MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ 1
CHI NHÁNH NHNo&PTNT SÔNG CÔNG 1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh 2
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5
CHI NHÁNH NHNo&PTNT SÔNG CÔNG 5
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh 5
2.2. Quy trình tín dụng tại Chi nhánh 6
2.2.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn 6
2.2.2. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng 7
2.2.3. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn 7
2.2.4. Ra quyết định tín dụng 8
2.2.5. Giải ngân 8
2.2.6. Kiểm tra, giám sát tín dụng 8
2.2.7. Thanh lý hợp đồng tín dụng 8
2.2.8. Đánh giá về quy trình tín dụng 9
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT SÔNG CÔNG 9
2.3.1. Hoạt động huy động vốn 9
2.3.2. Hoạt động tín dụng 12
2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 15
2.4. Tình hình người lao động 16
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI 18
CHI NHÁNH NHNo&PTNT SÔNG CÔNG 18
3.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh 18
3.2. Những ưu điểm, tồn tại và các giải pháp khắc phục 18
3.2.1. Những ưu điểm đạt được 18
3.2.2. Những hạn chế, tồn tại 21
3.2.3. Các giải pháp khắc phục 21
3.3. Định hướng kinh doanh trong thời gian tới 22
3.3.1. Định hướng chung 22
3.3.2. Mục tiêu cụ thể 22
KẾT LUẬN 24
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Công, Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch vụ rất đa dạng, Chi nhánh đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
2.2. Quy trình tín dụng tại Chi nhánh
Giới thiệu chung
Chi tiết của quy trình tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công
Thanh lý hợp đồng tín dụng.
Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Tiến hành điều tra, thu thập thông tin về khách hàng.
Phân tích, thẩm định khách hàng.
Giải ngân.
Ban lãnh đạo ra quyết định tín dụng.
Trưởng phòng tín dụng đánh giá, xem xét lại, rồi trình ban lãnh đạo quyết định.
Hợp lệ
Cho vay
Chưa đầy đủ và hợp lệ
Kiểm tra, giám sát tín dụng.
Hợp lệ
Không hợp lệ
( Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công)
2.2.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng(CBTD) hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
- Đối với khách hàng đã quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
CBTD kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ văn bản, đồng thời kiểm tra mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh và tính hợp pháp của mục đích vay vốn hay không.
2.2.2. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng
- Về khách hàng vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về:
+ Ban lãnh đạo khách hàng vay vốn.
+ Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng.
+ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
+ Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có).
- Về phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư:
+ Tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư.
+ Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra.
2.2.3. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
- Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng vay vốn: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính; Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính.
- Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng và dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt. CBTD tính toán lãi, phí và các lợi ích khác có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt.
2.2.4. Ra quyết định tín dụng
Bước 1: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay cùng hồ sơ vay vốn trình TPTD.
Bước 2: Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, TPTD xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo.
Bước 3: Căn cứ vào bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/ tái thẩm định và TPTD, khoản vay sẽ được ban lãnh đạo Chi nhánh quyết định đồng ý hay không đồng ý cho vay, hoặc cho vay có điều kiện. Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết sẽ được Ban thẩm định dự án ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo, Chi nhánh mới được phép giải ngân.
Nội dung phê duyệt cho vay cần phải xác định rõ: Số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay và các điều kiện khác (nếu có).
2.2.5. Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
2.2.6. Kiểm tra, giám sát tín dụng
Kiểm tra, giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
NHNo&PTNT Việt Nam quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay.
2.2.7. Thanh lý hợp đồng tín dụng
Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay.
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.
Sau khi lãnh đạo ký biên bản thanh lý hợp đồng, CBTD kiểm tra tình trạng giấy tờ, sản sản thế chấp, cầm cố rồi xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố. Lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký duyệt.
2.2.8. Đánh giá về quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng này được soạn thảo ra đã giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng.
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Công
Trong những năm vừa qua mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính trị thế giới bất ổn... nhưng nhờ chính phủ tạo điều kiện, NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra các chính sách đúng đắn, kịp thời, đồng thời chi nhánh luôn theo dõi sát sao diễn biến thị trường và đưa ra các giải pháp điều hành linh hoạt nên các mặt hoạt động của chi nhánh đều đạt được những kết quả đáng ghi nhận thể hiện ở mức tăng trưởng quy mô hoạt động trên cả phương diện huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác.
2.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm thể hiện xu hướng tăng trưởng mạnh của chi nhánh.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Sông Công
ĐVT: triệu đồng
Thời điểm
31/12/2008
31/12/2009
31/12/2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng (%)
Tổng NV huy động
62.282
100
76.036
100
22
117.453
100
54,4
I - Theo kỳ hạn
1- Không kỳ hạn
10.096
16,21
6.878
9,05
- 31,88
8.990
7,6
30,7
2- Kỳ hạn <12 tháng
42.412
68,1
61.714
81,16
45,51
102.538
87,4
66,1
3- Kỳ hạn > 12 tháng
9.774
15,69
7.444
9,79
-23,84
5.925
5,0
-20,4
II–Theo thành phần KT
1- Tiền gửi của tổ chức
11.099
17.82
6.427
8,45
-42,1
28.333
24,1
24,25
2 – NV dân cư
51.183
82,18
69.609
91,55
36
89.120
75,9
28
III- Theo loại tiền gửi
1- VND
58.051
93,21
72.587
95,5
25
113.505
96,6
56,3
2- USD
4.231
6,79
3.499
4,5
- 17,3
3.948
3,4
12,83
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công)
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công, ta nhận thấy tình hình hoạt động huy động vốn của chi nhánh như sau:
Xét về quy mô
Nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm, cụ thể, năm 2009 tăng 22% và năm 2010 tăng 54,4%. Để có được kết quả ấn tượng trên chi nhánh đã chủ trương đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho KH và liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới đã thu hút được nhiều nguồn vốn từ dân cư. Giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn) cũng được phát hành đồng thời nhằm đa dạng kỳ hạn của các khoản huy động. Bên cạnh đó, chi nhánh còn nhạy bén trong cạnh tranh bằng cách đưa ra các mức lãi suất huy động phù hợp, các hình thức dự thưởng hấp dẫn.... Do đó, mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH hoạt động trên cùng địa bàn nhưng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2010 lớn hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2009 (54,4% so với 22%) trong khi tốc độ lạm phát là 11,75%. So sánh với tốc độ lạm phát năm 2010 ta thấy công tác huy động vốn của chi nhánh phát triển mạnh. Có được kết quả đáng tự hào này là do tình hình kinh tế thế giới đã chuyển mình, thoát khỏi dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và đang dần phục hồi. Tại Việt Nam, sau khi chính phủ đưa ra gói kích cầu với tổng trị giá lên đến 8 tỷ USD nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên lạm phát những tháng cuối năm 2010 tăng cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ bắt buộc khiến cho lãi suất tăng nhanh, các NH cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn. Điều này đặt chi nhánh vào tình trạng kinh doanh khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh.
Xét về cơ cấu huy động
- Cơ cấu theo kỳ hạn: Nhìn chung trong các năm 2008, 2009, 2010 cơ cấu huy động tiền gửi ngắn hạn ( 12 tháng) có xu hướng giảm, tiền gửi không kỳ hạn thì không ổn định qua các năm. Tiền gửi kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động trong cơ cấu theo kỳ hạn cả 3 năm và có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2008 chi nhánh huy động 42.412 triệu đồng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng 68,11%, 2 năm tiếp theo tăng lên 67.714 triệu đồng và 102.538 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,16% và 87,4%. Tiền gửi dài hạn thường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cả 3 năm và có xu hướng giảm, năm 2008 tiền gửi kỳ hạn dài là 9.774 triệu đồng chiếm 15,69 % trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2010 con số này giảm xuống còn 5.925 triệu đồng với tỷ trọng chỉ còn 5%. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa tốt, nguồn vốn huy động chưa ổn định. Sở dĩ có tình trạng này là do trong giai đoạn cuối năm 2008 và cuối năm 2010 lãi suất trên thị trường biến động mạnh cùng với lạm phát tăng cao gây tâm lý hoang mang cho người dân dẫn đến tình trạng người dân lực chọn gửi tiền kỳ hạn ngắn để hưởng lãi cao hơn nếu lãi suất thị trường tiếp tục tăng.
- Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn từ KH chiếm tỷ trọng lớn nhất (99,32% năm 2008, 99,995 % năm 2009 và 99,914 % năm 2010) và tăng đều qua các năm về cả số tuyệt đối và số tương đối (năm 2009 là 75.933 triệu đồng, tăng 22,776 %, năm 2010 là 117.238 triệu đồng, tăng 54,4%). Có sự tăng lên này là do trong tình hình kinh tế khó khăn người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, tiêu dùng ít hơn khiến cho dòng tiền gửi đổ về NH tăng lên. Trong khi đó nguồn vốn tiền gửi, tiền vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm cả về số tuyệt đối vào năm 2009 (4 triệu đồng) và tăng trở lại vào năm 2010 (101 triệu đồng).Các con số trên cho thấy, chi nhánh có tiềm năng trong việc huy động tiền gửi từ KH, trong đó bao gồm cả dân cư và các tổ chức kinh tế, tuy nhiên việc huy động các khoản tiền gửi hoặc vay từ TCTD khác còn rất hạn chế.
Về sử dụng vốn
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh
ĐVT: triệu đồng
Thời điểm
31/12/2008
31/12/2009
31/12/2010
Chỉ tiêu
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Cho vay
83.781
96,76
109.954
98,33
144.592
97,84
Dự trữ
2.805
3,24
1.864
1,67
3.194
2,16
Tổng
86.586
100
111.818
100
147.786
100
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công)
Hoạt động sử dụng vốn quan trọng của chi nhánh là để cho vay. Cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và liên tục tăng về số tuyệt đối: năm 2008 là 83.781 triệu đồng, năm 2009 tăng lên 109.954 triệu đồng và năm 2010 là 144.592 triệu đồng. Dễ dàng nhận thấy vốn cho vay của chi nhánh vượt qua lượng vốn huy động được, chi nhánh phải vay vốn từ các tổ chức khác như điều hòa vốn nội bộ, ADB, WB hay từ chính phủ…. Lãi suất vay từ các tổ chức ADB,WB hay từ chính phủ rất thấp tuy nhiên chỉ có số lượng nhỏ và nhằm mục đích tài trợ nhất định nên lãi thu được ít. Chi nhánh sử dụng số lượng lớn vốn điều hòa nội bộ, trong khi lãi suất điều hòa vốn cao hơn lãi suất huy động tạo ra áp lực lớn đồng thời làm giảm lợi nhuận của chi nhánh.
Tỷ trọng cho vay năm 2009 tăng lên so với năm 2008 (98,33% so với 96,76%) cho thấy năm 2009 để khôi phục kinh tế sau khủng hoảng, để kéo đất nước ra khỏi tình trạng giảm phát, NHNN áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng dư nợ tín dụng, giảm dự trữ. Đến nửa cuối năm 2010 nền kinh tế nước ta một lần nữa đối mặt với lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt buộc các NH phải giảm cho vay để kiềm chế lạm phát.
2.3.2. Hoạt động tín dụng
Chi nhánh đã có những biện pháp quản lý tốt hạn mức dư nợ và kết quả là tổng dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công
ĐVT: triệu đồng
Năm
2008
2009
2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Số tiền
Tỷ lệ tăng/giảm so với năm 2008 (%)
Số tiền
Tỷ lệ tăng giảm so với năm 2009 (%)
Doanh số cho vay
121.497
163.800
34,82
200.000
22,1
Doanh số thu nợ
112.677
137.628
22,14
166.000
20,62
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng nhanh vào năm 2009 (34,82%) là do các gói kích cầu của chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế nước ta sau khủng hoảng. Với gói hỗ trợ lãi suất 4% nên mặc dù các nền kinh tế khó khăn nhưng doanh số cho vay vẫn tăng. Đến năm 2010 doanh số cho vay vẫn tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn (22,1%) do tình hình kinh tế có những dấu hiệu bất lợi: các tháng cuối năm 2010 lãi suất cho vay tăng cao nên nhu cầu vốn tín dụng giảm.
Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay của chi nhánh vào thời điểm cuối các năm 2008, 2009, 2010
ĐVT: triệu đồng
Thời điểm
31/12/2008
31/12/2009
31/12/2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng (%)
Tổng dư nợ
83.781
100
109.954
100
31,24
144.592
100
31,5
Ngắn hạn
53.711
64,11
63.683
57,92
18,57
93.171
64,44
46,3
Trung dài hạn
30.070
35,89
46.271
42,08
53,88
51.421
35,56
11,13
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công)
Dư nợ cho vay của chi nhánh tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 26.173 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 31,24 % so với năm 2008 cho thấy mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng được sự hỗ trợ của chính phủ các doanh nghiệp vẫn vay vốn đầu tư cho sản xuất. Năm 2008 do khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ NH đúng hạn, đến năm 2009, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp hoàn trả được các khoản nợ tồn đọng. Đây chính là nguyên nhân của sự tăng mạnh doanh số thu hồi nợ năm 2009. Năm 2010 dư nợ tín dụng tiếp tục tăng 34.638 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 31,5% so với năm 2009. Mặc dù vào cuối năm 2010 lãi suất tăng cao nhưng với tâm lý tin tưởng vào sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp tăng cường vay nợ NH để đầu tư sản xuất dẫn đến dư nợ cho vay của chi nhánh tiếp tục tăng.
Xét về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn có thể thấy dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ:64,11% năm 2008, 57,92 % vào cuối năm 2009 và 64,44% vào cuối năm 2010. Năm 2009 tỷ trọng của dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng lên trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn giảm xuống cho thấy dư nợ có tính ổn định hơn, chi phí cho việc thiết lập hồ sơ vay giảm đi, giảm tải cho cán bộ tín dụng. Sang đến năm 2010 tình hình kinh tế trở nên phúc tạp dẫn đến dư nợ vay ngắn hạn tăng trở lại, dư nợ vay trung hạn vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, trong khi tốc độ dư nợ vay dài hạn giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí hoạt động tăng làm giảm lợi nhuận của chi nhánh.
2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh của chi nhánh được xác định trên cơ sở thu nhập và chi phí. Với đặc điểm hoạt động kinh doanh tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu nên phần lớn thu nhập kinh doanh của chi nhánh là thu nhập từ lãi vay còn trong chi phí thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì lý do đó, khi thu nhập lãi hay chi phí lãi biến động thì ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Công
ĐVT: triệu đồng
Năm
2008
2009
2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch so với 2008
Số tiền
Chênh lệch so với 2009
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tổng thu nhập
14.862
13.745
-1.117
- 7,52
22.108
8.363
60,84
Thu nhập lãi vay
13.187
12.183
- 1.004
- 7,61
18.798
6.615
54,3
Thu dịch vụ
1.675
1.562
-113
-6,75
3310
1748
111,91
Tổng chi phí
13.276
11.414
- 1.862
- 14,03
17.147
5.733
50,23
Trả lãi tiền gửi
10.178
8.777
-1.401
- 13,77
13.409
4.632
52,77
Chi lương
1.868
1.428
-440
-23,55
2.154
726
50,84
Chi khác
1.230
1209
-21
-1,7
1.584
375
31,02
Lợi nhuận
trước thuế
1.586
2.331
745
46,97
4.961
2630
112,83
Thu nhập lãi ròng
3.009
3.406
397
13,2
5.389
1.983
58,2
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
1,8%
2,03%
0,23%
12,78%
3,27%
1,24%
61,08%
( Nguồn: Kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công)
Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Nhìn vào bảng số liệu dễ dàng nhận thấy lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua các năm: năm 2009 tăng nhẹ ở mức 745 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 46,97%; năm 2010 con số này ở mức 2.630 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 112,83%. Năm 2009 mặc dù thu nhập lãi ròng chỉ tăng 13,2% so với năm 2008 nhưng lợi nhuận trước thuế lại tăng 46,97%. Có điều này là do năm 2009 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ giảm so với năm 2008 (1.075 triệu đồng so với 1.423 triệu đồng, giảm 24,46%) cho thấy hoạt động tín dụng năm 2009 gặp ít rủi ro hơn.
Năm 2010 lợi nhuận trước thuế tăng đột biến ở mức 2.630 triệu đồng so với năm 2009 và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản cũng tăng 1,24%, cao nhất trong 3 năm qua. Có kết quả này là do 4 nguyên nhân chính: Một là, thu nhập lãi ròng tăng 1.983 triệu đồng do chi nhánh đã tận dụng được nguồn vốn rẻ như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn để đầu tư trong thời điểm lãi suất thị trường đầy biến động; Hai là, hoàn nhập dự phòng rủi ro, năm 2010 trích lập dự phòng rủi ro ít hơn năm 2009 gần 650 triệu đồng); Ba là, chi nhánh tăng thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng: dịch vụ chuyển tiền…; Bốn là, sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong việc kinh doanh và tiết kiệm chi phí hoạt động.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản các năm 2009, 2010 đều tăng so với năm trước đó, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2010 lớn hơn tốc độ tăng năm 2009 cho thấy lợi nhuận được tạo ra từ tài sản trong năm 2010 lớn hơn năm 2009. Điều này đồng nghĩa với việc chi nhánh sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận năm 2009 chỉ tăng 12,78% trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 46,97% nghĩa là tổng tài sản của chi nhánh tăng nhanh hơn lợi nhuận trước thuế. Một sự tăng lên của tổng tài sản cho thấy chi nhánh đang mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Các số liệu về tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận trước thuế năm 2010 cũng thể hiện điều này.
2.4. Tình hình người lao động
Hiện nay, tiền lương trung bình của cán bộ công nhân viên khoảng 4 đến 6 triệu đồng/ tháng. Tiền lương, thưởng trong tháng ,quý, năm các ngày lễ Tết được đảm bảo đầy đủ theo đúng chế độ quy định. Ngân hàng luôn động viên khen thưởng kịp thời những sáng kiến cải tiến trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tại Chi nhánh, ngoài trả lương cho cán bộ, công nhân viên dựa trên ngày làm việc và hệ số tiền lương, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trong bộ luật lao động, thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hiểm theo quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chi nhánh luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần người lao động như thăm hỏi cán bộ nhân viên và người nhà khi bị ốm đau, bệnh tật...Hàng năm tổ chức du lịch Hè và Đông giúp cán bộ Chi nhánh thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng trong năm. Ngoài ra, Ngân hàng còn lập quỹ khen thưởng cho con em cán bộ, công nhân viên đạt thành tích cao trong học tập.
Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng luôn tạo điều kiện tốt nhất cho Cán bộ có khả năng nâng cao nghiệp vụ. Luôn mở những lớp bồi dưỡng, những đợt huấn luyện nghiệp vụ giúp Cán bộ thành thạo với tác phong công nghiệp, theo kịp sự phát triển của công nghệ Ngân hàng nói riêng và công nghệ thông tin nói chung.
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CHI NHÁNH NHNo&PTNT SÔNG CÔNG
3.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh
- Tình hình chính trị, an ninh trên địa bàn khu vực : từ trước tới nay tình hình chính trị, an ninh xã hội trên địa bàn luôn ổn định vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của tất cả các chủ thể trên địa bàn nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng rất an toàn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của Chi nhánh.
- Thị xã Sông Công đang là một trong những khu đầu tư trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên nên lượng khách hàng của Ngân hàng ngày càng tăng, do đó Chi nhánh đang ngày càng đa dạng hóa các hình thức kinh doanh như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ hàng quý, hàng năm, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với lãi suất hấp dẫn để không bỏ phí thị trường hấp dẫn này.
- Chi nhánh cũng đang đẩy mạnh công tác tiếp thị thông qua nhiều hình thức khuyến mãi, miễn giảm phí dịch vụ, phát tờ rơi, phát thẻ giao dịch, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cán bộ Chi nhánh không ngừng nâng cao phong cách giao dịch với khách hàng, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, có kỷ cương, khuyến khích tính năng động, sáng tạo, phát huy trí tuệ mỗi cá nhân. Do đó dù trên địa bàn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng Chi nhánh đã tạo ra được điểm nhấn, điểm khác biệt ở tác phong làm việc, gây ấn tượng tốt với khách hàng.
- Cơ sở vật chất hiện đại, tiện lợi, đáp ứng tốt yêu cầu hiện đại hóa ngân hàng của NHNo&PTNT Việt Nam.
3.2. Những ưu điểm, tồn tại và các giải pháp khắc phục
3.2.1. Những ưu điểm đạt được
Trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình kinh tế xã hội, thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, Chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công đã không ngừng nâng cao năng lực, chấn chỉnh bộ máy, sửa đổi và dần hoàn thiện hệ thống quy trình nghiệp vụ cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt, hoàn thiện chính sách tín dụng…và đã đạt được những kết quả tốt, tăng trưởng ổn định, bền vững.
Về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của Chi nhánh ổn định, hiện đại, tạo được vị thế của Chi nhánh trên địa bàn. Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới, thích hợp với nền kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ, giao dịch, văn minh, lịch sự tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng, tăng số lượng khách hàng, mở rộng thị phần.
Về công tác huy động vốn
Trong điều kiện vốn Ngân sách Nhà nước có hạn, vốn tự có của doanh nghiệp và người sản xuất còn ít ỏi, thì vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn tín dụng ngân hàng. Để có vốn cho vay, Chi nhánh đã huy động vốn từ xã hội, người dân và các thành phần khác. Thực hiện huy động vốn cho đầu tư phát triển bằng cách hết hợp hài hòa các hình thức huy động: giải tỏa vốn đọng trong nợ xấu, phát hành trái phiếu, thu hút tiền gửi tiết kiệm và phát triển các dịch vụ ngân hàng, tạo hiệu quả ở tất cả các hình thức đó. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã triển khai các sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trúng vàng, tiết kiệm bậc thang... với lãi suất hấp dẫn đáp ứng nhu cầu khách hàng và thu hút ngày càng nhiều vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân.
Chi nhánh tích cực mở rộng mạng lưới huy động vốn, thực hiện giao chỉ tiêu cho nhân viên, phòng ban. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện để kịp thời khen thưởng và rút kinh nghiệm.
Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn từ phía thị trường, bằng các biện pháp có hiệu quả, Chi nhánh đã giữ vững được nền vốn huy động và đạt mức tăng trưởng cao. Cơ cấu nguồn huy động được điều chỉnh theo hướng tích cực, lãi suất đầu vào được cải thiện góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Có thể thấy công tác huy động vốn tại Chi nhánh khá tốt, tạo nguồn lực lớn, đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động khác tại Chi nhánh và đóng góp một phần cho toàn hệ thống.
Về công tác tín dụng
Doanh số cho vay của ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước, quy mô dư nợ không ngừng tăng trưởng, hiệu quả sử dụng vốn tương đối ổn định. Tính đến cuối năm 2010, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh là 144.592 triệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Công.doc