Báo cáo thực tập tại Nhà Hữu Nghị I

MỤC LỤC

 

Trang

Lời cảm ơn

A. Tìm hiểu về cơ sở thực tập 2

1. Lịch sử thành lập của cơ sở 2

2. Nhiệm vụ và mục tiêu của cơ sở 2

3. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường 3

4. Sơ đồ tổ chức 3

5. Đối tượng được hưởng dịch vụ 4

6. Nguồn tài nguyên cung cấp dịch vụ 4

7. Mô tả các công việc của nhân viên làm việc trực tiếp tại cơ sở (mang tính chất như một nhân viên công tác xó hội) 5

8. Các tổ chức hợp tác với cơ sở 5

9. Ý kiến của sinh viên thực tập 6

B. Báo cáo trường hợp can thiệp dành cho công tác xã hội cá nhân 7

1. Tiếp cận thân chủ 8

2. Nhận diện vấn đề của thân chủ 10

3. Thu thập thông tin 10

4. Đánh giá - chẩn đoán 11

5. Kế hoạch giải quyết vấn đề 12

6. Phúc trình vấn đàm công tác xã hội 13

7. Tổng kết - lượng giá vấn đề 28

C. Báo cáo thực tập dành cho công tác xã hội nhóm 29

1. Giai đoạn chuẩn bị nhóm 29

2. Giai đoạn thành lập nhóm 33

3. Giai đoạn khảo sát và triển khai các hoạt động nhóm 37

4. Lượng giá phần công tác xã hội nhóm 45

D. Cảm nhận và ý nghĩa việc đã làm 46

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Nhà Hữu Nghị I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm: Phòng ngủ - tầng 4 - Nhà Hữu Nghị. · Mục tiêu: Tìm hiểu sâu về vấn đề của thân chủ · Phương pháp: Công tác xã hội cá nhân KHV nhận xét Nội dung vấn đàm Hành vi, cảm xúc của thân chủ NVXH nhận xét Buổi vấn đàm lần 2 diễn ra tại phòng ngủ tầng 4 của thân chủ. Lúc đó các bạn trong phòng đi xuống tầng 2 để xem tivi, thân chủ đang sửa soạn sách vở để chiều đi học. NVXH: Quốc Anh à, em đang làm gì đó? TC: Em đang soạn sách vở để chiều đi học. Chị không xem tivi với các bạn à? NVXH: Ừ, chị vừa đến thấy các bạn đang xem rồi chị lên đây. Mà chị cũng không thích xem lắm. Em không xem à? TC: Em không xem được vì em phải chép bài để chiều đi học không là bị kiểm tra vì hôm trước em nghỉ học. NVXH: Thảo nào hôm trước chị thấy em trong phòng đọc. Chị thấy các bạn bảo em mệt. TC: Mệt đâu chị. Em giả vờ mệt để xin các mẹ cho nghỉ đấy. NVXH: À..thì ra em trốn học. Sao em không đi học mà thích nghỉ học? TC: Em mất hết sách rồi. Mà em cũng không thích đi học. Mấy đứa ở đây rủ nhau bỏ học, thường xuyên trốn vì chán học. NVXH: Có phải em thấy các bạn nghỉ nhiều em cũng muốn nghỉ phải không? TC: Chỉ một phần thôi nhưng em lười học, em chán. Em dốt môn toán lắm chị à. Em chỉ sợ ở lại lớp thôi. NVXH: Em đừng suy nghĩ bi quan như thế, mình phải cố gắng chứ. Mà chị thấy các môn khác điểm vẫn cao mà em? TC: Nhưng môn toán thấp nó kéo điểm của các môn khác xuống. Cả môn lí nữa. NVXH: Em chỉ cần cố gắng hơn một chút, chăm chỉ học thêm môn toán mà lại có bạn bè giúp đỡ em nữa sẽ đạt kết quả tốt hơn thôi. TC: Ở đây đứa nào cũng học dốt, lười học như em, toàn bị "đúp". Chúng toàn rủ em trốn học đi chơi. NVXH: Có ai học cùng lớp với em ở Nhà Hữu Nghị không? TC: Có chị ạ. Con Linh, con Hương còi, thằng Cường béo hôm kia mới trốn học đi chơi vui lắm. NVXH: Thế chiều nay em học mấy tiết? Có môn gì? TC: Để em nhớ xem nào. Em quên mất chị ạ. Thôi cứ mang một quyển vở ghi chung cũng được. NVXH: Không được rồi. Em phải hỏi lại thời khóa biểu từ các bạn đi. Em phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì mới học tốt được. TC: A..hình như chiều nay có Toán chị ạ. Mặc kệ thôi, em chán học em có lo học đâu. NVXH: Trong tất cả các môn học em thích học môn gì nhất? TC: Em thích học môn văn, môn thể dục, môn tin. Em toàn được điểm cao môn tin và môn thể dục không khi nào được dưới điểm 7. Kì vừa rồi em thi tin được 9. NVXH: Thế à! Chị cũng phải học tin này. Nhưng chị học tin yếu, chỉ được 7 thôi. Em được điểm cao thế tốt còn gì. Đi học vui và được điểm cao thì muốn nghỉ học làm gì? TC: Thì đó là mấy môn dễ thôi, ít phải làm bài tập nhiều. Nếu em được lên lớp em sẽ học thêm tin học. Nhưng không biết có được lên lớp không? NVXH: Em hãy cố gắng lên, phát huy hết khả năng của mình. Nghe em kể chị cũng có thể đoán được ước mơ của em. TC: Thế à? Chị thử đoán xem, em đố chị đấy? NVXH: Là kĩ sư tin học. TC: Chị đoán đúng rồi! Em rất thích học tin chị à. Em chưa khi nào bỏ học môn tin. Em nghe các bạn lớp trên bảo muốn thi nghề này phải học giỏi môn tin và toán phải không chị? NVXH: Đúng rồi. Từ bây giờ em phải cố gắng lên, vẫn còn kịp mà. Em hãy tự tin phát huy khả năng của mình sẽ học tốt thôi. Em đừng nản chí vì bây giờ mới chỉ là kiến thức cơ bản, em chăm chỉ là học được thôi mà. TC: Ơ…nhưng em ngại lắm. Học thì kém lại lười biếng. Không có bố mẹ quan tâm học hành như các bạn. Nhiều lúc em chán và xấu hổ với các bạn lắm chị ạ. NVXH: Em nghĩ thế là không được. Nếu em lúc nào cũng suy nghĩ theo chiều hướng đó thì em gặp nhiều khó khăn. Chị bảo với em nhé. Tuy em ở đây thiếu thốn nhưng em vẫn đi học, hòa đồng với các bạn ở trường, lại học tốt nữa. Mọi người sẽ yêu quý và khâm phục em "vượt khó học giỏi" chứ sao lại xấu hổ. TC: không biết em có học hết cấp II nữa không? Thích là một chuyện, làm được hay không mới là chuyện khó. Em sẽ cố gắng không bị đúp. NVXH: Em ước mơ mình như thế thì phải biết biến ước mơ đó thành hiện thực chứ. Vì thế em phải chăm chỉ học hành thật tốt. Em có thể lập ra cho mình một kế hoạch để thực hiện ước mơ đi. Có gì khó khăn chị sẽ góp ý, ủng hộ em hết mình. TC: Cười..để em suy nghĩ đã. Hôm sau làm cũng được. giờ em phải chép bài cho xong đã. NVXH: Ừ..thế em chép bài đi để chị xuống xem các bạn ở dưới thế nào rồi (lúc đó là 9h30 phút sáng). Vui vẻ cởi mở Cười gượng Tay soạn sách vở Gãi đầu Thích thú, lôi cuốn, nghi ngờ phỏng đoán của NVXH Cười phân vân Cười ngượng ngùng Cười thân thiện, nhẹ nhàng Cười. Giọng nói của thân chủ có vẻ chán chường Nắm tay thân chủ, mắt hướng vào thân chủ lấy niềm tin Lượng giá: Buổi vấn đàm lần thứ 2, câu chuyện của thân chủ và NVXH đã thật sự thoải mái. NVXH đã biết được vấn đề của thân chủ: tự ti, mặc cảm về hoàn cảnh, ngại đi học, không dám học hỏi bài các bạn trên lớp + tình trạng chung của các em ở Nhà Hữu Nghị đều muốn nghỉ học. Vì vậy dẫn đến tâm lí chán chường không muốn đi học. Đi học đối với em như là một nghĩa vụ bắt buộc để sau này đi học nghề. Em có sở thích, ước mơ nhưng dễ nản chí, không tự tin về học lực của mình. Sau khi nắm bắt được vấn đề của thân chủ. NVXH đã có kế hoạch giúp đỡ cùng thân chủ để giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là tạo niềm tin cho thân chủ, để thân chủ hiểu rằng mình vẫn có thể làm được, tin vào khả năng của chính bản thân mình. NVXH đã nói với thân chủ "em lập kế hoạch để thực hiện ước mơ đi" tạo niềm tin, giúp thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình. Sau buổi vấn đàm, thân chủ có vẻ tự tin hơn về bản thân, tin tưởng rằng mình có thể làm được những việc mình vẫn nghĩ là khó và tỏ ra phân vân. Bước tiếp theo, NVXH muốn tìm hiểu về bạn bè của thân chủ hay chơi ở Nhà Hữu Nghị, cô giáo chủ nhiệm, các bạn cùng lớp để tạo nguồn tài nguyên hỗ trợ cho thân chủ để vấn đề có thể giải quyết tốt. * Phúc trình vấn đàm lần 3 · Thân chủ: Lê Quốc Anh. · Thời gian: 24/3/2010 · Địa điểm: Phòng ăn - Nhà Hữu Nghị I. · Mục tiêu: Vấn đàm với cô nuôi, bạn của thân chủ ở Nhà Hữu Nghị. Tìm hiểu rõ những người bạn hay chơi với em giúp đỡ em những gì trong học tập cũng như trong cuộc sống. Và thông qua cô nuôi để hiểu em nhiều hơn. Phương pháp: Công tác xã hội cá nhân + nhóm. KHV nhận xét Nội dung vấn đàm Hành vi, cảm xúc của thân chủ VXH nhận xét Buổi vấn đàm lần 3 được thực hiện ở phòng ăn Nhà Hữu Nghị. Hôm đó Nhà Hữu Nghị I chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho các em cấp I nên các anh chị lớn hơn phải giúp các mẹ nuôi chuẩn bị. Thân chủ, Huân và Diệu Linh được phân công nhặt rau. Buổi nói chuyện lần thứ 3 này là một buổi nói chuyện mang tính chất thoải mái, không gò ép, nặng nề. Tất cả đều tâm sự và làm việc rất vui vẻ. NVXH: Rau nhiều và non các em nhỉ? Diệu Linh: Phải nhiều mới đủ mà chị vì nhiều người ăn. Mà Huân ăn nhiều lắm. Huân: Này, có cậu ăn nhiều ấy. NVXH: Thế ai thích ăn rau? Quốc Anh: Em, em thích ăn rau nhưng thích nhất là rau cải chị ạ. Diệu Linh: Không phải đâu chị ạ. Quốc Anh ăn rau gì cũng ăn giống con dê rồi. Quốc Anh: Ai lại như cậu ăn toàn thịt cá béo tròn, béo ú lên. Huân: Ừ đúng rồi. Diệu Linh ăn nhiều lắm. NVXH: Huân ơi sao em không đi học nữa mà lại ở nhà? Huân: Em nghỉ lâu rồi. Em học dốt mà em chán học. Giờ ở nhà thấy các bạn đi học em ở nhà em buồn cũng muốn đi. Quốc Anh: Muốn gì? Tớ đang chán đây, muốn nghỉ ở nhà chơi với các cậu vì chúng mình "hợp gạ" với nhau. Diệu Linh: Đấy, chỉ thích chơi thôi, ngày nào cũng kêu chán học. Huân: Mà nó mỗi ngày đưa ra một lí do để nghỉ học. Em thấy lí do nào cũng đúng. Nó học có đến nỗi như bọn em đâu, thông minh phết chị ạ. Quốc Anh: Thông minh cái gì? Đang chán muốn nghỉ đây. NVXH: Thế là không được em ạ. Em cũng thấy Huân cũng muốn đi học mà không được. Bạn ấy nghỉ ở nhà thấy chán, em được đi học thì phải cố gắng chứ. Huân: Bọn em cũng nói nhiều mà không nghe. Khi nào bọn em nói lại theo Cường béo đi chơi. NVXH: Em được sự ủng hộ của các bạn, lúc nào cũng động viên em học tốt như thế thì phải cố gắng phấn đấu chứ. Quốc Anh: (im lặng) Diệu Linh: Hay bắt nó viết giấy cam đoan hứa không bỏ học? TC: Còn lâu nha. NVXH: Thôi được rồi. Chị nghĩ Quốc Anh không cần viết giấy cam đoan đâu. Em chỉ cần cố gắng cho các bạn thấy là được. Mà Huân và Diệu Linh cũng giúp đỡ bạn với nhé. Huân: À, từ hôm nau em sẽ đôn đốc nó học bài, thức dậy đi học đúng giờ được không chị? NVXH: Ừ, thế thì tốt rồi. Em thấy chưa, ai cũng muốn em học tốt. Em phải cố gắng nhé. TC: Vâng Vừa lúc ấy cô nuôi đi ra, rau cũng vừa nhặt xong. Cô nuôi bảo "các con ra rửa rau giúp mẹ nhé?" Cả 3: Vâng Cô nuôi lại ngồi chỗ ghế cạnh tôi và nói: "Hôm nay nhiều việc nhờ chúng nó giúp" NVXH: Các em cũng ngoan và siêng, dễ bảo cô nhỉ? Cô nuôi: Ừ, mấy đứa này ngoan hơn mấy đứa kia, chúng nó khó bảo lắm. NVXH: Vâng. Em Quốc Anh cô thấy thế nào hả cô? Cô nuôi: Quốc Anh nó cũng ngoan nhưng mà lười học. Nhìn nó thông minh mà không chịu học gì cả. NVXH: Dạ vâng, nhưng em thấy em trầm và ít nói lắm ạ. Cô nuôi: Ừ, nó ít nói. Giờ nó quen mới chịu nói hơn đấy. Nó mặc cảm về hoàn cảnh gia đình. NVXH: Vâng, qua mấy lần nói chuyện em cũng có tâm sự với cháu. Cô nuôi: Gia đình nó bi đát lắm. Bố bỏ vợ con đi không tin tức, mẹ thì ốm đau phải nhờ vào bà ngoại cả. Hồi nó mới vào đây người gầy gò ốm yếu lắm. NVXH: Em vào đây được lâu chưa cô? Cô nuôi: Nó vào đây cũng được 4 năm rồi. Từ năm 1996 cơ mà. Vào đây cô đã chăm sóc và bảo ban nó nhiều. Bây giờ nó đã lớn và ngoan hơn nhiều. NVXH: Giờ em cũng thay đổi nhiều hơn nhưng hoàn cảnh gia đình tác động đến tâm lý em nhiều phải không cô? Cháu thấy em luôn mặc cảm e ngại. Cô nuôi: Ừ, nhiều hôm nó ngồi buồn trong phòng cả ngày không nói gì. Nó chán học, cô đêm nào cũng lên xem nó học bài như thế nào rồi an ủi nó. Nó được cái cũng nghe lời. NVXH: Dạ, vâng. (Vừa lúc ấy chuẩn bị đến giờ tổ chức sinh nhật) Cô nuôi: Thôi cô phải đi chuẩn bị cho chúng nó đây. Cháu cố gắng làm việc tốt nhé. NVXH: Vâng cháu cám ơn cô. Cháu chào cô. Vừa nói vừa cười đùa Cười, nói to, đùa cợt Cười, nói to Quay đi chỗ khác Cười vui vẻ Cười, nhìn cả 3 em Vừa nói vừa hướng vào thân chủ Vừa nói vừa hướng vào cô nuôi Lượng giá: Cuộc vấn đàm lần thứ 3 diễn với cả thân chủ, NVXH cùng hai bạn và mẹ nuôi trong Nhà Hữu Nghị. Cuộc nói chuyện cởi mở, vui vẻ, thoải mái. Qua đó, NVXH thấy được thái độ của những người ngoài cuộc với vấn đề của thân chủ. Tất cả đều quan tâm đến vấn đề của thân chủ, muốn thân chủ học tốt. Họ đều không muốn thân chủ bỏ học. Bằng cách này hay cách khác, họ đều bó biện pháp giúp đỡ thân chủ. Những tác động này đều ảnh hưởng đến thân chủ, giúp thân chủ lấy lại sự tự tin trong cuộc sống và có một chút quyết tâm học hơn, có ý thức hơn về việc nghỉ học và tác hại của nó. Đây là tài nguyên hỗ trợ tót giúp thân chủ thay đổi thái độ và tự giải quyết vấn đề của mình. * Phúc trình vấn đàm lần 4 · Thân chủ: Lê Quốc Anh. · Thời gian: 25/3/2010 · Địa điểm: Trường THCS Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội Lớp 6A - lớp của Quốc Anh. · Mục tiêu: Gặp gỡ cô giáo chủ nhiệm để hỏi về tình hình kết quả học tập của thân chủ - tìm hiểu mối quan hệ bạn bè ở trên lớp của thân chủ · Phương pháp: công tác xã hội cá nhân + công tác xã hội nhóm KHV nhận xét Nội dung vấn đàm Hành vi, cảm xúc của thân chủ NVXH nhận xét Ngày 25/3/2010 tôi đến trường THCS Thái Thịnh để tìm hiểu mối quan hệ của Quốc Anh với bạn bè trên lớp. Tôi đã có cuộc nói chuyện với các em học cùng lớp với thân chủ, lớp trưởng tên Thanh, lớp phó học tập tên Hồng. NVXH: Chào 2 em. Cô giáo chủ nhiệm của các em chưa lên lớp à? Thanh: Tiết 3 mới đến giờ của cô chị ạ. Mà chị là chị của bạn nào lớp em mà hỏi cô giáo chủ nhiệm của bọn em? NVXH: Chị là chị của Quốc Anh. Hồng: Quốc Anh ở Nhà Hữu Nghị I à chị? NVXH: Đúng rồi. Chị là sinh viên thực tập ở đó. Thế Quốc Anh học hành như thế nào hả em? Có tốt không? Thanh: (im lặng). Hồng: Dạ..bạn ấy học cũng bình thường, lười học lắm, nhất là môn toán toàn bị điểm trung bình thôi. NVXH: Ừ, chị cũng biết sơ qua về kết quả học tập của bạn ấy do bạn ấy cho chị xem sổ liên lạc. Bạn ấy tâm sự với chị là học kém nên chán học không muốn học. Thanh: em hiểu mà. Bọn em cũng học yếu môn nào là chán ghét môn đó. NVXH: thế ở lớp bạn Quốc Anh có hòa đồng với các bạn không? Thanh: Quốc Anh vẫn chơi cùng bọn em mà chị. Nhưng không thân lắm. Bạn ấy ít nói. Hình như ai cũng thế thì phải, mấy bạn kia ở Nhà Hữu Nghị cũng thế, không hòa đồng với bọn em, tự tách mình. Hồng: đúng rồi chị ạ. Lớp em có Cường, Hương, Huệ Linh cũng thế. Các bạn đều ở Nhà Hữu Nghị. Các bạn chẳng khi nào tham gia hoạt động ở lớp, lười học nhưng em thấy Quốc Anh hiền, ngoan, học cũng tiếp thu nhanh, không khi nào đánh nhau, trốn học nhiều như mấy bạn kia. NVXH: Thế à? Chị cũng thấy bạn ấy hiền lành dễ bảo qua nhiều lần tiếp xúc. Mà các bạn ấy như thế bon em có biện pháp giúp đỡ bạn ấy không? Hồng: có chứ chị. Tuần nào bọn em cũng tổ chức sinh hoạt, lên kế hoạch giúp đỡ tổ chức học nhóm, kiểm tra bài cũ của các bạn nhưng các bạn không chịu học và tham gia gì cả. NVXH: ừ chị hiểu. Có lẽ do tâm lí mặc cảm, tự ti nên các bạn ấy không tham gia vào hoạt động của lớp. Thế bọn em có hay tâm sự với Quốc Anh không? Thanh: Bạn ấy có nói gì đâu mà tâm sự hả chị. Ngại lắm, các bạn trong lớp nghi ngờ thì chết. Hồng: Bọn em thỉnh thoảng vào Nhà Hữu Nghị chơi cùng các bạn ấy thôi chứ bọn em cũng hiểu hoàn cảnh của các bạn vì thế mà bọn em cũng không muốn hỏi nhiều sợ các bạn ấy buồn. NVXH: ừ, các bạn ấy thế thì các em cố gắng giúp đỡ động viên các bạn nhé. Hồng: chị ơi, cô giáo đến rồi kìa. (Lúc đó tôi chào 2 em và gặp cô giáo chủ nhiệm lớp 6A - Trần Thu Phương để trao đổi tình hình học tập, kết quả học tập kì vừa rồi. Cuộc trò chuyện chỉ kéo dài 15 phút vì cô giáo còn lên giảng bài) NVXH: Em chào cô. Em là Dung, sinh viên thực tập ở Nhà Hữu Nghị I. Chuyên đề thực tập của bọn em liên quan đến Quốc Anh. Em muốn biết một số thông tin về kết quả học tập của em ấy ở trên lớp, mối quan hệ bạn bè và sự đánh giá của cô về em ấy? GVCN: à, ra thế. Mình rất sẵn lòng giúp bạn. Mời bạn vào phòng uống nước rồi chúng ta nói chuyện. NVXH: vâng, em cảm ơn cô. GVCN: thế này em ạ. Lớp cô chủ nhiệm có 4 em ở Nhà Hữu Nghị. Mỗi em một tính cách. Quốc Anh là học sinh hiện nhất trong 4 em, không gây gổ đánh nhau, bỏ học đi chơi nhưng em lại lười học. NVXH: kết quả vừa rồi của em ấy có tốt không cô? GVCN: không em ạ (rồi cô mang sổ điểm ra xem). Em học ngày càng đi xuống, có thấp hơn năm ngoái, chỉ trung bình và thấp hơn các bạn trong lớp nhiều. Đặc biệt môn toán điểm thấp nên nó kéo các môn khác xuống nữa. GVCN: không chỉ mỗi Quốc Anh mà các em trong Nhà Hữu Nghị cũng đều lười học. Tôi biết hoàn cảnh của các em ở trong đấy không có sự quan tâm kèm cặp của bố mẹ, các em đang tuổi ăn chơi, không có ý thức tự giác nên rất khó. Bây giờ quan trọng là làm sao để giúp các em có suy nghĩ đúng đắn về công việc học tập. NVXH: em cũng đã động viên nhưng cũng không dễ dàng cô ạ. Vì không thể thay đổi một sớm một chiều được. GVCN: tôi cũng quan tâm em và đưa ra nhiều biện pháp mà cũng khó. Tôi hi vọng trong thời gian thực tập em sẽ giúp đỡ được Quốc Anh phần nào. NVXH: vâng em sẽ cố gắng. GVCN: em cố gắng động viên Quốc Anh nhé. Còn quan hệ bạn bè trên lớp thì không có gì đáng phải lo ngại. Em ấy vẫn chơi với các bạn bình thường, không gây gổ đánh nhau, chỉ có học tập là cần chú ý thôi. NVXH: em cảm ơn cô vì những thông tin cô đã cung cấp. GVCN: ừ, không có gì. Nếu em còn gì cần trao đổi thì em đến gặp tôi. Giờ tôi phải lên lớp rồi. NVXH: vâng, em cảm ơn cô. Em chào cô Chỉ tay về phía cô giáo Cười Cười Vui vẻ, mừng Lượng giá: Sau buổi gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm và bạn bè cùng lớp của thân chủ tôi đã kiểm chứng được thông tin, tìm hiểu rõ hơn và hiểu nhiều hơn về tình hình học tập của thân chủ. Qua đó, NVXH có kế hoạch giúp đỡ thân chủ một cách tốt nhất. Đây cũng là nguồn tài nguyên hỗ trợ tốt để thân chủ có thể tự giải quyết vấn đề của mình. * Phúc trình vấn đàm lần 5 · Thân chủ: Lê Quốc Anh. · Thời gian: 27/3/2010 · Địa điểm: Phòng ngủ - tầng 4 - Nhà Hữu Nghị. · Mục tiêu: Đây là buổi vấn đàm lần cuối với thân chủ đưa ra các giải pháp để thân chủ tự quyết định của mình, đưa ra tài nguyên hỗ trợ.Giúp thân chủ tự tin hơn. · Phương pháp: Công tác xã hội cá nhân - dùng các kĩ năng: cho lời khuyên, tham vấn, kĩ thuật thay đổi thái độ. KHV nhận xét Nội dung vấn đàm Hành vi, cảm xúc của thân chủ NVXH nhận xét NVXH: Quốc Anh đang học à? TC: Vâng, em đang làm bài tập. NVXH: em đang làm bài tập môn gì thế? TC: em đang làm bài tập toán nè. Khó quá chị ạ. NVXH: môn toán à? Lâu rồi chị cũng không động vào toán. Chị xem nào, cái này chị chẳng nhớ gì cả! Nếu em thấy khó quá thì hỏi các bạn cùng lớp ấy. Học thầy không tày học bạn mà! Bạn mà giảng bài sẽ tốt và dễ hiểu hơn. Hồi xưa chị cũng dốt môn toán lắm, bạn thân chị thì giỏi, suốt ngày cắp sách tới hỏi chị ấy. TC: em thì ngại lắm chị ạ. NVXH: lại ngại rồi…Không được thế đâu nhé. Em cứ mạnh dạn hỏi bạn đi, không sao đâu. Thế kế hoạch thực hiện ước mơ của em đến đâu rồi, nói cho chị biết đi? TC: ơ…em lập rồi nhưng ngại lắm. Em không nói đâu. Nói được mà không làm được xấu hổ lắm chị ạ. NVXH: nói cho chị biết đi nào. Không ai cười em đâu. Em làm thế là tốt cho mình mà. Hồi xưa chị học lớp 12 chị cũng lập kế hoạch ôn thi đại học cho mình mà. Chị ước mình đỗ trường kinh tế nhưng chị cũng thất bại đấy thôi. TC: Thế chị có buồn không? NVXH: có, chị buồn chứ. Nhưng thất bại là mẹ của thành công. Nếu mình có cách làm việc tốt thì mọi việc mình làm hiệu quả hơn nhiều. TC: (im lặng) NVXH: vì hồi xưa chị học phải có thời gian biểu, lập ra các kế hoạch, các công việc mà mình phải làm để học tốt. Thi đại học không đỗ chị vẫn đủ điểm để xét vào trường chị đang học, ước mơ không thành hiện thực nhưng khi chị học nghề này thì chị thấy yêu thích nó hơn. TC: thì nghĩa là không nhất thiết ước mơ phải thành hiện thực thì mới thành công phải không chị? NVXH: mình thành công hay không là phụ thuộc vào sự cố gắng của mình đây. Em phải tự tin phát huy hết khả năng của mình thì em sẽ thành công thôi. Thế em nói cho chị nghe kế hoạch học tập của em đi? Để chị xem và góp ý. TC: em học kém không dám mơ mộng xa xôi, chỉ cố gắng học tập để không bị ở lại lớp thôi. NVXH: em có quyết tâm không đấy? TC: có chứ. Em không muốn phụ lòng mọi người. Nhưng em sợ lắm. Em sợ em không…. NVXH: em ngại điều gì nói cho chị biết được không? À..chị hiểu rồi. Em đừng lo lắng quá. Hôm kia chị đến trường gặp cô giáo chủ nhiệm, bạn Thanh, bạn Hồng. Chị thấy mọi người đều rất thiện cảm với em mà. Ai cũng muốn giúp đỡ em trong học tập. Vì vậy, em đừng lảng tránh sự giúp đỡ của bạn bè nhé. Có gì khó khăn em cứ mạnh dạn nhờ các bạn, nhờ cô giáo. TC: Vâng, nhưng em sợ các bạn cười chê em, phân biệt em. NVXH: không đâu, các bạn đều thông cảm cho hoàn cảnh của em, đều muốn quan tâm giúp đỡ em. Quan trọng là do em thôi. Em phải cố gắng hết sức. TC: vâng NVXH: bây giờ chị có ý kiến như thế này em xem có được không? TC: chị nói đi. NVXH: việc học của em bây giờ bắt đầu lại cũng chưa muộn, nhưng cũng không dễ dàng gì với em. Mà cô giáo cũng phản ánh việc học tập trên lớp của em cũng đi xuống rất nhiều. Chị nghĩ thời gian cũng không còn nhiều nữa.. TC: vâng, em cũng thấy lo vì kiến thức của em bị hỏng nhiều rồi. NVXH: chị sẽ giúp em xin mẹ nuôi cho em đi học nhóm với các bạn tại nhà bạn Hồng vào thư 2, 4, 6 được không? Các bạn ấy sẽ giúp em củng cố kiến thức cơ bản, tối về em chịu khó ôn bài làm bài. Em thấy được không? Có đồng ý không? TC: vâng ạ. Nhưng một mình em đi hả chị? NVXH: em đi một mình cũng được. Hoặc rủ Hương, Cường cùng đi cho vui. Biết đâu mấy đứa lại giúp nhau học tốt. TC: vâng, chị phải nói với mẹ không mẹ lại tưởng em bỏ đi chơi. NVXH: ừ, chị sẽ gặp mẹ để xin phép. Chị cho em một ngày để chuẩn bị tinh thần, ngày kia em bắt đầu được không? TC: Được chứ ạ NVXH: ừ, thế là tốt rồi. Chị hy vọng và mong đợi kết quả tốt ở em. Thôi chị xuống giúp các mẹ đây, em học bài tiếp đi. TC: Vâng. Em chào chị. Nhăn mặt, gãi đầu Ngập ngừng Đỏ mặt ngại ngùng Hào hứng hơn Cầm tay an ủi, chia sẻ cảm xúc cùng thân chủ 7. Tổng kết - lượng giá vấn đề Đây là buổi vấn đàm cuối cùng của công tác xã hội cá nhân, cả thân chủ và NVXH đã rất thân thiện, trò chuyện cởi mở. NVXH đã đưa ra hướng giải quyết vấn đề cho thân chủ lựa chọn. Thân chủ đã rất hào hứng với cách giải quyết vấn đề này và đã có sự thay đổi thái độ. Kết quả học tập chưa biết chuyển vì thế thay đổi cũng không thể nhanh được. Buổi vấn đàm công tác xã hội cá nhân, NVXH không dừng lại ở phương hướng giải quyết vấn đề mà trong suốt thời gian còn lại ở Nhà Hữu Nghị NVXH vẫn dõi theo từng bước đi của thân chủ, đôn đốc nhắc nhở thân chủ học bài. Thời gian này, ý thức học tập, thái độ của thân chủ đã chuyển biến hơn. Tuy nhiên, kết quả học tập vẫn chưa rõ ràng. Qua thời gian làm việc với thân chủ, NVXH đã vận dụng kiến thức và vốn hiểu biết đã học vào thực tế để giải quyết vấn đề nảy sinh của thân chủ. Tuy giải quyết vấn đề không lớn nhưng NVXH đã rút ra những bài học quý giá giữa việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành là việc không đơn giản chút nào. NVXH phải vận dụng kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, các bước trong tiến trình giải quyết vấn đề. Vấn đề của thân chủ chưa hẳn đã được giải quyết tận gốc. Thời gian để giải quyết vấn đề không dễ dàng một sớm một chiều. Vì vậy, rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô nuôi chăm sóc và dạy dỗ em có thể học tập đến nơi đến chốn, trở thành người có ích. C. BÁO CÁO THỰC TẬP DÀNH CHO CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM * Cơ sở lý luận - Khái niệm về nhóm Nhóm là một thuật ngữ khoa học chỉ một tập hợp người trong đó các cá nhân có chung lợi ích, mục đích, có mối quan hệ tương tác lẫn nhau và tồn tại theo một kiểu cấu trúc nhất định. - Khái niệm công tác xã hội nhóm Công tác xã hội nhóm là một phương pháp trong đó cán bộ công tác xã hội sử dụng các tiến trình công tác xã hội nhóm nhằm giúp các cá nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ tạo nên sự thay đổi của thái độ, hành vi, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của các thành viên trong nhóm. - Tiến trình công tác xã hội nhóm. Tiến trình công tác xã hội nhóm là trình tự các công việc mà NVXH tiến hành với một nhóm cá nhân nhất định, qua đó tạo ra sự thay đổi hành vi và hoàn thành mục tiêu mà nhóm đề ra. * Tiến trình giải quyết vấn đề của công tác xã hội nhóm 1. Giai đoạn chuẩn bị nhóm a) Lí do chọn thân chủ Sau 2 tuần tiếp xúc và làm việc ở Nhà Hữu Nghị I, NVXH đã thân thiết với hầu hết các em nhỏ sống trong Nhà Hữu Nghị. Tuy nhiên, chưa tìm ra được một nhóm để thực hiện công tác xã hội nhóm vì ở đây các em thuộc các độ tuổi khác nhau. Em thì bỏ học, em thì đi học, sinh hoạt không cùng thời gian (em học sáng, em học chiều). Trong quá trình tiếp xúc với các em, NVXH nhận thấy có 3 em: Diệu Linh, Cường, Hương hay chơi với nhau hơn, thỉnh thoảng có rủ Quốc Anh (thân chủ) đi chơi và bỏ học. Hỏi ra thì các em học cùng lớp. Hơn nữa, hôm 25/3/2010, NVXH gặp gỡ cô giáo chủ nhiệm của các em để hỏi về tình hình học tập của thân chủ trong công tác xã hội cá nhân - NVXH đã được biết rõ Linh, Hương, Cường học cùng lớp với Quốc Anh. Theo thông tin của cô giáo chủ nhiệm lớp 6A cho biết cả 4 em Quốc Anh, Huệ Linh, Cường, Hương đều học kém, lười học, hay bỏ học gây gổ đánh nhau, chơi điện tử,…học lực loại trung bình, trung bình yếu. Do đặc điểm học cùng lớp, cùng độ tuổi lại có vấn đề chung về học tập và sinh hoạt vui chơi, tôi đã quyết định chọn 4 em này để thực hiện tiến trình công tác xã hội nhóm với mục đích thành nhóm: Học tập và vui chơi lành mạnh. b) Thông tin về hoạt động nhóm - Số lượng: 4 thành viên. - Loại hình: Nhóm học tập và vui chơi lành mạnh. - Đặc điểm và thông tin của nhóm đối tượng. TT Họ và tên Ngày sinh Địa chỉ Hoàn cảnh gia đình Tính cách 1 Lê Quốc Anh 23/5/1998 18B ngõ Tân Lập, tổ 2B, phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội Bố mẹ li hôn, bố bỏ đi không tin tức. Mẹ không nghề nghiệp, không đủ khả năng nuôi con, thường xuyên đau ốm, sống nhờ vào bà ngoại. Hiện em đang sống tại Nhà Hữu Nghị. Em vào Nhà Hữu Nghị năm 2006. Thuần tính, hiền lành, thông minh nhưng lười học 2 Nguyễn Huệ Linh 30/5/1998 Ngõ 120, phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội Bố mất, mẹ đi tù. Đặc điểm không nơi nương tựa. Em vào Nhà Hữu Nghị năm 2007 Nghịch ngợm, khó bảo, học kém, lười học. Hay bỏ học chơi điện tử 3 Bùi Cao Cường 1/5/1998 Số 63, ngõ 218, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội Bố mẹ li hôn, bố bỏ đi Trung Quốc, mẹ đi lấy chồng khác. Em vào Nhà Hữu Nghị năm 2007 Nghịch, bướng bỉnh, hài hước Thường xuyên bỏ học đi chơi điện tử, đánh nhau. 4 Nguyễn Thu Hương 15/1/1998 Ngõ 20, ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Bố mẹ đi tù Đặc điểm không nơi nương tựa Em vào Nhà Hữu Nghị năm 2006 Hay nói, hay cười, thích ca nhạc Lười học, hay đi chơi c) Điểm mạnh - điểm yếu của nhóm - Điểm mạnh + Các em trong nhóm học cùng một lớp, sống và sinh hoạt với nhau trong cùng một nhà. Vì vậy, việc tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm diễn ra dễ dàng. + Các em trong nhóm đều là trẻ bình thường về trí tuệ, được học văn hóa ở trường, được chăm sóc và giáo dục ở nhà nuôi, các em có cùng độ tuổi. Vì vậy, đặc điểm tâm lí chung về độ tuổi cũn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao thuc tap.doc
  • docBao cao thuc tap - Bia.doc
Tài liệu liên quan