Báo cáo thực tập tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh MHB Hải Dương

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CHI NHÁNH MHB HẢI DƯƠNG 2

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 2

1.2. Cơ cấu tổ chức của MHB Hải Dương 5

1.3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 6

1.3.1. Ban Giám đốc Chi nhánh: 6

1.3.2. Phòng nguồn vốn 6

1.3.3. Phòng kinh doanh 7

1.3.4. Phòng kiểm toán nội bộ 8

1.3.5. Phòng kế toán - ngân quỹ 8

1.3.6. Phòng hành chính nhân sự 9

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB HẢI DƯƠNG THỜI GIAN GẦN ĐÂY. 10

2.1. Hoạt động huy động vốn 10

2.2. Hoạt động tín dụng 13

2.2.1. Về dư nợ tín dụng 13

2.2.2. Về chất lượng tín dụng 15

2.3. Hoạt động đầu tư 17

2.4. Hoạt động kinh doanh đối ngoại 18

2.5. Các hoạt động khác 19

2.5.1. Về hoạt động kế toán ngân quỹ 19

2.5.2. Công tác khách hàng: 20

2.5.3. Công nghệ ngân hàng: 20

2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh 20

2.7. Mục tiêu định hướng của chi nhánh ngân hàng trong năm 2010 22

CHƯƠNG III.ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VỀ CHI NHÁNH MHB-HẢI DƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 24

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh MHB Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ý của UBND tỉnh Hải Dương theo công văn số 309/CV-UB ngày 28/4/2004 "V/v chấp thuận mở chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long tại Hải Dương" do Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cấp, giấy phép kinh doanh số 0416000004, ngày 23/8/2004 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cấp. Chi nhánh có trụ sở tại số 27 Đại lộ Hồ Chí Minh thành phố Hải Dương- một trung tâm kinh tế của tỉnh và là một chi nhánh cấp 1. Với đội ngũ cán bộ ban đầu là 24 người, tính đến ngày 31/12/2009 MHB - chi nhánh Hải Dương đã có gần 69 CBCNVC-LĐ với độ tuổi trung bình là 31 tuổi. Trong đó: - Trình độ sau ĐH là: 04 đ/c, chiếm 5,8 %. - Trình độ Đại học là: 51 đ/c, chiếm 73,91%. - Trình độ Cao đẳng và THCN: 14 đ/c, chiếm 20,29%. Chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong đơn vị, thường xuyên tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, góp phần ổn định tư tưởng cán bộ, nhân viên; khuyến khích động viên tinh thần cán bộ nhân viên trong lao động, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn... hàng năm, các tổ chức đảng, đoàn thể đều đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc. Chính thức đi vào hoạt động từ 1/12/2004 trong 5 năm qua với phương châm "Ngân hàng mới, phong cách mới", Chi nhánh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị, đưa hình ảnh của MHB đến với người dân trên địa bàn, tạo uy tín trong giao dịch với khách hàng . Mặc dù là ngân hàng mới, còn khá "non trẻ" so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, song với những hướng đi đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, MHB Hải Dương đang tạo được thế đứng vững chắc, là tiền đề để phát triển thành một ngân hàng mạnh trên địa bàn. Với những kết quả đã đạt được, năm 2006, MHB Hải Dương đã được Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương xếp hạng 4 trên tổng số 13 chi nhánh cấp I của các ngân hàng thương mại trong toàn tỉnh và là 1 trong 25 đơn vị được tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2006, giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức cơ sở Đảng. Đồng thời Lãnh đạo đơn vị 2 năm liền được nhận Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương. 1.2. Cơ cấu tổ chức của MHB Hải Dương Sơ đồ tổ chức bộ máy như sau : Ban l·nh ®¹o Phßng nghiÖp vô kinh doanh Phßng kÕ to¸n ng©n quü Phßng kiÓm so¸t néi bé Phßng nguån vèn Phßng hµnh chÝnh nh©n sù Phßng giao dÞch sè 1 Phßng giao dÞch sè 2 Phßng giao dÞch CÈm Giµng Phßng giao dÞch Gia Léc Phßng giao dÞch Kinh M«n Phßng giao dÞch ChÝ Linh 1.3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 1.3.1. Ban Giám đốc Chi nhánh: - Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc lãnh đạo toàn thể chi nhánh. Giám đốc chi nhánh được Hội đồng quản trị của ngân hàng bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. - Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung mọi hoạt động của Chi nhánh - Tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo quy định. - Đề xuất, chỉ đạo thực hiện, trực tiếp tham gia xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ của Công ty. - Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo quy định của Công ty. - Thực hiện các quyền hạn khác theo sự phân công của Giám đốc Công ty Giúp việc cho Giám đốc là 2 phó giám đốc: - Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh trong quản lý, điều hành hoạt động của Chi nhánh. - Chịu trách nhiệm điều hành một hoặc một số lĩnh vực theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh. 1.3.2. Phòng nguồn vốn - Huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân, nguồn vốn trong và ngoài nước. - Nghiên cứu tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn hoạt động để lâp kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn, khai thác nguồn vốn hợp lý. - Thực hiện các chương trình marketing ngân hàng, quảng bá sản phẩm của ngân hàng. - Chịu sự quản lý và phân công công việc của Giám đốc. 1.3.3. Phòng kinh doanh - Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng: ö Cho vay ngắn hạn; ö Cho vay trung, dài hạn; ö Các nghiệp vụ bảo lãnh; ö Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo đúng trình tự và phải hợp lý theo quy định của các văn bản, nghị định của Ngân hàng Nhà Nước, Hội sở ngân hàng. - Tổ chức việc kiểm tra, kiểm soat theo qua trình nghiệp vụ tín dụng, thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, phòng ngừa rủi ro và dự báo tình hình kinh doanh của chi nhánh. - Theo dõi tài sản thế chấp, bất động sản, tài sản cầm cố, tình hình hoạt động kinh doanh của người vay để có những biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra. - Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các Chủ đầu tư dự án) để có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện - Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng. - Chịu sự quản lý, phân công công việc của Giám đốc. 1.3.4. Phòng kiểm toán nội bộ - Kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của chi nhánh. - Theo dõi, phúc tra chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, kiến nghị của đoàn thanh tra, và những kiến nghị của kiểm tra nội bộ tại chi nhánh. - Báo cáo kết quả công tác, kiểm tra nội bộ định kỳ. - Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước, Ngân hàng nhà nước và Hội sở. - Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng. - Chịu sự phân công nhiệm vụ của Giám đốc. 1.3.5. Phòng kế toán - ngân quỹ - Tổ chức, thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp toàn hệ thống Ngân hàng: + Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm). + Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính. - Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. - Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định - Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng SJC và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng. - Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các nghiệp vụ kế toán, dịch vụ ngân hàng, biểu phí dịch vụ; các dịch vụ phi tín dụng liên quan đến hoạt động thanh toán và ngân quỹ. - Kết hợp với các Phòng, Ban tại Hội sở chính để thực hiện tốt nghiệp vụ & dịch vụ Ngân hàng liên quan. 1.3.6. Phòng hành chính nhân sự - Quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho nhân viên. - Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị cho chi nhánh. - Công tác văn thư, hành chính, nhân sự. - Chăm nom đến đời sống cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. - Lập báo cáo công tác cán bộ, lao động, tiền lương. - Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống. - Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. - Chịu sự quản lý và phân công công việc của Giám đốc.. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB HẢI DƯƠNG THỜI GIAN GẦN ĐÂY Năm 2009, đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đã đạt được những mục tiêu lớn: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, an sinh và phúc lợi xã hội được coi trọng, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tăng trưởng GDP đạt 5,32%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,88%; đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái thì kinh tế Việt nam đã có kết quả rất tích cực, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển ổn định, bền vững. Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng 5,52%; nông nghiệp 1,83%, thương nghiệp dịch vụ 6,63%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,5% so với năm 2008, nhập khẩu 68,8 tỷ USD, cam kết ODA đạt 8 tỷ USD. Bên cạnh đó, nước ta vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn thử thách: Tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường xuất khẩu bị co hẹp, vẫn nhập siêu 12 tỷ USD, Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện giảm 16,5%; Thiên tai, dịch bệnh liên tục diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố. Cùng những nỗ lực chung của ngành ngân hàng, MHB đã thực hiện tích cực các chủ trương chính sách của Chính phủ và NHNN, hỗ trợ tối đa nền kinh tế, phát triển kinh doanh ổn định, đạt và vượt mức các mục tiêu kế hoạch năm 2009. Tổng tài sản tăng trưởng 26%, phát triển tăng trưởng mạnh về mạng lưới, chất lượng hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả, an toàn. Kết quả cụ thể các mặt hoạt động như sau: 2.1. Hoạt động huy động vốn Đối với riêng nguồn tiền gửi thì đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hải Dương không những luôn được biết đến là một trong những ngân hàng có lãi suất tiền gửi hợp lý mà còn là một ngân hàng có hoạt động nhận tiền gửi phát triển với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Trên địa bàn Hải Dương có rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động vì vậy áp lực cạnh tranh đòi hỏi mỗi ngân hàng phải luôn nắm bắt những diễn biến của thị trường, của đối thủ để đề ra những biện pháp, kế hoạch kinh doanh phù hợp trong từng thời điểm. Đối với hoạt động huy động vốn, MHB Hải Dương luôn chủ động đề ra các biện pháp, kế hoạch huy động vốn nhằm thu hút được nhiều khách hàng, khơi tăng mọi nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn từ dân cư luôn được chú trọng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với từng cán bộ của Ngân hàng. Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động. Tuy nhiên với những nỗ lực và hướng đi riêng, cùng với việc đẩy mạnh phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ, MHB Hải Dương vẫn thu hút được một lượng lớn nguồn tiền gửi ổn định phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng. Bảng 01: Nguồn vốn huy động qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng nguồn huy động 247.830 263.980 421.976 505.240 595.071 1. Huy động từ TT1 47.830 110.980 204.067 283.110 333.450 2. Huy động từ TT2 200.000 153.000 217.909 222.130 261.621 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn MHB – Hải Dương) Bảng 02: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hải Dương trong 2 năm 2005 - 2009. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tiền gửi TCKT 23.450 9,6 70.211 11.8 2.TG dân cư - Tiết kiệm - Kỳ phiếu và trái phiếu 24.380 18,9 5,2 9,70 7,65 2,05 238.623 61.2 14.6 44.3 24,1 16 3. Tiền gửi từ các tổ chức TD khác 200.000 80,7 261.621 43,9 Tổng nguồn vốn huy động 247.830 100 595.071 100 (Nguồn: Phòng Nguồn vốn MHB – Hải Dương) Tổng nguồn vốn huy động của MHB Hải Dương năm 2009 là 595,071 triệu đồng tăng 17,78% so với năm 2008, trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn chiếm 94,50% nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động từ thị trường I đạt 333.450 triệu đồng tăng hơn 100.000 triệu đồng so với năm trước. Tỷ lệ huy động vốn trung và dài hạn chiếm gần 35% tổng nguồn vốn huy động. Những con số này thể hiện chất lượng nguồn vốn huy động được tại chi nhánh là rất cao và ổn định, tạo thế chủ động trong hoạt động tín dụng đồng thời góp phần giảm thiểu các rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Năm 2005 là năm hoạt động đầu tiên của MHB Hải Dương. Nguồn vốn huy động từ thị trường một mới chỉ đạt 47.830 triệu đồng, năm 2006 tăng thêm 63.150 triệu đồng , năm 2007 tăng 93.078 triệu đồng , năm 2008 tăng 79.000 triệu đồng. Tới năm 2009 con số này đã là 595.071 triệu đồng tăng 2.4 lần so với năm 2005. Nguồn vốn huy động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư và giảm dần tỷ trọng vốn huy động từ thị trường II. Điều này cũng khẳng định công tác thu hút nguồn vốn tại chỗ của chi nhánh khá tốt, thương hiệu MHB - Hải Dương đã được nhiều khách hàng gửi tiền lựa chọn. Tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động từ các tổ chức tín dụng vẫn ở mức cao, đây là một điểm hạn chế cần chú ý của chi nhánh do tính chất không ổn định của nguồn này. Tính đến 31/12/2008 dư tiền gửi bình quân trên 1 cán bộ là 7.322 triệu đồng. 2.2. Hoạt động tín dụng Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Do vậy hoạt động ngân hàng chỉ có hiệu quả trên cơ sở kết hợp huy động vốn và sử dụng vốn một cách hài hòa. Công tác tín dụng thuộc nghiệp vụ bên tài sản có là một trong những hoạt động mang lại thu nhập cho ngân hàng, chính vì vậy, duy trì một cơ cấu cho vay hợp lý một mặt đem lại lợi nhuận, xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh, mặt khác đem lại sự cân đối giữa bên nợ và bên có, đảm bảo tính thanh khoản, an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. 2.2.1. Về dư nợ tín dụng Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu và cũng là nguồn thu nhập chính của MHB – Hải Dương. Trong tổng doanh thu hàng năm doanh thu từ hoạt động tín dụng thường chiếm trên 85%, là nhân tố quyết định kết quả kinh doanh của ngân hàng MHB – Hải Dương. Nhìn chung các đơn vị trong toàn chi nhánh đã tập trung mạnh vào công tác ổn định và duy trì tốt mối quan hệ tín dụng với khách hàng cũ, khai thác, tìm kiếm và giải quyết cho vay các nhu cầu mới trên cơ sở tăng trưởng dư nợ đi đôi với việc thực hiện tốt yêu cầu về hiệu quả và khả năng thu hồi vốn. Trong ba năm qua tổng mức dư nợ đối với nền kinh tế có mức tăng trưởng khá cao thể hiện như sau: Bảng 03: Dư nợ tín dụng qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 151.940 252.088 402.427 481.250 545.217 1. Dư nợ ngắn hạn 55.208 105.670 238.767 266.120 346.021 2. Dư nợ trung dài hạn 96.732 146.418 163.660 215.130 218.196 (Nguồn: Phòng Kinh doanh MHB – Hải Dương) Tổng dư nợ tín dụng của MHB Hải Dương đến cuối năm 2009 đạt 545.217 triệu đồng. Từ biểu đồ ta có thể thấy mức dư nợ có sự tăng trưởng không ngừng qua các năm; năm 2006 dư nợ tăng 100.148 triệu đồng (tương đương 65,91%) so với năm 2005; năm 2007 dư nợ tăng 150.339 triệu đồng (tương đương 59,64%) so với năm 2006; năm 2008 và 2009 do những biến động xấu của nền kinh tế, mức tăng trưởng dư nợ năm 2008 tăng 78.823 triệu đồng (tương đương 19,59%) so với năm 2007; và năm 2009 tăng 63.967 triệu đồng (tương đương 13,3%) so với năm 2008. Cùng với sự tăng trưởng dư nợ là sự tăng lên về số lượng khách hàng đến giao dịch. Đến 31/12/2008 có hơn 2500 lượt khách tới giao dịch tiền vay, có 1801 khách hàng đang có dư nợ tại chi nhánh. Tính đến 31/12/2008 dư nợ bình quân trên một cán bộ là 6.971 triệu đồng, trên một cán bộ tín dụng là 19.240 triệu đồng. Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, MHB Hải Dương đã tích cực triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất, đến cuối tháng 5/09 dư nợ các khoản hỗ trợ lãi suất của MHB Hải Dương đạt gần 50 tỷ đồng. 2.2.2. Về chất lượng tín dụng Trên cơ sở các bảo đảm tín dụng (Thế chấp, bảo lãnh,...) ngân hàng giao vốn cho khách hàng sử dụng với cam kết trả cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận. Điều này đã trở thành nguyên tắc tín dụng đối với bất cứ ngân hàng nào. Song, thực tế kinh doanh không phải là dễ, các hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc tín dụng vẫn bị vi phạm mà chủ yếu là khách hàng không hoàn trả đúng tín dụng đã lập thường do họ khó khăn về tài chính như bị chiếm dụng vốn, hàng hóa bị ứ đọng không tiêu dùng được. Hệ quả là việc khách hàng tiến hành thanh toán nợ không đúng hạn cho ngân hàng làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên. Bảng 04: Bảng cho vay, thu nợ và dư nợ tín dụng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Số tiền Tăng so năm trước Số tiền Tăng so năm trước Số tiền Tăng so năm trước II. Tổng Dư Nợ 252.090 402.427 150.337 481.250 78.573 545.217 64.217 1. Ngắn hạn 105.670 238.767 133.097 266.120 27.233 346021 80.021 2. Trung dài hạn 146.420 163.660 17.240 215.130 51.340 218196 3196 Doanh số cho vay 284.080 591.031 306.951 794.000 202.969 834.000 40.000 Doanh số thu nợ 183.930 440.281 256.351 715.000 274.719 795.000 80.000 Nợ quá hạn 1386 9068 7682 16976 7908 17500 524 (Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng MHB – Hải Dương) Từ bảng 04 ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của ngân hàng so với các ngân hàng khác. Điều này là do nhu cầu phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng trong tỉnh vài năm gần đây tăng cao và MHB-Hải Dương lại là ngân hàng hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực này. Bảng 05: Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: Triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 NQH 1.386 9.068 16.976 17.500 Tổng dư nợ 252.090 402.427 481.250 545.217 Tỷ lệ NQH(%) 0,55 2,25 3,52 3,2 (Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng MHB – Hải Dương Từ hai bảng số liệu 05 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng tăng lên qua các năm. Tỷ lệ này vào năm 2008 đạt mức cao nhất là 3,53% do đây là năm nền kinh tế có những biến động lớn, các doanh nghiệp vay vốn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và kinh doanh. tới năm 2009 tỷ lệ này tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có dấu hiệu chững lại do nền kinh tế sáu tháng cuối năm đã có nhiều khởi sắc. Doanh số thu nợ ngày càng tăng giúp cho ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thấp hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước. Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại MHB – Hải Dương ngày càng được nâng cao, điều này đảm bảo sự an toàn cũng như hiệu quả của các khoản tín dụng đặc biệt là đối với các khoản cho vay trung, dài hạn. Điều này dẫn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được cải thiện. 2.3. Hoạt động đầu tư Các dự án được ngân hàng tiến hành đầu tư từ năm 2007 ví dụ như: dự án xây dựng khu đô thị phía tây Gia Lộc và dự án siêu thị Chợ Cuối - hai dự án có tầm cỡ lớn trong địa bàn tỉnh do Chi nhánh MHB - Hải Dương kết hợp với công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tây Bắc để tiến hành đã bước đầu mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. hiện tại trong năm 2009 ngân hàng đã và đang tiến hành đầu tư thêm một số dự án mới, quy mô lớn ở khu đô thị phía Tây thành phố nhằm góp phần thay đổi một cách tổng thể bộ mặt thành phố Hải Dương. 2.4. Hoạt động kinh doanh đối ngoại Bảng 2 Tình hình kinh doanh đối ngoại của MHB - Hải Dương ( Đơn vị tính 1000 USD) DANH MỤC 2009 SO VỚI 2008 TĐ % TT hàng nhập khẩu 5400 1800 50% TT hàng xuất khẩu 3900 1700 77,3% Mua ngoại tệ 586,8 444,8 313,2% Bán ngoại tệ 583 434,24 291,9% (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2009 của MHB - Hải Dương) Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của MHB - Hải Dương có tốc độ tăng trưởng cao doanh số thanh toán nhập khẩu tăng 50% còn doanh số thanh toán xuất khẩu tăng nhiều hơn cụ thể là doanh số thanh toán cho xuất khẩu tăng so với năm 2008 là 77,3% đây là điều dễ hiểu vì Hải Dương đang phát triển những nhà máy xuất khẩu những mặt hàng có gí trị xuất khẩu rất cao nên nhu cầu thanh toán cho xuất khẩu của họ trong năm 2009 tăng lên nhiều so với năm 2008. Tuy nhiên doanh số thanh toán quốc tế của MHB - Hải Dương còn chiếm số lượng rất nhỏ trong cơ cấu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cũng giống như thanh toán xuất nhập khẩu hoạt động mua bán ngoại tệ của MHB - Hải Dương trong năm 2009 cũng chỉ bạn chế ở một số lượng rất ít, thu lợi nhuận chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng doanh thu của chi nhánh mặc dù tốc độ tăng trưởng là rất lớn. Lý do là do chi nhánh mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2004 thị phần trên địa bàn chưa được ổn định, mặt khác trong năm 2009 vừa qua đồng dollar mĩ một trong những ngoại tệ được mua bán chủ yếu có tính ổn định không cao không gây được niềm tin cho nhà đầu tư dẫn đến việc kinh doanh mua bán ngoại tệ nói chung ở khu vực tỉnh Hải Dương không cao. 2.5. Các hoạt động khác 2.5.1. Về hoạt động kế toán ngân quỹ - Về ngân quỹ :- Tổ chức tốt công tác thu chi tiền mặt, kể cả tiền mặt tại ngân quỹ và dịch vụ thu tiền tại chỗ theo yêu cầu đối với một số khách hàng. Tổng thu tiền mặt 540 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt 534 tỷ đồng, tồn quỹ phù hợp, đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Việc vận chuyển tiền, canh gác, bảo vệ, ra vào kho quỹ, kiểm đếm tiền đều đảm bảo quy trình, ít trường hợp xảy ra sai sót. Trả lại tiền thừa cho khách hàng 97 món, với số tiền 78trđ, phát hiện & thu giữ gần 6 triệu đồng tiền giả theo đúng quy định. - Chương trình kế toán giao dịch ngày càng hoàn thiện, nâng cấp. Hoạt động thu chi tiền mặt luôn được đảm bảo kịp thời, an toàn, chính xác. Cán bộ thủ quỹ kiểm ngân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp phần tạo niềm tin cho khách hàng. Chi nhánh chú trọng phát triển cả về chất lượng các dịch vụ thanh toán, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thực hiện chuyển tiền nhanh thông qua Westerm Union, Master card. - Chất lượng công tác kế toán, thanh toán đảm bảo cập nhật, kịp thời, an toàn cho khách hàng và ngân hàng. - Chấp hành chế độ kế toán tài chính, chấp hành các định mức tài chính. Tăng cường quản lý tài sản, tiết kiệm chi phí hợp lý. Làm tốt công tác chuyển đổi số liệu theo chương trình hiện đại hóa. 2.5.2. Công tác khách hàng: Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp với cơ chế thị trường, thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng cũng chính là kinh doanh của khách hàng. Là một ngân hàng mới hơn ai hết, MHB chi nhánh Hải Dương phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tranh thủ được khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới, mở rộng thị trường ra tất cả các ngành, các thành phần kinh tế nên số lượng khách hàng đã tăng đáng kể. Cụ thể: - Khách hàng tiền gửi: Số lượng khách hàng tiền gửi là dân cư tăng hơn so với các năm trước, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 190 khách hàng. Đến 31/12/2009 có 11.698 lượt khách hàng (khách hàng mở tài khoản tiền gửi; gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ). - Số lượng khách hàng tiền vay đến 31/12/2009: 10.567 khách hàng, tăng 39% so với năm 2008 ngân hàng duy trì, giữ số lượng khách hàng có tín nhiệm trong quan hệ TD và thực hiện mở rộng đối tượng khách hàng ra lĩnh vực dân doanh. 2.5.3. Công nghệ ngân hàng: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch bổ sung, thay thế đường mạng cục bộ truyền thông, hệ thống máy vi tính, tiếp nhận, cài đặt, triển khai trương trình đảm bảo cho hạt động của ngân hàng và phục vụ cho hiện đại hóa. - Tổ chức hướng dẫn sử dụng các chương trình quản lý, khai thác số liệu, nâng cấp hệ thống truyền tin, cung cấp kịp thời những tiện ích cho khách hàng. 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh Tuy tình hình kinh tế khó khăn, nhiều biến động phức tạp nhưng với những nỗ lực và hướng đi riêng, lợi nhuận ngân hàng vẫn có những biến chuyển khả quan. Bảng 3: Kết quả kinh doanh tài chính của MHB - Hải Dương (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Thu nhập luỹ kế 41.264,937 47.620,336 42.435,450 Chi phí luỹ kế 39.233,895 40.102,553 37.502,769 Lợi nhuận ngân hàng 2.031,042 7.517,783 4.932,770 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh 3 năm của MHB - Hải Dương). Thu nhập lũy kế nhìn chung không có sự biến động lớn do hoạt động của ngân hàng đã đi vào ổn định và các khoản tín dụng từ những năm trước đã mang lại lợi nhuận. Chi phí luỹ kế : Với các biện pháp tích cực cắt giảm các khoản chi phí năm 2008 chi nhánh đã tiết kiệm được 1.731,12 triệu đồng so vơi năm 2006 giảm được 4,5% điều này rất tốt cho chi nhánh trong việc nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí để tiền đầu tư vào các kế hoạch sinh lời khác. Kết thúc 5 tháng đầu năm 2009, tổng thu nhập thuần của MHB Hải Dương đạt 20.349,86 triệu đồng tuy chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng đây cũng là 1 con số đáng kể trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 2.354,76 triệu đồng (đã trừ trích lập dự phòng tín dụng). Trên cơ sở mở rộng các hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng quản trị, điều hành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế và với những khách hàng của mình, về cơ bản chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hải Dương đảm bảo được mức doanh thu và lợi nhuận Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long giao, uy tín của NH trên địa bàn cũng đã dẫn được khẳng định, đối với một ngân hàng mới, ngay từ năm đầu thành lập với toàn bộ cơ sở vật chấp tự trang bị hoàn toàn, chi nhánh đã có lãi trong năm 2005, thì đầy là một cố gắng không nhỏ đối với Ban lãnh đạo, toàn thể CBCNVC-LĐ trong toàn chi nhánh, góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành kế hoạch kinh doanh phục vụ nền kinh tế, cơ cấu lại gắn với phát triển bền vững, và xây dựng ngành vững mạnh, từng bước chủ động hội nhập. 2.7. Mục tiêu định hướng của chi nhánh ngân hàng trong năm 2010 Quán triệt chủ trương định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, ngân hàng MHB - Hải Dương đặt ra mục tiêu chung như sau: Tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững; lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động; tăng trưởng và nâng cao chất lượng huy động vốn, tạo nguồn vốn vững chắc với cơ cấu hợp lý; Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với an toàn và kiểm soát được rủi ro; Đổi mới cách thức quản lý - quản trị kinh doanh - quản trị điều hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc736.doc
Tài liệu liên quan