MỤC LỤC
TRANG
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BỘ TÀI CHÍNH 2
1.1 Sơ lược về quá trình thành lập và phát triển của Bộ Tài chính 2
1.2 Vị trí và chức năng 3
1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 3
1.4 Cơ cấu tổ chức 8
CHƯƠNG 2. VỤ TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 10
2.1 Vị trí và chức năng 10
2.2 Nhiệm vụ 10
2.3 Cơ cấu tổ chức 12
CHƯƠNG 3. PHÒNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ Y TẾ 13
3.1 Vị trí và chức năng 13
3.2 Nhiệm vụ 13
3.3 Quyền hạn 14
3.4 Cơ cấu tổ chức và biên chế 14
3.5 Sơ lược một số hoạt động nghiệp vụ 15
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA PHÒNG BHXH-YT 16
4.1 Tổng kết công tác 16
4.1.1 Công tác xây dựng ban hành cơ chế, chính sách 16
4.1.2 Công tác quản lý ngân sách 16
4.1.3 Công tác giải quyết khiếu nại và thanh toán nợ dân: 18
4.2 Đánh giá công tác của phòng BHXH-YT 18
4.3 Mục tiêu, chương trình công tác năm 2009 19
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế, Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được ban hành, phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Về quản lý ngân sách nhà nước: Tổng hợp, lập, trình Chính phủ dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm. Tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước, điều hành ngân sách trung ương theo thẩm quyền. Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hạch toán, quyết toán ngân sách nhà nước và định kỳ báo cáo. Thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách; tổng hợp, trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
- Về quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước: Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, xoá nợ thuế. Ban hành quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ. Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước.
- Về quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước: Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm đối với quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Kiểm soát, thanh toán, chi trả, quyết toán các khoản chi từ ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính của các quỹ tài chính của Nhà nước. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ dự trữ phát hành, quỹ dự trữ ngoại tệ, quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước.
- Về quản lý dự trữ nhà nước: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ danh mục hàng dự trữ, tổng mức dự trữ, tổng mức tăng dự trữ nhà nước, kế hoạch dự trữ nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện của các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ nhà nước theo quy định. Trực tiếp tổ chức, quản lý tập trung dự trữ nhà nước bằng tiền và một số mặt hàng dự trữ nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Về quản lý tài sản nhà nước: Thống nhất quản lý tài sản nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chính sách tài chính về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội.
- Về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp: Xây dựng, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ chế giám sát về tài chính. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch điều hoà nguồn vốn, quỹ của các Tổng công ty Nhà nước, Tập đoàn kinh tế của Nhà nước.
- Về quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ của khu vực công, nợ quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế: Xây dựng, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chính sách, chế độ về quản lý vay nợ và trả nợ trong nước và ngoài nước của Chính phủ, của khu vực công, nợ quốc gia. Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ trong và ngoài nước theo phân công của Chính phủ. Thống nhất quản lý các nguồn viện trợ quốc tế; tổ chức tiếp nhận, phân phối và thực hiện quản lý tài chính đối với các nguồn viện trợ quốc tế theo quy định của Chính phủ.
- Về kế toán, kiểm toán: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo thẩm quyền. Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán; có ý kiến cuối cùng về các bất đồng và tranh chấp về kế toán và kiểm toán độc lập.
- Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển thị trường chứng khoán, phương án thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, phương thức hoạt động, mô hình tổ chức của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Kiểm tra, giám sát hoạt động của của các tổ chức có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
- Quản lý nhà nước về bảo hiểm: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phát triển thị trường bảo hiểm. Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động thị trường bảo hiểm diễn ra có hiệu quả và đúng pháp luật.
- Về quản lý tài chính các tổ chức tài chính và dịch vụ tài chính: Xây dựng, trình Chính phủ quy định chính sách và mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng. Quản lý về tài chính đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức hoạt động dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, thẩm định giá, kê khai thuê hải quan và các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Về hải quan: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghiệp. Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật.
- Về lĩnh vực giá: Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện định hướng điều hành giá hàng năm, 05 năm và 10 năm. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá, kê khai giá; hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đăng ký, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá, thẩm định giá.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Về hợp tác quốc tế: Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Xây dựng phương án và tổ chức đàm phán về các dự thảo điều ước quốc tế song phương, đa phương về thuế. Đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các diễn đàn tài chính quốc tế song phương, đa phương theo phân công của Chính phủ;
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
- Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
- Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ quản lý tài chính, ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Về cải cách hành chính: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính công phục vụ chương trình cải cách hành chính nhà nước từng thời kỳ. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
1.4 Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Ngân sách nhà nước.
2. Vụ Đầu tư.
3. Vụ I.
4. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
5. Vụ Chính sách thuế.
6. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
7. Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán.
8. Vụ Hợp tác quốc tế.
9. Vụ Pháp chế.
10. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
11. Vụ Tổ chức cán bộ.
12. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
13. Thanh tra.
14. Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh).
15. Cục Quản lý công sản.
16. Cục Tài chính doanh nghiệp.
17. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
18. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
19. Cục Quản lý giá.
20. Cục Tin học và Thống kê tài chính.
21. Tổng cục Thuế.
22. Tổng cục Hải quan.
23. Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
24. Kho bạc Nhà nước.
25. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
26. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.
27. Thời báo Tài chính Việt Nam.
28. Tạp chí Tài chính.
29. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Bộ trưởng hiện nay: Vũ Văn Ninh
Các thứ trưởng: Nguyễn Công Nghiệp
Trần Xuân Hà
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Phạm Sỹ Danh
Trần Văn Hiếu
CHƯƠNG 2. VỤ TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
2.1 Vị trí và chức năng
Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đối với lĩnh vực hành chính, sự nghiệp trong phạm vi cả nước.
2.2 Nhiệm vụ
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước áp dụng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách, định mức, tiêu chuẩn khung, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo các văn bản về chính sách, cơ chế quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động của Quỹ Bảo hiểm xã hội, các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo sự phân công của Bộ.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính định hướng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về tài chính lĩnh vực hành chính, sự nghiệp; tham gia với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch (dài hạn, 5 năm, hàng năm) và các đề án khác thuộc lĩnh vực hành chính, sự nghiệp;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan khác có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo phân công của Bộ.
- Chủ trì hoặc tham gia với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng các chính sách, cơ chế, chế độ khác liên quan đến tài chính hành chính, sự nghiệp theo phân công của Bộ.
- Về quản lý ngân sách nhà nước: Thẩm định, tổng hợp dự toán thu, chi thường xuyên, kinh phí ngân sách nhà nước theo sự phân công của Bộ. Thẩm tra việc phân bổ, giao dự toán thu, chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương thuộc phạm vi quản lý được giao.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dự toán chi thường xuyên. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung, điều chỉnh, ứng trước dự toán chi hành chính, sự nghiệp hàng năm thuộc phạm vi quản lý của vụ. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung, điều chỉnh kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định.
Thẩm định hoặc duyệt và thông báo kết quả quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm thuộc phạm vi quản lý của vụ. Trong quá trình thẩm định quyết toán, nếu phát hiện sai sót, được quyền yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổng hợp, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế.
- Thực hiện công tác phân tích dự báo, thống kê, tổng hợp tình hình, số liệu; phân tích đánh giá hiệu quả chi ngân sách thuộc lĩnh vực hành chính, sự nghiệp theo yêu cầu quản lý.
- Phối hợp, tham gia xây dựng chính sách tài chính quốc gia, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính hành chính, sự nghiệp theo phân công của Bộ.
2.3 Cơ cấu tổ chức
Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng.
Vụ trưởng hiện nay : Nguyễn Việt Hồng
Các Vụ phó : Đỗ Thúy Hằng
Lại Văn Dương
Nguyễn Văn Thực
Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có trách nhiệm quản lý toàn diện công chức của vụ; tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của vụ. Phó vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có các phòng:
1. Phòng Hành chính, Đoàn thể và Hội (gọi tắt là Phòng Hành chính và Đoàn thể)
2. Phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế
3. Phòng Văn hoá, Đào tạo, Khoa học, Phát thanh - Truyền hình, Thể dục thể thao (gọi tắt là Phòng Sự nghiệp Văn xã)
4. Phòng Sự nghiệp kinh tế
Nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng do Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp quy định.
Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chế độ chuyên viên kết hợp tổ chức phòng; đối với những công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên. Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có trách nhiệm tổ chức công việc, phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Biên chế của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
CHƯƠNG 3. PHÒNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ Y TẾ
3.1 Vị trí và chức năng
Phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, có chức năng quản lý nhà nước về tài chính đối với lĩnh vực Lao động TBXH, BHXH, Y tế, Gia đình & trẻ em, Dân tộc, Công đoàn và lĩnh vực khác theo sự phân công của Vụ gồm: nợ dân, tổng hợp quyết toán năm.
3.2 Nhiệm vụ
- Trình Vụ dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách áp dụng đối với các đơn vị được phân công quản lý.
- Trình Vụ dự thảo các văn bản về chính sách, cơ chế quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động của Quỹ BHXH, các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện theo sự phân công của Vụ.
- Trình Vụ định hướng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về tài chính lĩnh vực được Vụ phân công; trình Vụ tham gia ý kiến với các đơn vị được phân công quản lý trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của các đơn vị được phân công quản lý theo phân công của Vụ.
- Trình Vụ tham gia ý kiến với các đơn vị trong Vụ, trong Bộ về xây dựng các chính sách, chế độ khác liên quan đến lĩnh vực được phân công.
- Về quản lý ngân sách nhà nước: Trình Vụ thẩm định, tổng hợp dự toán thu, chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị được phân công quản lý. Trình vụ thẩm tra việc phân bổ, giao dự toán thu, chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dự toán chi thường xuyên; trình Vụ về đề nghị bổ sung, điều chỉnh, ứng trước (trong trường hợp cần thiết) dự toán chi hành chính, sự nghiệp hàng năm; thông báo kết quả thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách; trong quá trình duyệt quyết toán, nếu phát hiện sai sót, trình Vụ yêu cầu cơ quan duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng, đồng thời trình Vụ kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác phân tích dự báo, thống kê tổng hợp tình hình, số liệu; phân tích đánh giá hiệu quả chi ngân sách thuộc lĩnh vực của Phòng. Tổng hợp đánh giá thực hiện quyết toán hàng năm theo phân công của Vụ.
- Thực hiện công tác khác theo phân công của Vụ: tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thực tập học sinh thực tập, học sinh tập sự.
3.3 Quyền hạn
- Được chủ động bố trí phân công công tác đối với cán bộ trong phòng để đảm bảo nhiệm vụ được giao.
- Được đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật, điều động, quy hoạch cán bộ thuộc phạm vi Phòng quản lý.
- Được các phòng trong Vụ cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác chuyên môn của phòng và nhiệm vụ được Vụ, Bộ giao.
3.4 Cơ cấu tổ chức và biên chế
Phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế do Trưởng phòng phụ trách, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trược Vụ trưởng Vụ HCSN về tất cả các hoạt động của Phòng. Giúp việc Trưởng phòng có các phó phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực công tác do Trưởng phòng phân công.
Biên chế của Phòng Bảo hiểm xã hội và Y tế do Vụ trưởng Vụ HCSH quyết định trong tổng số biên chế, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ.
Trưởng phòng : Vũ Văn Thao
Phó phòng : Vũ Thị Hải Yến
3.5 Sơ lược một số hoạt động nghiệp vụ
- Quản lý ngân sách, kinh phí toàn ngành y tế: chế độ, chính sách, cơ chế quản lý tài chính, hướng dẫn, trả lời về chế độ kế toán, quyết toán,...
- Cơ chế, chính sách, kinh phí của Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp,...
- Tham gia trả lời chính sách, chế độ, cơ chế quản lý tài chính liên quan đến tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức; giải quyết nợ dân, báo cáo tình hình khiếu nại, tố cáo, trả lời đơn thư định kỳ theo quy định.
- Phụ trách một số mảng: bảo trợ xã hội, lao động, việc làm, Quỹ xã hội. từ thiện,...
- Quản lý ngân sách nhà nước tại các đơn vị: Hội người cao tuổi VN, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi VN, Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật, Uỷ ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ, Tổng cục dạy nghề, Hội người mù VN, Hội Đông y VN, Tổng hội y dược học VN,...
- Phụ trách các công việc liên quan đến Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm, ma tuý; Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện; Hội chữ thập đỏ Việt Nam,...
- 5 chương trình mục tiêu quốc gia:
+ Dân số kế hoạch hoá gia đình.
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS.
+ Giảm nghèo.
+ Việc làm.
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ
CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA PHÒNG BHXH-YT
4.1 Tổng kết công tác
4.1.1 Công tác xây dựng ban hành cơ chế, chính sách
- Chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trình cấp có thẩm quyền ban hành: Thông tư của Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch với các Bộ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,...
- Tham gia công tác xây dựng Luật: Luật Bảo hiểm y tế, Luật người cao tuổi, Luật nhân đạo, Luật thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản.
- Tham gia xây dựng Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ,...
- Tham gia các đề án, dự thảo thông tư,...
4.1.2 Công tác quản lý ngân sách
* Thực hiện dự toán năm 2007:
Dự toán chi thường xuyên và Chương trình mục tiêu quốc gia của các đơn vị.
+ Bộ y tế
+ Bộ Lao động TBXH
+ Bảo hiểm xã hội VN
+ Uỷ ban dân tộc
+ Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em
+ Hội chữ thập đỏ
+ Tổng hội y dược học
+ Hội Đông y VN
+ Hội người cao tuổi VN
+ Hội châm cứu
+ Hội người mù VN
+ Tổng liên đoàn lao động VN
+ Hội bảo trợ người tàn tật
+ Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật
+ Hội cứu trợ trẻ em tàn tật VN
Thông báo dự toán đầu năm: 27.640.323 triệu đồng
Kinh phí được sử dụng trong năm: 35.157.299 triệu đồng
Trong đó chi Chương trình mục tiêu quốc gia: 1.556.616 triệu đồng
* Công tác quản lý dự toán
- Tham gia phân bổ và trình Bộ thẩm định dự toán ngân sách đối với các đơn vị thuộc phòng quản lý theo quy định của Luật Ngân sách.
- Xây dựng dự toán ngân sách và tham gia ý kiến vào việc phân bổ kinh phí cho các chương trình, dự án, đặc biệt là các Chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án của các đơn vị thuộc phòng quản lý.
- Thẩm tra quyết toán của các đơn vị thuộc phòng quản lý, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai chính sách, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức tài chính; thủ tục, chứng từ, hoá đơn chưa đầy đủ, hợp lý. Lập thông báo quyết toán kinh phí viện trợ cho các cơ quan, đơn vị trên cơ sở biên bản thẩm định số liệu và đề nghị của Vụ Tài chính đối ngoại theo nhiệm vụ của Bộ đã phân công.
- Thẩm tra, báo cáo Vụ, trình Bộ giải quyết kịp thời việc đề nghị điều chỉnh dự toán ngân sách đã được giao năm 2008 cho các đơn vị có yêu cầu và xét chuyển số dư kinh phí hết thời gian chỉnh lý quyết toán năm 2007 cho các đơn vị.
- Tham gia hướng dẫn công tác khoá sổ, lập báo cáo, phân bổ dự toán kinh phí, bàn giao tài chính, tài sản, số dư tự toán,... cho các đơn vị giải thể, sát nhập, bổ sung thêm nhiệm vụ, đảm bảo cho các đơn vị cũ thực hiện hết các nhiệm vụ trong công tác thanh quyết toán, các đơn vị mới triển khai ngay nhiệm vụ chuyên môn của mình, không để ách tắc các công việc đã và đang được triển khai.
- Tham gia đoàn kiểm tra: thanh toán bảo hiểm y tế tại một số địa phương cùng Bảo hiểm xã hội VN, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi cùng Uỷ ban Dân số gia đình trẻ em; tham gia đoàn kiểm tra liên ngành thẩm định các xã, công nhận các xã đặc biệt khó khăn trình Thủ tướng Chính phủ đầu tư theo chương trình 135 ở một số địa phương; kiểm tra việc sử dụng vốn ODA trong một số trường dạy nghề; đoàn liên ngành kiểm tra xác minh thanh toán nợ dân,...
- Giúp Vụ tổng hợp, giải trình, báo cáo đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra tài chính và các kiến nghị của cơ quan tài chính.
4.1.3 Công tác giải quyết khiếu nại và thanh toán nợ dân:
Trình Bộ, Vụ ký đơn trả lời về thanh toán nợ dân và khác theo thẩm quyền của Bộ Tài chính và chuyển các cơ quan trả lời theo chức năng được Chính phủ giao.
Giúp Vụ tổng hợp báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo hàng quý, năm theo yêu cầu của Thanh tra tài chính.
4.2 Đánh giá công tác của phòng BHXH-YT
Phòng đã hoàn thành 100% số văn bản đã đăng ký trong kế hoạch theo thông báo và hoàn thành ngoài kế hoạch 7 văn bản khác. Các văn bản ban hành đã giải quyết được những vấn đề bức xúc trong việc triển khai chính sách bảo hiểm y tế nói chung, đặc biệt là bảo hiểm y tế tự nguyện, phòng chống dịch; chính sách đối với người có công; khám chữa bệnh đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chính sách thu viện phí, quản lý tài chính BHXH VN; chính sách đối với đối tượng cứu trợ xã hội, các vấn đề về việc làm, về tệ nạn xã hội, học nghề cho đối tượng chính sách.
Đã tham mưu trình lãnh đạo Vụ, Bộ hướng giải quyết các vấn đề và đề xuất của các cơ quan, đơn vị tương đối hợp lý, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước, đáp ứng phục vụ được việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của các ngành, lĩnh vực, phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản hướng dẫn thực hiện các Quyết định của Chính phủ ban hành về cơ bản kịp thời, một số văn bản chậm do những lý do, nguyên nhân khách quan.
Một số tồn tại cần khắc phục là: một số văn bản trình Vụ, Bộ còn chậm so với thời gian yêu cầu, văn bản còn sai sót về thể thức, thủ tục, hình thức trình bày, tài liệu kèm theo,... . Đồng thời, việc lập kế hoạch xây dựng cơ chế, chính sách trong năm chưa sát với yêu cầu thực tế, số lượng đề án phát sinh ngoài kế hoạch lớn, chiếm 50% trên tổng số đề án hoàn thành. Công tác kiểm tra thực tế, giám sát việc tổ chức thực hiện các cơ chế, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32783.doc