Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh

Hiện tại Phòng đã và đang triển khai Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy trình sau: UBND cấp xã quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên đại bàn bao gồm đối tượng trợ giúp thường xuyên và đột xuất bằng sổ cái hoặc phần mền vi tính; theo dõi sự biến động của đối tượng để kịp thời bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách những đối tượng không đủ tiêu chuẩn. Thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng một lần, kịp thời thời đúng đối tượng. Nếu có thay đổi hoặc đối tượng chết thì báo cho Phòng để Phòng kịp thời điều chỉnh, thanh toán chứng từ và kinh phí theo quy định. Đối với chính sách trợ giúp đột xuất thì tổ chức cứu trợ kịp thời, đúng đối tượng và hỗ trợ cho các đối tượng sớm khắc phục hậu quản , ổn định sản xuất và cuộc sống.

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng họp Nhìn chung về phòng và điều kiện làm việc tương đối ổn định Trang thiết bị phục vụ hoạt động An sinh xã hội: * Trang thiết bị, máy móc phục vụ công việc Có 06 dàn máy vi tính 03 máy in 01 máy photo 01 máy Fax 03 máy điện thoại * Bàn nghế, tủ hồ sơ Tủ hồ sơ 07 cái 07 bàn làm việc * Nhận xét: Như vậy: với số liệu và trang thiết bị, điều kiện nêu cụ thể trên cũng đã tạo điều thuận lợi cho đội ngũ CB, CC, người lao động tại Phòng Lao động – TBXH làm việc và phục vụ công tác tốt. 1.5. Các chính sách chế độ đãi ngộ CB,CC, người lao động ở Phòng Lao động – TB&XH: Thực hiện chế độ nghỉ sinh, nghỉ bệnh, nghỉ dưỡng….Theo đúng quy định về chế độ bảo hiểm xã hội và Bộ Luật lao động quy định. Thực hiện đúng chế độ nghỉ phép hàng năm cho CB,CC, người lao động của Phòng. Phòng tạo mọi điều kiện cho CB,CC, người lao động đi học các lớp nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cũng như các lớp ngoại ngữ, tin học để phục vụ công tác tốt hơn. Thực hiện tốt chế độ bảo vệ tài sản của công. CBCC và người lao động được trả lương và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước. Ngoài lương CBCC còn được trả phụ cấp làm việc ngoài giờ. Ưu tiên và tạo điều kiện cho con em CB,CC vào làm việc trong ngành nếu được đào tạo phù hợp với ngành Lao động – TB&XH. 1.6. Các cơ quan đơn vị tài trợ, trong quá trình thực hiện An sinh xã hội và Công tác xã hội: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là một cơ quan trực thuộc của Nhà nước được cấp trên giao chỉ tiêu và phân bổ ngân sách theo từng năm nên không có cơ quan đơn vị nào tài trợ. 2. Những thuận lợi và khó khăn: 2.1. Thuận lợi: Phòng Lao động - TBXH có con dấu và sử dụng tài khoản riêng nên thường chủ động rút các khoản tiền ở kho bạc Nhà nước về để chi trả cho các đối tượng đúng thời gia quy định. 2.2. Khó khăn: Khánh Vĩnh là huyện miền núi, đa số cán bộ cấp xã chưa đủ chuẩn về trình độ nên việc Phòng Lao động – TBXH triển khai các Văn bản, Nghị định của cấp trên đưa xuống tuyến xã cán bộ cấp xã triển khai còn chậm làm ảnh hưởng đến các quyền lợi của người dân. Mức lương của cán bộ Phòng Lao động – TB&XH hơi thấp nên không thu hút được sự nhiệt tình của cán bộ. Hiện tại số lượng công việc của Phòng Lao động – TB&XH rất nhiều hơn so với các Phòng ban khác, nhưng cán bộ biên chế thiếu (3 biên chế, 7 hợp đồng). Giám đốc Nhà tình thương huyện là cán bộ hợp đồng, không có chuyên môn để quản lý và điều hành, hiện tại Nhà tình thương chưa có cán bộ y tế để chăm sóc sức khoẻ cho các cháu, các mẹ, dì chưa tận tâm trong việc chăm sóc các cháu. 2.3. Kiến nghị: Đề nghị cấp trên thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên môn về ngành Công tác Xã hội. Đề nghị cấp huyện, cấp xã luôn quan tâm đến cán bộ tạo điều kiện để họ tham gia vào các khoá học chuyên môn, phục vụ công tác tốt hơn. Đề nghị tăng mức lương cho cán bộ Phòng Lao động – TB&XH để đảm bảo cuộc sống, và nhiệt tình trong công tác. II. Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động trong lĩnh vực Trợ giúp xã hội ở Phòng Lao động – TB&XH: 1. Quy mô cơ cấu đối tượng: Thực hiện trợ giúp xã hội được căn cứ vào các văn bản của Chính phủ, bộ, tỉnh để thực hiện: Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn một số điều của Nghị số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Nội dung là trợ giúp cho 09 nhóm đối tượng bao gồm: Nhóm 1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của Pháp lật; trẻ em có cha và mẹ. hoặc cha mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo – mã đối tượng là 01 Nhóm 2. Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo trong đó có cô đơn không nơi nương tựa thuộc hộ nghèo có mã đối tượng là 02.1, cô đơn không nơi nương tựa thuộc hộ nghèo bị tàn tật nặng có mã đối tượng là 02.2. Nhóm 3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội có mã đối tượng là 03. Nhóm 4. Người tàn tật nặng thuộc hộ nghèo được chia ra người tàn không có khả năng lao động – mã đối tượng là 04.1, người tàn tật không có khả năng tự phục vụ - mã đối tượng là 04.2 Nhóm 5. Người tâm thân mãn tính không nơi nương tựa thuộc hộ nghèo –mã đối tượng là 05. Nhóm 6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ nghèo – mã đối tượng là 06 Nhóm 7. Gia đình/cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi/bị bỏ rơi được chia ra: Nuôi trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên – mã đối tượng là 07.1, dưới 18 tháng, trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS – mã đối tượng là 07.2; Trẻ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS – mã đối tượng là 07.3 Nhóm 8. Gia đình có từ 2 người tàn tật nặng trở lên, không có khả năng tự phục vụ được chia ra: Có 2 người tàn tật nặng – mã đối tượng 08.1; Có 3 người tàn tật nặng – mã đối tượng 08.2; Có 4 người tàn tật nặng trở lên - mã đối tượng là 08.3. Nhóm 9. Người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo được chia ra: Con từ 18 tháng tuổi trở lên – mã đối tượng là 09.1; Dưới 18 tháng, trên 18 tháng bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HVI/AIDS – mã đối tượng 09.2; Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng hoặc nhiễm HIV/AIDS – mã đối tượng 09.3 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duỵêt “Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010”. Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma tuý về quản lý sau cai nghiện ma tuý. Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010. Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ bị bỏ rơi. Trợ giúp xã hội thường xuyên: Tính đến thời điểm từ năm 2005 đến tháng 9/2010, Phòng đang quản lý và chi trả trợ cấp cho 892 đối tượng trong đó bao gồm: Nhóm 1 – 01.1: trong đó có 6 em bị bỏ rơi, 44 em bị tàn tật có 50 đối tượng. Nhóm 2 – 02.1: 278 đối tượng Nhóm 3 – 03: 56 đối tượng Nhóm 4 – 04.1: 171 đối tượng, 04.2: 14 đối tượng Nhóm 5 – 05 : 84 đối tượng Nhóm 6 – 06: không có đối tượng hưởng Nhóm 7 – 07.1: có 26 đối tượng, 07.2: có 7 đối tượng, 07.3 có 1 đối tượng Nhóm 8 – 08: không có đối tượng Các đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên khi qua đời điều được Phòng Lao động – TBXH hướng dẫn và chi hưởng trợ giúp mai táng phí, 3.000.000đ/người. Phòng Lao động – TB&XH thực hiện trợ giúp mai táng phí cho 100 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội khi chết; Trong đó năm 2006 không thực hiện; 2007 có 20 đối tượng; năm 2008 có 30 đối tượng; năm 2009 có 27 đối tượng (các đối tượng từ 2006-2007 thực hiện mức hỗ trợ 2.000.000/đối tượng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP; năm 2010 có 23 đối tượng trong đó có 23 mức hỗ trợ 3.000.000đ theo quy định tại Nghị định 13/2010/NĐ-CP. Trên địa bàn huyện có 205 người tàn tật trong đó có 185 người tàn tật được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, 55 đối tượng được cấp xe lăn, xe lắc. Hàng năm Phòng phối hợp với Trung tâm PHCN-GĐTE khuyết tật tổ chức khám định kỳ và đặt dụng cụ tập luyện tại nhà. Có 01 Ban đại diện Hội người khuyết tật và 14 chi hội người khuyết tật tại 14 xã, thị trấn. Các chi hội thường xuyên họp 01lần/quý để triển khai công tác của hội và triển khai công tác vay vốn hỗ trợ sản xuất làm ăn. Ngoài ra người khuyết tật được nhận quà các nhà tài trợ nhân ngày Người Khuyết tật 18/4. 1.2. Trợ giúp xã hội đột xuất: Trợ giúp cho hộ gia đình có nhà bị sập trong 5 năm từ 2006 đến tháng 9/2010 tổng cộng 80 nhà, trong đó năm 2006 trợ giúp 12 hộ, năm 2007 trợ giúp cho 15 hộ, năm 2008 trợ giúp cho 24 hộ, năm 2009 trợ giúp cho 13 hộ, đến tháng 9/2010 có 14 hộ, với số tiền là 400.000.000đ (mức trợ giúp là 5.000.000/01 hộ). Trợ giúp cho hộ gia đình có người chết hoặc mất tích trong 5 năm từ 2006-đến tháng 9/2010 tổng cộng có 20 hộ trong đó năm 2006 có 2 hộ, năm 2007 có 5 hộ, năm 2008 có 4 hộ, năm 2009 có 5, đến tháng 9/2010 có 4 hộ với số tiền 60.000đ (3.000.000đ/1hộ). 1.3. Trợ giúp xã hội nghèo đói (số liệu thực hiện từ tháng 01/2006-10/2010) Trong những năm vừa qua tỷ lệ hộ nghèo huyện Khánh Vĩnh còn cao so với các huyện đồng bằng, nhưng nhờ có sự chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND huyện chính quyền ban các ngành của huyện đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của huyện Khánh Vĩnh đã giảm dần vì Nhà nước đã đầu tư cho huyện vốn và hướng dẫn bà con chuyển đổi cây trồng, và chăn nuôi cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương. Số liệu hộ nghèo huyện Khánh Vĩnh từ 1/1/2006 đến 01/10/2010 Năm Tổng số Theo chuẩn của tỉnh ( theo Nghị quyết số 21/2004/NQ-HĐND) Theo chuẩn Quốc gia ( theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg) Số hộ Số khẩu Số hộ nghèo Số khẩu nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Số hộ nghèo Số khẩu nghèo Tỷ lệ hộ nghèo 1/1/2006 6.959 30.455 3.804 19.917 54,66% 3.804 19.917 54,66% 1/1/2007 6.620 32.006 3.286 17.249 49,64% 3.286 17.249 49,64% 1/1/2008 6.720 32.521 2.538 13.675 37,77% 2.538 13.675 37,77% 1/1/2009 7374 33.308 3.763 18.198 51% 1.437 6.786 19,48% 1/10/2010 7.441 33.293 3.295 16.476 44,28% 758 10,18% * Theo chuẩn nghèo mới của tỉnh (NQ số 07/2008/NQ-HĐND): -1/1/2009 tổng số hộ nghèo là: 3.763 hộ, 18.198 khẩu, tỷ lệ 51% -30/11/2009 tổng số hộ nghèo là:3.295 hộ 16.476 khẩu, tỷ lệ 44,28%, trong đó hộ nghèo chuẩn quốc gia là 758 hộ, tỷ lệ 10,18%. Tỷ lệ hộ nghèo chuẩn quốc gia giảm bình quân 11,8% /năm ( 4 năm giảm 47,21%) đạt 118% kế hoạch . Riêng năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của tỉnh chỉ giảm được 468 hộ ( đạt 6,34% không đạt chỉ tiêu 10%), hộ nghèo chuẩn quốc gia giảm 679 hộ đạt kế hoạch. Số hộ cận nghèo lớn, nên chỉ cần gặp rủi ro ( nhà có người bị bệnh nặng, thiên tai, mất mùa) là lại rơi vào diện hộ nghèo. 1.3.1. Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo Tổng số hộ lượt hộ được phát triển sản xuất từ tháng 1/2006 – 10/2010 là: 4.045 hộ với số tiền là 180.824.000.0000 (Một trăm tám mươi tỷ tám trăm hai mươi bồn triệu đồng). Thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo, DTTS Hộ dân trên địa bàn huyện đều có đất sản xuất nên không thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo 1.3.3. Thực hịên chính sách Dự án khuyến nông, lâm và hỗ trợ sản xuất phát triển: Tổng số vỗn ngân sách để thực hiện chính sách dự án là 6.200.000.000đ để mở 100 lớp trồng cây lúa nước, 90 lớp trồng cây lương thực phẩm, 30 lớp trồng cây keo lai, 40 lớp trồng cây mía đường, 50 lớp nuôi cá nước ngọt, 20 lớp nuôi heo rừng lai, 10 lớp nuôi nhím gồm có 5.400 lượt người tham gia. 1.3.4. Thực hiện Dự án Phát triển CSHT thiết yếu các xã nghèo - Xây dựng 125 công trình giao thông với số tiền: 135.736.420.000đ - Xây dựng 5 công trình thuỷ lợi với số tiền: 49.837.325.000đ - Xây dựng 30 công trình trường học, lớp học với số tiền: 31.530.635.000đ 1.3.5. Các chỉ tiêu dự án dạy nghề cho người nghèo Đào tạo nghề cho 1860 người gồm các nghề: mây tre lá, may mặc, sửa chữa xe máy, hàn điện, điện dân dụng, điện công nghiệp. Giải quyết việc làm cho 3.299 lao động và có thu nhập ổn định 1.3.6. Thực hiện các chính sách Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo Tổng số ngân sách Trung ương và địa phương là 1.200.000.000đ để thực hiện 125 mô hình, tổng số hộ tham gia mô hình là: 295 hộ. 1.3.7. Thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo Số lượt người nghèo được cấp bảo hiểm y tế khám chữa bệnh: 87.150 người Tổng số lượt người được khám chữa bệnh miễn phí là: 45.000 lượt người với số tiền 1.009.260.000.000đ 1.3.8. Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt Tổng số vốn thực hiện hỗ trợ về nhà ở 57.600.000.000đ xây mới cho 4.800 căn nhà ĐCĐC cho 4.800 hộ dân. 1.3.9. Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo Tổng vốn ngân sách trung ương và địa phương là 125.000.000đ để thực hiện chi trả và tập huấn cho 560 lượt cộng tác viên. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho 57.150 lượt người. 1.3.10. Thực hiện Dự án đào tạo cán bộ giảm nghèo Số lượt cán bộ giảm nghèo được đào tạo tập huấn là 14 người/1năm với kinh phí đào tạo là 20.000.000đ/năm. Bảng tổng hợp hộ dân và số hộ nghèo huyện Khánh Vĩnh: STT Tên xã, thị trấn Tổng số hộ Số hộ nghèo Chuẩn tỉnh Chuẩn quốc gia 1 TT. Khánh Vĩnh 912 178 64 2 Xã Khánh Thành 400 204 36 3 Xã Sông Cầu 641 14 0 4 Xã Khánh Phú 262 253 28 5 Xã Cầu Bà 525 157 29 6 Xã Liên Sang 345 220 100 7 Xã Giang Ly 368 166 79 8 Xã Sơn Thái 309 206 30 9 Xã Khánh Thượng 442 177 65 10 Xã Khánh Nam 457 189 16 11 Xã Khánh Trung 624 166 62 12 Xã Khánh Bình 934 174 52 13 Xã Khánh Đông 755 172 111 14 Xã Khánh Hiệp 765 288 19 Tổng cộng: 7739 2564 691 BẢNG TỔNG HỢP TRỢ GIÚP THIẾU LƯƠNG THỰC DO HẠN HÁN THIÊN TAI TỪ 1/2010-9/2010 S TT XÃ, THỊ TRẤN SỐ KHẨU SỐ GẠO HỒ TRỢ (KG) 1 Thị trấn Khánh Vĩnh 900 13.500 2 Xã Khánh Thành 980 14.700 3 Xã Sông Cầu 120 1.800 4 Xã Khánh Phú 1.060 15.900 5 Xã Khánh Nam 827 12.400 6 Xã Khánh Trung 980 14.700 7 Xã Khánh Bình 1.110 16.650 8 Xã Khánh Đông 1.040 15.600 9 Xã Khánh Hiệp 1.080 16.200 10 Xã Cầu Bà 980 14.700 11 Xã Liên Sang 840 12.600 12 Xã Giang Ly 840 12.600 13 Xã Khánh Thượng 980 14.700 14 Xã Sơn Thái 930 13.950 Tổng cộng: 14 12.667 190.000 Nguồn kinh phí trợ giúp cứu đói giáp hạt và trợ giúp của Chính phủ Tổng cộng 14 xã, thị trấn có 12.667 khẩu được trợ giúp nghèo đói với số gạo là 190.000kg, bình quân 15kg/1 khẩu theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ. 1.4. Trợ giúp tệ nạn xã hội: Trợ cấp TNXH: Từ năm 2006- tháng 9/2010, Phòng Lao động – TB&XH đã hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho 10 đối tượng là gái mại dâm hoàn lương với số tiền 7.000.000đ (700.000đ/1người) để ổn định cuộc sống tái hoà nhập cộng đồng. Ngoài ra căn cứ theo Nghị định 163/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Phòng đã tổng hợp danh sách về Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Khánh Hoà để được hỗ trợ kinh phí theo quy định của Nhà nước. Phòng căn cứ vào Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 12/8/2010 hướng dẫn chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và hỗ trợ đối với người sau cai nghiện, đã triển khai hỗ trợ học nghề cho 05 người sau cai nghiện với số tiền 5.000.000đ (1.000.000đ/1người). Hiện tại 05 người sau cai nghiện đã trở về hoà nhập cộng đồng và có việc làm thu nhập ổn định. * Nhận xét: Nhìn chung việc thực hiện trợ giúp xã hội cho các đối tượng tại Phòng Lao động được thực hiện theo các văn bản quy định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ, văn bản triển khai của tỉnh và của Sở Lao động – TB&XH tỉnh. Quy mô thực hiện trên địa bàn huyện, mục đích thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian. Tình trạng sức khoẻ của các đối tượng bình thường, một số đối tượng 09.1 do tuổi cao nên già, yếu. Hoàn cảnh sống chủ yếu các đối tượng sống nhờ vào khoản tiền trợ cấp hàng tháng của Nhà nước. Việc tổ chức, triển khai các Văn bản, Nghị định: Khi nhận được các văn bản, Nghị định của cấp trên, Phòng Lao động - TBXH đã triển khai kịp thời xuống cấp cơ sở để thực hiện. Khi thực hiện đều đúng với quy định. Hiện tại Phòng đã và đang triển khai Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy trình sau: UBND cấp xã quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên đại bàn bao gồm đối tượng trợ giúp thường xuyên và đột xuất bằng sổ cái hoặc phần mền vi tính; theo dõi sự biến động của đối tượng để kịp thời bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách những đối tượng không đủ tiêu chuẩn. Thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng một lần, kịp thời thời đúng đối tượng. Nếu có thay đổi hoặc đối tượng chết thì báo cho Phòng để Phòng kịp thời điều chỉnh, thanh toán chứng từ và kinh phí theo quy định. Đối với chính sách trợ giúp đột xuất thì tổ chức cứu trợ kịp thời, đúng đối tượng và hỗ trợ cho các đối tượng sớm khắc phục hậu quản , ổn định sản xuất và cuộc sống. UBND cấp huyện chỉ đạo cho Phòng Lao động – TB&XH chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai và thực hiện các công việc: Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên và đột xuất bằng hồ sơ, sổ cái hoặc phần mềm vi tính, tiếp nhận và quản lý hồ sơ gia đình, cá nhân đang nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi do cấp tỉnh bàn giao Phòng Lao động – TB&XH hướng dẫn và kiểm tra, giám sát cấp xã trong việc xác định và quản lý đối tượng; tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp, trợ cấp trên địa bàn; tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội của cấp xã, tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định; Lập dự toán ngân sách chi trả trợ cấp, trợ giúp xã hội trình UBND cấp huyện và thanh quyết toán kinh phí trợ cấp thường xuyên và đột xuất theo quy định hiện hành; Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện trước ngày 30/6 và 31/12 hàng năm. 3. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận, xác nhận và quản lý hồ sơ tại Phòng Lao Động –TB&XH: 3.1. Quy trình xét duyệt trợ cấp thường xuyên: Để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc tiếp nhận vào Nhà xã hội, tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí mai táng thì đối tượng hoặc gia đình , người thân, người giám hộ phải làm đủ thủ tục bao gồm: Đơn Đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của cấp thôn và UBND xã nơi đối tượng cư trú, Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp, có xác nhận của UBND cấp xã, Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS rồi gửi lên UBND xã. Trong thời gian 7 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của đối tượng, UBND xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trường hợp xét thấy đủ tiêu chuẩn thì niêm yết công khai tại Trụ sở UBND cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của xã về trích yếu lý lịch của đối tượng, nội dung chế độ trợ cấp đề nghị được hưởng. Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì UBND xã hoàn thiện hồ sơ của đối tượng theo quy định gửi về Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện để xem xét, giải quyết. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện. Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã có trách nhiệm thẩm định, trình UBND cấp huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể Quyết định được hưởng trợ cấp: Thôn Xã Phòng LĐ – TB&XH UBND huyện 3.2. Quy trình xét duyệt trợ cấp đột xuất, trợ cấp gạo cứu đói: Trưởng thôn lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các 9 nhóm đối tượng quy định tại điều 6 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP kèm theo biên bản họp thôn gửi UBND cấp xã. Chủ tịch UBND cấp xã triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị cấp huyện hỗ trợ. Nếu cấp xã có nguồn cứu trợ dự phòng thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cứu trợ ngay trong trường hợp cần thiết. Sau khi được cấp huyện hỗ trợ, cấp xã tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực hiện việc công khai, dân chủ. Trường hợp cấp huyện không đủ kinh phí cứu trợ, UBND cấp huyện phải có văn bản đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ. 3.3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp, tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng, văn bản đề nghị của cấp xã gửi lên. Tổ chức thẩm định hồ sơ tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp huyện. Phòng quản lý hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn bao gồm đối tượng trợ giúp thường xuyên và đột xuất bằng hồ sơ, sổ cái hoặc phần mềm vi tính; trực tiếp nhận và quản lý hồ sơ gia đình và cá nhân đang nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi do cấp tỉnh bàn giao. Hiện nay Phòng đã tiếp nhận và quản lý 900 hồ sơ của 900 đối tượng đề nghị hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng; 80 hồ sơ trợ giúp đột xuất của 80 hộ có nhà bị sập, 20 hồ sơ trợ giúp cho 20 gia đình có nạn nhân bị chết, mất tích do lũ lụt thiên tai, 100 hồ sơ hỗ trợ mai táng phí cho 100 đối tượng trợ cấp thường xuyên bị chết, 30 hồ sơ của 30 người gặp rủi do ngoài vùng cư trú. 4. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội: 4.1. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp XH của Nhà nước: Thực hiện trợ cấp thường xuyên theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 và Nghị định 13/2010/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung Nghị định 67/2007/NĐ-CP cho 892 đối tượng trên địa bàn với số tiền là 1.569.240.000đ/9tháng đầu năm (chi trả 174.360.000đ/1tháng/892 đối tượng). Một 100% đối tượng được cấp BHYT khám chữa bệnh. Một 100% đối tượng đi học thì đều được miễn giảm học phí. Các đối tượng nào có nhu cầu về việc làm thì Phòng đều giới thiệu về Trung tâm dạy nghề học nghề và được học nghề miễn phí. 4.2. Tình hình thực hiện quy định của Phòng Lao động – TB&XH: Phòng Lao động – TB&XH thực hiện đầy đủ, đúng các Quy định của Nhà nước. Ngoài trợ cấp xã hội thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho hộ gia đình có người chết, mất tích, hộ gia đình có người bị thương nặng, hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, cứu đói do thiếu lương thực. Phòng thực hiện Trợ giúp khó khăn từ nguồn đảm bảo xã hội cho 30 người gặp rủi do ngoài vùng cư trú bị thương nặng, mắc bệnh hiểm nghèo 1.000.000đ/người. 5. Các mô hình như nuôi dưỡng, TGXH trên toàn huyện: 5.1. Mô hình hoạt động chăm sóc, trợ giúp tập trung của Nhà nước: Trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có 01 mô hình chăm sóc trợ giúp tập trung của Nhà nước, là Nhà tình thương các đối tượng là trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Tổng số hiện tại Nhà tình thương đang quản lý và chăm sóc 40 cháu. Hiện tại chế độ ăn của các cháu được thực hiện theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ là 360.000đ/em. 5.2. Mô hình hoạt động trợ giúp tại cộng đồng: Đa số đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên đều sống tại cộng đồng do gia đình và xã, thị trấn quản lý, chăm sóc. 5.3. Mô hình khác: Trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh không có mô hình TGXH khác ngoài 02 mô hình trên. 6. Nguồn ngân sách thực hiện trợ giúp: 6.1. Nguồn ngân sách từ Nhà nước: Ngân sách chi trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng tại cộng đồng: 2.184.000.000đ/1năm. Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng ngoài vùng cư trú: 30.000.000đ/năm. Chi hỗ trợ mai táng phí cho các đối tượng trợ cấp thường xuyên khi chết: 60.000.000đ/năm. Ngân sách nuôi dưỡng và chăm sóc các cháu sống tại Nhà tình thương huyện: 250.000.000đ/năm/40cháu. Ngân sách chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho nhà sập, trôi, cháy, người mất tích: 150.000.000đ/năm. Các nguồn đảm bảo xã hội khác: 50.000.000đ/năm. 6.2. Nguồn ngân sách huy động từ cộng đồng: Hàng năm Phòng Lao động – TBXH vận động các cán bộ công chức, người lao động và các Doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng “Quỹ bảo trợ trẻ em” với số tiền là: 25.000.000đ. Phòng sử dụng nguồn quỹ để hỗ trợ cho các cháu phẫu thuật tim bẩm sinh, bệnh hiểm nghèo, phẫu thuật chỉnh hình dạng vận động, phẫu thuật nụ cười và tặng quà cho các cháu nhân dịp Tết trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi. Số tiền vận động, Phòng Lao động – TBXH công khai chuyển vào tài khoản tại kho bạc Nhà nước để quản lý và cần sử dụng khi cần thiết. Hội từ thiện thành phố Nha Trang hỗ trợ 25.000.000đ/năm cho Nhà tình thương huyện Khánh Vĩnh. Hàng tháng Phòng chi hỗ trợ thêm tiền ăn và các khoản sinh hoạt phí hàng ngày cho 40 cháu. Ngoài ra, Phòng dùng số tiền vận động được mua tặng quà cho các cháu ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu và đau ốm. Một phần trích làm quỹ khuyến học để trao học bổng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập nhằm khuyến khích động viên các cháu. 6.3. Nguồn từ bản thân đối tượng và gia đình đối tượng giúp đỡ: Đa số những đối tượng đều có hoàn cảnh khó khăn nên nguồn từ gia đình và bản thân đối tượng là rất ít. Tuy nhiên một số người vẫn tự vươn lên và được gia đình quan tâm giúp đỡ, họ không trông chờ ỉ lại vào nguồn trợ cấp. 7. Những vướng mắc và tồn đọng khi trợ giúp: 7.1 Quy mô cơ cấu đối tượng Đối tượng được hưởng trợ cấp trên địa bàn huyện đa số là người già neo đơn, người tâm thần, tàn tật nên khi làm thủ tục để hưởng trợ cấp, bản thân đối tượng không cung cấp đủ các giấy tờ liên quan cho cán bộ TBXH làm mất nhiều thời gian. Các đối tượng hưởng trợ cấp đa số không biết chữ cho nên việc nhận tiền và ký nhận khó khăn. Khánh Vĩnh là huyện miền núi, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung nên khi triển khai các văn bản, nghị địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_5873.doc
Tài liệu liên quan