Báo cáo Thực tập tại phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế của vụ Tài chính – Hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

Phần 1: Những vấn đề chung 3

1/Giới thiệu về bộ Tài chính 3

1.1/Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Bộ Tài Chính 3

1.1.1/Chức năng,vị trí 3

1.1.2/Nhiệm vụ và quyền hạn 3

1.2/Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính 6

1.2.1/Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước 6

2/ Giới thiệu về vụ tài chính hành chính sự nghiệp 7

2.1/Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của vụ 7

2.1.1/Chức năng 7

2.1.2/Nhiệm vụ,quyền hạn 7

2.2/ Cơ cấu tổ chức 10

3/Giới thiệu về phòng Bảo hiểm xã hội-Y tế 11

3.1/ Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn 11

3.1.1/ Chức năng 11

3.1.2/Nhiệm vụ,quyền hạn 11

3.2/ Cơ cấu tổ chức và biên chế 13

Phần 2: Những nhận xét đánh giá 14

1- Thực hiện chương trình năm 2007 14

1.1/ Về chính sách 14

1.2/ Công tác quản lý ngân sách 18

1.3/ Công tác giải quyết khiếu nại và thanh nợ dân 22

1.4/ Công tác khác 22

2/ Chương trình công tác năm 2008 23

2.1/ Chế độ chính sách 23

2.2/ Công tác quản lý 23

2.3/ Công tác khác 24

Kết Luận 25

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế của vụ Tài chính – Hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 18. Hợp tác quốc tế và họi nhập quốc tế trong các lĩnh vực quản lý của Bộ. 19. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 20. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. 21. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính - ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 23. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình của Chính phủ. 24. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 25. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. 1.2/Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính: 1.2.1/Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước: 1.Vụ ngân sách nhà nước; 2.Vụ 1(ngân sách đảng,an ninh,quốc phòng,đặc biệt…); 3.Vụ tài chính hành chính sự nghiệp; 4.Vụ chính sách thuế; 5.Vụ chính sách thị trường tài chính; 6.Vụ tài chính doanh nghiệp; 7.Vụ quản lí gía; 8.Vụ quản lí nợ và tài chính quốc tế; 9.Vụ chế độ kế toán và kiểm toán; 10.Vụ hợp tác quốc tế; 11.Vụ pháp chế; 12.Vụ tổ chức cán bộ; 13.Vụ tài vụ quản tri; 14.Vụ tuyên truyền và thi đua khen thưởng; 15.Thanh tra; 16.Văn phòng; 17.Cục đầu tư; 18.Cục quản lí công sản; 19.Cục giám sát thị trường tài chính; 20.Cục tin học và thống kê tài chính; 21.Tổng cục thuế; 22.Tổng cục hải quan; 23.Kho bạc nhà nước; 24.Dự trữ quốc gia; 25.Uỷ ban chứng khoán nhà nước; 26.Cơ quan đại diện bộ tài chính tại thành phố hồ chí minh; 1.2.2/Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: 1.Viện chiến lược và chính sách tài chính quốc gia; 2.Tạp chí tài chính; 3.Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính; 4.Học viện tài chính; 5.Trường cao đẳng tài chính kế toán; 6.Trường cao đẳng tài chính-quản trị kinh doanh; 7.Trường cao đẳng tài chính-hải quan; 8.Trường đại học bán công Marketing; 9.Thời báo tài chính Việt Nam; 10.Nhà xuất bàn Tài chính; 2/ Giới thiệu về vụ tài chính hành chính sự nghiệp: 2.1/Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của vụ: 2.1.1/Chức năng: Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đối với lĩnh vực hành chính, sự nghiệp trong phạm vi cả nước. 2.1.2/Nhiệm vụ,quyền hạn: Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có các nhiệm vụ: 1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước áp dụng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước. 2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách, định mức, tiêu chuẩn khung, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 3. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản về chính sách, cơ chế quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động của Quỹ Bảo hiểm xã hội, các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo sự phân công của Bộ. 4. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính định hướng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về tài chính lĩnh vực hành chính, sự nghiệp; tham gia với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch (dài hạn, 5 năm, hàng năm) và các đề án khác thuộc lĩnh vực hành chính, sự nghiệp. 5. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan khác có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo phân công của Bộ. 6. Chủ trì hoặc tham gia với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng các chính sách, cơ chế, chế độ khác liên quan đến tài chính hành chính, sự nghiệp theo phân công của Bộ. 7. Về quản lý ngân sách nhà nước: * Thẩm định, tổng hợp dự toán thu, chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương thuộc phạm vi quản lý theo sự phân công của Bộ. Thẩm định dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp ở trung ương thuộc phạm vi quản lý theo sự phân công của Bộ. * Thẩm tra việc phân bổ, giao dự toán thu, chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương thuộc phạm vi quản lý được giao; việc phân bổ, giao dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp ở trung ương thuộc phạm vi quản lý được giao. * Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội; việc thực hiện kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp ở trung ương thuộc phạm vi quản lý được giao. * Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung, điều chỉnh, ứng trước (trong trường hợp cần thiết) dự toán chi hành chính, sự nghiệp hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị – xã hội thuộc phạm vi quản lý của vụ. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung, điều chỉnh kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp ở trung ương theo qui định. * Thẩm định hoặc duyệt (riêng với đơn vị dự toán cấp I, đồng thời là cấp III) và thông báo kết quả thẩm định (hoặc duyệt) quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương thuộc phạm vi quản lý của vụ. Trong quá trình thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót, được quyền yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. 8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổng hợp, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế. 9. Thực hiện công tác phân tích dự báo, thống kê, tổng hợp tình hình, số liệu; phân tích đánh giá hiệu quả chi ngân sách thuộc lĩnh vực hành chính, sự nghiệp theo yêu cầu quản lý. 10. Phối hợp, tham gia xây dựng chính sách tài chính quốc gia, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính hành chính, sự nghiệp theo phân công của Bộ. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng. Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có trách nhiệm quản lý toàn diện công chức của vụ; tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của vụ. Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chế độ chuyên viên kết hợp tổ chức phòng; đối với những công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có trách nhiệm tổ chức công việc, phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Biên chế của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. 2.2/ Cơ cấu tổ chức: Vụ hành chính sự nghiệp có các phòng: -Phòng hành chính Đoàn thể và Hội( gọi tắt là phòng Hành chính và Đoàn thể). -Phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế. -Phòng Văn hóa,Đào tạo,Khoa học,Phát thanh - truyền hình, Thể dục thể thao( gọi tắt là Phòng Sự nghiệp Văn xã). -Phòng sự nghiệp kinh tế. 3/Giới thiệu về phòng Bảo hiểm xã hội-Y tế: 3.1/ Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn: 3.1.1/ Chức năng: Phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế là đơn vị thuộc bộ máy quản lí nhà nước của Vụ tài chính hành chính sự nghiệp,có chức năng quản lí nhà nước về tài chính đối với lĩnh vực lao động TBXH,BHYT,Ytế,Dân số gia đình & trẻ em,Dân tộc,Công đoàn và lĩnh vực khác theo sự phân công của vụ gồm:nợ dân,tổng hợp quyết toán năm. 3.1.2/Nhiệm vụ,quyền hạn: 3.1.2.1/Nhiệm vụ: 1.Trình vụ dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật,cơ chế chính sách,chế độ,tiêu chuẩn định mức chi ngân sách áp dụng đối với các đơn vị được phân công quản lí. 2.Trình vụ dự thảo các văn bản về chính sách,cơ chế quản lí nhà nước về tài chính đối với hoạt động của quỹ Bảo hiểm xã hội,các Qũy xã hội,Qũy từ thiện theo sự phân công của vụ. 3.Trình vụ định hướng chiến lược,kế hoạch quản lí nhà nước về tài chính lĩnh vực được phân công; trình vụ tham gia ý kiến với các đơn vị được phân công quản lí trong việc xây dựng chiến lược,quy hoạch phát triển,kế hoạch dài hạn,5 năm và hàng năm. 4.Hướng dẫn,kiểm tra việc thực hiện các quy phạm pháp luật,chính sách,chế độ,tiêu chuẩn,định mức chi của các đơn vị được phân công quản lí theo phân công của vụ. 5.Trình vụ tham gia ý kiến với các đơn vị trong vụ,trong bộ về xây dựng các chính sách,chế độ khác liên quan đến lĩnh vực được phân công. 6.Về quản lí ngân sách nhà nước: -Trình vụ thẩm định,tổng hợp dự toán thu,chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị được phân công quản lí. -Trình vụ thẩm tra việc phân bổ,giao dự toán thu, chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị được phân công quản lí. -Kiểm tra đánh giá việc thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị được phân công quản lí. -Trình vụ đề nghị bổ sung điều chỉnh,ứng trước ( trong trường hợp cần thiết )dự toán chi hành chính,sự nghiệp hàng năm của các đơn vị được phân công quản lí. -Trình vụ thẩm định, duyệt quyết toán đối với đơn vị dự toán cấp 1,thẩm định và duyệt quyết toán đối với đơn vị cấp 1 đồng thời là cấp 3;thông báo kết quả thẩm định quyết toán thu,chi ngân sách hàng năm đơn vị được phân công quản lí. Trong quá trình thẩm định quyết toán,nếu phát hiện sai sót, trình vụ yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng,đồng thời trình vụ kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lí vi phạm theo quy định của pháp luật. 7.Thực hiện công tác phân tích dự báo,thống kê tổng hợp tình hình, số liệu; phân tích đánh giá hiệu quả chi ngân sách thuộc lĩnh vực của phòng. 8.Tổng hợp đánh giá thực hiện quyết toán hàng năm theo phân công của vụ. 9.Thực hiện công tác khác theo phân công của vụ:tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thực tập sinh viên thực tập, sinh viên tập sự. 3.1.2.2/Quyền hạn: -Được chủ động bố trí phân công công tác đối với cán bộ trong phòng để đảm bảo nhiệm vụ được giao. -Được đề xuất việc khen thưởng ,kỉ luật, điều động, quy hoạch cán bộ thuộc phạm vi phòng quản lí. -Được các phòng trong vụ cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác chuyên môn của phòng và nhiệm được vụ, Bộ giao. 3.2/ Cơ cấu tổ chức và biên chế: -Phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế do trưởng phòng phụ trách quản lí, điều hành và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng vụ HCSN về tất cả các hoạt động của phòng.Giúp việc trưởng phòng có các phó phòng ,chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về lĩnh vực công tác do trưởng phòng phân công. -Biên chế của Phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế do Vụ trưởng vụ HCSN quyết định trong tổng số biên chế của vụ HCSN, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ được giao. Phần 2 Những nhận xét đánh giá 1- Thực hiện chương trình năm 2007: 1.1/ Về chính sách: 1.1.1/ Chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Tính đến ngày 20/12/2007, Phòng BHXH đã trình cấp có thẩm quyền ban hành 19 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó: - Thông tư của Bộ Tài chính ban hành : 06 văn bản - Thông tư Liên tịch với các Bộ : 11 văn bản - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ : 02 văn bản 1.1.2/ Ngoài việc trình Bộ ban hành và liên tịch cùng các Bộ ban hành các văn bản nêu trên, trong năm 2007 còn trình Bộ, Vụ tham gia với các đơn vị thuộc phạm vi, chức năng quản lý của phòng những văn bản pháp luật sau: * Tham gia công tác xây dựng Luật: - Luật Bảo hiểm Y tế. - Luật Người Cao tuổi - Luật Nhân đạo - Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản. * Tham gia xây dựng các Nghị định của Chính phủ: -Nghị định của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 95/CP của Chính phủ về chính sách thu một phần viện phí (Bộ Y tế chủ trì). - Nghị định của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 63/CP của Chính phủ về bảo hiểm y tế..(Bộ Y tế chủ trì). - Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (sẽ thực hiện từ năm 2008); Bảo hiểm thất nghiệp (thực hiện từ năm 2009) do Bộ Lao động-TBXH chủ trì. - Nghị định về điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; Nghị định điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng; - Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công cách mạng về công tác thăm viếng mộ liệt sỹ, nghĩa trang, đài tưởng niệm các liệt sỹ (Bộ LĐTBXH chủ trì)..... - Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bình đẳng giới (Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì). - Nghị định xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình (Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì). - Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế - Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm - Nghị định của Chính phủ về thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội. - Nghị định của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. * Tham gia xây dựng Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: - Dự thảo Quyết định của Chính phủ về Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo thay thế QĐ số 139/QĐ-TTg (Bộ Y tế chủ trì). - Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam (Bộ Y tế chủ trì). - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc phối hợp trong phòng, chống HIV/AIDS qua đường biên giới (Bộ Y tế chủ trì). - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định áp dụng các biện pháp cần thiết để đáp ứng yêu cầu thuốc kháng HIV trong trường hợp khẩn cấp (Bộ Y tế chủ trì). - Quyết định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý và điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm. - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình (Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì). - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (Bộ Y tế chủ trì). - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác giảm nghèo. * Tham gia các Đề án: - Đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh (Bộ Y tế chủ trì); - Đề án quy hoạch mạng lưới đào tạo nhân lực y tế (Bộ Y tế chủ trì) - Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2008-2020 (Bộ Lao động-TBXH chủ trì) - Đề án đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý tài chính ngành Y tế (Bộ Y tế chủ trì) - Đề án tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương cho ngành Y tế (Bộ Y tế chủ trì). - Đề án quốc gia về quy hoạch tổng thể hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế chủ trì). - Đề án thí điểm thanh toán trọn gói chi phí mổ tim hở đối với người bệnh có thẻ BHYT trên địa bàn TP HCM. - Chương trình phòng chống bệnh tật học đường. * Tham gia với các Bộ, ngành các dự thảo Thông tư, Thông tư liên tịch do Bộ ngành thuộc phòng quản lý chủ trì văn bản. Nhận xét: - Về số lượng văn bản được ban hành: Tính đến nay Phòng đã hoàn thành 100% văn bản đã đăng ký trong kế hoạch theo thông báo (12/12 văn bản) và hoàn thành ngoài kế hoạch 07 văn bản khác (không tính 03 văn bản đang trình Bộ và 01 văn bản Bộ đã ký lấy ý kiến các địa phương, bộ ngành liên quan- phụ lục đính kèm). - Hiệu quả của các văn bản đã ban hành: Giải quyết được những vấn đề bức xúc trong việc triển khai chính sách BHYT nói chung, đặc biệt là bảo hiểm y tế tự nguyện, phòng, chống dịch (dịch tả; H5.N1), chính sách đối với người có công cách mạng, khám chữa bệnh đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chính sách thu viện phí, quản lý tài chính BHXH Việt Nam, chính sách đối với đối tượng cứu trợ xã hội, các vấn đề về việc làm, về tệ nạn xã hội, học nghề cho đối tượng chính sách, dịch cúm A ở người H5.N1. - Đã tham mưu trình lãnh đạo Vụ, Bộ hướng giải quyết các vấn đề và đề xuất của các cơ quan, đơn vị tương đối hợp lý (đối tượng, mức trợ cấp, phụ cấp, nguồn đảm bảo...), phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước, đáp ứng phục vụ được việc tthực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của các ngành, lĩnh vực, phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản hướng dẫn thực hiện các Quyết định và Nghị định của Chính phủ ... ban hành về cơ bản kịp thời, một số văn bản chậm do những lý do, nguyên nhân khách quan. - Một số tồn tại cần khắc phục là: Một số văn bản trình Vụ, Bộ còn chậm so với thời gian yêu cầu (ở đây cũng có nguyên nhân khách quan các vụ liên quan tham gia chậm, lấy nhiều ý kiến của các địa phương, Bộ, ngành, chậm tham gia; cán bộ cùng một lúc quá nhiều văn bản phải tham gia, sản phẩm của các Bộ đưa lấy ý kiến nhiều văn bản chuẩn bị sơ sài, chưa hoàn thiện...) văn bản còn sai sót về thể thức, thủ tục, hình thức trình bày, tài liệu kèm theo... 1.2/ Công tác quản lý ngân sách: * Tình hình thực hiện dự toán năm 2007 ( Dự toán chi thường xuyên và CTMTQG từ NSNN ): STT Tên đơn vị Thông báo dự toán đầu năm Các khoản tăng trong năm Các khoản giảm trong năm Kinh phí được sử dụng trong năm 01 Bộ Y Tế 1.875.353 53.158 1.928.511 Chi thường xuyên 1.504.658 51.958 1.556.616 Chi CTMTQG 370.695 1.200 371.895 02 Bộ Lao động TBXH 11.556.015 Các đơn vị thuộc Bộ 304.675 20.766 0 325.441 KP uỷ quyền các ĐP 11.319.000 11.319.000 03 Bảo hiểm xã hội VN 13.900.000 5.440 19.340 04 Uỷ ban dân tộc 107.440 793 8.058 108.733 05 Uỷ ban DSGĐTE 109.012 606 109.618 06 Hội chữ thập đỏ 10.833 452 10.772 07 Tổng hội Y dược học 1.420 1.420 08 Hội đông y VN 1.500 1.500 09 Hội người cao tuổi VN 4.640 560 5.200 10 Hội châm cứu 430 430 11 Hội người mù VN 5.230 5.230 12 Tổng LĐ LĐ VN 63.370 3.983 67.353 13 Hội BT người tàn tật 2.730 2.730 14 Hiệp hội SXKDNTT 2.300 2.300 15 Hội cứu trợ TETT VN 50 500 550 Tổng cộng 27.640.323 12.334 8.058 2.263.688 Ghi chú: - Dự toán chi của Bộ Y tế: Chưa tính số thu phí, lệ phí được để lại chi tại các đơn vị theo chế độ ước: 2.603.420 triệu đồng; - Bộ Lao động-TBXH: Phần kinh phí ủy quyền: + Trợ cấp thường xuyên cho các địa phương: Tổng dự toán kinh phí được sử dụng năm 2007 là: 11.319.000 tr.đ và ước thực hiện là: 11.113.000 tr.đ (đạt tỷ lệ 98%); + Trợ cấp một lần: Dự toán: Trợ cấp một lần NCCCM theo (NĐ47; NĐ 59; NĐ 69) là: 95.000 tr.đ; Lão thành CM là: 400.000 tr.đồng; Thanh niên xung phong là: 1.000 tr.đồng; QĐ 290 là: 200.000 tr.đồng. Số đã cấp đến hết 20/12/2007 là: Trợ cấp một lần NCCCM theo (NĐ47; NĐ 59; NĐ 69) là: 89.066 tr.đ; Lão thành CM là: 0 tr.đồng; Thanh niên xung phong là: 1.158 tr.đồng; QĐ 290 là: 88.944 tr.đồng, và B,C.K là: 11,406 tr.đồng. - Toàn bộ dự toán ngân sách bổ sung trong năm để thực hiện các nhiệm vụ phát sịnh trong năm khi lập, giao dự toán đầu năm 2007 chưa phát sinh tính toán như: Điều chỉnh tăng lương tối thiểu, lương hưu, mức trợ cấp ưu đãi cho các đối tượng; kinh phí bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động; môi trường; xây dựng Luật, Pháp lệnh; Đại hội, Hội nghị, đoàn ra, thành lập đơn vị mới, bổ sung nhiệm vụ mới phát sinh... tất cả được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền bằng văn bản. - Thực hiện phân bổ dự toán và rút dự toán theo Luật Ngân sách nhà nước, việc nắm được tình hình sử dụng dự toán tại các đơn vị không được thực hiện cập nhật thường xuyên, định kỳ như cấp trực tiếp trước đây. - Đã báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết về việc thiếu kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (sử dụng nguồn nhàn rỗi của Quỹ BHXH bắt buộc để tạm ứng 2.000 tỷ đồng cho Quỹ BHYT). * Công tác quản lý dự toán: - Tham gia phân bổ và trình Bộ thẩm định dự toán ngân sách năm 2007 đối với các đơn vị thuộc phòng quản lý theo đúng quy định của Luật ngân sách, về cơ bản các đơn vị thực hiện phân bổ theo đúng thời gian quy định, so với năm 2006 có nhiều tiến bộ. Hầu hết các khoản dự toán ngân sách chậm phân bổ của các đơn vị (Bộ Y tế) đều có lý do, nguyên nhân khách quan, do đặc thù hoạt động chuyên môn của ngành như dự tóan ngân sách phòng chống dịch bệnh; chưa có, hoặc chưa đủ căn cứ pháp lý, hướng dẫn của cơ quan, cấp có thẩm quyền phê duyệt... - Xây dựng dự toán ngân sách năm 2008 và tham gia ý kiến vào việc phân bổ kinh phí cho các chương trình, Dự án, đặc biệt là các Chương trình, mục tiêu Quốc gia; các Đề án, Dự án cuả các đơn vị thuộc phòng quản lý. - Thẩm tra quyết toán năm 2006 của các đơn vị thuộc phòng quản lý (đến ngày 20/12 đã trình Bộ thông báo xong 12 đơn vị, còn lại 02 đơn vị là Ủy ban Dân tộc; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Chương trình KC 10 đang lấy ý kiến Vụ Ngân sách Nhà nước để trình Bộ. Thông qua công tác thẩm tra quyết toán đã kiến nghị thu hồi các khoản nộp ngân sách các khoản chi sai chính sách, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức tài chính quy định; thủ tục, chứng từ, hóa đơn chưa đầy đủ, hợp lý. Yêu cầu các đơn vị thực hiện việc quyết toán theo đúng luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Lập thông báo quyết tóan kinh phí viện trợ cho các cơ quan, đơn vị trên cơ sở biên bản thẩm định số liệu và đề nghị của Vụ Tài chính Đối ngoại theo nhiệm vụ của Bộ đã phân công. - Thẩm tra, báo cáo Vụ, trình Bộ giải quyết kịp thời việc đề nghị điều chỉnh dự toán ngân sách đã được giao năm 2007 cho các đơn vị có yêu cầu và xét chuyển số dư kinh phí hết thời gian chỉnh lý quyết toán năm 2006 cho các đơn vị. - Tham gia tích cực trong việc hướng dẫn công tác khóa sổ, lập báo cáo, phân bổ dự toán kinh phí, bàn giao tài chinh, tài sản, số dư tự toán,... cho các đơn vị giải thể (Ủy ban Dân số, gia định và Trẻ em), sát nhập, bổ sung thêm nhiệm vụ (Bộ Y tế; Bộ Lao động- TBXH), đảm bảo cho các đơn vị (cũ) thực hiện hết các nhiệm vụ trong công tác thanh quyết toán; các đơn vị mới triển khai ngày nhiệm vụ chuyên môn của mình, không để ách tắc các công việc đã và đang được triển khai. - Tham gia đoàn kiểm tra: Thanh toán bảo hiểm y tế tại một số địa phương cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam; khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi cùng Ủy ban Dân số gia đình trẻ em (cũ); tham gia đoàn kiểm tra Liên ngành thẩm định các xã công nhận các xã đặc biệt khó khăn trình Thủ tướng Chính phủ đầu tư theo CT 135 ở môt số địa phương; kiểm tra việc sử dụng vốn ODA trong một số trường Dạy nghề; đoàn liên ngành kiểm tra xác minh thanh toán nợ dân;... - Giúp Vụ tổng hợp, giải trình, báo cáo đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Tài chính và các kiến nghị cảu cơ quan tài chính. * Công tác quyết toán: Việc lập gửi báo cáo quyết tóan của hầu hết các đơn vị chậm so với thời gian quy định; số liệu đơi chiếu tổng hợp từ các Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị trực tiếp thụ hướng ngân sách so với số của Kho bạc nhà nước Trung ương (nơi đơn vị dự toán cấp I mở tài khoản) đều có phát sinh chênh lệch. 1.3/ Công tác giải quyết khiếu nại và thanh nợ dân: Tính đến ngày 20/12/2007 đã trình Bộ, Vụ ký 47 đơn trả lời về thanh toán nợ dân và khác theo thẩm quyền của Bộ Tài chính và chuyển các cơ quan trả lời theo chức năng được Chính phủ giao, hiện nay còn 01 đơn đang tiếp tục giải quyết. Ngoài ra còn giúp vụ tổng hợp báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo hàng quý, năm theo yêu cầu của Thanh tra tài chính. 1.4/ Công tác khác: - Công tác học tập: Trong năm 2007 phòng có 01 người tham gia học ngoài nước (Nguyễn Thị Quỳnh Phương), 01 người học lớp lý luận chính trị cao cấp (Thao) 03 người th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24615.doc
Tài liệu liên quan