Quỹ bảo hiểm y tế là các khoản để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang. cho người lao động trong khoảng thời gian ốm đau, sinh đẻ. Theo quy định chế độ hiện hành của quỹ bảo hiểm y tế được hình thành bằng cách trích 3% quỹ lương cấp bậc của người lao động, trong đó người sử dụng lao động chịu 2% tính vào chi phí kinh doanh và người lao động chịu 1% trực tiếp trừ vào thu nhập. Quỹ bảo hiểm y tế thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi tính được mức trích bào hiểm y tế ABBANK-Thái Nguyên phải nộp toàn bộ cho cơ quan bảo hiểm y tế.
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4655 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình-Chi nhánh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải đối mặt với việc định giá tiền gửi – nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. Một mặt, ngân hàng phải trả một mức lãi suất đủ lớn để có thể thu hút và duy trì sự ổn định tiền gửi của khách hàng. Mặt khác, ngân hàng không thể trả lãi suất quá cao, điều này sẽ làm giảm mức thu nhập tiềm năng của ngân hàng
- Định giá tiền vay: Đây cũng là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng luôn mong muốn có được giá cho vay cao để bù đắp chi phí và có lãi. Tuy nhiên giá cho vay phải hợp lý đối với khách hàng để họ vừa có thể duy trì được hoạt động kinh doanh vừa có lãi trả cho ngân hàng. Mặt khác, do cạnh tranh trên thị trường cho vay ngày càng cao nên các ngân hàng phải xác định giá cho vay phù hợp với mặt bằng giá cho vay trên thị trường.
Bảng 2.1. Biểu lãi suất huy động vốn bằng VNĐ tại ABBANK-Thái Nguyên (Ngày 10/03/2011)
Kỳ hạn
Lãi suất (%/năm)
Lãi suất cuối kỳ
Lãi suất hàng tháng
Lãi lĩnh trước
Không KH
3,6
-
-
1 tuần
14
-
-
2 tuần
14
-
-
3 tuần
14
-
-
1 tháng
14
--
-
2 tháng
14
13,91
13,68
3 tháng
14
13,83
13,52
4 tháng
14
13,76
13,37
5 tháng
14
13,68
13,22
6 tháng
14
13,60
13,08
7 tháng
14
13,53
12,94
8 tháng
14
13,45
12,80
9 tháng
14
13,48
12,66
10 tháng
14
13,31
12,53
11 tháng
14
13,24
12,40
12 tháng
14
13,17
12,27
13 tháng
13,5
12,66
11,77
15 tháng
13,5
12,53
11,55
18 tháng
13,5
12,35
11,22
24 tháng
13,5
12
10,62
36 tháng
13,5
11,38
9,6
48 tháng
13,5
10,84
8,76
60 tháng
13,5
10,35
8,05
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán ABBANK-Thái Nguyên)
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương tại ABBANK-Thái Nguyên
2.2.1. Cơ cấu nhân sự của ABBANK–Thái Nguyên
Bảng 2.2. Cơ cấu nhân sự của ABBANK-Thái nguyên
Tiêu thức
Năm 2009
Năm 2010
Số người
Cơ cấu
(%)
Số người
Cơ cấu
(%)
Theo giới tính
Nam
Nữ
10
16
38,46
61,54
12
17
41,38
58,62
Theo trình độ
Đại học
Trung cấp
Phổ thông
22
2
2
84,62
7.69
7.69
25
2
2
86,21
6,89
6,89
Theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
22
4
84,62
15,38
25
4
86,21
13,79
Tổng
26
100
29
100
( Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính ABBANK Thái Nguyên)
Nhìn vào bảng cơ cấu nhân sự của ABBANK-Thái Nguyên, ta thấy số lượng nhân viên tương đối ổn định trong năm 2009-2010. Xét trên tiêu thức về giới tình: ta nhận thấy trong hai năm 2009-2010, số nhân viên Nữ chiếm phần đông hơn Nam, trong đó năm 2009 nhân viên Nữ chiếm 61,54%, năm 2010 chiếm 58,62% so với tổng số nhân viên trong Ngân hàng điều này cũng là hợp lý vì do tính chất công việc. Đến năm 2010 số nhân viên Nam đã tăng 2,92% ( từ 38,46% lên 41,38%), còn nhân viên Nữ giảm 2,92%( từ 61,54 xuống 58,62%) so với năm trước. Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu lao động này là ít nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ABBANK-Thái Nguyên.
Xét trên tiêu thức về trình độ học vấn: Nhân viên tại ABBANK-Thái Nguyên có trình độ Đại học chiếm trên 85% số lao động, có thể nói đây là nguồn lao động chất lượng rất cao. Trình độ học vấn trung cấp và phổ thông chiếm một phần rất ít trong tổng số lao động, họ làm công tác bảo vệ tại nên thông thường không đòi hỏi trình độ cao mà Ngân hàng đòi hỏi phải có sức khỏe và nghiệp vụ vệ sỹ. Qua bảng cơ cấu lao động trên, ta thấy đây là một thế mạnh của ABBANK-Thái Nguyên, nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý, đào tạo nhân viên cũng như quá trình làm việc.
2.2.2. Tình hình sử dụng mức thời gian lao động
Tình hình sử dụng lao động tại ABBANK-Thái Nguyên dựa vào các quy định của nhà nước, và tham khảo các Ngân hàng cùng loại hình. Thời gian lao động được chia thành hai hình thức:
- Đối với nhân viên ngân hàng: Buổi sáng bắt đầu từ 7h30’ đến 11h30’, buổi chiều bắt đầu làm việc từ 13h00’ đến 17h00’. Tổng một ngày làm 8h, một tháng làm 26 ngày, ngày nghỉ vào chiều thứ 7 và ngày chủ nhật.
- Đối với nhân viên bảo vệ: làm việc 8h/ngày theo chế độ, đồng thời tăng ca thêm 2 giờ mỗi ngày, thay đổi ca làm việc cho nhau và được nghỉ chủ nhật và các ngày lễ tùy theo ca làm việc của mỗi nhân viên.
2.2.3. Tình hình tuyển dụng và đào tạo lao động
2.2.3.1 Tuyển dụng lao động tại Ngân hàng
Với số lượng cán bộ công nhân viên tập trung làm việc tại tầng 1& 2 tòa nhà VICTORY tại 140 Hoàng Văn Thụ,TP.Thái Nguyên, không tách rời rải rác điều này thuận tiện cho việc trao đổi công việc và tiến hành hoạt động giao dịch với khách hàng . Ngân hàng chỉ tuyển dụng khi có nhu cầu cần thiết cho vị trí làm việc mới hoặc thay thế các vị trí khác. Khi các phòng ban có nhu cầu về tăng cường nhân sự thì phải có tờ trình lên giám đốc và được giám đốc chấp thuận. Phòng Hành chính tổng hợp có nhiệm vụ tuyển dụng các ứng viên có đủ năng lực phẩm chất và theo đúng yêu cầu của các phòng ban.
Bảng 2.3. Quy trình tuyển dụng tại ABBANK-Thái Nguyên
Trách nhiệm
Sơ đồ dòng chảy
Đơn vị thực hiện
Yêu cầu công việc
- Đơn vị yêu cầu tuyển dụng
Xác định nhu cầu tuyển dụng
-Trưởng đơn vị yêu cầu tuyển dụng
- Đánh giá tình trạng nhân lực hiện tại
- Xác định nhu cầu nhân lực
- Phòng tổ chức hành chính công ty
Phân tích vị trí cần tuyển.
-Trưởng phòng tổ chức hành chính công ty
-Dựa vào bản mô tả công việc
- Đơn vị yêu cầu tuyển dụng
- Phòng tổ chức hành chính công ty
Xây dựng tiêu chuẩn cần tuyển
-Trưởng phòng tổ chức hành chính công ty
-Trưởng bộ phận yêu cầu tuyển dụng
-Xây dựng tiêu chuẩn và yêu cầu công việc
- Phòng tổ chức hành chính
Thăm dò nguồn tuyển dụng
- Nhân viên tuyển dụng
-Thu thập thông tin trong nội bộ và bên ngoài công ty
- Phòng tổ chức hành chính
Thông báo tuyển dụng
- Nhân viên tuyển dụng
-Thông báo rộng rãi tại công ty, phương tiện thông tin đại chúng.
- Phòng tổ chức hành chính
Thu hồ sơ, sơ tuyển
-Nhân viên tiếp nhận hồ sơ
-Thu hồ sơ, sàng lọc hồ sơ theo yêu cầu tuyển dụng, phỏng vấn sơ tuyển.
-Đơn vị yêu cầu tuyển dụng
-Phòng tổ chức hành chính.
Kiểm tra tuyển dụng
-Trưởng phòng tổ chức hành chính công ty.
-Trưởng bộ phận yêu cầu tuyển dụng
-Trắc nghiệm, phong vấn, thử nghiệm nghề nghiệp, kiểm tra tay nghề.
- Phòng tổ chức hành chính/Phó giám đốc Ngân hàng.
Quyết định tuyển dụng
-Nhân viên quản lý lao động
-Ký hợp động thử việc (thử việc 2 tháng)
-Phòng tổ chức hành chính
-Đơn vị yêu cầu tuyển dụng.
Hòa nhập nhân viên mới
- Nhân viên quản lý lao động
- Bộ phận tiếp nhận
- Ký hợp đồng thử việc (thử việc 2 tháng)
- Phòng tổ chức hành chính
- Đơn vị yêu cầu tuyển dụng.
Đánh giá kết quả tuyển dụng
- Nhân viên tuyển dụng
- Bộ phận tiếp nhận
- Tổng hợp chi phí
- Đánh giá kết quả số lượng, chất lượng lao động và rút kinh nghiệm.
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính ABBANK-Thái Nguyên)
- Thứ nhất là xác định nhu cầu tuyển dụng:
+ Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện tại và dựa vào kết quả phân tích công việc qua bản mô tả công việc, dựa vào năng suất lao động và cơ cấu tổ chức để xác định nhu cầu nhân lực.
+ Căn cứ tình hình kinh doanh và chiến lược phát triển kinh doanh để xác định nhu cầu nhân lực.
+ Căn cứ cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu công việc.
+ Khả năng nâng cao chất lượng nhân viên.
- Thứ hai là phân tích vị trí cần tuyển: dựa vào bản mô tả công việc hoặc bản yêu cầu về công việc.
- Thứ ba là xây dựng tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn chung của Ngân hàng.
+ Tiêu chuẩn của phòng cần tuyển dụng.
+ Tiêu chuẩn đối với cá nhân thực hiện
- Thứ tư là thăm dò nguồn tuyển dụng.
+ Tuyển nội bộ: Nếu nhận thấy nhân viên nào đó phù hợp và đủ năng lực làm việc tại phòng ban đó thì bộ phận hành chính và phòng cần tuyển dụng có thể tuyển trực tiếp từ trong nội bộ Ngân hàng. Với cách tuyển này có ưu điểm là nhanh, nhân viên không phải mất thời gian hòa nhập vào môi trường mới
+ Tuyển từ bên ngoài.
- Thứ năm là thông báo tuyển dụng:
+ Sử dụng các hình thức sau: Phương tiện thông tin đại chúng, thông báo trên website, thông báo tại Ngân hàng.
- Thứ sáu là thu hồ sơ, sơ tuyển.
- Thứ bảy là kiểm tra tuyển dụng.
Hàng tháng, quý, năm, phòng tổ chức hành chính tổng hợp lại công tác tuyển dụng; số lượng, chất lượng lao động đã tuyển và báo cáo lên lãnh đạo ABBANK-Thái Nguyên và tổng hợp chung lại báo cáo lên Hội sở. Quy trình tuyển dụng của ABBANK nhìn chung rất bài bản, tạo thành một hệ thống xuyên suốt từ cơ sở cần lao động đến phòng tổ chức và ban lãnh đạo. Điều này đảm bảo cho nhân viên được tuyển phù hợp nhất với yêu cầu công việc cũng như tình hình của ABBANK-Thái Nguyên. Phòng ban chức năng dễ dàng quản lý nhân viên cũng như nắm bắt được tình hình làm việc của ABBANK-Thái Nguyên.
Sau khi ký hợp đồng với ABBANK, các bộ phận trực tiếp quản lý nhân viên mới có trách nhiệm kèm cặp, bồi dưỡng để hòa nhập theo bộ máy hoạt động của ABBANK-Thái Nguyên.
Đối với nhân viên mới, sẽ được gửi xuống ABBANK-Hà Nội để đào tạo. Sau quá trình đào tạo và thử việc, những ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu công việc sẽ được nhận chính thức vào ABBANK-Thái Nguyên làm việc. Trong quá trình làm việc, ABBANK-Thái Nguyên luôn có chế độ khen thưởng, cơ hội thăng tiến nhân viên, đồng thời kỷ luật thích đáng. Điều này giúp đưa nhân viên vào khuôn khổ hoạt động nhưng đồng thời cũng khuyến khích để họ cống hiến nhiều hơn cho ABBANK nhiều hơn.
Bảng 2.4. Lao động tuyển dụng thêm trong năm 2010
Đơn vị tuyển dụng
Số lao động
Phòng khách hàng Doanh nghiệp
§¹i Häc
02
Cao ®¼ng
0
Phòng khách hàng cá nhân
§¹i Häc
01
Cao ®¼ng
0
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính ABBANK-Thái Nguyên)
.
2.2.3.2 Tình hình đào tạo cán bộ nhân viên của ABBANK-Thái Nguyên
Để thực hiện tốt công tác quản lý lao động, hàng năm công ty còn tổ chức các khóa học đào tạo, các hội thi nhằm nâng cao tay nghề, bồi dưỡng cho các cán bộ công nhân viên.
2.2.4 Các hình thức trả lương của ABBANK-Thái Nguyên
2.2.4.1 Một số quy định tiền lương của Ngân hàng
- Quỹ bảo hiểm xã hội:
Luật số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau:
+ Người lao động đóng góp 15% trên tổng quỹ lương vào chi phí kinh doanh.
+ Người lao động đóng góp 5% và được trừ vào lương tháng.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ việc trích lập và tính vào chi phí kinh doanh của ABBANK, khoản chi bảo hiểm theo đúng quy định của nhà nước. Việc trích lập bảo hiểm xã hội được thực hiện hàng tháng theo quy định trên tổng số quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của nhân viên thực tế phát sinh trong tháng.
- Quỹ bảo hiểm y tế:
Quỹ bảo hiểm y tế là các khoản để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang... cho người lao động trong khoảng thời gian ốm đau, sinh đẻ. Theo quy định chế độ hiện hành của quỹ bảo hiểm y tế được hình thành bằng cách trích 3% quỹ lương cấp bậc của người lao động, trong đó người sử dụng lao động chịu 2% tính vào chi phí kinh doanh và người lao động chịu 1% trực tiếp trừ vào thu nhập. Quỹ bảo hiểm y tế thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi tính được mức trích bào hiểm y tế ABBANK-Thái Nguyên phải nộp toàn bộ cho cơ quan bảo hiểm y tế.
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
Ngày 22/01/2009 Bộ Lao động TBXH ban hành Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số Điều của nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ được trích từ nguồn sau:
+ Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công hàng tháng để tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
+ Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công hàng tháng.
+ Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của những người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
+ Tiền sinh lời từ các hoạt động đầu tư quỹ
+ Các nguồn thu nhập hợp pháp khác
2.2.4.2 Các hình thức trả lương của ABBANK-Thái Nguyên
Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà ABBANK-Thái Nguyên trả cho người lao động căn cứ vào thời gian và chất lượng công việc của họ. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy khuyến khích tinh thần hăng say lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.
Hình thức trả lương:
- Trả lương khoán: Là hình thức trả lương cho người lao động theo chất lượng và khối lượng công việc mà họ hoàn thành. ABBANK-Thái Nguyên đã áp dụng hình thức trả lương này cho một số đối tượng như: Bộ phận khách hàng Doanh nghiệp, Bộ phận khách hàng cá nhân. Hai bộ phận này sẽ được trả lương theo số lượng khách hàng tìm kiếm được trên tháng.
- Trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. ABBANK-Thái Nguyên áp dụng chủ yếu theo hình thức này (Áp dụng Nghị định 111/208/NĐ-CP).
+ Mức lương cơ bản ABBANK-Thái Nguyên đang thực hiện là 730.000 đồng.
+ Thời gian làm việc: Cán bộ công nhân viên trong ABBANK thực hiện theo quy định là ngày làm 8 tiếng, hàng tuần được nghỉ vào chiều thứ bảy và chủ nhật. Tuy nhiên, đặc thù của ngành là kinh doanh dịch vụ nên cán bộ công nhân viên có thể làm tăng giờ vào các buổi tối và làm thêm vào ngày lễ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi:
8 tiếng chính thức trả 100% lương;
Làm thêm giờ trả 150% lương;
Làm thêm chiều thứ bảy, chủ nhật trả 200% lương;
Làm thêm ngày lễ trả 300% lương;
Cuối tháng căn cứ trên hệ số lương cơ bản, mức độ hoàn thành công việc, thực hiện nội quy mà xét duyệt mức lương. Có 5 mức lương từ W1 đến W5 tương đương số tiền là:
Mức lương
Số tiền (VNĐ)
W1
960.000
W2
970.000
W3
980.000
W4
990.000
W5
1000.000
Công thức tính lương:
Lương = A + B + C + D + E
A: Lương cơ bản thường = W/22 ngày * ngày công 8 tiếng
B: Lương làm thêm giờ = W/22/8 * Số giờ làm thêm * 150%
C: Lương làm thêm giờ chủ nhật = W/22/8 * Số giờ làm thêm * 200%
D: Làm thêm giờ ngày lễ = W/22/8 * Số giờ làm thêm * 300%
E: Thưởng vượt định mức
- Một số khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương:
+ Lương trách nhiệm = 10% * lương cơ bản ( Trưởng phòng là 10%, phó trưởng phòng là 5%)
+ Phụ cấp là các khoản người lao động được hưởng khi làm việc trong môi trường độc hại, làm công việc nặng nhọc…
+ Các khoản trích nộp bao gồm: BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ dự phòng.
* BHXH, BHYT,BHTN= Lương cơ bản * hệ số lương cấp bậc * 8,5%
* Kinh phí công đoàn = Tổng số lương * 1%
* Qũy dự phòng = Tổng số lương * 1%
Lương thực lĩnh = Lương + phụ cấp – các khoản trích theo lương
2.4. Phân tích tình hình tài chính của ABBANK Thái Nguyên
* Một số chỉ tiêu tính hiệu quả tài chínhThu nhập lãi suất – chi phí lãi suất
Hệ số thu nhập lãi =
Tài sản sinh lợi
Lợi nhuận ròng
Hệ số doanh lợi =
Doanh thu
Doanh thu
Hệ số sử dụng tài sản =
Tổng tài sản
Doanh thu
Hệ số sử dụng tài sản =
Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận (ROA) =
Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên =
Vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tài sản thanh khoản – vay NH
Hệ số TK =
Tổng nguồn vốn huy động
Tài sản nhạy cảm lãi suất
Rủi ro lãi suất =
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
Nợ xấu
Rủi ro tín dụng =
Dư nợ
Vốn chủ sở hữu
Hệ số an toàn =
vốn chủ sở hữu Tài sản rủi ro quy đổi
2.4.1 Vốn tự có
Vốn tự có hay vốn chủ sở hữu của NHTM là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, nó bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và các tài sản nợ khác theo quy định. Vốn tự có là một yếu tố quan trọng đối với một NHTM trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bởi vì, vốn tự có sẽ thể hiện được thế mạnh tài chính của một ngân hàng; đồng thời nó cũng đảm bảo được độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Tuy nhiên, do ABBANK - Thái Nguyên là một chi nhánh nên vốn tự có dùng hoạt động kinh doanh là nguồn vốn điều chuyển từ hội sở chính. Nguồn vốn này được điều chuyển dựa vào những như cầu phát sinh từ thực tế của Chi nhánh. Hội sở chính điều hòa vốn về chi nhánh bằng cách thanh toán bù trừ tại Ngân hàng nhà nước. Như vậy, khi đánh giá về chỉ tiêu vốn tự có của ABBANK - Thái Nguyên, ta có thể đánh giá nguồn vốn điều chuyển về Chi nhánh Thái Nguyên qua các năm.
Bảng 2.5. TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tốc độ tăng trưởng(%)
2009/2008
2010/2009
Vốn điều chuyển
1.108.421
1.183.985
1.029.799
6,82
-13,02
Vốn huy động
616.364
461.227
563.701
-25,17
22,22
Tổng nguồn vốn
1.724.785
1.645.212
1.593.500
-4,61
-3,14
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán ABBANK-Thái Nguyên)
Theo số liệu ở bảng 1, qua 3 năm, nguồn vốn của ABBANK-Thái Nguyên đã có biến động và có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2009, tổng nguồn vốn giảm xuống một lượng nhỏ và qua năm 2010, nó lại tiếp tục giảm mặc dù tốc độ có chậm hơn nhưng vẫn có giá trị tương đương năm 2009. Nói đến sự giảm xuống này, ta có thể tìm hiểu về sự biến động trong quá trình hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng.
Từ năm 2008 sang năm 2009, vốn huy động của ABBANK-Thái Nguyên đã bị giảm xuống đến hơn 25,17%. Do nguồn vốn này giảm xuống nên ngân hàng đã phải gia tăng nguồn vốn điều chuyển về Chi nhánh Thái Nguyên (tăng 6,82%) nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh. Phần vốn điều chuyển tăng lên là rất nhỏ so với sự giảm xuống của phần vốn huy động, nên tất nhiên tổng nguồn vốn của ngân hàng bị giảm xuống.
Đến năm 2010, nguồn vốn huy động tăng lên đáng kể, nguồn vốn này tăng trên 22,22%. Thế nhưng nguồn vốn của ngân hàng vẫn tiếp tục giảm xuống 3,14%. Thực ra, nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn của ABBANK-Thái Nguyên lại tiếp tục giảm vào năm 2010 cũng tương tự như ở năm 2009, đó chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến hoạt động của ngành tài chính ngân hàng và ABBANK-Thái Nguyên cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
2.4.2. Tài sản
Tài sản có của mỗi ngân hàng thể hiện việc sử dụng nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh. Chất lượng tài sản có tốt có nghĩa là nguồn vốn được sử dụng hiệu quả. Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta có thể đánh giá thông qua chất lượng từng loại cho vay, từng loại dịch vụ theo những chuẩn mực nhất định để xem xét tính hợp lý trong cơ cấu tài sản có.
* Hệ số cơ cấu tài sản sinh lời và không sinh lời.
Hệ số cơ cấu này sẽ cho phép nhận định mức độ tận dụng các nguồn vốn của ngân hàng để tối đa hóa lợi nhuận. Đối với một NHTM tài sản có được phân loại theo khả năng sinh lời của nó, khi đó tài sản sẽ được phân thành nhóm tài sản sinh lời và nhóm tài sản không sinh lời. Trong chỉ tiêu này, ta sẽ phân tích cơ cấu của 2 nhóm tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời trong tổng tài sản có. Đối với ABBANK-Thái Nguyên, khoản mục tài sản sinh lời đó chính là khoản mục cho vay của ngân hàng qua các năm. Bởi vì đây là khoản mục mang lại thu nhập chính cho ngân hàng.
Trước tiên, ta sẽ tìm hiểu ABBANK-Thái Nguyên sử dụng nguồn vốn của mình vào tài sản sinh lời như thế nào thông qua sự thay đổi tỷ trọng của loại tài sản này trong tài sản có.
Bảng 2.6. CƠ CẦU TÀI SẢN CÓ THEO TÀI SẢN SINH LỜI VÀ KHÔNG SINH LỜI
ĐVT: triệu đồng
Tài sản có
2008
2009
2010
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Tài sản có
sinh lời
1.683.653
97,62
1.394.528
84,76
1.247.599
78,29
Tài sản có không sinh lời
41.132
2,38
250.684
15,24
345.901
21,71
Tổng
1.724.785
100,00
1.645.212
100,00
1.593.500
100,00
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán-ABBANK Thái Nguyên)
Với số liệu có được từ bảng 2, về mặt giá trị, ABBANK-Thái Nguyên đang giảm dần có nhóm tài sản sinh lời. Đồng thời tỷ trọng của loại tài sản này cũng có xu hướng giảm qua các năm; nhưng mức độ giảm xuống là không đáng kể và tỷ trọng của nó vẫn chiếm đa số trong tổng tài sản có, thấp nhất là năm 2010 với trên 78%, vẫn đang là một tỷ trọng lớn. Sự giảm bớt về nguồn vốn mà ABBANK-Thái Nguyên đầu tư vào nhóm tài sản sinh lời đã được chuyển sang nhóm tài sản còn lại là nhóm không sinh lời. Nhóm tài sản không sinh lời bao gồm tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN, … được sử dụng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, phòng tránh rủi ro. Cho nên sự tăng trưởng về tỷ trọng của tài sản không sinh lời sẽ làm giảm thu nhập của ABBANK-Thái Nguyên nhưng sẽ có thể phòng tránh rủi ro về thanh khoản cho ngân hàng. Đây là một sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận mà khi kinh doanh các NHTM phải chọn lựa.
Đặc biệt cần chú ý khi phân tích chất lượng tài sản có của ABBANK-Thái Nguyên, ta nên đánh giá về tài sản sinh lời sâu hơn. Bởi vì, tài sản sinh lời là nhóm tài sản chủ yếu mang lại nguồn thu nhập cho ABBANK-Thái Nguyên; đồng thời cũng là nhóm tài sản ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Dựa vào bảng tài sản có, ta có thể thấy chỉ có 2 loại tài sản sinh lời là cho vay và đầu tư. Nhưng trong đó, cho vay là tài sản chiếm tỷ trọng rất lớn. Nên chất lượng tín dụng của những khoản vay này sẽ quyết định phần lớn chất lượng của tài sản có.
Bảng 2.6. CÁC CHỈ TIÊU TÍN DỤNG
Chỉ tiêu (*)
ĐVT
2008
2009
2010
Tốc độ tăng trưởng (%)
2009/2008
2010/2009
Doanh số cho vay
triệu đồng
2.930.134
3.227.016
2.753.994
10,13
-14,66
Doanh số thu nợ
triệu đồng
2.697.008
3.524.208
3.336.538
30,67
-5,33
Dư nợ cho vay
triệu đồng
1.591.122
1,293,930
711.386
-18,68
-45,02
Nợ quá hạn
triệu đồng
3.598
14.286
17.262
297,05
20,83
Tỷ lệ nợ quá hạn
%
0,23
1,10
2,43
388,25
119,78
Doanh số thu nợ /doanh số cho vay
%
92,04
109,21
121,15
18,65
10,94
(Nguồn:Phòng Ngân quỹ ABBANK-Thái Nguyên)
Dựa vào các chỉ tiêu tín dụng tại bảng 3, ta nhận thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng giảm không ổn định qua các năm. Nhưng nếu đánh giá trên khoảng thời gian từ 2008 đến 2010 thì nhìn chung hoạt động tín dụng của ABBANK-Thái Nguyên bị thu hẹp. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng lại rất tốt và có xu hướng tăng hơn nữa qua các năm. Có thể dựa vào 2 chỉ tiêu doanh số thu nợ/ doanh số cho vay và thu nhập lãi cho vay/ tổng thu nhập để chứng minh cho nhận xét này.
Doanh số thu nợ/ doanh số cho vay của ABBANK-Thái Nguyên đều có giá trị trên 92 % đến 121% cho thấy khả năng quản lý nợ vay của ngân hàng là tốt. Ngoại trừ phần nợ quá hạn của ngân hàng lại tăng và với tốc độ quá nhanh. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn ở mức thấp (không quá 2,5%) thế nhưng giá trị nợ quá hạn lại tăng rất nhanh ở năm 2009 (tăng gần 4 lần so với năm 2008). Ta có thể lý giải cho tình trạng tín dụng không tốt này bằng cách phân tích tình hình kinh doanh của các khách hàng mà ABBANK-Thái Nguyên cho vay. Trong khoảng thời gian 2008 – 2009, nền kinh tế Thái Nguyên có nhiều bất ổn vì những khó khăn khác nhau như: thị trường bất động sản đóng băng, nhiều dự án đầu tư bị treo vì nhiều lí do như: chờ đợi giải ngân, không giải tỏa được đất đai,… đã khiến cho nhiều khách hàng vay vốn của ngân hàng không có khả năng trả nợ.
2.4.3. Hiệu quả kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh của ABBANK-Thái Nguyên qua các năm 2008-2010 nhìn chung là tốt do kết quả kinh doanh qua các năm đều có lợi nhuận. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK-Thái Nguyên qua các năm, chúng ta nhận thấy rằng cả 3 năm vừa qua, lợi nhuận kinh doanh đều dương, có nghĩa là kinh doanh có lời.
Bảng 2.7. KẾT QUẢ KINH DOANH
ĐVT: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tốc độ tăng trưởng (%)
2009/2008
2010/2009
Tổng thu nhập
134.983
144.059
108.774
6,72
-24,49
Tổng chi phí
104.392
121.360
97.520
16,25
-19,64
Thu nhập trước thuế
30.591
22.699
11.254
-25,80
-50,42
(Nguồn:Phòng tài chính kế toán ABBANK-Thái Nguyên)
Theo số liệu trên, ABBANK-Thái Nguyên đã kinh doanh có lợi nhuận nhưng con số lợi nhuận này đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Đặc biệt cần chú ý lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm ngày càng nhanh (từ 25% lên đến 50%). Chúng ta có thể lấy số liệu năm 2009 để làm ví dụ phân tích. Sự giảm mạnh của lợi nhuận trước thuế là do tốc độ tăng của thu nhập thấp hơn tốc độ tăng của chi phí. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự tăng lên đáng kể của các chi phí. Đầu tiên là chi phí huy động vốn tăng do tăng lãi suất huy động cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đồng thời, do doanh số cho vay tăng cho thấy nhu cầu về vốn kinh doanh tăng lên trong khi vốn huy động bị giảm sút vào năm 2009. Từ đó, vốn điều chuyển phải tăng lên để đảm bảo yêu cầu kinh doanh. Chi phí cho vốn điều chuyển cũng là một loại chi phí khá lớn do lãi suất vốn điều hòa cao (2008: 0,68%, 2010: 0,73%). Chính vì các chi phí tăng lên quá nhiều mà nguồn thu lại không đủ bù đắp nên mới dẫn đến tình trạng lợi nhuận giảm. Tất nhiên, việc sụt giảm về lợi nhuận có thể do nhiều yếu tố tác động từ môi trường kinh doanh bên ngoài mà ngân hàng không thể kiểm soát. Thế nhưng, trách nhiệm của những nhà quản lý là cần phải có những giải pháp chiến lược nhằm kiềm chế sự tác động đó.
Trong 3 năm vừa qua, tại Thái Nguyên đã xuất hiện ngày càng nhiều những ngân hàng cạnh tranh, giá cả thị trường biến động mạnh mẽ… đã khiến cho môi trường kinh doanh của ABBANK-Thái Nguyên trở nên khắc nghiệt hơn. Ta cũng có thể nhận thấy sự thu hẹp quy mô hoạt động qua việc phân tích nguồn vốn của ngân hàng ở trên. Đây cũng là một nguyên nhân tác động khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập môn học tại ngân hàng thương mại cổ phần An bình (ABBANK) chi nhánh Thái Nguyên.doc