MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Tính tất yếu 3
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Kết cấu của bản báo cáo 4
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI 5
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai 5
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank 5
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Hoàng Mai 7
1.1.2.1. Công tác huy động vốn 7
1.1.2.2. Công tác cho vay 7
1.1.2.3. Về kinh doanh dịch vụ và kế toán: đến ngày 31/12/2007: 8
1.1.2.4. Công tác ngân quỹ: 8
1.1.2.5. Hoạt động tin học: 8
1.1.2.6. Về nhân sự: 9
1.2. Cơ cấu tổ chức 9
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 9
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh Hoàng Mai 11
1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 12
1.3.1. Phòng Kế hoạch, Kinh doanh 12
1.3.2. Phòng Kế toán và Ngân quỹ 13
1.3.3. Phòng Hành chính và Nhân sự 15
1.3.4. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ 17
1.3.5. Phòng Thanh toán quốc tế 18
1.3.6. Phòng Dịch vụ và Marketing 19
1.3.7. Phòng Điện toán 22
Chương 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI 24
2.1. Một số sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 24
2.1.1. Tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ 24
2.1.2. Cung cấp tín dụng 25
2.1.3. Dịch vụ bảo lãnh 25
2.1.4. Dịch vụ cho thuê tài chính 26
2.1.5. Thanh toán quốc tế 26
2.1.6. Dịch vụ thẻ 26
2.1.7. Kinh doanh ngoại tệ 28
2.1.8. Kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý 28
2.1.9. Kinh doanh chứng khoán 28
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 của chi nhánh Hoàng Mai 29
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội năm 2007 ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng 29
2.2.1.1. Thuận lợi 29
2.2.1.2. Khó khăn 29
2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007: 30
2.2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn 31
2.2.2.2. Phân tích kết quả một số nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu năm 2007 33
3.2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006: (Bảng 2.5) 39
3.2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: 42
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KINH DOANH NĂM 2008 43
3.1. Những ưu điểm và một số tồn tại của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay 43
3.1.1. Ưu điểm 43
3.1.2. Những tồn tại 43
3.2. Những ưu điểm và một số tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Hoàng Mai 44
3.2.1. Ưu điểm 44
3.2.2. Một số tồn tại 45
3.3. Định hướng phát triển trong thời gian tới 46
3.3.1. Mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2008 của Chi nhánh Hoàng Mai 46
3.3.2. Giải pháp thực hiện 48
3.3.2.1. Về huy động vốn: 48
3.3.2.2 Về tín dụng: 49
3.3.2.3. Về lãi suất kinh doanh: 49
3.3.2.4. Về Thanh toán quốc tế: 49
3.3.2.5. Về Tài chính, ngân quỹ: 50
3.3.2.6. Công tác Tin học và hiện đại hoá Ngân hàng: 50
3.3.2.7. Công tác kiểm tra, kiểm soát: 50
3.3.2.8. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo: 51
3.4. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT trong giai đoạn tới 51
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4495 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tác hành chính quản trị:
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan.
- Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương và với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng nông nghiệp.
- Phân tích đánh giá văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về những vấn đề chung của công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu, điện nước, điện thoại, sửa chữa và xây dựng nhỏ của cơ quan.
- Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan. Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn, telex, fax.
- Chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu hỷ của cán bộ nhân viên.
- Dự thảo quy định lề lối làm việc trong cơ quan. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi việc thực hiện nội quy lao động. Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo.
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Có nhiệm vụ sau:
Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra của NHNo và kế hoạch của đơn vị nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi Tổ kiểm tra, kiểm soát, Văn phòng đại diện và Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Là đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh.
Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra vụ việc theo quy định; thực hiện quản lý thong tin và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định.
Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do giám đốc chi nhánh ban hành. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng theo chức năng nhiệm vụ của phòng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra kiểm soát nội bộ hoặc của Giám đốc giao.
Phòng Thanh toán quốc tế
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như mua, bán, chuyển đổi.
Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT của NHNo.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và bảo lãnh của khách hàng là tổ chức.
+ Hàng nhập: Nhận hồ sơ mở L/C đã được duyệt từ cán bộ quan hệ khách hàng, thực hiện mở L/C, kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán với nước ngoài, thông báo bộ chứng từ nhờ thu nhận từ ngân hàng nước ngoài và thanh toán với nước ngoài khi khách hàng chấp nhận. Trực tiếp nhận hồ sơ và mở L/C ký quỹ 100%.
+ Hàng xuất: Thông báo L/C hàng xuất khẩu nhận từ nước ngoài, kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất do khách hàng xuất trình, thực hiện gửi chứng từ thuộc L/C hoặc chứng từ nhờ thu hàng xuất đi đòi tiền, hạch toán tiền báo có cho khách hàng.
Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng là tổ chức.
Trực tiếp nhận hồ sơ và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và nước ngoài, L/C trả chậm đối với trường hợp ký quỹ 100%. Phát hành thư bảo lãnh đối với các hồ sơ bảo lãnh có mức ký quỹ dưới 100% đã được duyệt do bộ phận QHKH chuyển đến.
Nhận điện từ Trung tâm Thanh toán của NHNo, chuyển điện cho các phòng ban liên quan. In bảng kê điện đã nhận.
Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các Ngân hàng nước ngoài.
Thực hiện công tác báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định của NHNo, Ngân hàng Nhà nước và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
Thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban Giám đốc giao.
Phòng Dịch vụ và Marketing
a. Chức năng:
Phòng Dịch vụ và Marketing có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triên kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Chi nhánh.
b. Nhiệm vụ:
Bộ phận Marketing
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫ thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…) tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài long của khách hàng.
- Đề xuất tham mưu vơi Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.
- Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, apphích theo quy định.
- Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng.
- Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sánh khách hàng định kỳ, nhằm kịp thời đề xuất điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn trong trường hợp cần thiết.
- Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng là tổ chức.
- Tuỳ theo đặc điểm riêng đối với từng khách hàng, phối hợp cùng các phòng ban khác thiết kế các loại sản phẩm “may đo” hoặc sản phẩm “trọn gói” phù hợp và có tính hấp dẫn đối với khách hàng.
- Thẩm định và định giá tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Bộ phận Thông tin khách hàng:
- Tiếp nhận, mở tài khoản và quản lý hồ sơ khách hàng, các yêu cầu thay đổi về thông tin khách hàng.
- Tiếp nhận, quản lý và giải quyết các yêu cầu về tài khoản như: uỷ quyền, giải quyết số dư tài khoản, chuyển quyền sở hữu, xác nhận số dư tài khoản.
- Giải đáp các yêu cầu của khách hàng, trực tiếp trả lời các thông tin đến khách hàng theo đúng quy định.
- Cung cấp séc trắng.
- Tập hợp và trả sao kê, sổ phụ chứng từ cho khách hàng.
- Phản ánh tình hình giao dịch và đề xuất chính sách thu hút khách hàng.
Bộ phận dịch vụ khách hàng:
- Xử lý các nghiệp vụ tạm ứng tiền mặt cho chủ thẻ tín dụng.
- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
- Xử lý các nghiệp vụ tạm ứng tiền mặt cho chủ thẻ tín dụng.
- Xử lý nghiệp vụ mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch cho cá nhân.
- Chi trả kiều hối.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc trong từng thời kỳ.
Bộ phận thẻ:
Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT.
Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp.
- Quản lý hồ sơ ký quỹ, thế chấp, cầm cố.
- Gửi sao kê tài khoản thẻ cho khách hàng, quản lý công tác cho vay, thu nợ khách hàng sử dụng thẻ.
- Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.
- Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc.
Bộ phận cho vay thể nhân:
- Thực hiện cho vay cầm cố, thế chấp, tín chấp theo quy định hiện hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc trong từng thời kỳ.
Phòng Điện toán
Chức năng:
Thực hiện công tác triển khai ứng dụng về công nghệ thông tin phục vụ tốt cho hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh.
Nhiệm vụ:
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
- Quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của Chi nhánh. Bảo mật các số liệu trong máy tính và mạng theo quy chế của Ngân hàng.
- Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của NHNo&PTNT để triển khai tại Chi nhánh và có trách nhiệm quản lý các phần mềm như các tài sản khác của cơ quan.
- Xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành thiết bị tin học, nhằm phục vụ cho hoạt động hàng ngày và phát triển kỹ thuật tin học tại Chi nhánh.
- Là đầu mối quan hệ với phòng tin học của Ngân hàng nông nghiêp và các Ngân hàng khác trong lĩnh vực công nghệ Tin học.
- Thực hiện công tác công nghệ tin học. Quản lý các chuẩn về mẫu tin, mã hoá đối với các Ngân hàng trên địa bàn về công tác thanh toán và thông tin báo cáo.
- Thực hiện quản trị mạng của toàn bộ hệ thống mạng; cài đặt các chương trình phần mềm hệ thống mạng, thiết lập hệ thống bảo mật của hệ thống mạng theo chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp và Ban Giám đốc.
- Truyền và tiếp nhận thông tin trong nội bộ cơ quan theo chế độ quy định của Ngân hàng nông nghiệp và Chi nhánh.
- Chịu tránh nhiệm phổ biến và hướng dẫn nghiệp vụ tin học cho các phòng ban khi cần thiết và khi có quy trình mới.
- Làm dịch vụ tin học.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Chi nhánh phân công.
Chương 2:
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI
2.1. Một số sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2.1.1. Tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện có một hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp trong cả nước, có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền bằng VND và ngoại tệ của người dân một cách nhanh chóng và thuận tiện với lãi suất hấp dẫn. Các hình thức huy động tiền gửi:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Tiết kiệm có kỳ hạn.
- Tiết kiệm gửi góp.
- Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi.
- Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dư tiền gửi.
- Tiết kiệm có thưởng
- Tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm bằng VND bảo đảm theo giá vàng.
- Phát hành các giấy tở có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu.
2.1.2. Cung cấp tín dụng
Hoạt động cung cấp tín dụng của Agrbank được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phát triển theo các hình thức sau:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng;
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
2.1.3. Dịch vụ bảo lãnh
Bảo lãnh là một trong những dịch vụ mà AGRIBANK đã thực hiện nhiều năm và ngày càng khẳng định chất lượng và uy tín đối với khách hàng với các loại hình bảo lãnh:
Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh vay vốn trong nước;
Bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
Bảo lãnh thanh toán;
Bảo lãnh dự thầu;
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm;
Bảo lãnh hoàn thanh toán;
Bảo lãnh bảo hành;
Bảo lãnh bảo dưỡng;
Các loại bảo lãnh khác.
2.1.4. Dịch vụ cho thuê tài chính
Là dịch vụ nhận một khoản tín dụng trung, dài hạn thông qua việc thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác từ công ty cho thuê tài chính, qua đó khách hàng có thể sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả thuận. Dịch vụ này được đưa ra nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu đầu tư trung, dài hạn để đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh.
2.1.5. Thanh toán quốc tế
Dịch vụ thanh toán quốc tế của NHNo bao gồm:
Thanh toán hàng xuất khẩu
Dịch vụ Chuyển tiền
Thư tín dụng (L/C) Xuất khẩu
Dịch vụ Nhờ thu
Thanh toán hàng nhập khẩu
Hồ sơ chuyển tiền
Thanh toán Nhờ thu
Thư tín dụng.
Dịch vụ kiều hối
Dịch vụ chi trả Western Union.
Thanh toán biên giới với Trung Quốc bằng đồng CNY, VND.
2.1.6. Dịch vụ thẻ
Ngân hàng nông nghiệp hiện đang có những loại thẻ sau
Thẻ ghi nợ nội địa (thẻ Success) với các tiện ích như:
Rút tiền VNĐ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ hoặc ngoại tệ tại bất cứ máy ATM nào của NHNo mọi lúc, mọi nơi.
Thanh toán hoá đơn cho các đơn vị cung ứng dịch vụ (Điện, nước, Internet, điện thoại ...) tại máy ATM; thanh toán khi mua hàng hoá dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của NHNo; cấp hạn mức thấu chi cho phép rút tiền mặt hay thanh toán mua hàng hoá dịch vụ khi trong tài khoản khách hàng không có số dư (với khách hàng có thu nhập ổn định).
Thông tin số dư tài khoản và in sao kê giao dịch (05 giao dịch gần nhất).
Thay đổi mã số xác định chủ thẻ (PIN).
Số dư trên tài khoản được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Bảo mật các thông tin từ tài khoản.
Chuyển tiền trong hệ thống NHNo.
Nhận tiền lương, nhận tiền chuyển đến từ trong và ngoài nước.
Tra cứu thông tin tài khoản, thông tin ngân hàng (tỷ giá, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay …).
Thẻ tín dụng nội địa (Credit Card) với các tiện ích như:
Mua hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên toàn quốc.
Ứng tiền mặt tại mạng lưới các điểm ứng tiền mặt bao gồm: hệ thống máy rút tiền tự động (ATM), quầy giao dịch và đơn vị chấp nhận thẻ của ngân hàng.
Mua sắm chi tiêu trước, thanh toán sau bằng đồng Việt Nam mà không chịu lãi trong khoảng thời gian tối đa là 45 ngày.
An toàn vì không phải đem theo lượng tiền mặt lớn khi mua sắm hàng hoá, dịch vụ.
Thuận tiện trong thanh toán mọi nơi, mọi lúc.
Cho phép người thân sử dụng hạn mức của chủ thẻ chính để mua sắm hàng hoá, dịch vụ và ứng tiền mặt (thẻ phụ).
Tiện lợi trong việc quản lý chi phí công tác của nhân viên (đối với thẻ công ty).
Được hưởng các ưu đãi, khuyến mãi đặc biệt của ngân hàng.
Được hưởng dịch vụ khách hàng 24/24.
2.1.7. Kinh doanh ngoại tệ
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ được thực hiện với thủ tục đơn giản, tỷ giá mua bán hấp dẫn và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng.
2.1.8. Kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý
Công ty kinh doanh Mỹ nghệ Vàng bạc đá quý trực thuộc NHNo&PTNT hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực:
Kinh doanh, gia công, chế tác xuất nhập khẩu hàng trang sức mỹ nghệ.
Nhận tiền gửi tiết kiệm nội ngoại tệ và vàng.
Nhận uỷ thác đại lý hoạt động ngân hàng
Mua bán, thu đổi ngoại tệ.
2.1.9. Kinh doanh chứng khoán
Các dịch vụ được cung cấp là:
Môi giới chứng khoán
Bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành
Quản lý danh mục đầu tư
Tư vấn.
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 của chi nhánh Hoàng Mai
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội năm 2007 ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
2.2.1.1. Thuận lợi
Một năm sau khi gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tăng trưởng GDP đạt 8.48%, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào VN đã đạt 20.3 tỷ USD, vượt 15% kế hoạch dự kiến. Công nghiệp vẫn đang là ngành thu hút lượng vốn lớn nhất, với 7,55 tỷ USD, chiếm 56,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau công nghiệp là các ngành dịch vụ, với 5,65 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48,387 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm trướcđược cải thiện hơn. Nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh, tập trung chính vào các loại máy móc và phụ tùng.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn vươn lên đạt được kế hoạch. Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tăng thêm tỷ trọng công nghiệp chế biến. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP.
2.2.1.2. Khó khăn
Tuy đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong năm qua nhưng kinh tế Việt Nam vẫn cón bộc lộ một số yếu kém và tồn tại như:
- Giá cả tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 là 12,63% ; tỉ lệ lạm phát cao, lên tới 12.6 %. Đây là tốc độ tăng giá cao nhất trong những năm gần đây, vượt qua tốc độ tăng GDP và không đạt mục tiêu đề ra. Nhóm hàng tăng giá cao nhất trong năm qua là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18, 92%, riêng lương thực tăng 15, 4%, giá thực phẩm tăng 21,16%, thứ 2 là nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%. Xu hướng biến động động bất thường của chỉ số giá tiêu dung và tỉ lệ lạm phát đã ảnh hưởng lớn về huy động vốn do lãi suất tiền gửi thực âm.
- Nhập siêu lớn. Chung cả năm, nhập siêu lên tới trên 13,1 tỷ USD, bằng 27,5% kim ngạch xuất khẩu.
- Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm và nền kinh tế còn thấp; Hiệu quả đầu tư kém, chi phí sản xuất còn cao.
- Thị trường vốn ngày càng đa dạng nên những người có tiền sẽ có nhiều sự lựa chọn để đầu tư. Hiện nay, NHNo Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ nên việc thu hút tiền gửi sẽ bị nhiều hạn chế.
- Sự cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng ngày càng phức tạp và gay gắt khi một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần mới được thành lập vào cuối năm 2007, các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Vì vậy, hệ thống NHNo Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng nội địa, liên doanh mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một đơn vị thực hiện hạch toán và quản lý tài chính tập trung toàn hệ thống, các Chi nhánh trực thuộc thực hiện hạch toán phụ thuộc.
Agribank chi nhánh Hoàng Mai là Chi nhánh cấp 2, vì vậy tại Chi nhánh:
- Không hạch toán vốn điều lệ và các quỹ (trên cân đối kế toán phần vốn chủ chỉ thế hiện lãi-lợi nhuận trước thuế).
- Chi nhánh không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, toàn bộ chênh lệch Thu nhập từ Chi phí (lợi nhuận trước thuế) cuối năm được chuyển về NHNo&PTNT Việt Nam. Kết quả kinh doanh phản ánh trên về Báo cáo Thu nhập – Chi phí của Chi nhánh là Lợi nhuận trước thuế.
2.2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn
a. Nguồn vốn (Bảng 2.1)
Tổng nguồn vốn (Tài sản Nợ): 1.882,848 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn vốn ngoại tệ đã quy đổi), tăng 491,824 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 35,4%). Trong đó:
Nguồn vốn huy động: 1.832 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 97,3% Tổng nguồn vốn; tăng 468 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 34.3%).
Vốn và các quỹ của Chi nhánh (Lợi nhuận trước thuế): 34,350 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,8% Tổng nguồn vốn; tăng 18,6 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 118,1%).
Tiền lãi cộng dồn dự trả cho khách hàng: 16,498 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,9% Tổng nguồn vốn; tăng 5,224 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 46.3%).
Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu Nguồn vốn- Sử dụng vốn
Từ số liệu trên cho thấy nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chủ yến bằng nguồn vốn huy động (chiếm 97,3%).
b. Sử dụng vốn
Tổng sử dụng vốn (Tài sản Có): 1.882,848 tỷ đồng, tăng 491,824 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 35,4%). Trong đó:
Tiền mặt và tiền gưi tại Ngân hàng Nhà nước: 8,397 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,4% Tổng tài sản Có; tăng 2,371 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 39,3%).
Cho vay trong nước (bao gồm cả dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đã quy đổi): 976 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,8% Tổng tài sản Có; tăng 314, 4 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 47,5%).
Tài sản cố định và tài sản khác: 3,035 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,2% Tổng tài sản Có; tăng 0,162 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 5,6%).
Tài sản Có khác (điều vốn về NHNo Việt Nam hưởng lãi suất điều vốn nội bộ): 892,086 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,4% Tổng tài sản Có; tăng 173,175 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 24,1%).
Tiền lãi cộng dồn thu của khách hàng: 3,330 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,2% Tổng tài sản Có; tăng 1,716 tỷ đồng so với năm 2006 (tỷ lệ tăng 106.3%).
Nguồn vốn của Chi nhánh chủ yếu được sử dụng để đầu tư tín dụng trong nước và điều vốn nội bộ (chiếm tới trên 99% tổng nguồn vốn). Năm 2007, Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư tín dụng, tốc độ tăng dư nợ rất cao so với năm 2006 nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn huy động được để tăng lợi nhuân.
2.2.2.2. Phân tích kết quả một số nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu năm 2007
a. Nghiệp vụ huy động vốn (Bảng 2.2)
Tổng nguồn vốn huy động: 1.832 tỷ đồng; tính bình quân đầu người đạt 34 tỷ đồng/1 cán bộ, tăng 4 tỷ đồng/1 cán bộ so với năm 2006.
Tuỳ theo nội dung phân tích, nguồn vốn huy đồng được phân loại như sau:
Phân loại theo thời gian huy động:
- Tiền gửi ngắn hạn: 382 tỷ đồng; giảm 418 tỷ đồng so với năm 2006.
- Tiền gửi dài hạn: 1.450 tỷ đồng, tăng 886 tỷ đồng so với năm 2006.
Nguồn vốn huy động ngắn hạn giảm đồng thời với việc tăng mạnh nguồn vốn huy động dài hạn, phản ánh tính ổn định, bền vững của nguồn vốn, giúp Chi nhánh tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, nhất là trong lĩnh vự đầu tư tín dụng.
Phân loại theo tính chất nguồn huy động:
Tiền gửi dân cư:326 tỷ đồng, tăng 176 tỷ đồng so với năm 2006.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội: 1.502 tỷ đồng tăng 676 tỷ đồng so với năm 2006.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi khác: 4 tỷ đồng
Tiền gửi các tổ chức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi dân cư có tăng so với năm 2006 nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng thấp, nguyên nhân là do mạng lưới chưa được mở rộng (số điểm giao dịch ít). Tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm mạnh và chỉ còn chiếm tỷ trọng không đáng kể, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chi nhánh trong việc cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm nguồn vốn có lãi suất cao, kém tính ổn định.
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động
b. Nghiệp vụ đầu tư tín dụng cho nền kinh tế: (Bảng 2.3)
Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay trong nước
Tổng dự nợ cho vay trong nước (gồm cả dư cho vay bằng ngoại tệ đã quy đổi) : 976 tỷ đồng tăng 314,4 tỉ đồng so với năm 2006( tỉ lệ tăng 47,5%) ; tính bình quân đầu người đạt 18 tỉ đồng / 1cán bộ, tăng 3,3 tỉ đồng / 1 cán bộ so với năm 2006.
Tuỳ theo nội dung phân tích, dư nợ tín dụng đựơc phân loại như sau :
Phân loại theo thời hạn cho vay :
+ Dư nợ cho vay ngăn hạn (từ 12 tháng trở xuống) : 702 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng gần 71,9 % tổng dư nợ ; tăng 140,4 tỉ đồng so với năm 2006 (tỉ lệ tăng 25%).
+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn (từ trên 12 tháng) : 274 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng gần 28,1 % tổng dư nợ ; tăng 174 tỷ đồng so với năm 2006(tỉ lệ tăng 174%).
Bảng 2.3 : Phân tích cơ cấu đầu tư tín dụng
(Dư nợ cho vay trong nước)
Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn. Dư nợ cho vay trung và dài hạn tuy có tốc độ tăng trưởng rất cao so với năm 2006 nhưng vẫn chưa đạt tỉ trọng theo yêu cầu của ngân hàng Nông Nghiệp chi nhánh Hoàng Mai là 40% tổng dư nợ.
Phân loại theo thành phần kinh tế :
+ Dư nợ cho vay DNNN : 58 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,9% tổng dư nợ ; giảm 65,9 tỷ đồng so với năm 2006 (tỉ lệ giảm 53,2%).
+ Dư nợ cho vay DN ngoài quốc doanh : 790 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng gần 80,9 % tổng dư nợ ; tăng 348,8 tỷ đồng so với năm 2006 (tỉ lệ tăng 79,1%).
+ Dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình : 128 tỷ đông chiếm tỉ trọng 13,1% tổng dư nợ; tăng 31,5 tỷ đồng so với năm 2006 (tỉ lệ tăng 32,6%).
Dư nợ cho các DN ngoài quốc doanh tăng mạnh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay trong nước. Dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình tăng khá. Dư nợ cho vay các DNNN chiếm tỉ trọng rất nhỏ do năm 2007 giảm tới 53% so với năm 2006.
Mặc dù năm 2007 hoạt động đầu tư tín dụng có tốc độ tăng trưởng rất cao, nhưng chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo, thể hiện tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ luôn ở mức thấp (0,8%).
Phân tích chất lượng tín dụng thể hiện ở tình hình nợ xấu (Bảng 2.4)
- Tổng nợ xấu (gồm : nhóm 3 ‘Nợ dưới tiêu chuẩn’ ; Nhóm 4 ‘Nợ nghi ngờ’ ; Nhóm 5 ‘Nợ có khả năng mất vốn’) : 7,326 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 0,8% tổng dư nợ ; tăng 2,752 tỷ đồng so với năm 2006 (tỉ lệ tăng 60,2%). Trong đó :
+ Nợ nhóm 3 : 2,157 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29% Tổng nợ xấu.
+ Nợ nhóm 4 : 4,353 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60% Tổng nợ xấu.
+ Nợ nhóm 5 : 816 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11% Tổng nợ xấu.
Tuỳ theo nội dung phân tích, nợ xấu được phân loại như sau :
Theo thời hạn cho vay, nợ xấu được phân thành 2 loại :
+ Nợ xấu cho vay ngắn hạn : 7,326 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 100% tổng nợ xấu ; tăng 2,752 tỷ đồng so với năm 2006 (tỉ lệ tăng 60%).
+Nợ xấu cho vay trung, dài hạn : không có.
Theo thành phần kinh tế, nợ xấu được phân thành 3 loại :
+ Nợ xấu cho vay DNNN : Không có.
+ Nợ xấu cho vay DN ngoài quốc doanh : 6,966 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 95,1% tổng nợ xấu tăng 3.622 tỷ đồng so v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24627.doc