Báo cáo thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh

- Hoạt động công đoàn của Chi nhánh đã mang lại cho tập thể cán bộ công nhân viên sự gắn kết, có ý thức trách nhiệm cao.

- Hoạt động thi đua, các phong trào nghiên cứu, thể dục thể thao, văn nghệ cũng được thực hiện sôi nổi, tạo không khí phấn khởi, hăng say công tác trong toàn Chi nhánh. Các phong trào thi đua đã thực hiện trong năm 2009 là:

• Phong trào thi đua người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến.

• Phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm

• Công đoàn cơ sở phát động phong trào thi đua phụ nữ hai giỏi: “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”.

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3747 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện thu chi tiền mặt, séc du lịch bằng đồng Việt Nam và các ngoại tệ tự do chuyển đổi mà Ngân hàng ngoại thương Việt Nam quy định mua trong từng thời kỳ. Giám định tiền mặt, tiền giả. Tổ chức huớng dẫn nghiệp vụ ngân quỹ cho cán bộ mới của chi nhánh và các nhân viên các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ của Chi nhánh. Thực hiện lệnh chuyển hàng đặc biệt (tiền mặt, séc du lịch và giấy tờ có giá) đi nộp hoặc đi nhận tiếp quỹ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.hoặc nộp vào, lĩnh ra từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Ninh đối với tiền mặt đồng Việt Nam. Nhận hoặc tiếp quỹ cho máy ATM. Trực tiếp quản lý kho (quản lý 01 chìa khóa cửa trong kho và 01 chìa khóa ngoài kho, giữ chìa khóa két, hòm trong kho), quỹ nghiệp vụ, chứng từ có giá đảm bảo an toàn cho quỹ. Thực hiện giao dịch nhận tiền mặt (till - in, till – out, move – in, move – out) từ các teller, thủ quỹ các phòng nghiệp vụ trong chương trình Ngân hàng bán lẻ Silverlake. Thực hiện chế độ báo cáo về các hoạt động ngân quỹ (thu chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và séc).. Đảm bảo mức tồn quỹ tiền mặt đồng Việt Nam, ngoại tệ phục vụ hoạt động của chi nhánh có hiệu quả. Xử lý các loại tiền mặt đã hết hạn lưu hành hoặc không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo chế độ quy định. Thu thập và lưu giữ các văn bản hiện hành của Nhà nước, ngành Ngân hàng và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao. Phòng Giao Dịch * Gồm có 4 phòng giao dịch: Phòng Giao Dịch số 1 : Thị trấn Từ Sơn Phòng Giao Dịch Số 2: Huyện Quế Võ Phòng Giao Dịch Số 3: Bắc Giang Phòng Giao Dịch Số 4: Huyện Yên Phong * Nhiệm vụ các phòng giao dịch: Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của Phòng Giao Dịch theo đúng quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi của khách hàng là cá nhân, tổ chức có yêu cầu mở tài khoản tại Phòng Giao Dịch. Thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi khách hàng theo đúng quy định hiện hành về luân chuyển chứng từ của Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và hướng dẫn của Giám đốc chi nhánh. Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến phát hành, thanh toán thẻ ATM và thẻ tín dụng. Ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu Chính phủ) trong thẩm quyền cho vay của các phòng giao dịch theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh phân công. Tổ Kiểm Tra Nội Bộ Lập kế hoạch hoặc định kỳ đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ trịnh Ban Giám Đốc duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật về ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, điều lệ tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp nhà nước do bộ Tài chính ban hành, chủ động đề xuất với Ban Giám đốc tiến hành kiểm tra, kiểm soát đột xuất các phòng nghiệp vụ hoặc các nghiệp vụ cụ thể. Giúp Giám đốc trong công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của Chi nhánh. Đề xuất ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bổ sung, chỉnh sửa các quy định nếu phát hiện sơ hở, bất hợp lý dẫn đến không an toàn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. PHẦN II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK - CHI NHÁNH BẮC NINH Hoạt động huy động vốn Các hình thức chung: Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước Các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Hoạt động huy động vốn qua các năm: Với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, trong những năm qua Chi nhánh đã đạt lượng vốn khá lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cá nhân cũng như tổ chức kinh tế. Đến tháng 12/2009 tổng nguồn huy động đạt 1.010 tỷ đồng tăng gần gấp 5 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2006. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung bình qua các năm đạt khoảng 36%. Bảng nguồn vốn VCB Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị:triệu VNĐ STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1 Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng 4.783 5.291 5.537 6.255 2 Vốn huy động từ khách hàng 205.476 296.533 592.243 1.010.659 3 Vốn khác 54.862 47.634 48.342 56.294 4 Vốn chủ sở hữu 6.325 7.053 7.967 8.769 5 Kinh doanh ngoại tệ 21 22 20 24 6 Quan hệ trong hệ thống 544.341 698.354 730.223 755.590 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của VCB BN) Hoạt động tín dụng: Những quy định cho vay Đối tượng cho vay: Chính sách cho vay của VCB Việt Nam không giới hạn vào một loại đối tượng cụ thể và hạn chế việc đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn. Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn của NHNT phải đảm bảo: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận cho hợp đồng tín dụng. Điều kiện vay vốn: Chi nhánh xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNT. Thể loại cho vay Chi nhánh xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển: Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tự trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tự trên 60 tháng trở lên. Quy trình cho vay Quy trình cho vay gồm 4 phần tương ứng với 4 giai đoạn của quá trinh cho vay: Quy trình xét duyệt cho vay Quy trình phát tiền vay Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay Quy trình thu hồi nợ vay Tại mỗi phần gồm 3 nội dung cụ thể là : Nguyên tắc thực hiện, trình tự thực hiện và trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên tham gia. Kết quả hoạt động tín dụng Công tác Tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2006 - 2009 được thực hiện với phương châm “Hiệu quả & an toàn”, quan tâm duy trì khách hàng truyền thống kết hợp với chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Với nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh. Với nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh, tính đến 31/12/2006, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 3.864 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cuối năm 2005, vượt kế hoạch TW giao cho Chi nhánh năm 2006. Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp có vay vốn tại Chi nhánh hiện là 267 khách hàng. Dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.553 tỷ đồng, đạt 88% kế hoạch năm 2007. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh vẫn đạt được kết quả tốt. Mặc dù Công tác Tín dụng của Chi nhánh trong năm 2008 bị tác động và phụ thuộc rất nhiều từ những biến động trên thị trường tiền tệ và những quyết sách mới về kiềm chế lạm phát của NHNN. Trong đó có lộ trình cắt giảm dư nợ được chỉ đạo từ NHNN Việt nam và NHNT Việt Nam, VCB Bắc Ninh vẫn tiếp tục duy trì mục tiêu trong công tác cho vay theo phương châm “Hiệu quả & an toàn”. Tổng dư nợ của Chi nhánh tính đến 31/12/2008 đạt 2.524 tỷ đồng, bằng 98,9% so với năm 2007.Năm 2009, dư nợ đạt 1896 tỷ đồng. Biểu đồ : Tổng dư nợ tại Ngân hàng Cổ phần Thương Mại Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh qua các năm ( Nguồn báo cáo thường niên các năm ) Công tác bảo lãnh năm 2009 của Chi nhánh cũng đạt kết quả tốt. Đến 31/12/2009 số dư bảo lãnh của chi nhánh là 116 tỷ VNĐ, tăng 61% so với năm 2006 và số món bảo lãnh phát hành đạt 396 món tăng 16% so với năm 2006 cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh không ngừng phát triển và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng cũng như của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ: Tổng số thẻ phát hành qua các năm tại Vietcombank Bắc Ninh: Đơn vị: Thẻ (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Bắc Ninh) Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2009 đạt 10.131 thẻ, nâng tổng số thẻ ATM đến 31/12/2009 là 32.016 thẻ, tăng 47% so với năm 2008. Số lượng phát hành mới thẻ thanh toán quốc tế ( thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ) trong năm 2009 đạt 2.035, tăng 219% so với năm 2008, nâng tổng số thẻ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 3.655 thẻ. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng năm 2009 đạt 14 tỷ VNĐ tăng 21% so với năm 2008. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu Do làm tốt công tác khách hàng, có sự phối hợp hỗi trợ của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan và với sự cố gắng của các cán bộ nên kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2009 đạt kết quả cao. Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu toàn chi nhánh đạt 175,62 triệu USD tăng 57% so với năm 2008. Trong đó: Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt108,19 triệu USD, tăng 76% so với năm 2008. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 67,43 triệu USD, tăng 48% so với năm 2008. Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua các năm của Vietcombank Bắc Ninh Đơn vị: Triệu USD (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Bắc Ninh) Hoạt động đầu tư phát triển trong Ngân hàng: Đầu tư nguồn nhân lực: Đầu tư vào nâng cao năng lực đội ngũ lao động có thể coi là một mục tiêu chiến lược lâu dài và quan trọng nhất của Chi nhánh. Đề ra nhiệm vụ không chỉ đạt hiệu quả kinh doanh cao mà còn phải đào luyện nên những cán bộ có tay nghề cao, chuẩn bị nhân sự cho những bước đi xa hơn, vững chắc hơn. Những nghiệp vụ được Chi nhánh đào tạo là kỹ năng thẩm định dự án, phân tích tài chính, quản lý tín dụng doanh nghiệp, nghiệp vụ đấu thầu, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học ứng dụng và đặc biệt là năng lực Marketing và dịch vụ khách hàng… Cơ cấu CBNV của Ngân hàng VCB Bắc Ninh tính đến 31/12/2009 STT Trình độ Tổng số(CBNV) Tỷ lệ trong tổng số cán bộ 1 Thạc sĩ 3 2.88% 2 Đại học 79 75.96% 3 Cao đẳng, trung cấp 11 10.58% 4 Lái xe , tạp vụ, bảo vệ 11 10.58% 5 Tổng số 104 100% (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp, Ngân hàng VCB Bắc Ninh) Với sự chú trọng đầu tư đúng mức để nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhân viên,đến nay Chi nhánh đã đạt được những thành quả nhất định: Đội ngũ CBNV trẻ, năng động sáng tạo, nhiệt tình với công việc, trình độ chuyên môn cao, nắm bắt, tiếp cận được công nghệ hiện đại. Đặc biệt, kỹ năng quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong Chi nhánh đã hoàn thiện hơn nhờ các chương trình đào tạo được thực hiện trong những năm qua. Điều đó có ý nghĩa quyết định trong việc vạch ra hướng đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của đơn vị. Đầu tư vào cơ sở vật chất: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình là 2 nội dung luôn đi song song trong 1 doanh nghiêp, bởi vì chúng bổ sung, nâng cao giá trị cho nhau. Nội dung đầu tư vào tài sản vô hình gồm: đầu tư nâng cao chất lựơng nguồn nhân lực, nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo…. Đầu tư vào tài sản hữu hình của một doanh nghiệp là đầu tư vào tài sản cố định (máy móc nhà xưởng) và đầu tư vào hàng tồn trữ. Ở đây, nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình của chi nhánh chính là dầu tư vào thuê địa điểm và tài sản hoạt động, mua và lắp đặt các loại máy móc công nghệ hiện trong toàn hệ thống; đặc biệt là trong hoạt động thanh toán gắn liền với quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng xử lý giao dịch tự động trực tuyến. Ngoài ra chi nhánh đã thường xuyên chi cho bảo dưỡng và sửa chữa tài sản để hệ thống hoạt động liên tục. Chi tài sản hữu hình – chi nhánh Bắc Ninh Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng chi về tài sản 8 368,2 12 038,6 10 059,5 6 436,9 Chi thuê nhà và tài sản hoạt động 3 885 5 579,3 7 099,3 5 490,6 Khấu hao cơ bản TSCĐ 1 434,8 1 722,4 2 515,3 662,6 Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản 104,2 141,7 184,5 64,9 Chi mua sắm công cụ lao động 187,5 206,6 257,6 216,7 Mua lại TSCĐ thuê tài chính 2,6 2,3 2,7 2,1 Nguồn: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Vietcombank Bắc Ninh Một số hoạt động khác: Hoạt động công đoàn của Chi nhánh đã mang lại cho tập thể cán bộ công nhân viên sự gắn kết, có ý thức trách nhiệm cao. Hoạt động thi đua, các phong trào nghiên cứu, thể dục thể thao, văn nghệ cũng được thực hiện sôi nổi, tạo không khí phấn khởi, hăng say công tác trong toàn Chi nhánh. Các phong trào thi đua đã thực hiện trong năm 2009 là: Phong trào thi đua người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến. Phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm Công đoàn cơ sở phát động phong trào thi đua phụ nữ hai giỏi: “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”. Công tác thẩm định các dự án vay vốn: Trong những năm qua, công ty không ngừng phát triển và đã tạo được uy tín, mối quan hệ với nhiều khách hàng. Số lượng các dự án không ngừng tăng, bao gồm cả các dự án lớn và các dự án nhỏ. Khách hàng của công ty: Tên khách hàng Vốn vay (VNĐ) Công ty TNHH một thành viên phân đạm và hoá chất Hà Bắc 15.000.000.000 Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt 7.000.000.000 Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 2 Hà Bắc 10.000.000.000 Công ty TNHH Phương Nga. 5.000.000.000 Công ty cổ phần xuất khẩu Bắc Giang 9.500.000.000 Công ty TNHH Samwon Industrial 50.000.000.000 Công ty TNHH XNK thương mại tổng hợp Tân Đạt 17.000.000.000 Công ty cơ khí hóa chất Hà Bắc 8.000.000.000 Công ty TNHH Nam Á 5.000.000.000 ... Quy trình thẩm định: 5 bước Bước 1: Đề xuất cho vay dự án đầu tư. Cán bộ Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất cho vay dự án đầu tư, trình Trưởng phòng Khách hàng xem xét và ký trình lên Ban Giám đốc xem xét quyết định cuối cùng. Bước 2: Thẩm định rủi ro khoản vay dự án đầu tư. Căn cứ thông tin từ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc khả thi và thông tin do Chủ đầu tư cung cấp, Cán bộ Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định đầu tư, nêu rõ ý kiến của phòng về việc đồng ý/không đồng ý cho vay và các điều kiện vay cần được áp dụng. Sau đó cán bộ Phòng Khách hàng trình Trưởng phòng Khách hàng xem xét và ký trình lên Ban Giám đốc xem xét quyết định cuối cùng. Bước 3: Phê duyệt khoản vay dự án đầu tư. Căn cứ những nội dung thẩm định và đề xuất cho vay, Giám đốc Chi nhánh xem xét phê duyệt vào Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, ý kiến phê duyệt tín dụng thể hiện rõ ràng trên Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng, trong đó kết luận rõ đồng ý/ không đồng ý/ đồng ý nhưng bổ sung điều kiện đối với ý kiến của Phòng Khách hàng. Bước 4: Soạn thảo và ký kết Hợp đồng tín dụng. Cán bộ và Trưởng phòng Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm soạn thảo các Hợp đồng tín dụng và tổ chức việc ký kết Hợp đồng tín dụng theo quy định. Sau khi hoàn tất, Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm gửi hồ sơ cho vay đến Phòng Quản lý nợ theo quy định. Bước 5: Nhập dữ liệu vào hệ thống. Cán bộ Quản lý nợ kiểm tra hồ sơ do Phòng Khách hàng chuyển sang. Nếu đầy đủ, hợp lệ, thông tin khớp đúng sẽ xác nhận và tiến hành nhập thông tin vào hệ thống công nghệ thông tin và lưu trữ hồ sơ an toàn. Nội dung thẩm định Thẩm định năng lực chủ đầu tư. + Thẩm định các yếu tố phi tài chính: Các thông tin liên quan đến Chủ đầu tư như lĩnh vực sản xuất kinh doanh, năng lực kinh doanh, quản lý, trình độ chuyên môn, tuổi đời, uy tín, các mối quan hệ của Chủ đầu tư... + Thẩm định các yếu tố tài chính: Thông qua Báo cáo tài chính 3 năm liền kề của Chủ đầu tư, cán bộ thẩm định nhận định về tiềm lực tài chính của Chủ đầu tư, đánh giá mức độ thành công của dự án. Đối với các Chủ đầu tư mới thành lập doanh nghiệp hoặc mới tham gia sản xuất kinh doanh, có dự án đầu tiên, Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh, các phương án sản xuất, phân phối sản phẩm và các thông tin khác. Bốn nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính của Chủ đầu tư: Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, Nhóm chỉ tiêu về hệ số nợ, Nhóm chỉ tiêu về đánh giá hoạt động quản lý, Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Thẩm định dự án đầu tư: Bao gồm các nội dung sau: + Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư. + Thẩm định tài chính dự án đầu tư. + Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư. + Thẩm định các nguồn cung cấp đầu vào của dự án đầu tư. + Thẩm định tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư. + Thẩm định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án. - Thẩm định tài sản đảm bảo: Tài sản bảo đảm cho các khoản vay có thể là tài sản của khách hàng/chủ đầu tư; có thể là bản thân dự án (tài sản hình thành sau đầu tư từ vốn vay và vốn tự có) hoặc là tài sản bảo lãnh của bên thứ ba. Trên cơ sở tài sản đảm bảo, Chi nhánh sẽ giảm thiểu được những rủi ro khi cho vay và thu hồi nợ vay. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư Thẩm định theo trình tự. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau, từ đó đưa ra quyết định đồng ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư. Phương pháp này được sử dụng trong nội dung thẩm định tài chính, phi tài chính về Chủ đầu tư. Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu. So sánh các chỉ tiêu, các tỷ số nhằm đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của dự án để có sự đánh giá đúng khi thẩm định dự án. Phương pháp này sử dụng trong thẩm định tài chính, phi tài chính, pháp lý của Chủ đầu tư, Dự án đầu tư. Phương pháp dự báo. Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Phương pháp dự báo thường dùng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thẩm định nguồn cung cấp đầu vào của dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy. Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm, thẩm định tài chính của dự án. Phương pháp phân tích rủi ro. Rủi ro của dự án khi thực hiện thường được phân ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động. Phân tích rủi ro nhằm xác định phương pháp xử lý từng loại rủi ro, bảo đảm tính an toàn và khả năng trả nợ đối với khoản vay. Phương pháp này sử dụng trong nội dung thẩm định tài sản đảm bảo. Công tác đánh giá và quản lý rủi ro các dự án vay vốn Quan điểm chung về quản lý rủi ro: - Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 01 Khách hàng; 01 ngành nghề/lĩnh vực có liên quan, tiền tệ.01 loại tiền tệ. - Khi cấp tín dụng cho các dự án lớn phải thực hiện theo chế độ tập thể, đảm bảo tính khách quan, chú trọng các rủi ro của dự án. - Quản lý rủi ro căn cứ trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng từng thời kỳ, căn cứ trên cơ sở các Quyết định, Quy chế, Quy định, Quy trình tín dụng do Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám Đốc ban hành và căn cứ trên cơ sở các văn bản thông báo chỉ đạo do các thành viên ban điều hành ký. - Đối với những dự án lớn, trong công tác thẩm định rủi ro có sự tham gia ý kiến của các ủy ban phụ trách trong công tác quản lý rủi ro chung của Vietcombank theo thông lệ của ngân hàng quốc tế. Nội dung về quản lý rủi ro: Giới hạn tín dụng đối với 01 khách hàng * Khái niệm Giới hạn tín dụng của một khách hàng là Tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà ngân hàng Ngoại thương chấp nhận giao dịch với khách hàng đó trong một thời kỳ (1 năm) Tổng mức dư nợ tín dụng đề cập trong Giới hạn tín dụng gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và phần L/C miễn ký quỹ, dư nợ co vay chiết khấu, dư nợ cho vay thấu chi * Mục đích và ý nghĩa Áp dụng Giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng Ngoại thương theo hướng chuẩn mực quốc tế và có những ý nghĩa sau: - Quản lý rủi ro tổng thể đối với 1 khách hàng. Trước đây, mỗi phồng ban nghiệp vụ tự đánh giá rủi ro khách hàng riêng để cung cấp loại dịch vụ mà phòng ban mình được phân công (phòng tín dụng xây dựng hạn mức cho vay độc lập với việc phòng than toán xây dựng hạn mức mở L/C), do đó thông tin về một khách hàng bị phân tán. Giới hạn tín dụng sẽ khắc phục tình trạng này. - Tăng cường tính tập thể, khách quan trong hoạt động tín dụng. - Mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng. * Thời hạn và Thẩm quyền xác định giới hạn tín dụng Việc xác định giới hạn tín dụng cho các khách hàng phải được tiến hành xong chậm nhất là vào tháng 6 hàng năm nhằm bảo đảm cơ sở lập kế hoạch tiếp cận khách hàng trong năm. Việc duyệt Giới hạn tín dụng cho khách hàng được chia thành 2 cấp, theo đó các Hội đồng tín dụng cơ sở có các mức thẩm quyền duyệt khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh. Các Giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội động tín dụng cơ sở phải trình ra Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt. Phân vùng đầu tư Để đảm bảo chất lượng tín dụng và thuận tiện trong quá trình giám sát khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên, chi nhánh nên tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh thuộc vùng đầu tư của mình trước khi đầu tư ra ngoài Chi nhánh có thể gặp trường hợp khách hàng nằm tại địa bàn đầu tư của chi nhánh khác (chi nhánh sở tại) nhưng có đơn vị phụ thuộc hoặc dự án đầu tư hoạt động hoặc được triển khai tại địa bàn đầu tư của mình. Trong trường hợp này, chi nhánh có thể cho khách hàng vay để phục vụ nhu cầu kinh doanh của đơn vị phụ thuộc hoặc dự án, với điều kiện là có thoả thuận bằng văn bản với chi nhánh sở tại. Việc phân bổ vùng đầu tư được tiến hành trên cơ sở: - Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt chủ sở; - Năng lực của bản thân các chi nhánh. Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng Nhằm vừa tạo tính linh hoạt, vừa bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, Tổng giám đốc ban hành quy định thẩm quyền xét duyệt cho vay theo các cấp như sau: - Giám đốc chi nhánh: + Thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh được quy định khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trên địa bàn và năng lực quản lý. mức thẩm quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lần cho vay dự án đầu tư và mở L/C, bảo lãnh miễn ký quỹ (trừ các lĩnh vực/mặt hàng mang tính chất đặc thù có quy định riêng). Đối với các khoản cho vay vượt ngoài phạm vi nói trên, Chi nhánh phải trình Tổng giám đốc xem xét phê duyệt. - Tổng giám đốc: Các khoản thuộc Hội sở chính hoặc do chi nhánh gửi lên được chia làm 3 cấp: các khoản có giá trị đến 100 tỷ đồng do Phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng được quyền xem xét và quyết định; các khoản từ trên 100 tỷ đồng đến 120 tỷ đồng do Tổng giám đốc quyết định; các khoản lớn hơn 120 tỷ đồng phải do Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt - Hội đồng tín dụng Hội đồng tín dụng là tổ chức hỗ trợ cho Tổng giám đốc và giám đốc chi nhánh, có nhiệm vụ và quyền ra quyết định các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn, mức độ phức tạp để bảo đảm tính khách quan. Hình thức làm việc của Hội đồng tín dụng là tổ chức họp các thành viên. Các cuộc họp đều phải có biên bản với đầy đủ các chữ ký thành viên. quyết định của hội đồng tín dụng dựa trên cơ sở ý kiến biểu quyết của các thành viên, theo nguyên tắc đa số (quá bán). Hệ thống Hội đồng tín dụng gồm 2 cấp: Hội đồng tín dụng cơ sở do chi nhánh thành lập, và Hội đồng tín dụng Trung ương do hội sở chính thành lập. Mối quan hệ giữa hội đồng tín dụng và Giám đốc chi nhánh, Tổng giám đốc có thể được mô tả trong sơ đồ dưới đây: PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư Những kết quả đạt được: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTại Phòng Khách hàng - ngân hàng NHTMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh.DOC
Tài liệu liên quan