Báo cáo thực tập tại Nhà máy in Quân Đội

 

mục lục Trang

Lời nói đầu

Phần thứ nhất: Tổng quan

I) Sự phát triển của ngành in trong sự phát triển chung của xã hội 3

I.1 Ngành in Việt Nam trước công cuộc đổi mới : 3

I.2 Ngành in Việt Nam trong những năm đổi mới : 7

I.3 Sự quan tâm của đảng và nhà nước ta đối với ngành in 12

II) Nhà in Quân Đội những chặng đường phát triển 14

Phần thứ 2. Cơ sở lý thuyết 17

I. Khâu chế bản 17

II. Công nghệ in 26

III) Quy trình công nghệ gia công và hoàn thiện sách 31

Phần thứ 3. Thực trạng của công đoạn gia công và hoàn thiện sách ở nhà máy in Quân Đội 43

I. Quá trình hình thành và phát triển 43

II. Quy mô và năng lực hiện tại 43

III. Thực trạng phân xưởng sách 44

Phần thứ 4. Một số giải pháp đầu tư chiều sâu 51

I.Tình hình chung 51

II.Nhiệm vụ của nhà máy đến 2010 52

III. Đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm 52

IV.Các phương án đầu tư 53

V.Lựa chọn thiết bị 54

VI. Phân tích hiệu quả kinh tế 55

VII. Hiệu quả kinh tế 56

VIII. An Toàn lao động 58

Phần 5: Kết luận 62

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Nhà máy in Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y việc phục chế ảnh màu hầu như được thực hiện trên máy phân màu điện tử (hay còn gọi là máy quét Scanner). Máy phân màu điện tử chiếu tách các cấu tử màu ở bản mẫu thông qua hệ thống vi xử lý, biến tín hiệu quang năng thành điện năng phù hợp với bước sóng của từng màu thông qua t’ram tạo hình ảnh tác động lên vật liệu cảm quang. 4. Quy trình chế khuôn phim . Công đoạn này giữ vai trò quan trọng trong quá trình in và gia công tờ in sau này. Đây là quá trình dàn khuôn cho máy in trong đó các đối tượng bao gồm: chữ, hình ảnh, hoạ tiết được ghép trên từng khuôn cụ thể để tạo thành một sản phẩm nào đó theo yêu cầu. Quy trình chung bao gồm các bước sau: a.Dựng makét dàn khuôn: Việc làm đầu tiên của khâu bình bản là quá trình biến những thông tin của makét sản phẩm và xác định vị trí thật của các đối tượng cần bình trên một khuôn in cụ thể, nhiệm vụ của quá trình này là: Xác định khổ giấy in: xác định số lượng sản phẩm trên khuôn đó, xác định số khuôn cần bình, xác định vị trí của từng loại sản phẩm trên khuôn, xác định tay kê, xác định loại khuôn in, xác định trang chữ hình ảnh trên khuôn, xác định đối tượng thật của đối tượng cần dán độc lập. Tất cả các thông tin trên makét dàn khuôn phải được vẽ thuận chiều với tờ in sau này. b. Cắt dán các đối tượng - Chuẩn bị đế bình: Cắt đế mới theo khuôn khổ cần bình. Đối với đế cũ phải lau sạch hai mặt. Nếu bình bằng thước định vị thì đục lỗ cùng chiều cho tất cả các đế cần bình. - Chuẩn bị băng dính,phim, giấy can, makét của khuôn cần bình. - Dán makét dàn khuôn xuống vị trí trên bàn bình sao cho thuận lợi nhất. - Tiến hành bình: Dán chặt đế trong lên makét dàn khuôn, dán các dấu chỉ dẫn, Cắt các đối tượng phù hợp với vị trí dán, Dán các đối tượng vào vị trí đã xác định. - Khi dán chú ý: Chữ phải ngược gương với tờ in sau này. - Đối với sản phẩm in nhiều màu ta nên chọn màu nào có nhiều hình ảnh gần giống với tờ in sau này nhất để bình trước. - Thứ tự các màu không cố định, nhưng tuỳ từng sản phẩm ta chọn thứ tự bình theo nguyên tắc: Nền của chi tiết bình trước, nền của toàn trang sản phẩm bình sau. - Chú ý tới các dấu ốc của các khuôn chồng màu phải trùng khít lên nhau, góc độ t’ram phải chuẩn khi ghép các khuôn màu nửa tông thì gắn các thang tầng thứ màu vào khuôn phim. - Do quá trình bình bản bằng thủ công nên độ chính xác chồng màu không cao, làm giảm chất lượng của sản phẩm in nhất là đối với những sản phẩm in cao cấp. - Vì thế xu thế tới đây quá trình bình bản sẽ được thực hiện trên máy tính chuyên dụng: các phần chữ và hình ảnh sẽ được mã hoá bằng Scanner trên máy tính. - Đồng thời quá trình này còn cho phép thực hiện được nhiều kỹ sảo cắt ghép ảnh nghệ thuật. - Tất cả khi ghép xong được in ra trên máy in (toàn trang). - Quá trình bình bản hoàn hảo như vậy sẽ nâng cao độ chính xác chồng màu, làm cho quá trình phơi bản được thuận lợi cho chất lượng in cao hơn, không gặp những khó khăn trở ngại của khâu bình bản thủ công như độ thấu quang không đạt hay sự khác nhau của giấy can và về độ dầy mỏng của phim. - Phơi bản - Ngày nay hầu hết các nhà in trong cả nước loại bỏ loại bản tự tráng màng cảm quang (bản tái sinh) mà thay vào đó là loại bản tráng sẵn gọi màng cảm quang diazo dương. - Bản chất của quá trình phơi bản là dùng ánh sáng giàu tia tử ngoại của đèn phơi tác dụng lên màng nhạy sáng diazo. Tại những chỗ phần tử in trên tờ mẫu phơi hình dáng bị giữ lại không tác dụng lên màng diazo, những chỗ phần tử trắng ánh sáng sẽ đi qua tờ mẫu phơi tác dụng lên màng nhậy sáng điazo và gây ra phản ứng quang hoá để biến màng điazo ban đầu thành một hợp chất dễ tan trong dung dịch kiềm yếu. - ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phơi bản, nguồn sáng phơi bản đòi hỏi phải có cường độ cao để hạn chế thời gian chiếu, hơn nữa thời gian phải chiếu lên màng cảm quang với diện tích lớn và lớp màng khá dầy (so với phim hoặc giấy ảnh hay các màng cảm quang khác...) nguồn sáng nhân tạo dùng trong phơi bản có nhiều loại khác nhau nhưng loại đèn halogen kim loại cho chất lượng chiếu sáng tốt nhất vì có nguồn sáng hoàn toàn đáp ứng vùng nhậy cảm các loại màng cảm quang cô cứng hay phân huỷ. - Quá trình thực hành phơi diễn ra như sau: - Lấy bản theo đúng khuôn khổ, loại bản đặt theo yêu cầu đặt vào khuôn phơi, mặt thuốc của bản hướng lên trên. - Đặt tờ mẫu phơi lên mặt thuốc của bản, đặt xuôi chiều (sao cho màng thuốc của phim ở tờ mẫu phơi tiếp xúc trực tiếp với mặt thuốc của bản). - Xác định nhíp kẹp phù hợp với máy in bản đó sao cho khoảng cách tay kê đầu tới mép bản phải bằng nhau, điểm giữa của giấy in phải trùng với điểm giữa của bản. - Chọn chương trình phơi phù hợp: Xác định thời gian phơi sao cho thời gian phơi phải đủ để phản ứng xảy ra hết chiều dày lớp diazo. - Tiến hành hút chân không để khuôn phim tiếp xúc với bề mặt bản tiến hành lộ sáng theo thời gian đã định. a.Hiện hình: Hiện hình là quá trình tẩy bỏ hoàn toàn lớp diazo đã bị phân huỷ bởi ánh sáng phần tử trắng ra khỏi bề mặt bản trả lại bề mặt oxyt nhôm cho phần tử trắng. Đây là qúa trình phản ứng hoá học giữa lớp diazo đã bị ánh sáng phân huỷ phần tử trắng với xút trong dung dịch hiện hình để tạo thành muối tan trong nước. Nồng độ thường dùng như sau: - Đối với bản có độ dày 0,3 mm nồng độ NaOH từ 0,8-1% - Đối với bản có độ dày 0,1 mm nồng độ NaOH từ 0,4- 0,6% Ngoài NaOH ra ta có thể cho thêm vào dung dịch hiện một số chất phụ gia nhằm ức chế những phản ứng tiêu cực xảy ra trong quá trình hiện - Qúa trình hiện có thể bằng tay, bằng máy hoặc ngâm trong các bể chậu khay... - Chú ý: Nồng độ và thời gian hiện phải phù hợp với từng loại bản sao cho tẩy bỏ hết hoàn toàn lớp diazo đã bị phân huỷ ra khỏi bề mặt bản hạn chế đến mức thấp nhất những phản ứng tiêu cực xảy ra làm giảm chất lượng bản. b. Tút bản: Dùng dung môi hữu cơ có thể hoà tan lớp diazo ban đầu nhằm tẩy bỏ những phần tử in phụ trên phần tử trắng. c.Trung hoà Mục đích nhằm tẩy bỏ hoàn toàn lượng xút dư trên bề mặt bản mà không ảnh hưởng gì đến tính thấm ướt của bản với nồng độ axít H3PO4 5% c. Gôm bản: Dùng gôm arabic 10 % xoa đều lên khắp toàn bộ mặt bản nhằm tạo ra màng bảo vệ giữ các phần tử in và phần tử trắng trên bản không bị ảnh hưởng bởi oxy không khí và làm tăng tính bắt ẩm của phần tử trắng. II. Kỹ thuật in offset: Nhận, chuẩn bị NVL Quy trình công nghệ của in offset gồm những công đoạn sau: Điều chỉnh máy In sản lượng Kết thúc 1.Nhận và chuẩn bị nguyên vật liệu: Công tác chuẩn bị nguyên vật liệu cho quá trình in bao gồm: + Chuẩn bị khuôn in + Chuẩn bị mực +Chuẩn bị dung dịch làm ẩm +Chuẩn bị giấy in 2. Chuẩn bị khuôn in a.Kiểm tra: Kiểm tra là một thủ tục bắt buộc khi chuẩn bị khuôn in, ta phải kiểm tra về khuôn khổ, độ dày của khuôn,đầu nhíp, hình ảnh( nội dung) Chất lượng của bản in là khả năng phần tử in và khả năng của phần tử không in chúng ta kiểm tra khả năng bắt mực của phần tử in phải phụ thuộc vào màng thuốc nếu màng thuốc nhạt đi (ánh sáng) thì bản khó bắt mực nếu màng thuốc đậm lên( do tác dụng của hoá chất ) bản dễ bị mất nét. Sau khi kiểm tra màng thuốc chúng ta chà mực thử. Sau khi đã kiểm tra tốt phần tử in của bản chúng ta kiểm tra khả năng bắt nước của phần tử không in. Muốn kiểm tra được khả năng nhận nước của phần tử không in ta phải chú ý đến bề mặt bản ( mặt bản sáng đều ) không bị bong thì phần tử không in bắt nước tốt sau đó chà thử nước. Ngoài những vấn đề vừa nêu trên trong quá trình chuẩn bị bản ta còn phải chú ý tới các dấu ký hiệu hướng dẫn kỹ thuật đó là các loại dấu ốc,khuôn khổ giấy, khuôn khổ sản phẩm, dấu cắt, dấu gấp, dấu tay kê, dấu chồng màu, ký hiệu loại tài liệu, loại khuôn,loại màu b.Xử lý khuôn: Sau khi đã kiểm tra tất cả các vấn đề về kỹ thuật trên bản. Chúng ta lau bỏ lớp gôm bảo vệ bản để sửa chữa một số sai xót đã phát hiện ra trong quá trình kiểm tra như thừa phần tử in hay thiếu phần tử in và bắt đầu vào quá trình in. 3. Chuẩn bị cao su offset: Tấm cao su offset có tầm quan trọng rất lớn trong in và muốn in đảm bảo chất lượng chúng ta bắt buộc phải có tấm cao su offset, nó có khả năng phục hồi diện tích phần tử in hay giảm diện tích phần tử in. Cấu tạo của tấm cao su gồm 2 phần: phần cao su bề mặt có độ dày 0,5 mm và phần đế được đan xen các lớp cao su và vải. Lớp cao su được sản xuất theo quy cách riêng và là sợi tổng hợp. Tỷ lệ sợi dọc và sợi ngang cũng rất khác nhau. Khi in trong vùng ép in cao su biến dạng theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. Tấm cao su có khả năng nhận và truyền mực tốt. Chuẩn bị tấm cao su: cách pha cắt chiều dài bằng chu vi ép in cộng hai nẹp cộng với chiều căng. Chiều rộng bằng bề rộng tối đa cộng 1cm Khi cắt tấm cao su đúng khuôn khổ thì về kỹ thuật phải cắt đúng. Hướng mũi tên chỉ dẫn ở lớp đế vải phải vuông góc với trục ống cao su. Bề mặt cao su phải được tẩy sạch lớp hoá chất bảo vệ. Xác định dộ dầy của tấm cao su và quyết định độ dầy của lớp lót, khi cần bảo quản phải để ở điều kiện khô và lạnh. Bọc ống in offset có ba loại bọc ống: cứng –vừa – mềm trong đó in cuộn người ta phải bọc ống cứng. 4. Chuẩn bị mực: - Mực in là một chất màu được pha trộn từ các thành phần màu khác nhau tạo ra sự tương phản màu sắc. Qúa trình pha chế làm thay đổi các tính chất các màu sắc của mực in vì mực in chưa đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật đặt ra. Do đó khi pha mực ta phải pha đúng số lượng, đúng màu sắc, đúng gam màu,đúng tông màu. Đồng thời phải chuẩn bị một số lượng mực cần thiết cho một sản phẩm trong quá trình in sản phẩm đó (điều này phụ thuộc vào số lượng một tài liệu hoặc loại vật liệu in) Nếu tiến hành in trong điều kiện tiêu chuẩn ta chỉ cần dùng dao đánh mực trộn đều rồi cho lên máng. Nhưng trong thực tế do điều kiện in không phù hợp ta phải pha chế một số loại phụ gia vào mực để cho phù hợp với điều kiện in. 5. Chuẩn bị dung dịch làm ẩm: - Dung dịch làm ẩm trong in thường là nước và cồn đồng thời thường có thêm một số chất như axit, chất keo. Trong đó nước là thành phần cơ bản đồng thời là dung môi cho các thành phần khác. - Axít có vai trò giữ ổn định độ pH của dung dịch. Thông thường trong khi in độ pH từ 5,5 – 6. Các loại dung dịch thường dùng trong dung dịch làm ẩm là phốtphoric, axitxitric. - Chất keo: đó là gôm Arabic thường được dùng với liều lượng khoảng 0,05% nó có tác dụng tăng tính thấm ướt. - Cồn: nó không gây ảnh hưởng tới độ pH của dung dịch làm ẩm nhưng nó làm tăng độ thấm ướt đáng kể cho bề mặt bản, ngoài ra còn có sự bay hơi rất nhanh của cồn so với nước đã tránh việc ảnh hưởng của độ ẩm đến tờ in. Còn hơn thế nữa màng làm ẩm của dung dịch cồn rất mỏng nên không gây sự nhũ tương hoá mực in (dung dịch nước gây ra điều này) nên cho sản phẩm in chất lượng cao. Loại cồn thường dùng là Izopropilic. 6. Chuẩn bị giấy: Trước khi in ta phải nhận giấy để in do đó khi nhận giấy về máy ta phải kiểm tra xem giấy có đúng kích thước, chủng loại, số lượng trong phiếu sản xuất không. Sau đó chúng ta phải khí hậu hoá giấy, cuối cùng làm tơi giấy và xếp lên bàn máy có chiều cao quy định. 7. Điều chỉnh máy: Mỗi một máy in đều có cấu tạo khác nhau nhưng đại đa số đều theo nguyên lý sau: Khuôn in Cao su in Vật liệu in Sản phẩm Mực Dung dịch làm ẩm Do vậy muốn máy hoạt động tốt trong quá trình in thì chúng ta phải điều chỉnh các bộ phận sau. a. Điều chỉnh cơ cấu vận chuyển giấy. Bàn xếp giấy gồm có một bàn với thế hệ máy cũ và hai hay ba bàn đối với loại máy sau này. Bàn được đặt trên giá đỡ gắn liền với dàn xích hai bên, lên và xuống phụ thuộc vào cần kéo qua mô tơ điện. Hai cạnh trái và phải có hai thanh chặn ngang và bốn thanh chặn dọc. Chuẩn bị đưa giấy vào in ta phải xác định tâm của bàn giấy bằng cách gấp đôi tờ giấy in theo chiều ngang thanh chặn, chiều dọc ở giữa có đường kẻ hoặc dấu để ta đặt tờ giấy vào cho đúng giữa sau đó khoá thanh chặn hai bên vào. Giấy in phải để cân giữa bàn không được lệch sang trái sang phải, sau khi lấy chuẩn giữa ta làm tơi giấy và đưa giấy vào bàn in. Sau đó nâng bàn giấy lên để điều chỉnh bộ phận đưa giấy vào. Nâng lên vừa phải để xác định thanh chặn giấy bên ngoài, trên bàn giấy có bộ phận đầu bò, sau khi điều chỉnh bàn giấy lên đúng với thước đầu dò (chân vịt) ta tiến hành cân chỉnh chân vịt khống chế bàn giấy cao thấp. + Điều chỉnh vòi hơi thổi tách 3-5 tờ giấy + Điều chỉnh chổi lông(có hai loại) chéo hoặc phẳng tác dụng như nhau có nhiệm vụ chặn các tờ giấy khi bị vòi hút hai tờ cùng một lúc(hút đúp) đưa đầu trên cùng của chổi lông sâu vào trên bề mặt của chồng giấy, sát vào mặt giấy b. Điều chỉnh cơ cấu mực, nước Do mực được lấy ra từ máng mực sau đó truyền qua hệ thống lô lên khuôn in lại truyền qua tấm cao su sau đó mới được truyền lên giấy vì vậy chúng ta phải điều chỉnh lượng mực. Lượng mực nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự điều chỉnh giữa khe hở của máng mực vào lô máng đồng thời cũng tuỳ thuộc vào từng tài liệu có phần tử in nhiều hay ít, nền,nét t’ram chiếm bao nhiêu diện tích trên bề mặt khuôn. Nhưng trước khi chà mực lên khuôn in, bản in được chà một lớp nước mỏng để bảo vệ những phần tử không in, không bị nhiễm bẩn (không nhận mực) trong quá trình in. Sự điều chỉnh lô ẩm để thay đổi tính chất truyền ẩm trên bản in cần phải thực hiện nhanh chóng để giảm thiếu sự dao động của mực in cũng như các vấn đề kỹ thuật khác Vì vậy việc điều chỉnh mực nước để giữ được sự cân bằng trong suốt quá trình in có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm in sau này c. Điều chỉnh cơ cấu ép in Điều chỉnh cơ cấu ép in là tạo áp lực cần thiết giữa các ống trong quá trình ép in để truyền mực từ khuôn in sang bề mặt vật liệu in 8.In sản lượng Trước khi cho máy chạy in sản lượng phải in thử lấy tay kê, gấp kiểm tra thứ tự số trang, phần tử in đầu và cuối các trang in, kiểm tra sự đủ đồng đều của mực trên tờ in, kích thước khuôn khổ in Kiểm tra sự trùng khít của bát chữ, số trang, khung biển hay sự trùng khít của các màu(đối với tài liệu nhiều màu) kiểm tra và loại bỏ các phần tử không in, phần tử in phụ Thứ tự chồng màu như sau: + In 4 màu ướt chồng ướt(máy nhiều màu) : có 2 kiểu chồng màu khác nhau đen- xanh - đỏ - vàng và xanh-đỏ-vàng-đen. +In 2 màu ướt chồng ướt,và ướt chồng khô: xanh- đỏ ị vàng - đen + In 1 màu ướt chồng khô : xanhị đỏ ị vàng ị đen Sau khi đã hoàn thành các công việc chuẩn bị, in thử, ký duyệt in thử ta mới tiến hành in sản lượng. Trong quá trình in sản lượng ta thường xuyên chú ý kiểm tra tờ in sản lượng với tờ in ký duyệt 9.Kết thúc Quy trình công nghệ chung của khâu gia công và hoàn thiện ấn phẩm Đếm tờ in Dỗ tờ in Gấp tờ in Kiểm tra chất lượng Vào bìa (sách không khâu) Khâu (khâu chỉ hoặc khâu thép) Bắt soạn theo thứ tự tay sách Xén 3 mặt Pha cắt Đóng gói Vào bìa I. Dỗ tờ in Trước khi pha cắt, tờ in phải được dỗ bằng phẳng và chồng khít lên nhau ở hai vạch tay kê. Nếu không dỗ giấy mà pha cắt ngay sẽ dẫn đến những tờ xén ra bị lệch, ngắn dài khác nhau không thể sửa chữa được. Như vậy dỗ tờ in là để làm bằng theo chiều tay kê in và nhíp bắt làm bằng hai cạnh chuẩn (ngang-dọc) của tờ in. II. Pha cắt Pha cắt tờ in là khâu chuẩn bị cho tờ in gia công ở những công đoạn tiếp theo trong phân xưởng sách. Cách tính toán để thực hiện số nhát cắt trong tờ in phụ thuộc vào kích thước của tờ in là nguyên tắc dàn khuôn (tờ in trở nó, trở khác, tay sách gấp 2,3,4 vạch). Ngoài ra còn có các loại văn hoá phẩm khác tem, nhãn, hàng hoá, pha cắt tờ in là một công việc rất quan trọng nếu bị sai hỏng là những sản phẩm đó không sửa lại được, hoặc nếu có sửa lại được cũng không đảm bảo kỹ thuật. Muốn đảm bảo chất lượng còn phải nắm vững máy móc, bảo quản chu đáo và biết được những điểm đặc biệt quy luật cắt dán thành phẩm khác nhau. Pha cắt tờ in được tiến hành trên máy dao một mặt. III. Gấp tờ in Là quá trình đem tờ in đã pha cắt gấp thành tay sách theo đúng thứ tự số trang gọi là gấp ấn phẩm. Gấp ấn phẩm là một khâu quan trọng trong phân xưởng gia công ấn phẩm. Nếu gấp không đúng có thể làm hỏng cả cuốn sách hoặc làm ảnh hưởng tới chất lượng ấn phẩm. ấn phẩm được gấp từ tờ in đã pha cắt theo thứ tự từ số trang nhỏ nhất đến số trang lớn nhất. Số vạch gấp một tay sách có nhiều loại nhưng chủ yếu là 4 loại: Gấp một vạch cho tay sách 4 trang Gấp hai vạch cho tay sách 8 trang Gấp ba vạch cho tay sách 16 trang Gấp bốn vạch cho tay sách 32 trang Tờ gấp có thể gấp bằng máy hoặc bằng tay, hiện nay có ba phương pháp gấp đó là: Gấp vuông góc Gấp song song Gấp hỗn hợp 1. Phương pháp gấp vuông góc Phương pháp này đường gấp sau với đường gấp trước cắt nhau vuông góc gấp vuông góc thì vạch gấp ở đầu kín, tạo điều kiện thuận lợi cho những khâu gia công tiếp theo như dán tờ lẻ tranh ảnh minh hoạ vào tay ấn phẩm, bắt ấn phẩm và khâu ấn phẩm. Do đó phương pháp này được áp dụng rộng rãi nhất để gấp sách báo và tập san. 2. Phương pháp gấp song song Phương pháp này sau khi gấp sẽ có hai hay nhiều đường gấp nằm song song với nhau. Trong cách gấp song song còn chia ra làm hai loại: + Gấp rích rắc còn gọi là gấp chữ chi nghĩa là hai hay nhiều vạch gấp nằm ngược nhau. + Gấp song song thuận chiều là hai hay nhiều đường gấp cùng gấp theo một chiều hoặc gấp song song cuộn Phương pháp gấp song song thường dùng cho các loại máy khổ nhỏ như in đúp hai hoặc ba cuốn, gấp tranh ảnh và cũng dùng để gấp các tay ấn phẩm lẻ cách gấp này đầu và tay ấn phẩm để hở. 3. Phương pháp gấp hỗn hợp Gấp hỗn hợp nghĩa là trong một tay ấn phẩm vừa gấp vuông góc vừa gấp song song, phương pháp này dùng gấp biểu đồ, bản đồ dán trong tay ấn phẩm và cũng dùng dể gấp ấn phẩm. IV. Bắt và soạn ấn phẩm : Bắt tay sách là tập hợp những tay ấn phẩm thành ruột ấn phẩm có số thứ tự số tay và trang từ đầu tới cuối cùng. Nội dung của ấn phẩm phải như bài mẫu .Thành phần một ấn phẩm gồm có các tay ấn phẩm lẻ, các phụ bản có gấp cần được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Tay ấn phẩm bắt để tạo thành ruột ấn phẩm theo kiểu lồng và kiểu chồng theo thứ tự. * Các phương pháp bắt soạn tay sách +Phương pháp thủ công +Phương pháp cơ giới hoá bằng máy 1. Phương pháp thủ công a.Bắt lồng Bắt cho khâu lồng tay sách 1 có 16 trang. Là bắt tay nọ lồng vào giữa tay sách kia gọi là khâu lồng. Bắt lồng là bắt cùng bìa. Tay sách 1 có 16 trang( 8 trang) thì trang số 1 của tay sách gọi là tay sách 1 Tay sách 2 có 16 trang(8trang) thì trang số 9(5) gọi là tay sách 2 Tay sách 3 có 16 trang(8 trang) thì trang số 17(9 )gọi là tay sách 3. b.Bắt chồng Bắt cho khâu kẹp, khâu chỉ, dán bằng keo hồ gọi là sách không khâu Tay sách 1 có 16 trang(8 trang) thì số trang 1 là tay sách 1 Tay sách 2 có 16 trang(8 trang) thì số trang 17(9) là tay sách 2 Tay sách 3 có 16 trang(8 trang) thì số trang 33(17) là tay sách 3 Hai cách này đều có thể bắt được bằng máy Cần phải tổ chức nơi làm việc hợp lý đúng công nghệ, gáy vạch gấp nằm về phía tay trái, độ cao của chồng tay sách không cao quá 12- 15cm các tay sách được bắt theo thứ tự từ phải qua trái. Bắt đầu từ tay trong và cuối cùng là tay ngoài. Nhưng bắt soạn tay sách bằng phương pháp thủ công năng suất rất thấp. Chú ý: + Bắt bằng tay khi số lượng tài liệu quá ít + Khi bắt lồng thì những tay sách phải xếp thành hình vòng cung theo trình tự sao cho bắt tay sách liên tục không có lượt đi thừa + Trường hợp có nhiều tay sách không bố trí hết trên bàn thì phải bắt làm nhiều lần sau đó chập lại. + Sau khi bắt tay sách thành quyển bó ép lại, có gỗ cứng lót ở hai đầu 2. Phương pháp bắt bằng máy Hiện nay bắt tay sách người ta tiến hành bằng máy vì năng suất cao, công nghệ bắt sách bằng máy bao gồm: + Điều chỉnh lại kích thước của ngăn sách chứa tay sách tuỳ theo kích thước tài liệu chuẩn bị bắt soạn + Ngăn đầu tiên đặt số tay sách nhỏ nhất + Nếu số tay sách ít hơn số ngăn thì có thể bắt một lúc + Nếu số tay sách quá nhiều thì phải bắt làm nhiều lượt + Bộ phận chuyển tay sách phải điều chỉnh theo độ dày của tay sách + Ngăn không chứa tay sách thì phải khoá khi làm việc +Trước khi đặt tay sách vào ngăn chứa sách phải kiểm tra dấu gáy của tay sách trên cùng một tập ,cần kiểm tra số lượng và kí hiệu tay sách + Ruột sách được bắt trên bàn ấn phẩm cần kiểm tra thường xuyên theo dấu gáy . + Khi bắt các tay sách thành quyển phải bó lại thành bó hai đầu ép hai tấm gỗ cứng . V. Sách không khâu Đó là những tờ, tay sách của ruột sách sau khi bắt được liên kết chặt chẽ với nhau thành quyển sách bằng keo hồ gọi là đóng sách không khâu. Đóng sách không khâu được áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp in. Đối với một số ấn phẩm phương pháp này rất nhanh và kinh tế, các tay sách vào liên kết không khâu phải để rộng gáy ,độ rộng gáy phụ thuộc vào độ dày của tay sách: thí dụ 16 trang để gáy rộng hơn 2,5-3mm... Tờ phụ bản, tờ gác phải được dán trước. Trước khi keo hồ phải bào xơ gáy để tăng bề mặt tiếp xúc keo,giấy in sách đóng keo phải xốp, dễ thấm hút đối với sách đóng bằng keo mà là ruột sách bìa cứng phải dải vải màn hoặc dải giấy trên bề mặt gáy sau khi đã bôi keo. Keo sử dụng trong đóng sách không khâu phải dẻo,chắc,có độ đàn hồi, chịu lực xé. Đóng sách không khâu có thể thực hiện với độ dày 3-60mm(từ 48-800 trang ) và có thể đóng được sách bìa mềm ruột sách bìa cứng. Qúa trình sản xuất một cuốn sách không khâu bao gồm: Bắt soạn các tay sách thành từng cuốn, dỗ bằng gáy sau đó là mài và bào gáy chuẩn bị bôi keo hồ, bôi keo hồ lên gáy đã bào bằng hai ô có keo, ép bìa vào ruột sau đó tạo đường rãnh hai bên bìa và chuyển đến bàn thành phẩm. Đây là phương pháp đang được áp dụng nhiều nhất. Ngoài ra sách không khâu còn một số yêu cầu như: Bấm từng gáy tay sách (để cho các tờ của từng tay sách liên kết với nhau) cho keo vào rãnh vừa bấm và sau đó bôi keo toàn bộ gáy sách .Số rãnh của một khổ sách từ 3-7 rãnh, rãnh sâu vào gáy 2-4mm. Rãnh dài vào gáy 1-2mm Bào gáy: bào toàn bộ gáy sách sâu từ 1-2mm sau đó đánh sơ gáy 0,5-1mm VI. sách có Khâu Gồm có hai loại khâu thép và khâu chỉ: 1. Khâu thép: Khâu thép được sử dụng để liên kết các trang sách, tạp chí vở và các loại vỏ hộp. So với khâu chỉ độ bền kém hơn ,thời gian sử dụng ngắn nhưng giá thành rẻ lại dễ gia công nên được phổ biến rộng rãi. Hiện nay ngành in thường áp dụng hai phương pháp khâu thép đó là: khâu kẹp và khâu lồng. a.Khâu kẹp: Là bắt tay nọ lên tay kia với độ dày gáy dưới là từ 5-10mm,sách ra nhanh, số trang khâu lớn từ 120 trở lên nhưng sách chóng hỏng hay bị bong trang đầu và cuối do gỉ thép hoặc làm hoen ố bìa và bị bong, thời gian sử dụng ngắn, khó dở sách khi đọc. b. Khâu lồng Đây là phương pháp khâu trực tiếp vào gáy, độ dày gáy dưới 5mm, độ dày sách mỏng khoảng 96 trang thời gian sử dụng ngắn ngày ,công đoạn ít, sách ra nhanh giá thành hạ nhưng sách hay bị bong hỏng tờ bìa và tờ giữa. Tay sách bắt thành quyển phải thoả mãn yêu cầu kỹ thuật đã quy định. c. Dây khâu thép : Dây khâu thép dùng để khâu sách cần phải đạt những tiêu chuẩn sau: Kiểu khâu Đường kính dây (mm) Khâu kẹp dưới 120 trang 0,6-0,7mm Khâu kẹp từ 120-160 trang 0,7-0,8mm Khâu lồng dưới 48 trang 0,5-0,6mm Khâu lồng từ 48-80 trang 0,6-0,7mm 2. Khâu chỉ Những tay sách của ruột sau khi bắt được liên kết lại với nhau bằng chỉ gọi là khâu chỉ. Trong ngành in khâu chỉ áp dụng để khâu ruột sách dày ngoài ra cũng áp dụng để khâu một số sách mỏng,tạp chí dày... Khâu chỉ có những ưu điểm mà khâu thép không có đó là: chỉ có tính đàn hồi mềm sợi dai nên có thể làm tròn gáy ruột sách khi đóng sách bìa cứng (bìa cát tông ). Khâu chỉ từng tay sách một làm cho các tay sách liên kết với nhau (sau khi xén ba mặt) nếu trang nào hỏng, rách, đứt chỉ có thể sửa chữa được dễ dàng. Khâu chỉ có nhiều đoạn chỉ chạy thẳng hay chạy rích rắc giữa những tay sách nên cuốn sách được bền chắc, thời gian sử dụng sách lâu và dễ dở khi đọc sách. Có hai cách khâu chỉ: a. Khâu tay: Phụ thuộc vào độ dày gáy sách hay sách có số lượng trang nhiều hay ít mà khâu 2,3,4 mũi khâu, khi khâu chỉ bằng tay chất lượng khâu không thật chắc và không đồng đều. b. Khâu máy: Hiện nay nhiều nhà máy in đang dùng máy khâu chỉ nửa tự động hoặc tự động của ý, Nhật ,Đức, Trung quốc, những máy này thường có các bộ phận chính tương tự nhau. Có bộ phận khâu bằng vải màu công nghiệp khâu trực tiếp lên gáy sách có máng hồ trên máy dùng để dán tay đầu hoặc tay cuối để cuốn sách không xộc xệch các mối chỉ đầu không bị tuột. Ngoài ra khâu bằng tay và khâu bằng máy đều có hai kiểu khâu giống nhau đó là kiểu khâu đơn giản và phức tạp. + Khâu đơn giản (kiểu khâu simple) là kiểu khâu từ 2-3 mũi đường chỉ nằm giữa các tay sách chạy thẳng hàng và thắt nút ở mỗi đầu mũi khâu. Khoảng cách từ mũi khâu thứ nhất đến đầu sách và mũi khâu cuối cùng đến chân sách bằng 1/4 chiều dài gáy sách, kiểu này thường áp dụng cho bìa mềm hoặc bìa dày + Khâu phức tạp: là kiểu khâu từ 4 mũi trở lên có băng vải khâu áp sát vào gáy sách cách khâu này khâu cho ruột sách đóng bìa cát tông, khâu ruột sách bìa cứng bắt buộc phải có vải màn, khâu ruột sách bìa mềm không có vải màn. Khâu ruột sách có vải màn bắt buộc phải khâu phức tạp, số mũi khâu ruột trên gáy ruột sách theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Khổ ấn phẩm Số lượng mũi khâu Khâu đơn Khâu kép 9x13cm 2 2 13x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100288.doc
Tài liệu liên quan