn đặt ra đối với chi nhánh là đánh giá hoạt động các sản phẩm tín dụng hiện có và nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho phù hợp với thực tế và nhu cầu xã hội.
3.1.2. Định hướng và chiến lược
Phương châm hoạt động của BIDV Thăng Long là An toàn - Hiệu quả - Phát triển. An toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh, hiệu quả mang ý nghĩa xã hội và phát triển phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của ngành ngân hàng. BIDV Thăng Long luôn quán triệt bản thân mình hoạt động cần theo sát với chiến lược phát triển của đất nước, với chiến lược phát triển kinh tế, tiếp cận các chương trình, các dự án quốc gia cần vốn ngân hàng để chủ động bố trí đầu tư vào các dự án kinh tế lớn của đất nước. Đối với khách hàng, ngân hàng luôn đem đến sự an toàn tiền gửi, phục vụ nhanh chóng giá rẻ.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long là chi nhánh đóng trên địa bàn Huyện Từ Liêm có vị trí trụ sở kém thuận lợi cho giao dịch của khách hàng do đó hạn chế rất nhiều trong công tác phát triển khách hàng, phát triển thị phần tín dụng, thị phần nguồn vốn.Bên cạnh đó mạng lưới hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng dày đặc.Vì vậy, để có thể tồn tại và cạnh tranh được với các Ngân hàng khác Chi nhánh Thăng Long cần phải lấy an toàn – chất lượng – hiệu quả và tăng trưởng bền vững làm phương châm hoạt động. Cụ thể :
3.1.2.1. Mục tiêu tăng trưởng bền vững
Khai thác nguồn vốn với cơ cấu nguồn vốn hợp lý, bám sát biến động lãi suất FTP để có chính sách lãi suất đảm bảo chênh lệch lãi suất trên 3%, đảm bảo kẩ năng thanh toán và đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Tăng trưởng tín dụng với mức cao, tích cực cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tài sản đảm bảo và có tình hình tài chính lành mạnh, đẩy mạnh tín dụng bán lẻ như cho vay mua ôtô, mua nhà trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay thấu chi, cho vay du học …., hạn chế tối đa cho vay các doanh nghiệp xây lắp, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, tăng cường cho vay các dự án trung dài hạn thuộc các lĩnh vực : điện lực, sắt thép xây dựng, cho vay xây dựng các khu đô thị bán và cho thuê. Bám sát giới hạn tín dụng và các chỉ tiêu cơ cấu đảm bảo kiển soát được rủi ro trong cho vay.
- Đẩy mạnh và khai thác triệt để các hoạt động dịch vụ truyền thống như dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán Quốc tế, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ thẻ ATM, POS, dịch vụ Hombanking, Western Union, dịch vụ gửi 1 nơi rút tiền nhiều nơi, dịch vụ trả lương qua tài khoản, các dịch vụ phi tín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26229.doc