MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 8
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 9
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 9
1.1.1. Tên, địa chỉ của công ty 9
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình 9
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 11
1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty 12
1.2.2. Các sản phẩm và dịch vụ chính của công ty 12
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 12
1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý 13
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 14
1.4.3. Tổ chức bộ máy sản xuất 18
PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 19
2.1. PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING 19
2.1.1. Giới thiệu một số sản phẩm của công ty 19
2.1.2. Thị trường tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của công ty 19
2.1.3. Tình hình giá cả sản phẩm của công ty 20
2.1.4. Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty 20
2.1.5. Hoạt động xúc tiến bán hàng 23
2.1.6. Đối thủ canh tranh 23
2.1.7. Đánh giá và nhận xét công tác Marketing của công ty 24
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG .25
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 25
2.2.2. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động .26
2.2.3. Tình hình sử dụng lao động 32
2.2.4. Năng xuất lao động .33
2.2.5. Tình hình công tác trả lương .34
2.2.5.1. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất .34
2.2.5.2. Đối với cán bộ quản lý công ty và bộ máy giúp việc .35
2.2.5.3. Tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn .37
2.2.5.4. Tiền lương phải nộp lên và chi trả .38
2.2.6. Các hình thức phân phối tiền lương .38
2.3. TÌNH HÌNH CHI PHÍ GIÁ THÀNH .43
2.3.1. Phân loại chi phí của doanh nghiệp .43
2.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu 45
2.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp .46
2.3.1.3. Chi phí sản xuất chung .46
2.3.2. Giá thành kế hoạch năm 2010 .50
2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế .51
2.3.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .51
2.3.3.2. Tính giá thành thực tế sản phẩm .52
2.3.4. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành .54
2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 55
2.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .55
2.4.2. Phân tích bảng cân đối kế toán và đánh giá cơ cấu tài sản - nguồn vốn .57
2.4.3. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính .63
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ 19-5 65
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯ¬ƠNG HƯỚNG CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH .65
3.1.1. Mục tiêu và kế hoạch của Nhà máy trong thời gian tới .65
3.1.2. Phương hư¬ớng phát triển của Nhà máy .67
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CHO NHÀ MÁY CƠ KHÍ 19-5 . 68
3.2.1. Về mặt tổ chức .68
3.2.2. Về trình độ cán bộ công nhân viên chức .69
3.2.3. Về mặt tài chính.71
3.2.4. Về mặt đầu tư. .71
3.2.5. Về mở rộng khai thác thị trường .72
78 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy cơ khí 19/5 Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và bộ máy điều hành
+ Các bộ chuyên trách làm công tác đoàn thể
Tql của các đối tượng trên được tính theo định biên của các đối tượng hoặc tính theo tỉ lệ % so với mức lao động sản xuất. Định biên hoặc tỉ lệ % lao động quản lý do bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương theo quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994.
2.2.2.2. Định mức thời gian lao động:
Quản lý chặt chẽ thời gian lao động là công việc rất quan trọng nhằm mục đích theo dõi tình hình chấp hành kỷ luật lao động, năng suất lao động của từng cá nhân trong nhà máy. Xác định thời gian lao động chính xác căn cứ vào việc trả lương, thưởng đúng, đủ cho từng công nhân viên tham gia quá trình sản xuất và còn làm cơ sở cho việc đánh giá thời gian lao động, sử dụng lao động hợp lý trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, kế hoạch thời gian sử dụng vào sản xuất. Thời gian lao động được tính bằng ngày công hay giờ công.
- Phương pháp quản lý thời gian lao động
+ Việc sử dụng thời gian lao động ở nhà máy được theo dõi, ghi chép đầy đủ giờ công, ngày công thực tế và số ngày công ngừng, nghỉ việc của công nhân viên toàn nhà máy làm cơ sơ cho việc trả lương, chính sách xã hội đúng quy định. Đồng thời làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và ý thức chấp hành kỷ luật lao động. Thời gian lao động của công ty được quy định: Thời gian bắt đầu và kết thúc một ngày làm việc của một ca là 8 giờ, một kíp là 4 giờ.
Thời gian huy động người lao động làm thêm giờ theo yêu cầu sản xuất có sự thỏa thuận, nhất trí trước người lao động. Thời gian làm thêm không vượt quá 200 giờ/người/năm. Để xác định thời gian lao động xí nghiệp căn cứ vào các biểu mẫu sau:
+ Bảng chấm công: Được sử dụng chấm công hàng ngày cho cán bộ công nhân viên gián tiếp ở các xí nghiệp sản xuất và các phòng, ban của nhà máy. Bảng chấm công được xác định công khai tại nơi làm việc, xác định thời gian ngừng nghỉ của mỗi việc. Cuối mỗi tháng nộp lại cho cán bộ lao động tiền lương để tổng hợp công cho cán bộ công nhân viên ( trường hợp nghỉ ốm thì các chứng từ nghỉ phải đính kèm với bảng chấm công ).
+ Thẻ lao động: Được sử dụng để xác định giờ công, ngày công làm việc thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất hàng ngày tại nơi trực tiếp sản xuất. Cán bộ kỉ thuật giám sát thi công xác nhận thời gian làm việc, ngừng nghỉ việc khách quan như: mất điện, nước, mưa bão, máy móc hư hỏng đột xuất. Cuối ca làm việc phải nộp lại cho cán bộ lao động tiền lương để tổng hợp lao động cho từng cán bộ công nhân viên hàng ngày và cuối tháng nộp lại chứng từ nghỉ cho cán bộ lao động tiền lương.
Các biểu mẫu làm chứng từ cho việc sử dụng thời gian lao động ở công ty như sau:
Bảng 2.3: Bảng chấm công lao động của xí nghiệp
STT
Họ Và Tên
Ngày Trong Tháng
Quy Ra công
1
2
…
31
Số công hưởng lương sản phẩm
Số công hưởng lương thời gian
Số công nghỉ việc, ngừng việc, hưởng 100% lương
Số công nghỉ việc, ngừng việc, hưởng 70% lương
Số công hưởng bảo hiểm xã hội
A
B
1
2
...
31
32
33
34
35
36
Cộng
( Nguồn:Phòng tổ chức hành chính )
Bảng 2.4: Thẻ lao động của xí nghiệp
Bộ phận:………. Ngày….tháng…….năm…..
Họ và tên:………………………….
Nghề nghiệp:…………………….Tổ………
STT
Ca, Kíp
Nội dung công việc
Kết quả lao động
Xác nhận của cán bộ
Giờ
Sản phẩm
1
Sáng
2
Trưa
3
Chiều
4
Tối
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
- Thời gian làm việc: Tất cả những người lao động đều làm việc theo thời gian chính thức là 8h/ngày. Tùy theo điều kiện và tình hình thực tế của từng đơn vị, thời gian làm việc sẽ được qui định cho phù hợp với hoạt động của nhà máy, nhưng không vượt quá 8h/ngày hoặc 48 giờ/tuần.
- Làm thêm giờ, nghỉ phép năm :
Cứ một năm làm việc, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 14 ngày. Người làm việc chưa đủ 12 tháng thì được tính tương ứng với số tháng đã làm, cứ một tháng được nghỉ một ngày.
Sau 5 năm (60 tháng) làm việc liên tục, cứ mỗi 5 năm người lao động được nghỉ thêm 1 ngày phép năm ( tính từ ngày nhận việc của người lao động).
Người lao động có tổng thời gian nghỉ cộng dồn do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quá 6 tháng hoặc nghỉ ốm quá 3 tháng thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm.
Người lao động được nghỉ ốm đau, thai sản, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… được nghỉ làm việc theo chứng nhận của bác sĩ và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Điều lệ BHXH.
+ Người lao động được quyền nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương, trong các trường hợp sau:
+ Bản thân kết hôn : nghỉ 3 ngày.
+ Con kết hôn : nghỉ một ngày.
+ Bố mẹ (bên chồng, bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 3 ngày.
+ Nghỉ thai sản: theo qui định hiện hành( do cơ quan BHXH chi trả).
+ Ngoài ra người lao động nữ còn được hưởng thêm chế độ nghỉ ngơi theo Điều 114, 115, 117 của Bộ Luật Lao Động.
- Nghỉ lễ tết: .
+ Tết Dương lịch(01/01): nghỉ 1 ngày.
+ Tết Âm lịch(01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch): nghỉ 4 ngày.
+ Giỗ tổ Hùng Vương(10/03AL): nghỉ 1 ngày.
+ Ngày chiến thắng(30/04): nghỉ 1 ngày.
+ Ngày quốc tế Lao Động(1/05): nghỉ 1 ngày.
+ Ngày Quốc Khánh(2/9): nghỉ 1 ngày
2.2.3. Tình hình sử dụng lao động
- Số lao động đầu kỳ: 132 người
- Số lao động cuối kỳ: 142 người
Trong đó: + Số lao động Quản lý + Phục vụ, phụ trợ: 35 người
( Bao gồm cả 8 nhân viên bảo vệ và 3 nhân viên nấu ăn ca)
+ Số lao động công nghệ: 107 người
- Lao động làm việc bình quân: 136 người.
- Lao động tăng trong kỳ: 18 người. Trong đó:
+ 01 cán bộ quản lý được Tổng công ty bổ sung từ tháng 8 năm 2010
+ Tuyển dụng mới 17 CNKT đúc kim loại
- Lao động giảm trong kỳ: 8 người, trong đó:
+ Chấm dứt hợp đồng: 3 người
+ Chuyển công tác: 1 người ( Chuyển đến Công ty kim loại màu Thái Nguyên)
+ Hưu trí: 3 người
+ Tử tuất: 1 người
Từ đầu năm căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Nhà máy đã sắp xếp lại tổ chức của 2 phân xưởng: giải thể phân xưởng Sửa chữa sát nhập về phân xưởng Cơ điện và thành lập mới phân xưởng Đúc trên cơ sở Tổ đúc cũ, bố trí lại cán bộ điều hành, bổ nhiệm mới 2 chức danh cán bộ quản lý phân xưởng. Cân đối nhu cầu đã thực hiện điều chuyển 35 lao động cơ khí sang làm việc tại phân xưởng Đúc và tuyển dụng mới 17 CNKT đúc kim loại.
2.2.4. Năng suất lao động
Bảng 2.5: Chỉ tiêu năng suất lao động của xí nghiệp
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2009
Năm
2010
Chênh lệch
Mức tăng
Tỷ lệ tăng
Tổng số LĐ
Người
472
483
+ 11
+ 2,3%
Sản lượng
Kg
6.409.035,5
5.906.196
- 502839,5
- 8,5%
Năng suất LĐ
Kg/người
13578,5
12228,1
- 1350,3
- 11,04%
(Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động có thể tạo ra sản phẩm có ích trong một thời gian nhất định, hay nói cách khác là thời gian
lao động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm hay tạo ra một giá trị nhất định.
Năng suất lao động phụ vào rất nhiều yếu tố: trình độ lao động, năng lực cá nhân, vị trí công tác, điều kiện làm việc… Tất cả các yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất lao động.
2.2.5. Tình hình công tác trả lương trả lương
2.2.5.1. Quy chế trả lương
a. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Nguyên tắc chung: Xây dựng phương án trả lương, định mức khoán phải căn cứ vào điều kiện sản xuất kinh doanh, mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định trong đó phải lấy quyền lợi và thu nhập của người lao động làm chủ đạo trong việc tính toán xây dựng định mức giao khoán và đơn giá mua sản phẩm cho người lao động, đảm bảo mức lương bình quân tối thiểu, tuỳ kết quả sản xuất kinh doanh không hạn chế mức lương bình quân tối đa.
- Tiền lương: Tiền lương trả cho người lao động ngành công nghiệp được chi trả theo kết quả thực tế hoàn thành mức khoán sản phẩm mà người lao động thực hiện.
+ Mức lương bình quân trong năm kế hoạch được xác định như sau:
(TTN + TLTT) - TCP
LBQ =
12 tháng
Trong đó:
LBQ : là mức lương bình quân 1 tháng
TTN : là tổng giá trị sản phẩm
TLTT : là số tiền lương người lao động phải trực tiếp tham gia lao động sản xuất theo nội quy lao động là : 260 công / năm.
TCP : là tổng chi phí. Chi phí này không bao gồm chi phí BHXH – BHYT – BHTN và một số khoản thu nộp khác thuộc trách nhiệm của người lao động có nghĩa vụ đóng góp theo quy định của pháp luật.
- Tiền thưởng: Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, ban giám đốc xem xét quyết định chi thưởng cho người lao động.
- Mức lương bình quân tối thiểu: Mức lương bình quân tối thiểu của người lao động phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, trừ trường hợp thiên tai, bão lũ, công ty bị phá sản hoặc các trường hợp bất khả kháng khác.
- Tiền lương đối với cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc
- Tiền lương: Tiền lương khoán chi trả cho cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc được trả trên cơ sở kết quả hoàn thành mức khoán hàng tháng của đơn vị mình quản lý. Đơn giá cho một đơn vị sản phẩm thực hiện làm cơ sở tính lương khoán cho cán bộ quản lý đơn vị do giám đốc quyết định ở đầu kỳ kế hoạch căn cứ vào quy mô sản xuất và mức độ phức tạp của từng đơn vị.
- Tiền thưởng: Tiền thưởng (nếu có) của cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc do ban giám đốc căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh quyết định khi hết năm kế hoạch.
b. Đối với cán bộ quản lý công ty và bộ máy giúp việc
Tiền lương của ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ văn phòng căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch của công ty về tổng doanh thu. Nếu hoàn thành 100% doanh thu kế hoạch thì được hưởng 100% quỹ lương kế hoạch, trường hợp không đạt doanh thu kế hoạch thì giảm bao nhiêu % doanh thu, quỹ lương giảm tương ứng. Nếu vượt doanh thu kế hoạch thi Hội đồng quản trị xem xét trích thưởng căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh.
- Tiền lương của ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ văn phòng:
- Quỹ lương và bộ máy giúp việc: Quỹ lương hàng năm của ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ văn phòng, bộ máy giúp việc do Tổng công ty xem xét quyết định.
- Tiền lương:
+ Tiền lương khoán của hội ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ văn phòng được chi trả căn cứ và hệ số lương bình quân của cán bộ quản lý nhà máy, nhân viên văn phòng nhân với hệ số trách nhiệm. Tổng quỹ lương của ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ văn phòng không được vượt quá quỹ lương đã phê duyệt.
+ Tiền lương khoán của cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ, được chi trả căn cứ và hệ số lương bình quân của cán bộ quản lý nhà máy, nhân viên văn phòng nhân với hệ số trách nhiệm.
+ Hệ số trách nhiệm, do giám đốc nhà máy căn cứ vào nhiệm vụ, mức độ phức tạp của công việc mà cán bộ, nhân viên đảm nhiệm quyết định hệ số trách nhiệm.
- Trong kỳ kế hoạch, tổng quỹ lương của cán bộ quản lý nhà máy và bộ máy giúp việc tạm ứng hàng tháng bằng 90% quỹ lương kế hoạch, khi hết năm kế hoạch căn cứ vào kết quả hoàn thành doanh thu thực hiện, ban giám đốc xem xét quyết định mức chi trả quỹ lương còn lại.
- Tiền thưởng: Tiền thưởng (nếu có) của ban giám đốc, cán bộ quản lý khác và nhân viên nghiệp vụ do ban giám đốc căn cứ tình hình kết quả sản xuất kinh doanh khi kết thúc năm kế hoạch xem xét quyết định.
Ngoài những chính sách về lương, thưởng đối với công nhân trực tiếp sản xuất và đối với cán bộ quản lý nhà máy và bộ máy giúp việc thì nhà máy cũng có những chính sách cho cán bộ, công nhân viên đi học ngắn hạn và dài hạn, chính sách về phúc lợi xã hội…
c. Tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn:
- Về bảo hiểm xã hội: trích 20% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên ,trong đó:
+ Nhà máy chịu 15% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan theo đối tượng trả lương.
+ Công nhân viên chịu 5% khấu trừ vào tiền lương.
- Về bảo hiểm y tế: trích 3% trên tiên lương phải trả cho công nhân viên, trong đó:
+ Nhà máy chịu 2% đưa vào tài khoản chi phí có liên quan.
+ Công nhân viên chịu 1% khấu trừ vào tiền lương.
- Về kinh phí công đoàn: trích 2% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan. Như vậy tổng số tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đươc tóm tắt như sau:
+ Bảo hiểm xã hội 20% (nhà máy chịu 15%, công nhân viên chịu 5%).
+ Bảo hiểm y tế 3% (trong đó nhà máy chịu 2%, công nhân viên chịu 1%)
+ Kinh phí công đoàn 2% (trong đó nhà máy chịu 2%).
d. Tiền lương phải nộp lên và chi trả:
- Về bảo hiểm xã hội: qui định 10% nhà máy phải nộp cho cơ quan quản lí để chi cho hai nội dung hưu trí và tử tuất, còn 5% được dùng để chi cho ba nội dung: ốm đau, thai sản và tai nạn lao động.
- Tỷ lệ trích mà người lao động phải chịu được nhà máy nộp hộ lên cơ quan quản lí (cùng với 10% trên).
- Về bảo hiểm y tế: nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện phí, thuốc men,… khi ốm đau. Điều kiện để người lao động được khám chữa bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế được mua từ tiền trích bảo hiểm y tế.
- Về kinh phí công đoàn: để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được thành lập theo luật công đoàn, công ty phải trích lập quỹ kinh phí công đoàn. Được giữ lại 1% cho hoạt động công đoàn cơ sở và 1% cho hoạt động công đoàn cấp trên.
2.2.6. Các hình thức phân phối tiền lương
Công tác trả lương của Nhà máy cơ khí 19- 5 do phòng tổ chức hành chính nghiên cứu, vận dụng trả lương thích hợp sao cho tiền lương tương ứng với công việc. Xí nghiệp bao gồm nhiều bộ phận, chức năng khác nhau nên xí nghiệp đã áp dụng các hình thức trả lương theo thời gian và khoán sản phẩm.
*) Phương pháp trả lương cho công nhân viên theo sản phẩm
- Đối với lao động cá nhân trực tiếp thì tiền lương trả theo sản phẩm hoặc khoán sản phẩm được tính theo công thức sau và được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Công Thức:
T = Đg x Q
Trong đó: T: Tiền lương của một lao động
Đg: Tiền lương một sản phẩm
Q: Số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Đối với lao động tập thể thì tiền lương trả theo sản phẩm được tính như sau và được áp dụng đối với bộ phận sản xuất trực tiếp.
Công thức:
Để tính lương cho người lao động cần tiến hành 2 bước:
Bước 1: Xác định đơn giá tiền lương:
ĐG = ∑ L/ Msl
Trong đó:
∑ L: Là tổng số tiền lương theo cấp bậc của tổ i
Msl : Là sản lượng tính theo cấp bậc công việc của tổ( theo định mức )
Bước 2: Công thức tính tiền lương thực tế:
L1 = ĐG x SLtt
Trong đó:
L1: Là tiền lương thực tế
SLtt: Là sản lượng thực tế
Chia tiền lương cho công nhân:
- Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh:
+ Xác định hệ số điều chỉnh
Hđc = L1/ L0
Trong đó:
Hđc: Là hệ số điều chỉnh
L1: Là tiền lương thực tế
Lo: Là tiền lương theo cấp bậc
+ Tính tiền lương cho từng người
L1 = Lcb x Hđc
Trong đó:
L1: Là tiền lương thực tế
Lcb: Là tiền lương cơ bản
+ Ưu điểm: Khuyến khích công nhân ra sức nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, phát triển tài năng, cải tiến điều kiện làm việc, sử dụng đầy đủ thời gian và khả năng của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động, đồng thời thúc đẩy phong trào thi đua, bồi dưỡng tác phong trong lao động của công nhân, thúc đẩy nhà máy cải tiến tổ chức, quản lý lao động.
+ Nhược điểm: Làm xuất hiện hiện tượng chạy theo số lượng sản phẩm, làm ẩu, vi phạm quy trình kỷ thuật, công nghệ, sử dụng máy móc, thiết bị quá mức, …
*) Phương pháp trả lương khoán
Đây là một hình thức đặc biệt của tiền lương sản phẩm, trong đó tổng tiền lương trả cho một người lao động hay một tập thể được quy định trước một khối lượng công việc xác định và phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
Hình thức tiền lương này áp dụng cho các công việc mà xét giao từng chi tiết thì không có lợi về mặt kinh tế hoặc những công việc khẩn cấp cần hoàn thành sớm.
Khi áp dụng hình thức lương khoán, cần chú trọng chế độ kiểm tra chất lượng công việc theo đúng trong hợp đồng lao động, nếu không sẽ xuất hiện hiện tượng chạy theo số lượng.
Tóm lại việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ vào chế độ tiền lương ( trình độ chuyên môn, thang lương và bảng lương ) mà còn lựa chọn hình thức tiền lương sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà máy để phát huy được hiệu quả của tiền lương, vừa làm đòn bẩy kinh tế kích thích cho người lao động nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
*) Phương pháp trả lương công nhân viên theo thời gian
Tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương mà tiền lương của người lao động được xác định tùy thuộc vào thời gian làm việc thực tế, và mức lương theo trình độ lành nghề, chuyên môn, tính chất công việc,….của người lao động.
Ở nhà máy việc trả lương theo thời gian được áp dụng để tính trả lương cho những công nhân viên làm những công việc không xác định được mức sản phẩm hoặc cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép, học tập.
Đối với cán bộ trong biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn được hưởng mức lương cơ bản và ngày nghỉ phép năm, ngày nghỉ phép có việc riêng có lương ( theo bộ luật lao động), nghỉ lễ, hội họp, học tập.
Bộ phận thường được áp dụng phương pháp này thường là bộ phận gián tiếp ( nhân viên làm việc trong văn phòng)
Tiền lương theo thời gian là số tiền trả cho người lao động căn cứ theo số ngày(giờ) công thực tế đã làm
Công thức:
Ttg = T x L
Trong đó:
Ttg : Tiền lương theo thời gian
T: Số ngày(giờ) công thực tế đã làm trong kỳ
L: Mức lương ngày
Với:
Lngày = Lcb x số ngày
Lgiờ = Lcb x số giờ
Điều kiện để áp dụng tốt lương thời gian:
- Nhà máy cần bố trí đúng người
- Nhà máy phải có hệ thống theo dõi và kiểm tra việc chấp hành thời gian làm việc của người lao động
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao động để tránh khuynh hướng làm việc chiếu lệ, không quan tâm đến kết quả công tác.
+ Ưu điểm: Tiền lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, phản ánh được trình độ kỷ thuật và điều kiện làm việc của người công nhân. Thời gian trả lương càng ngắn thì tiền lương trả cho người lao động càng chính xác hơn.
+ Nhược điểm: Chưa gắn liền tiền lương với kết quả lao động từng người, không khuyến khích công nhân tận dụng triệt để thời gian lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Việc trả lương mang tính chất bình quân.
2.3. TÌNH HÌNH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
2.3.1. Phân loại chi phí của Nhà máy
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Phân loại chi phí sản xuất có tác dụng cho việc quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh và hình thành giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất tại Nhà máy cơ khí 19- 5 được phân loại theo yếu tố chi phí.
Theo tiêu thức phân loại này, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của các chi phí giống nhau xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đã phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào? ở đâu? Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu, đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh chi phí, chi phí được phân theo yếu tố, về thực chất chỉ có ba yếu tố chi phí là chi phí về sức lao động, chi phí về đối tượng lao động, và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn, nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc lập kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung cụ thể của chúng. Theo yêu cầu về công tác quản lý, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy cơ khí 19- 5 được chia làm 6 yếu tố:
- Chi phí nguyên liệu: : Là những chi phí trực tiếp cho sản xuất SP gồm NVL chính, vật liệu phụ, nguyên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ,.. sử dụng vào sản xuất kinh doanh, có vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng sản phẩm, năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá thành sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất sản phẩm. Có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí, từ đó đánh giá được cơ cấu sản xuất của Nhà máy tốt hay xấu. Là cơ sở để lãnh đạo Nhà máy hoạch định mức tiền lương bình quân cho người lao động, tiền đề để điều chỉnh chính sách lương, đạt được sự cạnh tranh lành mạnh về nguồn lực lao động. Trong nhà máy, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng 16,39% trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định, trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí. Trong nhà máy yếu tố này chiếm 3,11% trong tổng giá thành sản suất sản phẩm.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số khấu hao phải trích khấu hao trong kỳ, đối với tất cả các loại TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Giúp Nhà máy nhận biết được mức chuyển dịch, hao mòn TSCĐ, để có kế hoạch tốt hơn chiến lược tái đầu tư, đầu tư mở rộng để đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị thích hợp cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nhà máy yếu tố này chiếm tỷ trọng 3,39% trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhà máy, ví dụ như: điện nước,...
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí tiếp khách, mua văn phòng phẩm,...
Trong nhà máy, Yếu tố dich vụ mua ngoài chiếm 0,28%, yếu tố chi phí bằng tiền khác chiếm 3,17% sự nhận thức tốt yếu tố chi phí này giúp nhà máy hoạch định được ngân sách tiền mặt chi tiêu, hạn chế những tồn đọng tiền mặt, tránh bớt những tổn thất thiệt hại trong quản lý vốn bằng tiền.
Qua cách phân loại trên nó có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà nhà máy đã bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố) phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị nhà máy để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí, lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh.
Nhà máy cơ khí 19- 5 là doanh nghiệp cơ khí chế tạo. Các chi phí phát sinh liên tục trong quá trình sản xuất với quy mô chi phí lớn nhỏ khác nhau. Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ của dây chuyền sản xuất, đặc điểm phát sinh chi phí, mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy được tập hợp theo từng phân xưởng, tổ đội sản xuất. Hiện nay, các chi phí được tập hợp theo 3 khoản mục chính:
2.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chính: Đối với Nhà máy Cơ khí 19-5, nguyên vật liệu chính của quá trình sản xuất kinh doanh là sắt thép. Ngoài ra còn có các vật liệu phụ phục vụ cho quá trình chế tạo máy móc như: nhôm, kẽm, crôm, đồng, nhựa polime …
2.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, và chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp như: BHXH, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định, với số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất SP đó là khoản tiền mà nhà máy phải trả cho công nhân tương ứng với số lượng chất lượng và kết quả lao động mà họ đã đạt được. Đây là một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm của nhà máy, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động nên nhà máy đã tổ chức tốt công tác hạch toán tiền lương, đảm bảo trả lương đúng chính sách chế độ.
Tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20%, (5% trừ vào lương người lao động, 15% tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp).
Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế: 3% (1% trừ vào lương, 2% tính vào chi phí kinh doanh).
2.3.1.3. Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của nhà máy.
Mức chi phí SXC
Phân bổ cho từng
đối tượng
=
Tổng chi phí SXC cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
x
Tổng tiêu thức
Phân bổ của từng
đối tượng
Tài khoản này được chi tiết cho từng phân xưởng, đội SX.Việc tập hợp chi phí SX chung được thực hiện đối với từng khoản mục chi phí như sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng (đội trưởng sản xuất): Tiền lương của đội trưởng nhà máy tính vào chi phí SX chung và trích BHXH, BHYT, kinh phí CĐ theo tỷ lệ quy định cụ thể: Căn cứ vào bảng lương trong kỳ năm 2010, Nhà máy đã trả lương cho đội trưởng và phòng ban là: 177.281.700đ
+/Trích BHXH và BHYT = 177.281.700đ x 17% = 30.137.900đ
+/Trích K/Phí công đoàn = 177.281.700đ x 2% = 3.545.600đ
- Điện dùng cho sản xuất: Giá điện hiện nay theo hợp đồng là BQ là 965đồng/KW. Số lượng điện về sản lượng tiêu thụ thực tế trong tháng được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị Marketing- báo cáo thực tập 2011 Nhà máy cơ khí 19- 5 Thái Nguyên.doc