Báo cáo thực tập tại Nhà xuất bản Y học

MỤC LỤC

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC .2

1. Chặng đường 20 năm Nhà xuất bản Y học (1957 – 1976) .2

2. Chặng đường 11 năm Nhà xuất bản Y học sau ngày đất nước thống nhất (1977 – 1987) .3

3. Chặng đường 17 năm Nhà xuất bản Y học thời kỳ đổi mới (1988 – nay) . .4

II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 6

1. Loại hình sản xuất kinh doanh và hình thức pháp lý .7

2. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động .9

3. Cơ cấu tổ chức .10

4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà xuất bản .13

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ XUẤT BẢN .14

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Nhà xuất bản Y học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC…………………………………………………………………………...2 1. Chặng đường 20 năm Nhà xuất bản Y học (1957 – 1976)………………..2 2. Chặng đường 11 năm Nhà xuất bản Y học sau ngày đất nước thống nhất (1977 – 1987)………………………………………………………………..3 3. Chặng đường 17 năm Nhà xuất bản Y học thời kỳ đổi mới (1988 – nay)…………………………………………………………………….…….4 II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH…………………………………………6 1. Loại hình sản xuất kinh doanh và hình thức pháp lý……………………..7 2. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động………………………………………..9 3. Cơ cấu tổ chức……………………………………………………….......10 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà xuất bản……………………………….13 III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ XUẤT BẢN……………….14 I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC Ngày 16 tháng 10 năm 2007 Nhà xuất bản Y học kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Trải qua chặng đường gần nửa thế kỷ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhà xuất bản đã lập được nhiều thành tích góp phần phát triển ngành Y tế. Quá trình hoạt động 50 năm của Nhà xuất bản Y học có thể chia thành 3 chặng đường lớn: Chặng đường 20 năm đầu Nhà xuất bản Y học (1957 – 1976) Chặng đường 11 năm Nhà xuất bản Y học sau ngày đất nước thống nhất (1977 – 1987) Chặng đường 19 năm Nhà xuất bản Y học thời kỳ đổi mới (1988 – nay) 1. Chặng đường 20 năm Nhà xuất bản Y học (1957 – 1976) Những năm đầu thành lập (1957 – 1960): Đó là những năm hoà bình ở miền Bắc. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Căn cứ Nghị định số 60 NL-NĐ ngày 08 tháng 12 năm 1956 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Nhà xuất bản Y học và chiểu theo Quyết định của Bộ Văn hoá về việc trao trả quản lý xuất bản cho Nhà xuất bản tự đảm nhiệm, ngày 16 tháng 10 năm 1957, Nhà xuất bản Y học đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 4 NL/NH/QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế. Từ năm 1961. Sau khi Đại hội Đảng lần thứ III thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) cả miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng đất nước. Các trường trung học chuyên nghiệp, Đại học và các Viện nghiên cứu lần lượt ra đời. Nhà xuất bản Y học ngoài việc phục vụ đối tượng là các bệnh viện, còn xuất bản sách phục vụ cả các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Những năm chiến tranh sơ tán: Do đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không lực kết hợp với phong toả vùng biển, đầu tháng 8 năm 1965, Nhà xuất bản chuyển tới vùng quê sơ tán đầu tiên là: Thôn Cựu Tự, xã Đông Du, huyện Quế võ, tỉnh Hà Bắc. Tháng 08 năm 1969 Nhà xuất bản sơ tán tới xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, rồi sơ tán tới thôn Cao Viên, xã Cao Bộ, huyện Thanh Oai. Tháng 05 năm 1972 chuyển đến thôn Xá Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà – Hà Tây. Tới năm 1973, miền Băc hoà bình Nhà xuất bản Y học trở về Hà Nội. 2. Chặng đường 11 năm Nhà xuất bản Y học sau ngày đất nước thống nhất (1977 – 1987). Trong chặng đường đầu, 20 năm Nhà xuất bản Y học chủ yếu là xuất bản sách phục vụ miền Bắc XHCN. Sau ngày đất nước thống nhất, nhiệm vụ của Nhà xuất bản là phải vươn ra phục vụ cả nước. Ngày 01/04/1977 Bộ Y tế đã ra Quyết định số 100NN-TCCB/QĐ thành lập Phòng Giao dịch của Nhà xuất bản Y học tại thành phố Hồ Chí Minh. Phòng giao dịch đặt trụ sở tại 42 Trần Cao Vân Quận 1 TP HCM. Năm 1981 Bộ, Y tế ra Quyết định thành lập Chi nhánh Nhà xuất bản Y học tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc thành lập Phòng Giao dịch chi nhánh tại miền Nam là các sự kiện quan trọng mở ra một thời kỳ phát triển mới của Nhà xuất bản: Thời kỳ xuất bản sách cho cả nước, với tính chất, phạm vi và đối tượng phục vụ rộng lớn hơn. 3. Chặng đường 19 năm Nhà xuất bản Y học thời kỳ đổi mới (1988 – nay). Bốn năm thử thách (1988-1991). Trước năm 1988, trong suốt thời kỳ bao cấp, Nhà xuất bản chỉ phải lo đầu vào ( tổ chức biên soạn và xuất bản theo nhiệm vụ chính trị), còn đầu ra đã có hệ thống phát hành sách lo bao tiên toàn bộ để cung cấp cho các thư viện và tủ sách HTXNN, sử dụng quỹ công ích để trang bị sách. Sách được bán theo giá quy định. Hàng năm lỗ bao nhiêu được Nhà nước cấp bù bấy nhiêu. Từ năm 1988, Nhà nước thực hiện xoá bao cấp đối với lĩnh vực xuất bản sách: ngừng cấp lỗ, sản phẩm không được bao tiêu. Hai sự kiện trên đã thực sự đặt Nhà xuất bản vào một bước ngoặt mới: chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Từ đây Nhà xuất bản phải tự lo cả đầu vào và đầu ra, tự cân đối thu chi, tự trang trải tài chính cho toàn bộ hoạt động của mình. Nhà xuất bản bước vào giai đoạn đầy cam go; đầu sách giảm mạnh từ 87 cuốn năm 1987 xuống còn 60 cuốn (mức bình quân của 4 năm 1988-1991). Hơn 100 bản thảo của năm trước chuyển sang phải thanh lý (trả 50% nhuận bút cho tác giả và huỷ bản thảo) vì không tìm được đầu ra và không đủ kinh phí để tự bù lỗ. Đời sống cán bộ gặp khó khăn. Trước tình hình đó Nhà xuất bản đã tìm nhiều hướng để giải quyết khó khăn như: thành lập xưởng in, mở các dịch vụ khác như bán hàng, sắp xếp lại tổ chức, giảm bớt biên chế. Đồng thời nghiên cứu cải tiến quản lý, thực hiện giao khoán công việc đến các đơn vị và từng người lao động. Bằng các biện pháp đó Nhà xuất bản đã vượt qua được thử thách tiếp tục bám trụ và đứng vững trong cơ chế mới. Mười lăm năm liên tục phát triển (1992-2007) Sau 4 năm bị “thả nổi” trong cơ chế mới, hoạt động xuất bản nói chung đã bộc lộ nhiều tiêu cực; xa rời tôn chỉ mục đích, chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần. Trước tình hình đó Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã triệu tập và đồng chủ trì Hội nghị xuất bản toàn quốc (tháng 1 năm 1992) để đánh giá mặt được và chưa được của nghành xuất bản trong quá trình đổi mới. Sau hội nghị Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 08-CT/TƯ về tăng cường lãnh đạo công tác xuất bản trong thời kỳ mới (tháng 3/1992). Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 25-CP/QĐ về chính sách hỗ trợ đối với hoạt động xuất bản (tháng 1/1993). Liên bộ Tài chính – Văn hoá Thông tin ra Thông tư 11-TT/LB về chính sách trợ giá và đặt hàng đối với xuất bản phẩm tháng 2/1993. Bộ luật xuất bản được Quốc hội thông qua tháng 07/1993 và sau đó được cụ thể hoá bằng Nghị định Chính phủ số 79/CP tháng 11/1993 và Thông tư của Bộ Văn hoá – Thông tin số 38/TT-XB hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/CP. Tháng 03/1993, Nhà xuất bản Y học nhận được quyết định thành lập Doanh Nghiệp nhà nước. Năm 1994, Bộ lại ra Quyết định xếp hạng cho Nhà xuất bản là Doanh nghiệp hạng 1. Bên cạnh các thuận lợi trên, trong thời kỳ này công tác xuất bản cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên Nhà xuất bản đã không ngừng cố gắng vươn lên và đạt mức tăng trưởng cao. Năm 1992, số đầu sách xuất bản đạt mức của năm 1987 (năm cao nhất của thời kỳ bao cấp) là 87 cuốn. Năm 1993 số đầu sách xuất bản đạt 149 cuốn Năm 1994 đạt 200 cuốn Năm 1995 đạt 250 cuốn và giữ vững con số này trong suốt 4 năm (1995-1998) Năm 1999 số đấu sách xuất bản đạt 350 cuốn và duy trì cho tới năm 2001. Năm 2003 số đầu sách xuất bản đạt 346 cuốn. Năm 2004 số đầu sách xuất bản đạt 474 cuốn. Cao nhất từ trước tới nay. II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Loại hình sản xuất kinh doanh và hình thức pháp lý Nhà xuất bản sẽ được cấp vốn hoạt động riêng theo hình thức xí nghiệp, có kế toán, kinh doanh độc lập. Phát hành sách báo không chủ trương tính lãi, nếu lỗ được Chính phủ trợ cấp về chênh lệch giữa xuất bản và tiêu thụ. Công việc thu chi của Nhà xuất bản do kinh phí xuất bản đài thọ, trừ lương bổng phụ cấp cho cán bộ công nhân viên thuộc khối hành chính. Quyết định số 112 TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Chi nhánh Nhà xuất bản Y học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Nhà xuất bản được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước theo chế độ quy định và hiện hành. Chi nhánh Nhà xuất bản Y học có nhiệm vụ chủ yếu sau: Tổ chức nghiên cứu phát hiện các đề tài sách về y học và tổ chức biên soạn các loại sách, văn hoá phẩm phục vụ cho các tỉnh phía nam theo kế hoạch của Nhà xuất bản Y học giao. Tổ chức in và phát hành các loại sách và văn hoá phẩm cho ngành theo sự phân công của bộ văn hoá và thông tin, của Nhà xuất bản Y học để phục vụ cho các cơ sở và các tỉnh phía nam. Tổ chức tuyên truyền bạn đọc của các tỉnh phía nam theo sự phân công của Nhà xuất bản Y học. Làm cơ sở phục vụ cho cán bộ công nhân viên của Nhà xuất bản Y học vào công tác tại Thành Phố HCM và các tỉnh phía nam. Quyết định số 121 TCCP/QĐ ngày 21/05/1984 về việc quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Nhà xuất bản Y học: Nhà xuất bản Y học là cơ quan nghiên cứu, tổ chức và quản lý công tác xuất bản của ngành Y tế có vị trí tương đương Cục, Vụ, Viện, do bộ Y tế quản lý. Nhà xuất bản Y học hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, có tài khoản và con dấu riêng. Nhà xuất bản Y học có các chức năng: Nghiên cứu và cụ thể hoá chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật của Đảng và Nhà nước bằng hệ thống các chương trình kế hoạch xuất bản, nhằm tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nước và ngoài nước. Tổ chức kế hoạch biên soạn và xuất bản nhằm trang bị có hệ thống và kịp thời các kiến thức khoa học cần thiết cho cán bộ trong ngành, góp phần vào việc không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về y tế cho nhân dân. Quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất của ngành theo các chế độ hiện hành. Nhà xuất bản Y học có các nhiệm vụ: Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài ngành để tổ chức điều tra tổng hợp nghiên cứu và xây dựng kế hoạch. Tổ chức biên soạn và xuất bản phục vụ các yêu cầu phát triển ngắn hạn và dài hạn của ngành. Giúp Bộ trưởng quản lý công tác xuất bản và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện xuất bản theo đúng quy định của Nhà nước. Giúp Bộ trưởng xây dựng và thực hiện công tác hợp tác quốc tế về xuất bản nhằm trao đổi khoa học kĩ thuật và quản lý kinh tế với các nước theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng và quy định của Nhà nước. Nghiên cứu và tổng kết nghiệp vụ xuất bản góp phần vào việc phát triển công tác xuất bản. Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ theo chức danh và tiêu chuẩn của ngành xuất bản. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác. Quản lý và sử dụng có hiệu quả, lao động, vật tư, tiền vốn được giao theo đúng các thể chế Nhà nước. Quyết định số 128 NN-TCCB/QĐ về việc giao nhiệm vụ cho Nhà xuất bản Y học tổ chức in ấn các tài liệu phục vụ công tác quản lý của nghành Y tế. Giao thêm nhiệm vụ cho Nhà xuất bản Y học tổ chức việc quản lý vật tư và in ấn các tài liệu, biểu mẫu phục vụ cho các yêu cầu công tác, các tài liệu và các ấn phẩm khác phục vụ công tác quản lý của ngành. Nhà xuất bản Y học có trách nhiệm tập hợp các yêu cầu về tài liệu của cơ quan thuộc ngành Y tế và các cơ quan khác theo hợp đồng kí kết để dự trù vật tư, kinh phí và tổ chức thực hiện việc in ấn các tài liệu theo kế hoạch được bộ duyệt. 2. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động Nhà xuất bản Y học là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Nhiệm vụ chính trị của Nhà xuất bản là tổ chức biên soạn và xuất bản sách phục vụ ngành Y tế. Nhiệm vụ kinh tế của Nhà xuất bản là tổ chức hạch toán kinh tế tạo mọi nguồn thu để trang trải toàn bộ hoạt động của đơn vị. Nhà xuất bản Y học được Nhà nước xếp hạng là DNNN hạng nhất. 3. Cơ cấu tổ chức Theo Tờ trình số 03 XB/TC-CV của Nhà xuất bản Y học về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy Nhà xuất bản Y học gửi Bộ Y tế ngày 16/03/2001 đã được bộ trưởng Bộ Y tế đồng ý với phương án sắp xếp được nêu theo tờ trình số 03 XB/TC-CV đã nêu ở trên. Nhà xuất bản gồm các bộ phận sau: GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHÓ GIÁM ĐỐC – PHÓ TBT Ban Biên tập 1 Ban Biên tập 2 Ban Biên tập 3 Ban Biên tập 4 Ban Biên tập Mỹ thuật Phòng xuất bản Phat hành Phòng Chế bản điện tử Phòng Tài vụ Phòng Kế hoạch Tổng hợp Xưởng in Ban Văn Hóa phẩm Chi nhánh miền nam Sơ đồ tổ chức NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC (Sau khi sắp xếp lại theo mô hình mới) Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị trong khối xuất bản. Các ban biên tâp nội dung (ban biên tập 1, ban biên tập 2, ban biên tập 3, ban biên tập 4): Mỗi ban biên tập có Trưởng ban và một phó ban. Nhiệm vụ của Trưởng, Phó ban là quản lý cả về hành chính và chuyên môn (kể cả việc kiểm tra bản thảo trước khi nộp lên Ban Giám đốc). Chỉ tiêu kế hoạch hàng năm giao cho cả đơn vị, không giao xuống từng cá nhân như trước đây. Các Ban biên tập có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đề tài xuất bản hàng năm; xây dựng đội ngũ cộng tác viên biên soạn, dịch thuật, lựa chọn tác giả, dịch giả cho từng cuốn sách; Xây dựng đề cương chi tiết cho từng cuốn sách; thảo các hợp đồng kinh tế về biên soạn, xuất bản trình lãnh đạo ký; Theo dõi tiến độ biên soạn, đôn đốc tác giả để lấy được bản thảo từ tác giả; tiến hành biên tập, sửa chữa nội dung bản thảo; kiểm tra bản thảo trong quá trình chế bản điện tử và hoàn thiện bản mẫu đưa in; theo dõi in và phát hành mảng sách chuyên ngành ( biên tập viên tự phát hành) Trưởng, Phó ban chịu trách nhiệm quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ, điều phối bản thảo, điều hành toàn bộ hoạt động của Ban Ban biên tập Mỹ thuật chịu trách nhiệm chính về hình thức trình bày, minh hoạ sách, thiết kế tạo mẫu bìa, vẽ hình và làm makét ruột sách; tổ chức làm phim phân màu, tách bản, hoàn thiện mẫu bìa sẵn sàng đưa in; hoạt động của Ban biên tập Mỹ thuật là hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật, tuy nhiên mỗi một minh hoạ đều phải bám sát nội dung, thể hiện được chủ đề của từng cuốn sách Phòng Xuất bản- Phát hành có nhiệm vụ theo dõi và quản lý đề tài xuất bản sách của Nhà xuất bản; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất và phát hành sách của Nhà xuất bản ( trừ mảng sách do biên tập viên tìm được đầu ra và tự phát hành); Tổ chức công tác tuyên truyền, tiếp thị, giới thiệu sách, tập hợp yêu cầu của khách hàng và của bạn đọc; Hoạt động của phòng Xuất bản- Phát hành trong cơ chế thị trường có vai trò quyết định trong việc tìm đầu ra cho xuất bản phẩm, đồng thời cũng giúp cho lãnh đạo nắm và điều hành được toàn bộ hoạt động xuất bản sách trong Nhà xuất bản. 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà xuất bản Những ngày đầu hoạt động, Nhà xuất bản có một xưởng in được trang bị một máy tipô 4 trang và một máy in 2 trang Đài Loan theo kiểu sắp chữ bằng tay đã quá lạc hậu, một máy xén cũ một mặt. Tới nay Nhà xuất bản đã đầu tư thêm một máy ofset 4 trang in đen trắng. Được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Y tế, năm 2000 Nhà xuất bản được đầu tư mua mới một máy in ofset Heiderberg tờ rời 8 trang một màu nguyên giá 1.294.680.016đ. Một máy phơi bản Dolygraph nguyên giá 127.596.865đ. Một máy vào bìa dán gáy hồ nóng Horizon BQ-440 của Nhật Bản nguyên giá 209 triệu đồng. Ngoài ra xưởng in còn được Nhà xuất bản dùng vốn tự có trang bị thêm các thiết bị đồng bộ cần thiết như: Máy xén 3 mặt của Đức, máy nâng hàng, máy điều hòa nhiệt độ. Sửa chữa nâng cấp nhà xưởng in với tổng chi phí 42 triệu đồng. Về phương tiện thông tin: Năm 1990 Nhà xuất bản chỉ có 3 máy điện thoại cố định quay số, tới năm 2000 mỗi phòng ban đều được trang bị Điện thoai bàn bấm số, trang bị 2 máy Fax ở hai đầu Bắc Nam. Năm 2001 đã nối mạng Agrunet (Intranet) và Internet. Về ứng dụng tin học: Năm 1993 Nhà xuất bản chỉ có 4 máy vi tính do Bộ đầu tư đến nay đã có 11 máy tự mua, đủ trang bị đủ cho tất cả các phòng ban của Nhà xuất bản. Tính riêng trong 5 năm (1996 – 2001) Nhà xuất bản Y học đã thực hiện các dự án cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư chiều sâu thiết bị sản xuất phục vụ tốt trong các khâu thuộc dây truyền xuất bản sách với tổng vốn đầu tư 3.893 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách cấp là 680 triệu đồng. Vốn vay ưu đãi là 1.560 triệu đồng, vốn tự có 1.652 triệu đồng. Riêng vốn tự huy động để cải tạo nâng cấp nhà làm việc cho Chi nhánh, nhà làm việc khối Biên tập và Gara là 566 triệu đồng. Đầu tư máy khâu chỉ cho Xưởng in 125 triệu đồng. Máy vào bìa 210 triệu đồng, Đầu tư máy vi tính đồng bộ cho các phòng ban là 141 triệu đồng, đẩu tư ôtô mới 360 triệu đồng, máy điều hòa nhiệt độ 63 triệu đồng, điện thoại và Fax 30 triệu đồng, bàn ghế, tủ làm việc là 125 triệu đồng. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Bám sát các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các trương trình dự án lớn của ngành về phát triển Nông nghiệp để xây dựng những bộ sách mỏng, dễ hiểu, phổ cập Phối hợp với các Cục, Vụ, Viên, Trường để công bố được các công trình nghiên cứu, các tuyển tập, các giáo trình. Tổ chức hội nghị cộng tác viên, hội nghị khách hàng. Thành lập hội đồng tư vấn, nhằm định hướng cho đề tài xuất bản. Tổ chức các hội nghị chuyên đề, các hội thảo để trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ, bàn cách thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Khắc phục được tình trạng bản thảo đong và tính khả thi thấp Tăng cường quan hệ với Bộ, các Ban ngành trung ương… để đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho Nhà xuất bản ngày một tốt hơn. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên gắn bó với NXB Sửa đổi quy chế BT – XB – PH, quy chế hoạt động Xưởng in cho phù hợp với tình hình hiện tại và những năm tới phù hợp với Luật xuất bản sửa đổi bổ sung mới. Xây dựng khung giá thành sản phẩm XB – IN – Phát hành nội bộ. Ban hành các văn bản về cơ cấu tổ chức NXB Y học, quy định chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận. Tăng cường công tác quản lý xuất bản từ khâu đăng ký đề tài đến giao chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung có sự phân cấp quản lý phù hợp. Tăng cường kiểm tra các ấn phẩm ở các khâu bản thảo. Đưa in sách mẫu trước khi phát hành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiếp thị, nghiên cứu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ trên toàn quốc, trên nhiều kênh, kết hợp bán buôn, bán lẻ và phân phối đến cơ sở vùng sâu vùng xa. Các BTV đi thực tế, nắm bắt yêu cầu thực tiễn sản xuất để xây dựng các đề tài mới, sách trọng tâm, nâng cao số lượng bản và trang in. Tập trung công việc của NXB cho Mỹ thuật, Vi tính, Xưởng in trên cơ sở bảo đảm chất lượng, thời gian và giá thành hợp lý. Đồng thời các đơn vị SXKD chủ động tìm kiếm nguồn việc để duy trì SXKD Duy trì các hoạt động khác về thực hiện chế độ chính sách, nâng cao đời sống. Trật tự an ninh quốc phòng, PCCC Đẩy mạnh công tác đoàn thể: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công với các hoạt động thi đua phấn đấu đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao. Đẩy mạnh hợp tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, liên kết với các đối tác nước ngoài trong các lĩnh vực đào tạo cán bộ, dịch thuật các tài liệu ra tiếng Việt. Trong tương lai sẽ tìm phương hướng phù hợp với quá trình hội nhập, quan hệ hợp tác bình đẳng với các đối tác nước ngoài. Thực hiện nghiêm túc luật bản quyền và luật tác giả cũng như các luật về sở hữu trí tuệ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12669.doc
Tài liệu liên quan