MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Nhận xét
Chú thích
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VOCARIMEX . 5
1. Giới thiệu chung về công ty . 6
2. Lịch sửhình thành từ sau Giải Phóng Miền Nam . 7
3. Sơ đồ tổ chức . 11
4. Xu hướng phát triển của doanh nghiệp . 12
5. Thiết bị công nghệ và sản phẩm . 14
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU . 15
1. Tầm quan trọng của dầu thực vật . 16
2. Tổngquan nguyên liệu hạt dầu. 16
3. Bảo quảnnguyên liệu chứa dầu . 24
PHẦN 3: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU THỤC VẬT . 31
1. Quy trìnhsản xuất dầu thô . 32
2. Quy trìnhtinh luyện dầu. 57
3. Quy trình công nghệ đóng chai dầu . 64
4. Bảng mô tả sản phẩm . 65
PHẦN 4: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DẦU THỰC VẬT. 66
1. Quy trình kiểm tra chất lượng trong sơ chế . 67
2. Quy trình kiểm tra chất lượng trong tinh luyện . 69
3. Quy trình kiểm tra chất lượng trong thành phẩm . 71
4. Các quy định kiểm tra chất lượng ngành tinh chế . 73
5. Các phương pháp kiểm tra . 74
PHẦN 5: MÔI TRƯỜNG VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI. 87
1. Các chất thải trong quá trình sản xuất. 88
2. Xử lý các chất thải . 88
3. Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động của cảng dầu . 90
PHẦN 6: HÌNH ẢNH . 91
PHẦN 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 110
Tài liệu tham khảo . 112
112 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4002 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy dầu thực vật Vocarimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động lắc qua lắc lại nhờ cơ cấu lệch tâm tay biên. Bên trong hộp sàng
được lắp 2 lớp lưới. Lớp thứ nhất đặt ở trên có kích thước các lỗ khoảng 4 – 5 mm và
lớp lưới thứ 2 đặt bên dưới có kích thước lỗ khỏang 1mm. Khi nguyên liệu từ silo
truyền xuống sàng, các tạp chất lớn sẽ được giữ lại ở lớp lưới thứ nhất, mè được giữ lại
trên lớp lưới thứ 2, các tạp chất nhỏ và nặng (hạt sạn, đá vụn, ...) sẽ rơi xuống đáy
sang, còn bụi được quạt hút đi.
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 34
Khi máy hoạt động cần theo dõi :
- Dòng điện, điện áp trong quá trình hoạt động .
- Độ rung, độ lắc, độ ồn của máy .
- Kiểm tra nguyên liệu ra, năng suất của máy .
- Kiểm tra lượng tạp chất thu hồi .
- Kiểm tra lượng mè sau sàng còn lẫn tạp chất hay không .
- Kiểm tra và thu hồi các tạp chất kim loại trên các thanh nam châm .
Một số sự cố - nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Sự cố Nguyên nhân Khắc phục
Motor nạp liệu bị
nghẹt, ngưng hoạt động
Trong nguyên liệu có
lẫn nhiều vật lạ như gỗ,
rơm,…
Dừng máy, tháo ra, vệ sinh sạch.
Sau đó cho motor hoạt động lại.
Máy đang hoạt động
thì ngừng rung hay
rung quá mạnh (độ
rung không ổn định)
Do động cơ hoặc đối
trọng không cân
Kiểm tra động cơ và hai đối
trọng tạo độ rung
Lượng mè qua sàng
quá ít, mè lẫn trong tạp
chất thu từ sàng trên
nhiều.
Lỗ lưới sàng bị nghẹt Vệ sinh lưới sàng
Lượng nguyên liệu
xuống sàng quá ít
Nguyên liệu bị lẫn
nhiều vật lạ như gỗ,
rơm,…nên bị kẹt tại
motor nạp liệu
Ngưng máy, lấy vật lạ ra khỏi
đầu nạp liệu
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 35
1.2.2 Cán :
Dầu chủ yếu tập trung ở nhân, phân bố trong các khe vách tế bào. Nó lại liên
kết với các thành phần kị nước. Vì vậy cần tiến hành nghiền mè nhằm:
- Phá hủy lớp vỏ của hạt mè, giải phóng dầu trong nhân hạt. Khi kích thước các hạt
bột nghiền càng nhỏ các tế bào chứa dầu càng được giải phóng.
- Làm giảm thời gian khuếch tán của nước và thời gian truyền nhiệt vào khối bột
mè trong khi chưng sấy, làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu và hơi trực tiếp,
hơi gián tiếp nên sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình chưng sấy.
- Tạo cho nguyên liệu có hình dáng và kích thước đồng đều, từ đó bột nghiền sau
khi chưng sấy sẽ có chất lượng đồng đều, khi ép dẫu sẽ dễ dàng thoát ra.
Tuy nhiên, nếu kích thước các hạt bột nghiền quá nhỏ thì khi chưng sấy bột sẽ
không đủ xốp, dễ dẫn đến hiện tượng vón cục làm quá trình chưng sấy không đồng đều
hiệu quả tách dầu dẽ không cao.
Cần lưu ý rằng sau khi nghiền thì bề mặt tự do của nguyên liệu tăng lên rất
nhiều, làm tăng khả năng tiếp xúc của dầu trên bề mặt hạt nghiền và oxi trong không
khí, ngoài ra trên bề mặt hạt nghiền còn có sự phát triển mạnh mẽ của vi sinh vật, làm
ảnh hưởng xấu đến quá trình chế biến sau này. Do đó, bột sau khi nghiền cần phải đưa
đi chưng sấy ngay.
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 36
Thiết bị nghiền cán : máy nghiền đôi trục
Cấu tạo của máy gồm trục lắp trên ổ trục có thể di động, trục bị giữ ở vị trí cố
định bởi hệ thống lò xo, và trục được lắp trên ổ trục cố định, hai trục quay trái chiều
với hai vận tốc khác nhau nên ngoài lực nén, máy còn có lực cắt xé nguyên liệu.
Năng suất máy nghiền trục phụ thuộc vào đường kính, chiều dài truc, cự ly
giữa các cặp trục, tốc độ quay của truc và trọng lượng của nguyên liệu.
Khi máy làm việc, sự phân bố mè nguyên liệu vào khe trục gây ảnh hưởng
đến hiệu suất của máy. Do đó, bộ phận phân phối dòng hạt phải liên tục rải đều, dọc
khe trục nguyên liệu phải cuốn vào đều. Muốn vậy chiều rộng khe trục phải đều,
không bết dính (cần phải bố trí dao hoặc chổi quét dưới mặt trục).
Khi máy hoạt động cần kiểm tra :
- Thường xuyên kiểm tra mức độ nghiền cán của nguyên liệu, phải đạt tối thiểu
75%, thong thường mức độ nghiền cán nằm trong khoảng 85 – 98%.
- Độ ồn của máy, sự va đập của 2 rulo .
- Tốc độ quay và độ đồng âm của 2 rulo
Một số sự cố - nguyên nhân và bện pháp khắc phục
Sự cố Nguyên nhân Khắc phục
Máy đang chạy có tiếng
kêu lạ
- Lẫn kim loại trong
nguyên liệu
- Bể bạc đạn
- Ngừng máy, kiểm tra,
lấy vật lạ ra
- Ngừng máy thay bạc
đạn
Dây đai bị trượt Dây đai bị giãn Cần chỉnh lại dây đai
Puly truyền động bị
trượt
Puly bị mòn Hiệu chỉnh lại puly
Nguyên liệu sau khi
nghiền cán không đạt
Khe hở giữa 2 rulo lớn
Kiểm tra tấm gạt
nguyên liệu và điều
chỉnh khe hở giữa 2
rulo cán
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 37
1.2.3 Chưng sấy :
Mục đích :
- Làm cho bột nghiền có tính đàn hồi, các mối liên kết phân tử giữa phần kị nước
và phần háo nước bị yếu đi giúp dầu thoát ra dễ dàng hơn.
- Làm giảm độ nhớt dầu.
- Làm cho một số thành phần không có lợi (mùi, độc tố..) mất tác dụng, từ đó làm
tăng chất lượng của thành phẩm.
- Làm vô hoạt hệ thống enzym tồn tại trong bột nghiền, đặc biệt là lipase.
- Điều chỉnh độ ẩm của bột nghiền cho phù hợp với giai đoạn ép.
Cấu tạo :
Nồi chưng sấy :
Được sử dụng nhằm gia nhiệt và sấy khô bột nghiền đạt các thông số về nhiệt
độ và độ ẩm theo yêu cầu của công nghệ ép trước khi đưa vào máy ép.
Thiết bị chưng sấy
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 38
1.động cơ điện 3 pha 18,5 Kw
2.quạt hút ẩm
3.động cơ điện 3 pha 1,5 Kw
4.hộp giảm tốc
5.bộ khớp nối
6.trục khuấy
7.vỏ bảo ôn
8. cánh khuấy
9.phao báo mức nguyên liệu
10.khoảng trống giữa 2 tầng
11.cửa tự động
12.ống chuyển nguyên liệu đã chưng
sấy xuống bộ phận nạp liệu
13.cửa chui
14.ống góp hút ẩm
15.cụm van hơi cung cấp hơi bão
hòa
16.đường hơi gián tiếp
17.đường hơi trực tiếp
18.nhiệt kế điện trở
19.van xả
Thiết bị chưng sấy – nhìn từ trên xuống
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 39
Nồi chưng sấy được chia thành 4 tầng xếp chồng lên nhau . Lớp vỏ bảo ôn giữ
nhiệt cho toàn bộ nồi chưng sấy dày 10cm, làm bằng bông thủy tinh và được bọc nhôm
bên ngoài. Đáy mỗi tầng được cấu tạo bởi 2 lớp thép tấm cách nhau 5 cm tạo thành
khoảng trống chứa hơi bão hòa để gia nhiệt cho nguyên liệu một cách gián tiếp. Tâm
nồi có lắp trục khuấy và trên mỗi tầng có lắp 2 cánh khuấy, 2 cánh khuấy ở tầng thứ
nhất và 2 cánh cánh khuấy ở tầng thứ 3 được đặt vuông góc với 2 cánh khuấy ở tầng
thứ 2 và 2 cánh khuấy ở tầng thứ 4. Cánh khuấy được lắp sát đáy mỗi tầng để gạt, trộn
nguyên liệu rồi gạt nguyên liệu xuống dưới thông qua cửa tự động. Động cơ điện 3
pha có công suất 18,5 Kw kéo trục cánh khuấy thông qua hộp giảm tốc bánh răng với
vận tốc khoảng 30 vòng / phút. Bộ khớp nối có tác dụng liên kết hộp giảm tốc và trục
cánh khuấy, ngoài ra khi có sự quá tải của trục cánh khuấy thì chốt an toàn trên khớp
nối bị đứt đảm bảo an toàn cho thiết bị. Ở mỗi tầng còn có phao báo mức nguyên liệu
để người vận hành máy có thể nhận biết lượng nguyên liệu trong nồi mà điều chỉnh
lượng nguyên liệu vào nồi chưng sấy cho thích hợp.
Mỗi tầng đều có đường ống bên hông góp vào ống góp hút ẩm. Trên các
đường ống thoát hơi này có bố trí các lá chắn để điều chỉnh vận tốc thoát hơi ở các
tầng. Động cơ điện 3 pha có công suất 1,5 Kw và quạt hút ẩm sẽ được sử dụng khi
Cấu tạo thiết bị chưng sấy
1,2,3,4: các tầng nồi
5: cánh khuấy
6: cửa tháo bột chưng
sấy
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 40
nguyên liệu quá ẩm. Hơi ẩm ở mỗi tầng theo ống góp hút ẩm lên quạt gút ẩm rồi ra
ngoài trên thực tế không dùng quạt hút ẩm vì độ ẩm của mè nguyên liêu không cao.
Cụm van hơi sẽ cấp hơi bão hòa vào khoảng trống ở đáy mỗi tầng để truyền
nhiệt cho nguyên liệu trong nồi thông qua van gián tiếp hoặc tạo ẩm cho nguyên liệu
bằng cách phun hơi trực tiếp thông qua van trực tiếp. Sau khi truyền nhiệt, hơi ngưng
tụ thành nước theo cụm van xả ra ngoài. Ngoài ra ở mỗi tầng còn có cửa người chui
được khoét bên hông để sữa chữa và xử lý sự cố.
Sau khi chưng sấy khoảng 50 phút, nguyên liệu xuống đến ống chuyển liệu,
vào bộ phận nạp liệu để vào máy ép. Tại cửa xả cuối cùng của nồi chưng sấy có lá
chắn để điều chỉnh lượng nguyên liệu ra khỏi nồi.
Bộ phận nạp liệu
Để đưa nguyên liệu từ nồi chưng sấy xuống máy ép cần có bộ phận nạp liệu.
Bộ phận nạp liệu của các máy ép ETP đều có cấu tạo giống nhau, chủ yếu gồm các chi
tiết:
1.động cơ điện 3 pha
2.khớp nối liên kết đông cơ và hộp giảm tốc
3.hộp giảm tốc truyền chuyển động quay từ động cơ đến trục nạp liệu
4.khớp nối lien kết trục giảm tốc và truc nạp liệu
5.ống chuyển nguyện liệu từ tầng cuối của nồi chưng sấy xuống vis nạp liệu
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 41
6.các vòng bi đỡ trục nạp liệu
7.gối đỡ các vòng bi
8.trục nạp liệu
9, 10, 11.các cánh vis nạp liệu nguyên liệu vào lòng ép
12.thanh chặn nằm giữa khe hở giữa các cánh vis nạp liệu có tác dụng gạt
nguyên liệu không cho quay tròn theo cánh vis mà chuyển động tịnh tiến xuống
13.các dao căn xếp với nhau có khe hở để dầu thoát ra ngoài vì ở giai đoạn
này các cánh vis nạp liệu đã tạo ra lực ép sơ bộ làm nguyên liệu tiết ra 1 lượng
dầu nhỏ
Các cánh vis 9, 10, 11 có đường kính cánh vis và bước vis thu nhỏ dần từ trên
xuống, do đó thể tích nguyên liệu càng xuống càng nhỏ lại tạo ra lực ép tăng .
Chưng sấy bột nghiền có thể dùng hai chế độ:
Chế độ chưng sấy ướt: Trong quá trình chưng sấy tiến hành làm ẩm đến
độ ẩm thích hợp (chưng) cho sự trương nở phần háo nước của bột rồi sau đó sấy để
nguyên liệu có độ ẩm thích hợp cho viêc ép. Ở giai đoạn chưng, bột nghiền được làm
ẩm bằng nước hoặc hỗn hợp của nước với hơi nước trực tiếp, ở giai đoạn sấy, bột sau
khi chưng thường được sấy khô bằng hơi nước gián tiếp. Đây là chế độ được áp dụng
rộng rãi hiện nay vì đã tạo điều kiện cho các thành phần của bột biến đổi đến mức tốt
nhất.
Chỉ tiêu đặc trưng cho chế độ chưng sấy là mức độ làm ẩm bột, nhiệt độ
chưng và sấy, thời gian chưng sấy và độ ẩm bột sau khi chưng sấy.
Tùy thuộc vào cấu tạo, thành phần của nguyên liệu, (chủ yếu là thành phần
háo nước và thành phần dầu), độ ẩm ban đầu của nguyên liệu mà mỗi loại nguyên liệu
có chế độ chưng sấy khác nhau, không được làm quá ẩm hay quá nhiệt vì bột sẽ trở
thành một khối chảy dẻo, dầu sẽ không thoát ra khi ép.
Chế độ chưng sấy khô: Trong quá trình chưng sấy không gia ẩm cho
nguyên liệu mà chỉ đơn thuần sấy. Chế độ này ít được sử dụng vì hiệu suất tách dầu
thấp do bột không được trương nở.
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 42
Những biến đổi xảy ra trong quá trình chưng sấy:
Nhìn chung, khi đưa nhiệt và ẩm vào bột nghiền, phần háo nước (phi lipit) sẽ
trương nở, từ đó làm thay đổi tính dẻo của bột và trạng thái của dầu đồng thời xảy ra
những sự biến đổi sinh hóa, hóa học các chất có trong khối bột. Có hai quá trình biến
đổi chủ yếu như sau:
Sự biến đổi của phần háo nước:
- Trong khi chưng sấy, các phần háo nước sẽ hút nước và trương nở. Ban
đầu, sự hút nước xảy ra rất mạnh, sau đó thì giảm dần, từ đó làm cho bột trở nên dẻo
và đàn hồi. Hơn nữa, dưới tác dụng của nhiệt và ẩm, protit bị biến tính làm cho bột
càng dẻo, liên kết giữa phần háo nước và kị nước yếu đi.
- Trong khi chưng sấy, có sự biến đổi về mặt hóa học như protit + gluxit tạo
phản ứng melanoidin làm dầu sau ép có màu xẩm, gluxit + photphatit tạo thành các
hợp chất hòa tan trong dầu.
- Về mặt sinh hóa, những biến đổi chủ yếu do hoạt động của các enzym có
trong nguyên liệu, dưới tác dụng của nhiệt độ và độ ẩm, cường độ hoạt động của các
enzym càng tăng, đặc biệt là lipaza (thủy phân dầu) làm tăng chỉ số axit của dầu thành
phẩm và glucooxydaza (thủy phân tinh bột), khi nhiệt độ lên cao, cường độ hoạt động
của các enzym giảm dần.
Sự biến đổi của phần kị nước (dầu):
- Trong quá trình chưng sấy, dầu từ trạng thái phân tán chuyển thành dạng
tập trung trên bề mặt các phân tử bột.
- Dưới tác dụng của nhiệt độ, độ nhớt của dầu giảm, dầu trở nên linh động,
đây là biến đổi rất có lợi cho quá trình sản xuất.
- Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, dầu có thể bị oxy hóa tạo ra peroxit oxit
axit béo tự do, từ đó làm tăng chỉ số axít của dầu; nên đối với một số nguyên liệu có
nhiều axit béo không no trong thành phần của dầu thì cần phải có chế độ chưng sấy ở
nhiệt độ thấp để tránh làm tăng chỉ số axit của dầu.
- Bột chưng sấy phải đồng nhất về độ ẩm, độ dẻo, độ đàn hồi phù hợp với yêu
cầu của công nghệ (phụ thuộc vào cơ cấu của máy ép và nguyên liệu). Khi bột chưng
sấy không đạt được độ đồng nhất, hiệu quả thoát dầu từ các phần tử khác nhau sẽ khác
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 43
nhau, dẫn đến hiệu quả thoát dầu không cao. Muốn đạt được độ đồng nhất của bột
chưng sấy cần có những biện pháp sau:
- Lượng bột nghiền đưa vào nồi chưng sấy phải liên tục để ổn định lượng bột
chưng sấy ra khỏi nồi. Muốn đảm bảo vấn đề này thì năng suất máy nghiền phải phù
hợp với năng suất của nồi chưng sấy và máy ép. Ngoài ra, các cửa thông của các tầng
nồi chưng sấy phải làm việc bình thường.
- Độ ẩm của bột nghiền đưa vào nồi chưng sấy phải ổn định. Nếu độ ẩm của
bột nghiền thấp hoặc cao hơn độ ẩm cần thiết, cần phải có biện pháp điều hòa độ ẩm
(sấy khô hoặc làm ẩm).
- Việc làm ẩm ở giai đoạn chưng phải đồng đều.
- Lượng nhiệt cung cấp phải đủ lớn và ổn định, do đó các thông số của hơi
như áp suất, nhiệt độ, lưu lượng phải ổn định, lượng nước ngưng phải được lấy ra một
cách triệt để.
1.2.4 Ép :
Cơ chế của quá trình ép:
Khi ép, dưới tác dụng của ngoại lực, trong khối bột xảy ra sự liên kết bề mặt
bên trong cũng như bên ngoài của các phần tử, ta có thể chia ra làm hai quá trình chủ
yếu:
Quá trình xảy ra đối với phần lỏng: đây là quá trình làm dầu thoát ra khỏi các
khe vách giữa các bề mặt bên trong cũng như bên ngoài của tế bào. Khi bắt đầu ép, do
lực nén các phần tử bột sít lại gần nhau, khi lực nén tăng lên, các phần tử bột bị biến
dạng. Các khoảng trống chứa dầu bị thu hẹp lại và đến khi lớp dầu có chiều dày nhất
định, dầu bắt đầu thoát ra. Tốc độ thoát dầu phụ thuộc vào độ nhớt của lớp dầu và phụ
thuộc vào áp lực ép, độ nhớt càng bé, áp lực càng lớn thì dầu thoát ra càng nhanh.
Quá trình xảy ra đối với phần rắn: khi lực nén tăng lên, sự biến dạng xảy ra
càng mạnh cho đến khi các phần tử liên kết chặt chẽ với nhau thì sự biến dạng không
xãy ra nữa. Nếu như trong các khe vách không bị giữ lại một ít dầu và áp lực còn có
thể tiếp tục tăng lên thì từ các phần tử bột riêng biệt sẽ tạo thành một khối chắc dính
liền nhau. Trên thực tế, áp lực ép cũng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định, có một
lượng nhỏ dầu còn nằm lại ở những chỗ tiếp giáp nhau, cho nên khô dầu vẫn còn có
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 44
tính xốp. Đặc biệt khi ra khỏi máy ép, tính xốp của khô dầu lại tăng lên khi không còn
tác dụng của lực nén nữa.
Một điều quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả lấy dầu là nếu tốc độ tăng áp lực
quá nhanh thì sẽ làm bịt kín các đường thoát dầu làm dầu không thoát ra được, điều
này thấy rất rõ ở các máy ép mà trong đó nguyên liệu không được đảo trộn (máy ép
thủ công).
Ngoài ra, nếu chỉ xét đơn thuần về sự chuyển dịch của dầu qua các khe vách,
các hệ ống mao quản của tế bào nguyên liệu, ta có thể rút ra những điều kiện để đảm
bảo việc tách dầu đạt hiệu quả sau đây:
Áp suất chuyển động của dầu trong các khe vách và các ống mao quản
của tế bào nguyên liệu càng lớn, dầu chảy ra càng nhanh, muốn như thế thì ngoại lực
tác dụng lên dầu phải lớn. Ngoại lực tác động lên nguyên liệu (bột ép) gồm có hai
phần: một phần tác động lên dầu và một phần tác động lên các phần tử rắn để làm các
phần tử này biến dạng. Do đó, để cho áp lực tác động lên dầu lớn, ta cần phải thay đổi
tính chất cơ lý của các phần tử rắn (qua công đoạn chưng sấy) để làm giảm phần áp lực
làm cho các phần tử biến dạng, nhờ đó, áp lực tác động lên phần dầu sẽ tăng. Tuy
nhiên, việc tăng ngoại lực cũng thực hiện đến một giới hạn nào đó, nếu vượt quá giới
hạn này sẽ dẫn đến sự co hẹp các ống mao quản dẫn dầu hoặc các khe vách chứa dầu
một cách nhanh chóng làm hiệu quả thoát dầu giảm.
Đường kính các ống mao quản chứa dầu cần phải đủ lớn trong suốt quá
trình ép để tránh việc dầu thoát ra quá chậm hoặc không thoát ra được. Trên thực tế,
hiện tượng này thường xãy ra và để khắc phục cần phải tăng áp lực ép từ từ nhằm đảm
bảo đủ thời gian cho lượng dầu chủ yếu kịp chảy ra. Nếu áp lực ép tăng đột ngột, các
ống mao quản chứa dầu nhanh chóng bị hẹp lại hoặc bị bịt kín, dầu sẽ chảy ra chậm.
Mặt khác, nếu áp lực ép tăng mạnh trong giai đoạn đầu sẽ làm rối loạn sự chuyển động
của nguyên liệu trong máy ép do dầu chảy ra mãnh liệt kéo theo nhiều cặn dầu.
Chiều dài các ống mao quản chứa dầu phải ngắn vì sự thoát dầu khi ép
thường đi theo một phương chung và về phía có đoạn đường ngắn nhất. Nếu đường
chảy dầu càng dài thì thời gian chảy qua đoạn đường ấy càng lớn. Ngoài ra, khi đường
chảy dầu ngắn, số ống mao quản bị tắc trong quá trình ép cũng ít hơn. Vì thế, để thực
hiện việc ép dầu một cách triệt để thì lớp nguyên liệu trong máy ép phải đủ mỏng.
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 45
Thời gian ép phải đủ lớn, nếu thời gian ép quá ngắn, dầu chảy ra chưa
hết, ngược lại, nếu thời gian ép quá dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất máy ép. Việc cải
tiến cơ cấu máy ép cũng có thể rút ngắn được thời gian ép.
Độ nhớ́t của dầu phải bé để trở lực khi dầu chuyển động bé, từ đó thời
gian để dầu thoát ra khỏi nguyên liệu sẽ ngắn. Để độ nhớt của dầu bé, bột ép phải có
nhiệt độ cao và trong quá trình ép nhiệt độ phải ổn định. Khi bột ép bị nguội, độ nhớt
của dầu tăng và tính dẻo của bột giảm ảnh hưởng đến sự thoát dầu. Tuy nhiên, khi
nhiệt độ bột ép quá cao, dầu sẽ bị oxy hóa mạnh, dầu sẽ bị sẩm màu và khô dầu sẽ bị
cháy khét. Vì thế, việc dùng nước hoặc dầu nguội để làm mát lòng ép là việc làm rất
cần thiết, tránh được hiện tượng phát nhiệt khi máy ép làm việc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất ép:
Đặc tính cơ học của nguyên liệu ép ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất ép, đặc
tính này do các công đoạn chuẩn bị, đặc biệt là khâu chưng sấy quyết định. Ngoài ra,
mức độ nghiền bột, nhiệt độ, độ ẩm của bột cũng là những yếu tố có ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu suất ép.
Các điều kiện hình thành trong quá trình ép như áp lực ép, nhiệt độ ép, cơ
cấu máy ép
Thiết bị ép:
Để tiến hành ép dầu, người ta có thể dùng máy ép vít hoặc máy ép thủ công
(máy ép thủ công không giới thiệu). Máy ép vít gồm ba loại: loại áp lực thấp, áp lực
trung bình và áp lực cao, máy ép vít làm việc liên tục, bên trên là các tầng nồi chưng
sấy, vì thế sau khi chưng sấy xong, có thể tiến hành ép ngay.
Áp lực trong lòng máy ép vít được tạo thành là do sự nén nguyên liệu và sức
phản kháng của nguyên liệu, áp lực này lớn hay bé tùy thuộc vào cấu tạo lòng ép và
trục vít.
Do tiết diện khe côn tại cửa ra khô bé hơn bất cứ điểm nào trong lòng ép, vì
thế nên nguyên liệu chuyển động sẽ bị nén trở lại tức là tạo cho máy ép có áp lực. Mặt
khác, do trục vít có sự thay đổi bước vít (ngắn dần về phía ra khô dầu), đường kính của
lòng ép cũng thay đổi, nhỏ dần về phía ra khô dầu, cho nên muốn chứa được lượng
nguyên liệu từ đoạn sau chuyển tới buộc phải xảy ra sự nén, tức là tạo nên áp lực.
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 46
Trên thực tế, nếu ta cho vào máy ép một lượng bột quá nhão, khi trục vít quay
hầu như không có một áp lực nào. Điều này chứng tỏ rằng đặc tính của bột ép quyết
định sự tạo thành áp lực trong máy ép. Đặc tính của bột ép lại do công đoạn chưng sấy
quyết định, vì vậy có thể nói rằng áp lực trong máy ép do khâu chưng sấy bột quyết
định.
Nồi chưng sấy W180/4 đi kèm với máy ép ETP 20.3 . Máy ép ETP gồm 2 bộ
phận chính là hộp giảm tốc và bộ phận ép .
Nồi chưng sấy W180/4 và máy ép ETP 20.3
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 47
o Hộp giảm tốc có tác dụng truyền chuyển động từ motorco1 công suất 55 Kw
vào bộ phận ép đồng thời giảm số vòng quay, đến trục ép, chuyển động quay chỉ còn
khoảng 6 vòng/phút .
o Bộ phận ép gồm 3 phần :
Cùm ép gồm 2 nữa vành cùm giống nhau đặt úp vào nhau được liên kết chặt
với nhau nhờ bulon cùm. Trên ranh giới 2 nữa đặt dao gạt, gờ đặt quay vào trong, khi
máy làm việc giữ cho hướng chuyển động của nguyên liệu dọc theo trục mà không
quay tròn tại chỗ. chiều dài cùm được chia thành 6 đoạn (I), (II), (III), (IV), (V), (VI)
và 1 số đoạn ngắn (1). Trên 5 đoạn dài bằng nhau lắp các dao căn, giữa các dao căn có
các khe hở nhỏ để khi ép, dầu và lượng bã còn chứa nhiều dầu (phôi) theo khe hở thoát
ra ngoài còn bã thì chuyển động tịnh tiến từ đoạn (1) đến đoạn (V) rồi thoát ra ngoài
qua côn.
Khe hở từ đoạn (1) đến đoạn (V) được giảm dần: 1,3 – 0,7 – 0,45 – 0,35 –
0,25 mm chiều dày khe hở giảm dần vì càng về cuối lực ép càng lớn và lượng dầu
càng giảm do đó khe hở phải giảm để hạn chế phôi lọt theo dầu ra ngoài .
Khi lắp hai vành cùm thì các thanh dao căn (4) sẽ ôm chặt các thanh dao gạt (5). Các
thanh dao gạt có tác dụng gạt bã trong lòng ép khiến chúng chỉ chuyển động tịnh tiến
mà không chuyển động quay tròn theo vis ép.
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 48
Đường kính trong của đoạn (I) lớn hơn đường kính trong của bốn đoạn sau;
do đó, để bã di chuyển liên tục cần có đoạn chuyển tiếp (1).
Cùm ép đặt trong giá đỡ là những đai thép và thanh suốt giằng lại với nhau
bằng các bu lông và đai ốc.
Trục vis gồm lõi trục lồng vào trong đó một số đoạn vis theo thứ tự từ nhỏ
đến lớn, kể từ phía bột ép vào. Đoạn vis đầu có gân vis kép dùng làm đoạn tiếp nhận.
Bước vis của đoạn này dài nhất so với các đoạn ở phía sau. Những đoạn tiếp theo có
gân vis đơn, bước vis ngắn dần, ngắn nhất là ở đoạn vis cuối. Giữa các đoạn vis được
đệm thêm các đoạn bạc, một mặt làm thay đổi đường kính trục, mặt khác sẽ làm cho
nguyên liệu chuyển động rối loạn. Như vậy, áp lực sẽ dần được tăng lên dọc theo trục
và mè sẽ được đảo trộn khi ép.
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 49
Trục vis nhận chuyển động từ hộp giảm tốc thông qua khớp nối. Các vis ép
(15), (17), (19), (22), (24), (27), (29), cùng các bạc nối (18), (20), (23), (25) và bạc côn
(16) được trục ép truyền lực xoắn thông qua các then chêm (10), (14), (21), (26), (28),
(30). Vòng bạc đệm (2) có tác dụng ngăn nguyên liệu lọt ra hướng khớp nối. Bạc côn
cố định (5) nằm lọt trong lỗ trên thành máy và được cài chặt bằng nửa vòng bạc (4).
Bạc côn di động (6) nhờ cơ cấu vis điều chỉnh có thể trượt ra trượt vào trên
bạc côn cố định (5) làm thay đổi chiều dày khe hở giữa bạc côn cố định (5) và bạc côn
di động (6) làm thay đổi chiều dày khe hở giữa bạc côn di động (6) và bạc côn (7)
cũng chính là chiều dày của bã ép ra.
Các cánh đập bã ép (11) gắn trên bạc côn có tác dụng làm bã vỡ ra thành từng
miếng. Bạc lót (8) cố định vị trí các vis, bạc với gối đỡ cuối trục ép. Đai ốc (9) cố định
vị trí của vòng bi trên gối đỡ cuối trục ép.
Quá trình ép nóng sinh nhiệt làm toàn bộ trục ép nóng lên. Để bảo vệ người ta
khoan lỗ từ cuối trục ép đến vis ép (29) để cho nước vào giải nhiệt trong suốt quá trình
ép.
Trục vis đặt cân đối vào cùm ép. Khi làm việc trục vis quay còn cùm ép cố
định. Dưới tác động của các gân vis trên trục, bột bị nén và đẩy liên tục về phía trước
rồi qua cửa ra ngoài. Dầu thoát qua khe căn lòng ép chảy dồn vào máng hứng dầu.
Bộ phận điều chỉnh chiều dày khô dầu hay còn gọi là cửa ra khô. Bộ phận
này có tác dụng làm thay đổi chiều dày của khô dầu trước khi ra khỏi máy và cũng làm
thay đổi áp lực ép. Khi muốn khô dầu có chiều dày mỏng, nghĩa là áp lực cao để ép
được kiệt dầu, thì điều chỉnh bộ phận này cho cửa ra khô hẹp lại. Ngược lại, muốn
giảm áp lực để tăng năng suất máy, thì điều chỉnh cho cửa này rộng ra, khi đó chiều
dày khô sẽ tăng.
Khi làm việc với máy ép vít, cần chú ý một số điểm sau:
Không cho máy chạy trong điều kiện quá tải, không để các tạp chất như
kim loại, sỏi, đá rơi vào máy ép.
Thường xuyên quan sát vị trí của dầu chảy ra từ bên dưới máy ép, nếu dầu
chảy ra nhiều nhất ở giữa lòng ép, chứng tỏ bột ép đạt yêu cầu, còn nếu dầu chảy ra ở
đầu hoặc cuối máy ép, chứng tỏ bột ép quá ướt hoặc quá khô. Lúc đó cần phải đóng
cửa cấp bột ép xuống máy ép và điều chỉnh lại chế độ chưng sấy cho thích hợp.
Báo cáo thực tâp nhà máy dầu thực vật Vocar
GVHD: Th.S Trương Thị Mỹ Linh 50
Thường xuyên quan sát đường ra của khô dầu, trong điều kiện bình
thường, khô dầu ra thành từng mảng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao cao thuc tap dau voca.pdf