MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120 5
1. Giới thiệu chung về Nhà máy Cơ khí 120. 5
2. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy 5
3. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy 7
4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 9
5. Đặc điểm lao động của Nhà máy Cơ khí 120 11
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà máy Cơ khí 120 15
1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 14
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban GĐ, phòng ban 17
2.1. Ban giám đốc 17
2.1.1. Giám đốc 17
2.1.2. Phó Giám đốc Kỹ thuật 18
2.1.3. Phó Giám đốc phụ trách sản xuất 18
2.1.4. Phó Giám đốc kinh doanh – nội chính: 19
2.1.5. Phó Giám đốc phụ trách đầu tư – dự án 20
2.2. Các phòng ban chức năng 20
2.2.1. Phòng Kỹ thuật – công nghệ 20
2.2.2. Ban cơ điện 21
2.2.4. Phòng vật tư - điều độ 22
2.2.5. Phòng tài chính kế toán 22
2.2.5. Phòng kinh doanh 24
2.2.6. Văn phòng nhà máy 25
2.2.7. Phòng xấy dựng cơ bản 25
2.3. Các đơn vị sản xuất: 26
2.3.1. Xí nghiệp kết cấu thép 26
2.3.2. Xí nghiệp mạ kẽm 26
2.3.3. Xí nghiệp sửa chữa xe máy công trình 26
3. Phòng Tổ chức – lao động 27
3.1. Cơ cấu của phòng Tổ chức – lao động: 27
3.2. Chức năng: 28
3.3. Nhiệm vụ: 28
3.4. Quan hệ với các phòng ban khác: 29
3.5. Kết quả hoạt động phòng tổ chức lao động năm 2006 31
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 33
1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 33
2. Đánh giá kết quả hoạt động quản trị 36
3. Một số tồn tại trong quá trình hoạt động và hướng giải quyết 37
IV. PHUƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY 37
1. Phương hướng phát triển chung: 37
2. Phương hướng của phòng Tổ chức lao động 38
KẾT LUẬN 41
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Nhà máy Cơ khí 120 thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động gián tiếp chiếm tới 41,1%. Với tính chất là một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh thì cơ cấu lao động gián tiếp tương đối lớn như trên là phù hợp. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, Nhà máy đang thực hiện chủ trương không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, để từ đó tinh giảm tối đa bộ máy quản lý sao cho vẫn đảm bảo được quá trình sản xuất.
Với số lượng lao động như trên, so với nhu cầu hiện nay là tương đối thừa, đặc biệt là công nhân trong các xí nghiệp. Lý do là hiện nay Nhà máy đang trong giai đoạn thay đổi lại cơ cấu tổ chức, nên quá trình sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Do đó mà một số lao động đã phải ngừng việc, hoặc khi đã đến thời điểm hết hạn hợp đồng thì không được ký tiếp nữa. Chẳng hạn như:
- Phòng kỹ thuật công nghệ: 1 người phải ngừng việc do không có việc làm 5 tháng.
- Xí nghiệp kết cấu thép: tổ KCT 1 (1 người chấm dứt hợp đồng lao động), tổ KCT 6 (1 người chấm dứt hợp đồng lao động), tổ tiện (3 người ngừng việc do không có việc làm trong 5 tháng), tổ rèn (1 người ngừng việc do không có việc làm 6 tháng).
- Xí nghiệp mạ kẽm: tổ mạ B ngừng việc cả tổ do không có việc làm.
5.2. Về chất lượng
Tính đến thời điểm tháng 11/2006, chất lượng lao động của Nhà máy Cơ khí 120 có được như sau:
Bộ phận
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Khác
LĐPT
CNKT
Tổng số
41
4
14
15
8
154
1. Văn phòng, Ban, TTDVTH
29
1
7
14
6
16
Phòng kinh doanh
6
Phòng tài chính – kế toán
2
1
2
Phòng kỹ thuật – công nghệ
7
1
Phòng vật tư – điều độ
5
1
4
Phòng tổ chức – lao động
5
Phòng xây dựng cơ bản
2
1
Văn phòng nhà máy
2
1
2
1
Ban bảo vệ
7
3
Ban cơ điện
1
6
TTDVTH
1
6
6
2. Xí nghiệp kết cấu thép
5
2
5
80
3. Xí nghiệp mạ kẽm
4
1
36
4. Xí nghiệp sửa chữa xe máy công trình
3
1
2
1
1
22
Trong tổng số 236 lao động thì tỷ lệ có trình độ đại học chiếm 17,37%, cao đẳng 1,7%, trung cấp 5,93%, khác 6,35%, lao động phổ thông 3.9%, công nhân kỹ thuật 65,25%. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật là cao nhất, sau đó tới trình độ đại học. Phần lớn cán bộ quản lý là có trình độ đại học và lao động trực tiếp là công nhân kỹ thuật. Cơ cấu như vậy là tương đối phù hợp với tính chất của Nhà máy Cơ khí 120 – một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp khác hiện nay thì chất lượng nguồn nhân lực của Nhà máy là chưa cao. Vì vậy, Nhà máy cần phải quan tâm hơn nữa đến việc đào đạo và phát triển nguồn nhân lực.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Cơ khí 120.
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy là mô hình kiểu trực tuyến – chức năng. Trong đó:
- Ban giám đốc: Bao gồm: 1 Giám đốc, 4 Phó giám đốc (Phó giám đốc kỹ thuật, Phó giám đốc phụ trách sản xuất, Phó giám đốc kinh doanh – nội chính, Phó giám đốc phụ trách đầu tư – dự án).
- Các phòng chức năng: Bao gồm: 8 phòng (Phòng kỹ thuật – công nghệ, Ban cơ điện, Phòng tổ chức – lao động, Phòng vật tư – điều độ, Phòng tài chính – kế toán, Phòng kinh doanh, Văn phòng nhà máy, Phòng xây dựng cơ bản).
- Các đơn vị sản xuất: Bao gồm: 3 đơn vị (Xí nghiệp sửa chữa xe máy công trình, Xí nghiệp kết cấu thép, Xí nghiệp mạ kẽm).
Hình 1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Cơ khí 120
XN
mạ kẽm
Phó GĐ phụ trách sản xuất
Phó GĐ kinh doanh – nội chính
Phó GĐ phụ trách đầu tư – dự án
Phó GĐ
kỹ thuật
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng tổ chức lao động
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng vật tư điều độ
Văn phòng nhà máy
Phòng xây dựng cơ bản
Giám đốc
Ban
Cơ
điện
XN
kết cấu thép
XN
sửa chữa xe máy công trình
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc, các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất.
2.1. Ban giám đốc
2.1.1. Giám đốc
a. Chức năng:
Là người đại diện pháp lý của Nhà máy, chịu trách nhiệm trước người lao động của Nhà máy về quản lý, điều hành mọi hoạt động của Nhà máy theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Nhà máy đạt hiệu quả cao nhất, định hướng chiến lược và từng bước thực hiện xây dựng Nhà máy phát triển lâu dài, ổn định.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và chiến lược phát triển Nhà máy ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã được cấp trên và tập thể lao động thông qua, bảo đảm việc làm cho người lao động. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm và tiến hành tốt công tác sơ kết, tổng kết hàng năm.
- Tổ chức bộ máy điều hành tinh giảm gọn nhẹ có hiệu quả cao.
- Ký kết các hợp đồng kinh tế theo đúng các quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện các nội dung của hợp đồng kinh tế có hiệu quả.
- Trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính, cân đối các nguồn vốn đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và giải quyết tốt các chế độ chính sách.
- Tổ chức và thực hiện nghiêm Nghị quyết của lãnh đạo cảu tổ chức Đảng ủy các cấp, nhất là Đảng ủy cơ sở của Công Ty.
2.1.2. Phó Giám đốc Kỹ thuật
a. Chức năng:
Là người giúp Giám đốc chủ trì công tác kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về từng mặt công tác được Giám đốc phân công phụ trách, khi được Giám đốc ủy quyền thay thế thì có trách nhiệm và quyền hạn như
Giám đốc.
b. Nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ và nội dung công việc được Giám đốc phân công.
- Trực tiếp chỉ đạo Phòng kỹ thuật công nghệ, Ban cơ điện làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Trực tiếp đề xuất, đầu tư chiều sâu về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ.
- Chỉ đạo công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật và thi tay nghề hàng năm.
- Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của Nhà máy về việc thực hiện các quy trình công nghệ, sáng tiến cải tiến kỹ thuật.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc đề xuất các ý kiến chuyên môn với Hội đồng kỹ thuật, Hội đồng thi đua.
- Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, tiến hành công tác sơ kết, tổng kết hàng quý, năm đối với việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tổ chức lưu giữ hồ sơ, tài liệu trong phạm vi, chức trách nhiệm vụ.
2.1.3. Phó Giám đốc phụ trách sản xuất
a. Chức năng:
Là người giúp Giám đốc chủ trì công tác sản xuất ở các Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về từng mặt công tác được Giám đốc phân công phụ trách, khi được Giám đốc ủy quyền thay thế thì có trách nhiệm và quyền hạn như Giám đốc.
b. Nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ và nội dung công việc được Giám đốc phân công.
- Trực tiếp chỉ đạo Xí nghiệp kết cấu thép, Xí nghiệp mạ và Xí nghiệp sửa chữa xe máy công trình làm tốt nhiệm vụ được giao, thông qua việc tổ chức, triển khai, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất của các Xí nghiệp đó.
- Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà máy về thực hành tiết kiệm trong sản xuất tại các Xí nghiệp.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về kết quả hoạt động sản xuất tại các Xí nghiệp.
- Tổ chức lưu giữ hồ sơ và các tài liệu cần thiết có liên quan đến việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình theo đúng chế độ cả cấp trên và Nhà máy.
2.1.4. Phó Giám đốc kinh doanh – nội chính:
a. Chức năng:
Là người giúp Giám đốc chủ trì công tác kinh doanh – nội chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về từng mặt công tác được Giám đốc phân công phụ trách, khi được Giám đốc ủy quyền thay thế thì có trách nhiệm và quyền hạn như Giám đốc.
b. Nhiệm vụ:
- Trực tiếp chỉ đạo Phòng kinh doanh, Văn phòng Nhà máy, làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, định hướng phát triển lâu dài.
- Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, thực hiện công tác sơ kết, tổng kết hàng quý, hàng năm việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng nề nếp tác phong làm việc của cơ quan Nhà máy và văn phòng các Xí nghiệp trực thuộc.
- Chỉ đạo trực tiếp việc tổ chức các hợp đồng giữa các đơn vị trong nội bộ Nhà máy.
- Tổ chức lưu giữ hồ sơ, tài liệu trong phạm vi chức trách nhiệm vụ.
2.1.5. Phó Giám đốc phụ trách đầu tư – dự án
a. Chức năng:
Là người giúp Giám đốc chủ trì công tác đầu tư, dự án chịu trách nhiệm trước Giám đốc về từng mặt công tác được Giám đốc phân công phụ trách, khi được Giám đốc ủy quyền thay thế thì có trách nhiệm và quyền hạn như Giám đốc.
b. Nhiệm vụ:
- Trực tiếp chỉ đạo Phòng xây dựng cơ bản làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch các dự án đầu tư của Nhà máy.
- Tổ chức lưu giữ hồ sơ và các tài liệu cần thiết có liên quan đến việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình theo đúng chế độ cả cấp trên và Nhà máy.
- Nếu được Giám đốc phân công nhiệm vụ khác thì phải có quy định riêng.
2.2. Các phòng ban chức năng
2.2.1. Phòng Kỹ thuật – công nghệ
a. Chức năng:
Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về việc tổ chức hệ thống Quản lý kỹ thuật, Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
b. Nhiệm vụ:
- Tổ chức, triển khai, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực chuyên môn trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là khi mới ứng dụng công nghệ tiên tiến.
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình Kỹ thuật công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phối hợp với phòng Tổ chức lao động để tổ chức thi nâng cấp, nâng bậc hàng năm cho công nhân, định mức đơn giá tiền lương và điều chỉnh đơn giá tiền lương cho phù hợp.
- Phối hợp với phòng Tổ chức lao động tổ chức phát động, triển khai, tổng kết các phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề trong toàn bộ Nhà máy.
2.2.2. Ban cơ điện
a. Chức năng:
Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về các công tác liên quan đến máy móc và các thiết bị điện, hệ thống điện trong Nhà máy.
b. Nhiệm vụ:
- Trực tiếp lắp đặt, quản lý máy móc và các thiết bị điện trong các văn phòng và các Xí nghiệp trực thuộc Nhà máy.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của máy móc, thiết bị, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục, không đứt đoạn và an toàn.
- Phản ứng linh hoạt, nhanh chóng giải quyết các sự cố có liên quan đến máy móc, thiết bị điện, nhằm giảm thiểu tổn thất trong quá trình sản xuất do tính chất không liên tục.
- Chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp điện đầy đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất.
2.2.3. Phòng vật tư - điều độ
a. Chức năng:
Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác cung ứng các loại vật tư, điều độ vận tải.
b. Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch điều độ, xây dựng qui trình nhập, xuất các loại vật tư, quản lý và nắm chắc về số lượng, trọng lượng, chất lượng, chủng loại, sẵn sàng cung cấp đầy đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Tham gia xây dựng các phương án quản lý phương tiện, thiết bị, vật tư phù hợp với yêu cầu hiện tại và định hướng phát triển lâu dài.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận có liên quan, động viên cán bộ công nhân viên thực hiện sử dụng, tiết kiệm, hợp lý các loại vật tư.
- Tổ chức điều phối, sử dụng các lực lượng vận tải (trong và ngoài) hợp lý, đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất đúng kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện thống kê, báo cáo, luân chuyển chứng từ, mở sổ sách theo dõi thống kê nghiệp vụ nhập, xuất vật tư.
- Chịu trách nhiệm về việc cung ứng đầy đủ, bảo quản tốt các loại vật tư trong quá trình xuất, nhập và lưu trữ trong kho.
2.2.4. Phòng tài chính kế toán
a. Chức năng:
Là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong Nhà máy theo đúng pháp luật của Nhà nước.
b. Nhiệm vụ:
- Quản lý chặt chẽ mọi nguồn vốn, tham mưu cho Giam đốc về việc sử dụng, huy động, vay vốn, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Thực hiện các biện pháp bảo toàn vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Cấp vốn cho các xí nghiệp theo kế hoạch và tiến độ.
- Tham gia xây dựng phuơng hướng chiến lược, các dự án đầu tư và các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- Kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài chính kế toán trong Nhà máy, có trách nhiệm yêu cầu các đơn vị lập đủ và đúng các chứng từ theo mẫu biểu đã hướng dân mỗi khi chi tiêu hoặc thanh toán.
- Giúp Giám đốc soạn thảo và quản lý trực tiếp các Hợp đồng kinh tế. Quản lý các loại tài sản của Nhà máy, xác định rõ nguồn vốn của từng loại tài sản đồng thời phải đăng kí đầy đủ vào sổ sách kế toán và tính đầy đủ khất hao theo chế độ quy định.
- Xác định và phản ánh kịp thời chính xác, đúng chế độ về kết quả kiểm kê hàng kỳ, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục, tài liệu cần thiết cho việc xử lý làm thất thoát tài sản của Công ty.
- Chỉ đạo công tác tài chính của các Xí nghiệp, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra kế toán trong nội bộ Nhà máy: lưu giữ các tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan. Lập đầy đủ, chính xác và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê hàng kỳ lên cơ quan tài chính cấp trên và các cơ quan có liên quan theo quy định.
- Xây dựng và quản lý các ngân sách hỗ trợ cho các chương trình hoạt động của Nhà máy như: Chương trình đào tạo cán bộ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản phẩm mới, các hoạt động Marketing…
- Thường xuyên phân tích tình hình tài chính, đánh giá khái quát tình hình tài chính làm cơ sỏ tài liệu cho phòng kinh doanh đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh.
2.2.5. Phòng kinh doanh
a. Chức năng:
Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tác lập và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
b. Nhiệm vụ:
- Giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và biện pháp thực hiện. Xử lý hoặc đề xuất điều chỉnh những phát sinh trong quá trình thực hiện. Tham mưu cho Giám đốc về định hướng chiến lược và kế hoạch trung hạn, dài hạn.
- Tổ chức sơ kêt, tổng kết đánh gía kết quả, hiệu quả kinh doanh hàng quý, 6 tháng, năm.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc lựa chọn đối tác, ký kết quản lý hợp đồng, đôn đốc thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế.
- Cung cấp các tài liệu cho phòng Tổ chức lao động, để từ đó xác định đơn giá, định mức tiền lương, cân đối với giá thành và chi phí.
- Phối hợp với phòng Tổ chức lao động xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các bộ phận, phòng ban và đơn vị trực thuộc.
- Thực hiện chế độ báo cáo nhanh, định kỳ, báo cáo theo yêu cầu đột xuất. Xây dựng báo cáo sơ kết, tống kết thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng tháng, qúy, năm và phương hướng kỳ tới.
- Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu sản phẩm, đề xuất về mở rộng sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh của Nhà máy và có phương án đầu tư hợp lý.
- Trực tiếp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác quảng cáo cho sản phẩm cũng như Nhà máy trên thị trường.
2.2.6. Văn phòng nhà máy
a. Chức năng:
Là bộ phận phục vụ, giúp Giám đốc Nhà máy quản trị công tác văn phòng, nề nếp tác phong làm việc của cơ quan Nhà máy và văn phòng các Xí nghiệp trực thuộc, vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
b. Nhiệm vụ:
- Quản lý con dấu, lưu trữ các tài liệu đi và đến. Mở sổ ghi chép đăng ký thu và phát công điện, công văn, tài liệu, bưu phẩm… theo đúng nguyên tắc bảo mật. Truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh của Giám đốc đến các bộ phận. Kịp thời sao chép tài liệu, văn bản theo yêu cầu của các bộ phận thuộc Nhà máy. Mọi văn bản trước khi sao chép phải được Giám đốc xét duyệt.
- Chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong Nhà máy. Tiếp đón, kiểm tra, cấp phát thuốc men cho các bộ công nhân viên. Lập kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm đối với người lao động.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực trụ sở cơ quan. Kiểm tra thường xuyên vấn đề vệ sinh môi trường tại các xí nghiệp, kịp thời có biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Đôn đốc việc thực hiện giờ làm việc trong toàn Nhà máy, chịu trách nhiệm liên đới về nề nếp chấp hành giờ làm việc của các Xí nghiệp thuộc Nhà máy.
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc giải quyết việc đối ngoại, xây dựng chương trình công tác tuần tháng… và kiểm tra thực hiện, chịu trách nhiệm ghi biên bản các cuộc họp của Nhà máy.
2.2.7. Phòng xây dựng cơ bản
a. Chức năng:
Là bộ phận phục vụ, giúp Giám đốc Nhà máy trong công tác kỹ thuật đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư trang thiết bị, sửa chữa lớn…
- Lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật, tổ chức đấu thầu xây dựng, khảo sát thiết kế thi công xây dựng, giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức giám sát thi công, kiểm tra chất lượng thi công từng hạng mục công trình, xử lý vướng mắc, nghiệm thu công trình, quyết toán hạng mục công trình.
2.3. Các đơn vị sản xuất:
2.3.1. Xí nghiệp kết cấu thép
- Cơ cấu tổ chức: bao gồm: Văn phòng xí nghiệp, tổ KCT 1, tổ KCT 2, tổ KCT 3, tổ KCT 4, tổ KCT 5, tổ KCT, tổ KCT 7, tổ tiện, tổ rèn, tổ sơn, tổ dịch vụ, tổ đóng gói.
- Chức năng, nhiệm vụ: Chuyên gia công sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực sản xuất kết cấu thép như cột điện các loại từ 100KV – 500KV, dầm cầu thép các loại, cột truyền hình, các phụ kiện kết cấu thép, sản xuất các loại bulông, sản phẩm chi tiết nhỏ cần độ chính xác.
2.3.2. Xí nghiệp mạ kẽm
- Cơ cấu tổ chức: bao gồm: Văn phòng xí nghiệp, tổ đóng gói, tổ đốt lò, tổ mạ A, tổ mạ B, tổ mạ C, tổ mạ D, tổ phấn chì.
- Chức năng, nhiệm vụ: Chuyên mạ, nhúng kẽm các sản phẩm kết cấu thép như đường dây 110KV – 550KV, dầm cầu thép các loại, cột điện…
2.3.3. Xí nghiệp sửa chữa xe máy công trình
- Cơ cấu tổ chức: bao gồm: Văn phòng xí nghiệp, tổ hàn 1, tổ hàn 2, tổ hàn 3.
- Chức năng, nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính là đại tu, sửa chữa lớn nhỏ các loại xe máy công trình. Ngoài ra, trong thời gian không có việc thì có nhiệm vụ là sản xuất các sản phẩm kết cấu thép giống như bên Xí nghiệp Kết cấu thép.
3. Phòng Tổ chức – lao động
3.1. Cơ cấu của phòng Tổ chức – lao động:
Hiện nay, phòng Tổ chức lao động của Nhà máy Cơ khí 120 gồm có 5 người. Trong đó:
1. Trưởng phòng:
+ Chức danh: Chuyên viên chính
+ Chức năng, nhiệm vụ: Phụ trách chung, đi sâu vào công tác tổ chức và chế độ chính sách.
+ Trình độ: Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 3, chuyên ngành Kinh tế, hệ chính quy.
2. Phó phòng:
+ Chức danh: Chuyên viên
+ Chức năng, nhiệm vụ: Phụ trách thanh toán lương, quản lý lao động
+ Trình độ: Tốt nghiệp đại học Kinh tế quốc dân, khoa Quản trị kinh doanh, hệ chính quy.
3. Nhân viên : (03 người)
- Nhân viên 1: Chức danh chuyên viên, phụ trách công tác định mức lao động và bảo hộ lao động, an toàn lao động, đã tốt nghiệp Đại học Công Đoàn, ngành Bảo hộ lao đông, hệ chính quy.
- Nhân viên 2: Chức danh chuyên viên, phụ trách giải quyết chế độ chính sách trong lao động, tốt nghiệp Viện đại học Mở Hà Nội, ngành tiếng Anh, hệ chính quy.
- Nhân viên 3: Chức danh chuyên viên, Phụ trách thống kê nhân sự, quản lý hồ sơ, tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân, ngành Kinh tế, hệ tại chức.
3.2. Chức năng:
Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, chính sách đối với người lao động, an toàn, vệ sinh và bảo hộ lao động.
3.3. Nhiệm vụ:
- Xây dựng, quản lý, hoàn thiện cơ cấu tổ chức đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý và kinh doanh của Nhà máy.
- Tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực pháp luật trong sản xuất kinh doanh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đề xuất biện pháp giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong Nhà máy. Xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện công tác thanh tra kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện pháp luật trong toàn Nhà máy.
- Chủ trì việc xây dựng hệ thống quy chế quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tham mưu giải quyết các tranh chấp về lao động và tiền lương trong Nhà máy.
- Quản lý, đào tạo và sử dụng hợp lý lao động, bảo đảm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức, hướng dẫn, xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý chặt chẽ dụng quỹ lương (thưởng trong lương) và duyệt phân phối tiền lương của các Xí nghiệp, lập các báo cáo phân phối tiền lương của Nhà máy. Thực hiện chế độ phân phối đãi ngộ đến tận tay người lao động.
- Hệ thống hóa và xây dựng định mức lao động, xây dựng tiêu chuẩn – chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, xây dựng quy chế trả lương.
- Thanh toán tiền lương cho phân xưởng theo các sản phẩm đã được quy định theo đơn giá và định mức lương đã được ban hành.
- Thường xuyên quan hệ mật thiết với Phòng Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật công nghệ nắm chắc các nhiện vụ sản xuất, công nghệ sản xuất, quá trình thực hiện sản xuất. Nếu có vấn đề phát sinh tăng hoặc giảm các bước Công nghệ phải có biện pháp phân tích, kiến nghị, điều chỉnh kịp thời định mức lao động cho phù hợp với tính chất sản xuất.
- Quản lý, thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong toàn Nhà máy. Tiếp nhận và cấp phát trang phục, trang bị bảo hộ lao động đến đúng đối tượng.
- Ký hợp đồng lao động – lập báo cáo tình hình tăng giảm lao động và quỹ tiền lương. Hàng tháng, quý, 6 tháng, năm thực hiện tổng kết lập báo cáo thu nhập tiền lương của cán bộ, công nhân trong từng phân xưởng, bộ phận .
- Căn cứ vào thu nhập, tiến hành kê khai, xin cấp sổ BHXH, duyệt việc quản lý sổ lao động, sổ Bảo hiểm xã hội.
- Theo dõi và quyết định toán thu, nộp BHXH đối với cơ quan BHXH địa phương theo qui định của điều lệ bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Lập kế hoạch lao động, tiền lương, Bảo hiểm xã hội và có quyết toán hàng quý, hàng năm và có trách nhiệm báo cáo với các cấp theo yêu cầu.
- Tổ chức nâng lương, nâng bậc hàng năm cho cán bộ công nhân viên.
- Tính thưởng theo quy chế trong dịp lễ tết.
- Thực hiện chính sách với người về hưu, mất sức, thương binh liệt sĩ…
- Giải quyết nghỉ hoặc thanh toán tiêu chuẩn nghỉ phép, ca 3, thêm giờ, lương độc hại của người lao động.
3.4. Quan hệ với các phòng ban khác:
3.4.1. Phòng Kỹ thuật công nghệ:
- Nắm chắc các bước công nghệ đã ổn định của Phòng Kỹ thuật công nghệ định ra để làm cơ sở xây dựng định mức, đơn giá tiền lương.
- Nếu Nhà máy có đầu tư thiết bị thì phối hợp cùng phòng Kỹ thuật công nghệ xét lại công nghệ điều chỉnh định mức đơn giá tiền lương.
- Phối hợp với phòng Kỹ thuật công nghệ để tổ chức thi nâng cấp, nâng bậc hàng năm cho công nhân.
3.4.2. Phòng Tài chính kế toán
- Cuối tháng dựa vào bảng chấm công, tổng hợp để chuyển sang phòng Tài chính kế toán làm các thanh toán lương cho cán bộ gián tiếp, lương thêm giờ, ca 3, độc hại.
- Phối hợp với phòng Tài chính kế toán xây dựng kế hoạch tăng lương và quyết toán Quỹ tiền lương theo các kỳ (tháng, quý, năm) đối với từng loại đối tượng lao động
- Đến kỳ lương, chuyển các phiếu thanh toán lương sản phẩm sang phòng Tài chính kế toán để có sơ sở chi trả lương cho công nhân.
- Phối hợp với phòng Tài chính kế toán để giám sát, kiểm tra việc quản lý, chi phí tiền lương và phân phối của các phân xưởng.
3.4.3.Phòng kinh doanh
- Căn cứ vào hợp đồng ký kết với khách hàng xác định đơn giá, định mức tiền lương, cân đối với giá thành và chi phí.
- Phối hợp với phòng kinh doanh xác định nhiệm vụ sản xuất.
3.4.4. Ban cơ điện
- Phối hợp với phòng Tổ chức lao động lên kế hoạch và đảm bảo sự an toàn cho người lao động trong quá trình lao động.
3.4.5.Xí nghiệp, phân xưởng
- Theo dõi hiện trường nắm bắt các bất hợp lý trong quá trình sản xuất để điều chỉnh định mức đơn giá tiền lương.
- Tập hợp các ý kiến của xí nghiệp đối với các định mức đơn giá áp dụng để xây dựng đơn giá tiền lương cho phù hợp.
- Cuối tháng có trách nhiệm thanh toán lương cho phân xưởng, xí nghiệp trên cơ sở định mức đã xây dựng và phiếu khoán đột xuất.
- Thường xuyên giám sát, nhắc nhở các phân xưởng, xí nghiệp trong việc quản lý, phân phối tiền lương đối với người lao động.
- Phối hợp với xí nghiệp, phân xưởng để thi nâng cấp, nâng bậc hàng năm cho công nhân.
3.5. Kết quả hoạt động của phòng Tổ chức – lao động trong năm 2006.
3.5.1. Về công tác định mức lao động:
Kết quả
- Phòng đã hoàn thiện định mức lao động chi tiết cho phần lớn sản phẩm chủ yếu của Nhà máy có trong năm 2006. Chỉ có một số ít sản phẩm trong kỳ cuối năm 2006 là chưa có định mức. Nguyên nhân: từ tháng 7/2006 Nhà máy bắt đầu thực hiện sự thay đổi hình thức quản lý đối với các xí nghiệp thành viên (chuyển từ bao cấp sang tự chủ). Do đó khi triển khai sản xuất mới chỉ tạm ứng cho người lao động.
- Trong quá trình thực hiện định mức lao động của các sản phẩm, phòng đã lưu ý điều chỉnh định mức cho phù hợp điều kiện thực tế như trình độ tay nghề của công nhân, chất lượng máy móc, thiết bị.
- Tuy nhiên, nhìn chung về công tác định mức lao động còn lúng túng, bị động, phụ thuộc vào giá ký hợp đồng với khách hàng.
Kiến nghị:
Do thực tế của việc tuyển lao động, đặc biệt là lao động quản lý và phục vụ vẫn chưa thực sự phù hợp nên cơ cấu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35227.DOC