Báo cáo Thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam- Techcombank

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ TECHCOMBANK 2

1. Giới thiệu lịch sử ra đời và phát triển 2

1.1. Sự ra đời 2

1.2. Lĩnh vực hoạt động. 4

1.3. Bộ máy tổ chức các phòng ban chức năng 7

1.4. Mạng lưới chi nhánh 9

2. Môi trường kinh doanh 10

2.1. Nguồn lực bên trong 10

2.2. Môi trường bên ngoài 14

II.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ TRONG 4 NĂM GẦN ĐÂY. 16

1. Thực trạng hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến nay 16

1.1 Sự biến động nguồn tài chính 16

1.2 Sự phát triển về cơ cấu sản phẩm 17

2. Ma trận SWOT phân tích hoạt động kinh doanh của Techcombank 21

III. HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TECHCOMBANK 23

1. Vai trò của hoạt động Marketing trong Techcombank 23

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Marketing: 24

3. Tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing. 26

3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng. 26

3.2. Phát triển sản phẩm mới. 27

3.3. PR, xúc tiến hỗn hợp và quản lý thương hiệu 28

3.4. Đánh giá hoạt động Marketing của Techcombank 31

4. Hoạt động của bộ phận hỗ trợ khách hàng 33

4.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động 33

4.2Hiệu quả hoạt động 34

4.3 Định hướng phát triển hệ thống CRM của Techcombank 35

Kết luận 36

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam- Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính năng này cho phép hệ thống có thể chạy đồng thời trên nhiều máy chủ khác nhau, cải thiện đáng kể tốc độ hạch toán và truy xuất thông tin, qua đó tăng cao hiệu suất giao dịch. Cụ thể T24r5 có thể cho phép thực hiện tới 1,000 giao dịch ngân hàng/giây, cùng lúc cho phép tới 110,000 người truy cập (10,000 trực tiếp và 100,000 qua Internet) và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. Từ năm 2002, Techcombank bắt đầu áp dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT (Society for Worldwide Interbank Finacial). Đây là mạng liên lạc điện tử giữa các ngân hàng trên toàn cầu cho phép thanh toán quốc tế thực hiện giao dịch với bên ngoài thống nhất qua phòng quan hệ đối ngoại (Nay là trung tâm thanh toán và Ngân hàng đại lý) tại Hội sở. Nhờ vậy, tỷ lệ điện chuẩn của Techcombank thuộc hàng cao nhất nước (98%). Liên tục trong các năm vừa qua, Techcombank đều được nhận các chứng chỉ quốc tế về tỷ lệ điện chuẩn từ các ngân hàng quốc tế danh tiếng như: Standard Charter Bank, Bank of New York, Citibank. Hiện tại Techcombank là thành viên trong hệ thống liên minh thẻ gồm gần 20 ngân hàng lớn trong nước như Vietcombank, ngân hàng Quân đội, Habubank,... Nhờ vậy, khách hàng sử dụng thẻ của Techcombank có thể dễ dàng rút tiền hay thanh toán, chuyển khoản tại máy ATM và POS của các ngân hàng khác trong liên minh trên toàn quốc. Tính tiện lợi cho khách hàng là phương châm hoạt động hàng đầu, vì vậy, Techcombank đã triển khai các dự án lớn giúp khách hàng có thể chủ động tìm hiểu tra cứu thông tin từ xa thông qua các công cụ của Techcombank Home banking như: Techcombank Mail Access ( cung cấp thông tin tự động qua E-Mail), Techcombank Mobile Access (cung cấp thông tin qua điện thoại di động), Techcombank Voice Access (quay số 1900 1590 trả lời tự động qua tổng đài). Trong năm 2006, Techcombank đã triển khai dự án Call Center, là dịch vụ tư vấn và trả lời trực tiếp khách hàng thông qua số điện thoại cố định 049427444, liên tục 24/7. Năm 2007, Techcombank cung cấp dịch vụ ngân hàng qua hệ thống Techcombank Internet banking. Trong quý II năm 2008, Techcombank sẽ triển khai dự án Contact center, và tiếp đó là dự án phần mềm CRM. Đó là sự phát triển vượt trội về công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng mà Techcombank đang hướng tới để phục vụ mục tiêu lấy khách hàng làm trọng điểm kinh doanh của mình. Định hướng của ban lãnh đạo Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Ban lãnh đạo Techcombank định hướng tầm nhìn của Techcombank đến năm 2010 là: Techcombank phấn đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả. Nhìn về phía trước, còn rất nhiều việc Techcombank phải làm để biến ước mơ trở thành một trong những ngân hàng lớn và được ưa thích nhất Việt nam. Với sự tự tin, cam kết và lòng quyết tâm cao, mọi thành viên đại gia đình Techcombank đang nghĩ và hành động hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng nhằm đem lại nhiều hơn nữa lợi ích cho khách hàng, giá trị cho cổ đông: Techcombank đem lại “sự thân thiện đến tin cậy”. 2.2. Môi trường bên ngoài Môi trường kinh doanh vĩ mô: *Môi trường nhân khẩu học: Việt Nam là nước có dân số trẻ. Dân cư phân bố không đều tập trung nhiều ở nông thôn, dân số ở thành phố chỉ chiếm khoảng từ 25-30%. Tuy nhiên Thành thị lại là khu vực tập trung cả về chính trị, văn hoá, và sản xuất kinh doanh thương mại, là các điểm “nóng’’ trong một quốc gia. Do đó đặc điểm dân cư các khu vực thành thị là: đông, trẻ, thu nhập cao, đời sống văn hoá tinh thần phong phú, nhu cầu đa dạng, đặc biệt các nhu cầu về dịch vụ trong thành thị lớn hơn hẳn so với khu vực nông thôn...Xuất phát từ định hướng khách hàng của Techcombank là tập trung ở các đô thị lớn, khách hàng doanh nghiệp (chủ yếu là vừa và nhỏ) và khách hàng trẻ thì xu thế mở rộng các khu đô thị mới ở nước ta trở thành một yếu tố thuận lợi đối với sự phát triển của Techcombank. * Môi trường công nghệ: Công nghệ hiện đại là một yếu tố cạnh tranh quan trọng trong mọi lĩnh vực bao gồm cả lĩnh vực ngân hàng. Hiện tại, tốc độ phát triển và chuyển giao công nghệ trên thế giới là rất nhanh. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong ngân hàng góp phần tạo ra những bước tiến thậm chí là sự nhảy vọt trong tiến trình phát triển của hệ thống ngân hàng. Sức mạnh cạnh tranh về công nghệ của bất kỳ một ngân hàng nào không chỉ Techcombank đó là tốc độ xử lý, độ chính xác, khả năng phòng ngừa rủi ro... Điều này kích thích Techcombank tập trung nguồn nhân lực trong công tác nghiên cứu và triển khai nhằm đi tắt đón đầu các sản phẩm công nghệ mới tạo ra sức cạnh tranh cho bản thân ngân hàng. * Môi trường kinh tế : Việt Nam đang trong xu thế hội nhập quốc tế. Trong mấy năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế “nóng” trên thế giới. Hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ, xu hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng phái sinh đang tăng lên rất nhanh tại các ngân hàng Việt Nam. Cơ cấu các thành phần kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng có lợi cho Techcombank: tỷ lệ các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng lớn khiến cho quy mô khách hàng mục tiêu của Techcombank luôn biến đổi. * Môi trường chính trị - luật pháp: Những đổi mới trong chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung, những thay đổi trong các bộ luật đặc biệt là Luật tín dụng ngân hàng nói riêng, cùng với cơ chế quản lý của nhà nước có phần thông thoáng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng cải tiến thủ tục cho vay, giảm bớt khoảng cách đối với khách hàng. Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thẻ; mở rộng màng lưới, tập trung là các thành phố lớn và khu công nghiệp, mở rộng cho vay tiêu dùng.   Cạnh tranh mạnh mẽ và sôi động nhất là phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại trong dân cư và cung cấp cho các doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại đầu tư cho hiện đại hoá công nghệ, đẩy mạnh tiếp thị, khuyến mại, cạnh tranh mở rộng phạm vi phát hành và thanh toán các loại thẻ, bao gồm cả các loại thẻ tín dụng quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, thẻ rút tiền mặt, nhất là những người có thu nhập khá, doanh nghiệp có đông người lao động, giới trẻ... Ngoài bốn ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Nhà nước là Vietcombank, Incombank, BIDV, AGRIBank, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngoài quốc doanh của Techcombank là: VPbank, Sacombank, VIBank, ngân hàng An Bình, ngân hàng Sài Gòn Gia Định, ngân hàng Đông Nam Á....Hiện tại các đối thủ cạnh tranh của Techcombank đang đẩy mạnh tốc độ mở rộng mạng lưới ngân hàng, nhằm chuẩn bị nguồn lực trước giai đoạn mở cửa, hội nhập của ngành ngân hàng tài chính tại Việt Nam. Chiến lược chung và có thể dễ dàng nhận thấy tại các ngân hàng thương mại hiện nay là phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Sự ra nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam đang mang một sắc thái mới, làm biến chuyển hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng được cọ sát và hoàn thiện mình, Techcombank cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó. Cạnh tranh sẽ giúp Techcombank phát triển mạnh hơn nếu Ban lãnh đạo ngân hàng biết vận dụng cơ may của mình. II.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ TRONG 4 NĂM GẦN ĐÂY. Thực trạng hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến nay Sự biến động nguồn tài chính Nhìn lại những năm trước đây, tổng doanh thu Techcombank năm 2003 là 386,23 tỷ đồng nhưng sau 3 năm tăng trưởng không ngừng đã đạt 1398 tỷ đồng và tổng tài sản cũng tăng từ 5510,43 tỷ đồng năm 2003 lên 17326 tỷ năm 2006. Lợi nhuận sau thuế đạt từ 29,34 tỷ năm 2000 lên 256,91 tỷ năm 2006. Qua đây ta thấy được sự tăng trưởng rất nhanh và mạnh của Techcombank. Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính năm 2003-2006 Năm 2003 2004 ‏2005 ‏2006 Tổng doanh thu(tỷ Việt Nam đồng) 386.23 496.63 ‏905 ‏1398 Tổng tài sản(tỷViệt Nam đồng 5510.43 7667.46 ‏10666 ‏17326 Vốn điều lệ(tỷ Việt Nam đồng) 180.00 412.70 ‏617 ‏1500 Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro(tỷ Việt Nam đồng) 90.07 130.32 ‏277.86 ‏378.18 Lợi nhuận trước thuế sau dự phòng rủi ro(tỷ Việt Nam đồng) 42.17 107.1 ‏286.06 ‏356.52 Lợi nhuận sau thuế (tỷ Việt Nam đồng) 29.34 77.23 ‏206.15 ‏256.91 Tỷ số lợi nhuận trước thuế trước dự phòng rủi ro trên tài sản cố định(%) 1.64 1.70 ‏2.6 ‏1‏.89 ROE(%) 15.52 ‏31.71 ‏45.19 ‏26.67 Theo kết quả năm 2007, tổng tài sản của Techcombank đạt hơn 39.558 tỉ đồng, hơn 2,5 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2006 và tăng 18% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 709 tỉ đồng. Tổng nguồn vốn huy động cho cả năm 2007 đạt 34.586 tỉ đồng, vượt 22% so kế hoạch đề ra. Trong đó, huy động từ khu vực dân cư tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 14.119 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% trong tổng huy động vốn. Dư nợ tín dụng đạt trên 20.188 tỉ đồng. Techcombank tiếp tục là một trong những ngân hàng có thế mạnh đặc biệt về thu dịch vụ, với doanh thu dịch vụ năm 2007 đạt 233,89 tỷ đồng (chiếm gần 9% trong tổng doanh thu), tăng khoảng 61% so với năm 2006, trong đó doanh thu thanh toán quốc tế chiếm khoảng 40%. Tiếp tục là một trong những ngân hàng dẫn đầu về doanh thu dịch vụ. Có thể nói trong năm năm trở lại đây, Techcombank đã liên tục phát triển hoạt động kinh doanh và mở rọng mạng lưới, luôn quan tâm đến việc ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình cung cấp dịch vụ, quản lý các rủi ro tín dụng, phát triển mạnh các dịch vụ bán lẻ...nên kết quả kinh doanh ngày càng cao, thể hiện ở nguồn tài chính của ngân hàng ngày một tăng lên. Vốn điều lệ liên tục được điều chỉnh theo hướng tăng lên nhiều. Đặc biệt, Techcombank là ngân hàng đầu tiên được ngân hàng nhà nước Việt Nam đồng ý cho phép chủ sở hữu của một ngân hàng nước ngoài lên đến 15%. Đó là một sự phát triển vượt bậc của Techcombank khi tham gia liên kết với ngân hàng HSBC tại Việt Nam. Sự phát triển về cơ cấu sản phẩm Techcombank định hướng chủ yếu vào hai mảng khách hàng lớn đó là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ban đầu mới thành lập, Techcombank chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừ và nhỏ, cung cấp dịch vụ tài chính, hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ khi hạot động của các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mỗi ngân hàng đều phải định vị cho mình một vị trí trên thị trường, Techcombank xác định mình là một ngân hàng đô thị đa chức năng, chiến lược kinh doanh tập trung ngày càng nhiều vào nhóm khách hàng cá nhân tại các đô thị. Các sản phẩm dịch vụ mới luôn được ngân hàng quan tâm, vì vậy trong những năm vừa qua, Techcombank đã liên tục cho ra thị trường nhiều loại hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng trọng điểm. Kết quả kinh doanh thu được từ các nhóm sản phẩm đó ngày càng cao, thể hiện cụ thể trong các nhóm dịch vụ đó là: Đối với dịch vụ khách hàng cá nhân: Với định hướng là ngân hàng bán lẻ, trong những năm vừa qua, dịch vụ cung cấp cho khách hàng cá nhân liên tục được phát triển, đặc biệt là các sản phẩm huy động tiết kiệm tiêu dùng trên nền công nghệ, các sản phẩm liên quan đến thẻ và tín dụng tiêu dùng. Huy động vốn: Năm 2006 chứng khiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, lượng vốn đổ vào thị trường chứng khoán cũng tăng lên đáng kể. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư rót vào thị trường chứng khoán tăng mạnh. Thực tế đó đã đặt ra thử thách không nhỏ cho công tác huy động vốn của Techcombank nói riêng, của các ngân hàng thương mại nói chung. Tuy nhiên, có thể nói công tác huy động vốn vẫn tiếp tục là điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn huy động từ dân cư năm 2006 đạt 7.059 tỷ đồng tăng 81.4% so với năm 2005 chiếm 47.1% trong cơ cấu huy động chung của ngân hàng. So với kế hoạch, nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư khởi sắc nhất, tăng 101%. Bảng 2: Tăng trưởng huy động vốn từ khu vực dân cư giữa từ năm 2004-2006 2004 2005 2006 2.129 3.891 7.059 Tín dụng bán lẻ: Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Techcombank được nhiều khách hàng đón nhận và đánh giá cao như sản phẩm Tín dụng trọn gói Gia Đình Trẻ, Nhà Mới, Ô tô xịn. Đặc biệt là sản phẩm Thấu chi tài khoản cá nhân F@stAdvance đã gây tiếng vang khi cho phép thấu chi tới 300 triệu đồng đối với hình thức có thế chấp và 100 triệu đối với hình thức tín chấp. Đây là một sự cải tiến đột phá của Techcombank so với các ngân hàng bạn. Chính nhờ các yếu tố đó, trong năm 2006 dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đến cuối tháng 12/2006 đạt 2.817 tỷ đồng tăng 80,5%. Bảng 3: Tăng trưởng tín dụng bán lẻ (tỷ đồng): 2004 2005 2006 940 1.560 2.817 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ. Một số sản phẩm có dư nợ lớn là cho vay nhà (chiếm 37.9% tổng dư nợ cho vay bán lẻ), cho vay ôtô, cho vay hộ kinh doanh cá thể, và các hình thức cho vay tiêu dùng khác. Tỷ lệ nợ 3-5 của khách hàng cá nhân là 1,58% trong năm 2006 giảm 0,42% so với năm 2005. Biểu đồ 1: Tỷ lệ huy động vốn và tín dụng bán lẻ các năm 2004-2006 (Nguồn Báo cáo thường niên năm 2006 ) Công tác phát hành và thanh toán thẻ: Năm 2006 là năm đánh dấu giai đoạn phát triển mới trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank với việc Trung tâm Thẻ được tách riêng thành đơn vị kinh doanh và hạch toán độc lập. Qua đó, tạo động lực cho các cán bộ, nhân viên trong Trung tâm nỗ lực làm việc và thúc đẩy hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Bảng 4: Kết quả công tác phát hành thẻ các năm 2004-2006 2004 2005 2006 Số lượng phát hành thẻ 16,150.00 32,718.00 78,436.00 Số dư tài khoản 67,504.24 102,512.74 354,500.00 Số dư bình quân tài TK thẻ 3.78 3.09 2.75 Thu phí từ thẻ 619.00 2,171.72 2,649.36 Thu phí bình quân/ thẻ (VND) 34,740.37 42,973.75 20,542.17 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006) Đối với dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Huy động vốn: Tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 2.803 tỷ đồng chiếm 18,71% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với năm 2005 là 19%. Bảng 5: Tăng trưởng huy động từ doanh nghiệp (tỷ đồng): 2004 2005 2006 2.096 2.382 2.803 Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế cũng tăng lên từ 1.575 khách hàng trong năm 2005 lên 2.073 khách hàng trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 31,6%. Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là phân đoạn khách hàng quan trọng của Techcombank, chiếm 30% trong tổng huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp. Huy động theo TPKT DN vừa và nhỏ 860,76 DNNN 784,64 DN FDI 326,04 DN khác 289,15 Bảng 6: Huy động tín dụng theo các loại hình doanh nghiệp Tín dụng doanh nghiệp:Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2006 đạt 6.099 tỷ đồng tăng 50,8% so với năm 2005. Chiếm tỷ trọng 69% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank. Tỷ lệ nợ 3-5 đối với khách hàng doanh nghiệp là 3.8% tăng 0,7% so với năm 2005. 2004 2005 2006 2.525 3.819 6.099 Bảng 6: Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp (tỷ đồng): Trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 69% là cho vay ngắn hạn phần còn lại là cho vay trung dài hạn. Cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng (57,9% trong tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp). Về mặt cơ cấu ngành nghề trong dư nợ tín dụng doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng đáng kể vẫn là các ngành công nghiệp và nông lâm thủy sản. Biểu đồ 2: Cơ cấu ngành nghề trong dư nợ tín dụng doanh nghiệp (Ngu ồn B áo c áo th ư ờng ni ên 2006 Dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ phi tín dụng khác: Thanh toán quốc tế là thế mạnh của Techcombank trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 1,342 triệu USD, tăng 32% so với năm 2005, chiếm 54% trong doanh thu hoạt động dịch vụ của Techcombank. Trong đó chuyển tiền đi doanh số 421 triệu USD, doanh số nhận về khoảng 343 triệu USD, tổng phí thu được từ chuyển tiền là 14 tỷ đ ồng. Biểu đồ 3: Kết quả doanh thu thanh toan quốc tế (Ngu ồn: Báo cáo thường niên năm 2006) Mạng lưới ngân hàng đại lý của Techcombank tiếp tục được mở rộng tại gần 100 nước trên thế giới với hơn 400 ngân hàng và trên 11.000 địa chỉ. Thanh toán quốc tế năm 2006 cũng đánh dấu một bước tiến mới của ngân hàng với việc phát triển các sản phẩm mang tính “trọn gói” và “một cửa” cho các khách hàng doanh nghiệp, đi đầu là sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói được giới thiệu tới khách hàng vào quý III.2006 đã được rất nhiều khách hàng hoan nghênh. Ma trận SWOT phân tích hoạt động kinh doanh của Techcombank Thế mạnh: + Thể chế, quy trình, quản trị rủi ro, tuyển dụng ngày càng hợp lý, hiệu quả + Thương hiệu Techcombank đang ngày càng có uy tín + Sản phẩm, dịch vụ tín dụng, ngoại hối, tiền tệ và thanh toán quốc tế cạnh tranh tương đối cạnh tranh so với các ngân hàng khác. + Công nghệ tiên tiến hỗ trợ phát triển và cung cấp sản phẩm + Mạng lưới, thị phần, và uy tín tương đối tốt ở Hà Nội và Đà Nẵng đang mở rộng dần và khẳng định uy tín ở phía Nam + Tài chính lành mạnh, ổn định, hiệu quả kinh doanh cao + Nhân viên trẻ, năng động, được đào tạo bài bản và tinh thông ngoại ngữ. Điểm yếu + Vị thế của Techcombank tại TP. Hồ Chí Minh (thị trường lớn nhất của cả nước) chưa cao, còn sau nhiều ngân hàng: ACB, Sacombank, Vietcombank... + Cán bộ dàn mỏng, đa số nhân viên còn thiếu kinh nghiệm. Thiếu cán bộ để phát triển mạng lưới + Công tác điều hành, quản trị còn khá xa chuẩn mực ngân hàng quốc tế hiện đại + Còn yếu về uy tín so với các đối thủ hàng đầu + Cơ sở khách hàng mỏng và rủi ro cao + Sản phẩm dịch vụ chất lượng còn chưa đều, sản phẩm còn yếu và thiếu. Cơ hội + Kinh tế toàn cầu và Việt nam tăng trưởng mạnh và ổn định trong những năm tới + Vẫn còn nhiều cơ hội phát triển qua chiếm giữ những phân đoạn còn chưa được phục vụ + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đặc biệt tiêu dùng dân cư có tiềm năng tăng trưởng rất cao + Cơ hội phát triển tại tp Hồ Chí Minh còn rất lớn + Rào cản không cho phép ngân hàng mới thành lập + Các ngân hàng nước ngoài còn phải một thời gian nữa mới có thể xâm nhập thị trường. + Được sự hỗ trợ từ phía HSBC. Thách thức + Tăng tốc của các đối thủ hàng đầu (VCB, Sacombank, ACB, Incombank, ngân hàng Đông Á, VPbank, Eximbank, BIDV..) + Các ngân hàng nước ngoài đang từng bước chuẩn bị thâm nhập thị trường đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. + Các sản phẩm tài chính phi ngân hàng như bảo hiểm, thuê mua, tiết kiệm bưu điện… là mối đe doạ tiềm tàng. + Thị trường Việt nam vẫn là thị trường có rủi ro cao. + Nhiều ngành kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của hội nhập. * Chiến lược kinh doanh Techcombank ưu tiên tập trung đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, có chất lượng và cạnh tranh cho khối khách hàng dân cư các đô thị, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và cao, trẻ tuổi và thành đạt có yêu cầu và dễ thích ứng với các dịch vụ ngân hàng, tài chính. Đó là chiến lược tập trung vào thị trường bán lẻ trong thời gian tới, phấn đấu đưa Techcombank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại các đô thị lớn. Bên cạnh đó Techcombank thực hiện chiến lược phát triển toàn diện các dịch vụ tài chính trọn gói phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp tập trung trong các khu công nghiệp thuộc một số ngành có tiềm năng phát triển. HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TECHCOMBANK Vai trò của hoạt động Marketing trong Techcombank Phòng Marketing của Techcombank là tên gọi tắt của Phòng tiếp thị, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Đó là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho ban Tổng Giám đốc Ngân hàng và có vai trò chức năng, nhiệm vụ sau: Theo dõi, phân tích và nắm bắt được hiện trạng và xu thế phát triển của ngành Ngân hàng, các nhu cầu luôn thay đổi và phát triển của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và định chế tài chính với các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng, khả năng tiềm lực của Techcombank và các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành ngân hàng trong việc thoả mãn nhu cầu của các nhóm khách hàng này. Dựa trên đó, tiến hành công tác phân đoạn thị trường và kiến nghị lên ban lãnh đạo ngân hàng về việc lựa chọn các phân đoạn khách hàng/thị trường mục tiêu phù hợp. Xây dựng, phát triển và kiến nghị ban lãnh đạo Ngân hàng xem xét các chiến lược/chính sách phát triển kinh doanh, sản phẩm chính và bổ trợ thoả mãn được nhu cầu của các phân đoạn khách hàng/thị trường đã lựa chọn với đảm bảo rằng các sản phẩm của Techcombank không thua kém hoặc tốt hơn nỗ lực của các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng các kế hoạch tiếp thị, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng hàng năm của Techcombank để thực hiền các mục tiêu của chiến lược, chính sách phát triển dài hạn, để hỗ trợ tối đa các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận và thị phần khách hàng của các kế hoạch kinh doanh hàng năm của Techcombank. Thực hiện và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch tiếp thị, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng đã được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt. Ngoài ra, cũng tiến hành xây dựng và thực hiện các chương trình tiếp thị, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng không định kỳ để phản ứng kịp thời với các biến động và thay đổi bất thường của thị trường và đối thủ cạnh tranh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Marketing: Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị marketing Trưởng phòng TB-Chăm sóc KH CV-Điều tra TT CV-Quan hệ ĐC TB-Phát triển SP Phó phòng CV-Chăm sóc KH CV-Phát triển SP Các nhiệm vụ chức năng của các bộ phận trong bộ máy quản trị marketing: 1. Bộ phận điều tra thị trường: Theo dõi hàng ngày qua các phương tiện thông tin đại chúng sự vận động của thị trường và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành để đưa ra các kiến nghị với ban lãnh đạo và các phòng ban Hội sở về các biện pháp phản ứng/đối phó với các sự kiện, hoạt động dự báo sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho Techcombank. Thực hiện các hoạt động điều tra thị trường định kỳ và không định kỳ, các phân đoạn khách hàng tiềm năng và hiện tại để hiểu biết nhu cầu khách hàng về sản phẩm mới, mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng phục vụ và các sản phẩm hiện tại, sự nhận biết và ưa chuộng với thương hiệu Techcombank. 2.Ban phát triển sản phẩm: Theo dõi hoạt động của thị trường ngân hàng trong và ngoài nước, các xu hướng vận động và phát triển của các đối thủ cạnh tranh, tiến hành các hoạt động điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm mới để đề ra kế hoạch phát triển các sản phẩm mới có thể áp dụng vào Techcombank. Lập quy trình và phương án triển khai đối với các sản phẩm mới trong hệ thống Techcombank. Đánh giá hiệu quả của việc triển khai sản phẩm mới. Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng các sản phẩm đang lưu hành và huỷ bỏ các sản phẩm không còn hấp dẫn với khách hàng. Làm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện về lĩnh vực phát triển sản phẩm theo yêu cầu của ban lãnh đạo ngân hàng. 3. Bộ phận quảng cáo, khuyến mại: Thực hiện các kế hoạch và hoạt động quảng cáo, khuyến mại định kỳ và không định kỳ để nâng cao sự nhận biết và ưa chuộng của công chúng và khách hàng mục tiêu với các sản phẩm, thương hiệu, hình ảnh của Techcombank. 4. Bộ phận quan hệ công chúng: Thực hiện các kế hoạch và hoạt động đưa tin trên báo chí định kỳ và không định kỳ để thông tin kịp thời cho các phương tiện truyền thông về tình hình hoạt động/phát triển, các sự kiện nổi bật của Techcombank để tạo ra hình ảnh và dư luận thuận lợi, nâng cao uy tín cho ngân hàng trong công chúng. Thực hiện các hoạt động phản ứng kịp thời với các dư luận/tin xấu, không có lợi cho Techcombank để làm giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín và hoạt động của ngân hàng. 5.Ban chăm sóc khách hàng(Ban dịch vụ khách hàng): Xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch ngân sách và hoạt động chăm sóc khách hàng như chúc mừng sinh nhât, ngày thành lập công ty, tài trợ các hoạt động văn hoá, thể thao...duy trì quan hệ và tăng sự thiện cảm của khách hàng. Chú trọng việc xây dựng các chương trình chăm sóc và vận động khách hàng gửi tiết kiệm tại Techcombank mua cổ phần để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng. Xây dựng và triển khai thực hiện trên toàn hệ thống Techcombank các quy trình nhận, xem xét, trả lời kịp thời thư góp ý, khiếu nại của khách hàng để xây dựng quan hệ mật thiết và nâng cao sự hài lòng của khách hàng, qua đó nâng cao hình ảnh và uy tín của Techcombank. 6. Bộ phận quản lý thương hiệu: Xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về sử dụng thiết kế tên và biểu tượng của Techcombank trên các văn bản, ấn phẩm, công văn giấy tờ... đảm bảo tính thống nhất, và dễ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10093.doc
Tài liệu liên quan