So sánh quy trình cấp và quản lý tín dụng:
Trước tiên, chúng ta xem xét quy trình tín dụng trước khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng. Quy trình này bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn:
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn
- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và về phương án sản xuất kinh doanh /dự án đầu tư
- Kiểm tra, xác minh thông tin
- CBTD tiến hành tìm hiểu và phân tích về: ngành hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động , khả năng tài chính, dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh /dự án đầu tư, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietin Bank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thí điểm các chủ trương, chính sách chính của NHCTVN, đồng thời điều vốn cho các chi nhánh khác trong hệ thống NHCTVN.
Theo điều lệ của NHCT Việt Nam, Sở giao dịch I là đại diện ủy quyền của NHCT Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh doanh, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHCT Việt Nam. Sở giao dịch I có con dấu và mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, NHCT Việt Nam và Sở giao dịch I nói riêng đã có những bước phát triển khả quan, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. Trong nhiều năm qua, sở giao dịch I luôn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống NHCT Việt Nam..
Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch I
Sở giao dịch gồm 11 phòng ban chức năng, hoạt động theo nhiệm vụ, chức năng riêng đã được phân công theo sự điều hành của Ban giám đốc. Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc.
1.2.1. Phòng khách hàng I (Doanh nghiệp lớn)
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
1.2.2. Phòng khách hàng II (Doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với trình độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.3. Phòng khách hàng cá nhân
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
1.2.4.Phòng quản lý rủi ro
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tá quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Là đầu mối khai thác và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của nhà nước.
1.2.5. Phòng kế toán giao dịch
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền và quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.
1.2.6. Phòng kế toán tài chính
Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam.
1.2.7. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu, phối hợp với các phòng khách hàng số 1 (Doanh nghiệp lớn), phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ) để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt đối; phát hành, thông báo (bao gồm cả sửa đổi, bảo lãnh) bảo lãnh trong nước và nước ngoài trong phạm vi được ủy quyền, phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
1.2.8. Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT Việt Nam, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
1.2.9. Phòng tổ chức – hành chính
Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trưong chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
1.2.10. Phòng thông tin điện toán
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
1.2.11. Phòng Tổng hợp
Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Sở Giao dịch I.
1.3. Thành tựu đạt được
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, NHCT Việt Nam và Sở giao dịch I nói riêng đã có những bước phát triển khả quan, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. Trong nhiều năm qua, sở giao dịch I luôn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống NHCT Việt Nam. Điều này được thể hiện trong một số chỉ tiêu cơ bản:
- Là đơn vị đứng đầu về tỷ lệ huy động vống trong toàn hệ thống Công thương, lợi nhuận trung bình trong 3 năm gần đây đạt trên 300 tỷ đồng.
- Dư nợ và đầu tư luôn dẫn đầu trong cả hệ thống.
- Sở giao dịch I luôn là nơi được chọn thực hiện thí điểm các sản phẩm dịch vụ mới của NHCT Việt Nam. Đây là đầu mối cho các chi nhánh NHCT trên địa bàn để triển khai các chương trình do NHCT Việt Nam phát động.
Tổng kết kết quả hoạt động của Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam trong 3 năm gần đây (2005 – 2007).
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Lợi nhuận hạch toán nội bộ
347,5
343
331,5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của SGD I - NHCT VN)
Trong 3 năm qua, hoạt động của Sở giao dịch I đạt kết quả tốt, lợi nhuận cuối năm luôn vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tổng nguốn vốn huy động cuối năm 2007 nguồn vốn huy động đạt 16.718 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11% trên tồng nguồn vốn của toàn hệ thống NHCT; Dư nợ cho vay và đầu tư đến 31/12/2007 đạt 4.360 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2005 và đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 10%; đồng thời các hoạt động dịch vụ khác cũng được Sở đẩy mạnh phát triển toàn diện với nhiều sản phẩm như: Cho thuê két sắt, kiều hối, Eden, dịch vụ du học trọn gói, dịch vụ điện tử qua mạng, dịch vụ thẻ, giải ngân các dự án ODA, …Doanh số hoạt động thanh toán năm 2007 đạt 716.000 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 19%, doanh số thanh toán XNK 2007 đạt 297 triệu USD, bình quân hàng năm tăng 26%.
1.4. Mô tả công việc kiến tập tại Phòng khách hàng II - Sở giao dịch I-NHCTVN.
Phòng Khách hàng II có nhiệm vụ khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong quá trình thực tập, em đã có điều kiện nghiên cứu một số tài liệu ngân hàng và tiếp xúc trực tiếp quá trình thực hiện các nghiệp vụ tại đây, cụ thể là:
- Việc thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ.
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác.
+ Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT Việt Nam.
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
PHẦN 2
CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Quy trình công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
Cán bộ chấm điểm tín dụng thực hiện theo các bước sau:
2.1.1. Thu thập thông tin
2.1.2. Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp
Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp
STT
Tiêu chí
Trị số
Điểm
1
Nguồn vốn kinh doanh
Từ 50 tỷ đồng trở lên
30
Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng
25
Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng
20
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng
15
Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng
10
Dưới 10 tỷ đồng
5
2
Lao động
Từ 1500 người trở lên
15
Từ 1000 người đến dưới 1500 người
12
Từ 500 người đến dưới 1000 người
9
Từ 100 người đến dưới 500 người
6
Từ 50 người đến dưới 100 người
3
Dưới 50 người
1
3
Doanh thu thuần
Từ 200 tỷ đồng trở lên
40
Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng
30
Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng
20
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng
10
Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng
5
Dưới 5 tỷ đồng
2
4
Nộp ngân sách
Từ 10 tỷ đồng trở lên
15
Từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
12
Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng
9
Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng
6
Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng
3
Dưới 1 tỷ đồng
1
Căn cứ vào thang điểm trên, các doanh nghiệp được xếp loại thành: Quy mô lớn, vừa và nhỏ:
Điểm
Quy mô
Từ 70 – 100 điểm
Lớn
Từ 30 – 69 điểm
Vừa
Dưới 30 điểm
Nhỏ
2.1.3. Chấm điểm các chỉ số tài chính
Sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng trên theo nguyên tắc: Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên về phía loại tốt nhất.
Các chỉ số tài chính sử dụng bao gồm:
STT
Chỉ số
Nội dung
Chỉ tiêu thanh khoản
1
Khả năng thanh toán hiện hành
Tài sản lưu động + đầu tư tài chính ngắn hạn / (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn đến hạn)
(Nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000)
Tài sản ngắn hạn /Nợ ngắn hạn
(Nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006)
2
Khả năng thanh toán nhanh
Tài sản có tính lỏng cao (Tiền + đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu - Phải thu khó đòi) /Nợ ngắn hạn
(Nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000)
Tài sản có tính lỏng cao (Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn - Phải thu khó đòi) (Nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006)/Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu hoạt động
3
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán /Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ và cuối kỳ
4
Kỳ thu tiền bình quân
(Giá trị các khoản phải thu bình quân /Doanh thu thuần) * 365
5
Doanh thu thuần /Tổng tài sản
Doanh thu thuần /Tổng tài sản bình quân đầu và cuối kỳ
Chỉ tiêu cân nợ
6
Nợ phải trả /Tổng tài sản
Nợ phải trả /Tổng tài sản
7
Nợ phải trả /Nguồn vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả /Nguồn vốn chủ sở hữu
8
Nợ phải trả /Tổng dư nợ ngân hàng
Nợ phải trả /Tổng dư nợ ngân hàng
Chỉ tiêu thu nhập
9
Tổng thu nhập trước thuế /Doanh thu thuần
Tổng thu nhập trước thuế /Doanh thu thuần
10
Tổng thu nhập trước thuế /Tổng tài sản
Tổng thu nhập trước thuế /Tổng tài sản bình quân
11
Tổng thu nhập trước thuế /Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng thu nhập trước thuế /Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
2.1.4. Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính
Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo các tiêu chí:
- Lưu chuyển tiền tệ
- Năng lực và kinh nghiệm quản lý
- Uy tín trong giao dịch với ngân hàng
- Môi trường kinh doanh
- Các đặc điểm hoạt động khác
2.1.5. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
Cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số
Căn cứ điểm tổng hợp, tiến hành xếp hạng doanh nghiệp như sau:
Hạng
Số điểm đạt được
AA+
92,4 – 100
AA
84,8 – 92,3
AA-
77,2 – 84,7
BB+
69,6 – 77,1
BB
62 – 69,5
BB-
54,4 – 61,9
CC+
46,8 – 54,3
CC
39,2 – 46,7
CC-
31,6 – 39,1
C
< 31,6
2.1.6. Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp
Thực hiện xếp hạng các khách hàng là doanh nghiệp thành 10 hạng theo quy định của NHCT Việt Nam có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC-, C như mô tả trong bảng sau:
Loại
Đặc điểm
Mức độ rủi ro
AA+: Loại tối ưu
Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất.
Tình hình tài chính lành mạnh
Năng lực cao trong quản trị
Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định
Triển vọng phát triển lâu dài
Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền Nhà nước
Đạo đức tín dụng cao
Thấp nhất
AA: Loại ưu
Tình hình tài chính lành mạnh
Khả năng sinh lời tốt
Hoạt động hiệu quả và ổn định
Quản trị tốt
Triển vọng phát triển lâu dài
Đạo đức tín dụng tốt
Thấp, nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+
AA-: Loại tốt
Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định.
Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA.
Quản trị tốt
Triển vọng phát triển tốt
Đạo đức tín dụng tốt
Thấp
BB+: Loại khá
Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn.
Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.
Trung bình
BB: Loại trung bình khá
Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn
Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung.
Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn khách hàng loại BB+.
BB-: Loại trung bình khá
Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ.
Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp, Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải thiện.
CC+: Loại dưới trung bình
Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động.
Năng lực tài chính yếu, dễ bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời.
Năng lực quản lý kém.
Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, Ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.
CC: Loại xa dưới trung bình
Hiệu quả hoạt động thấp
Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày).
Năng lực quản lý kém
Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.
CC-: Loại yếu kém
Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi.
Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn
Năng lực quản lý kém
Rất cao, Ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay.
C: Loại rất yếu kém
- Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém.
Đặc biệt cao, Ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay.
Liên hệ trao đổi với các chi nhánh khác (đối với trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng tại nhiều chi nhánh) để thống nhất kết quả chấm điểm xếp hạng; trường hợp không thống nhất kết quả thì ghi rõ trong tờ trình báo cáo kết quả chấm điểm xếp hạng.
2.1.7. Trình duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
2.1.8. Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro)
2.1.9. Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với những khách hàng phải thẩm định rủi ro)
2.1.10. Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
2.1.11. Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ
2.2. Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam:
2.2.1 . So sánh quy trình cấp, quản lý và chất lượng tín dụng trước và sau khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng:
So sánh quy trình cấp và quản lý tín dụng:
Trước tiên, chúng ta xem xét quy trình tín dụng trước khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng. Quy trình này bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn:
Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn
Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và về phương án sản xuất kinh doanh /dự án đầu tư
Kiểm tra, xác minh thông tin
CBTD tiến hành tìm hiểu và phân tích về: ngành hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động , khả năng tài chính, dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh /dự án đầu tư, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.
Bước 3: Xác định phương thức cho vay
Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay
Bước 6: Tái thẩm định khoản vay
Bước 7: Ký hợp đồng tín dụng, giải ngân, kiểm tra giám sát khoản vay
Bước 8: Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh.
Mô hình chấm điểm tín dụng được triển khai không làm thay đổi quy trình tín dụng. Chấm điểm tín dụng được xen kẽ vào một số bước quan trọng để bổ sung và hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng. CBTD vẫn tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và phân tích thông tin về khách hàng và món vay, từ đó chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng thông qua các phiếu thu thập thông tin. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng, CBTD lập tờ trình báo cáo kết quả chấm điểm, ký, trình lãnh đạo phòng và giám đốc chi nhánh phê duyệt. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng sẽ là cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng: hạn mức tín dụng, số tiền cho vay, mức lãi suất /phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng, …Theo Quyết định QT.35.02, việc chấm điểm và xếp hạng được thực hiện vào quý I hàng năm, ngay sau khi nhận được báo cáo tài chính của khách hàng. Ngoài ra,CBTD phải đánh giá lại điểm của khách hàng bất kỳ lúc nào có sự kiện bất thường xảy ra, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và cần được điều chỉnh kịp thời để phán ánh chính xác rủi ro của mỗi khách hàng. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một bước bổ sung vào quy trình tín dụng và về cơ bản không làm thay đổi các bước thực hiện của quy trình.
So sánh chất lượng tín dụng trước và sau khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng:
Để so sánh chất lượng tín dụng trước và sau khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng chúng ta cần xem xét đến một chỉ tiêu rất quan trọng là tỷ lệ nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn /Tổng dư nợ
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mới được áp dụng tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam từ năm 2004. Qua hơn 4 năm áp dụng, chất lượng tín dụng của Sở giao dịch I đã được cải thiện rõ rệt, thể hiện rõ trong bảng sau: (Theo Tổng số (TS) v à t ỷ trọng (TT) )
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
2006
2007
TS
TT (%)
TS
TT
(%)
TS
TT
(%)
TS
TT
(%)
TS
TT
(%)
Tổng dư nợ cho vay
1.497
2.414
2.788
2.777
3.100
Chất lượng tín dụng
- Dư nợ trong hạn
1.439
96,1
2.404,4
99,6
2780,8
99,7
2.730
99,95
3.100
100
- Dư nợ quá hạn
58
3,9
9,6
0,4
7,2
0,3
0,47
0,05
0
0
( Nguồn: Phòng Tổng hợp - Sở giao dịch I - NHCTVN )
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy được tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Sở giao dịch I giảm qua các năm. Thời điểm bắt đầu áp dụng hệ thống chấm điểm đầu năm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm mạnh từ 3,9% năm 2003 xuống chỉ còn 0,4% năm 2004, 0,3% năm 2005, 0,05% năm 2006 và đặc biệt năm 2007, Sở giao dịch I không có dư nợ quá hạn.
Qua đó, chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đã hạn chế tối đa rủi ro, góp phần tích cực nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch I.
2.2.2. Ưu điểm và những thành công đạt được
Sau khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, ngoài việc nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả của các khoản cho vay, hệ thống này còn tạo ra một số ưu điểm sau:
Thứ nhất, chấm điểm tín dụng giúp lượng hoá được rủi ro của khách hàng vay vốn. Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được áp dụng đã lượng hóa được các chỉ tiêu xem xét, tạo ra một khung chuẩn chung tính điểm khách hàng đã giúp cho CBTD có cơ sở để kiểm tra đánh giá của mình, từ đó nâng cao tính chính xác cho các quyết định tín dụng.
Thứ hai, tăng tính khách quan cho quá trình ra quyết định. Nếu không có sự hỗ trợ của điểm số tín dụng thì tính chủ quan trong việc chấp nhận hay từ chối khách hàng vay vốn là rất lớn, sẽ dễ dẫn đến các sai sót trong hoạt động cho vay, giúp xếp hạng khách hàng theo từng mức độ rủi ro khác nhau, các quyết định tín dụng cũng phong phú hơn, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng hơn.
Thứ ba, với điểm số tín dụng, vấn đề tài sản đảm bảo đối với khách hàng có độ rủi ro thấp không còn là một yếu tố hàng đầu trong xem xét cho vay như trước đây. Theo hệ thống chấm điểm tín dụng, tài sản đảm bảo chỉ là một chỉ tiêu trong số các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá. Những doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng tốt thì sẽ được cấp tín dụng mà không cần tài sản đảm bảo. Hiện tại, các khách hàng có hạng tín dụng từ BB+ trở lên sẽ được cho vay mà không cần tài sản đảm bảo cùng với những ưu tiên về phí, lãi suất, …Điều này đem lại thuận lợi cho khách hàng và cũng tạo cho Ngân hàng một sự tin tưởng về khả năng thu hồi khoản vốn đã cấp.
Thứ tư, giúp giảm bớt hình thức cho vay dựa trên quan hệ. Trước đây, do không có một chuẩn mực để đánh giá khách hàng và lượng hóa được rủi ro, Ngân hàng thường chỉ chấp nhận cho vay đối với những khách hàng truyền thống mà cả Ngân hàng và khách hàng đều rất hiểu rõ về nhau, rủi ro sẽ thấp hơn. Những khách hàng lần đầu tiên đến đặt quan hệ tín dụng sẽ chiếm được rất ít sự tin tưởng và tín nhiệm của Ngân hàng. Với sự hỗ trợ của hệ thống chấm điểm tín dụng, Ngân hàng có thể tiến hành chấm điểm khách hàng ngay từ lúc tiếp nhận hồ sơ để đánh giá rủi ro và quyết định có cho vay hay không.
Qua hơn bốn năm áp dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng đã đóng góp rất nhiều vào sự thành công trong hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I, nhưng mô hình cũng còn chứa đựng nhiều bất cập.
2.2.3. Những hạn chế cần khắc phục
2.2.3.1. Những hạn chế trong công tác triển khai và tổ chức hệ thống chấm điểm tín dụng:
Nguồn thông tin thu thập còn hạn chế
Trong hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các DNV&N còn thiếu những báo cáo tài chính được kiểm toán một cách chính xác và kịp thời; sự chia sẻ thông tin trong hệ thống ngân hàng còn hạn chế do Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia hoạt động chưa hiệu quả, cùng với sự cạnh tranh về cho vay giữa các NHTM. Nguồn thông tin thu thập có độ chính xác chưa cao.
Việc áp dụng công nghệ trong chấm điểm tín dụng
Hiện nay, tại Sở giao dịch I chưa có phần mềm chấm điểm tín dụng tự động bằng máy tính. Tất cả các thao tác chấm điểm sẽ được CBTD thực hiện một cách thủ công, CBTD sẽ tự tính toán các chỉ tiêu tài chính, đối chiếu với phiếu điểm tín dụng để cho điểm và đánh giá, vì vậy rất có thể sẽ dẫn đến sai sót trong qua trình tính toán và cho điểm, ảnh hưởng đến điểm tổng hợp cuối cùng của khách hàng vay vốn.
Công tác rà soát, chỉnh sửa các phiếu điểm tín dụng
Các phiếu điểm tín dụng được thiết kế từ năm 2004, cho đến nay nó vẫn chưa một lần nào được chỉnh sửa lại cho phù hợp với điều kiện kinh tế và những thay đổi trong thực tiễn công tác tín dụng. Các điểm số của từng chỉ tiêu trình bày trong các phiếu điểm chưa rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn cho CBTD, đặc biệt là đối với những CBTD mới vào nghề. Công tác rà soát, chỉnh sửa không được thực hiện khiến cho các phiếu điểm trở nên lạc hậu hơn so với thực tế và làm giảm tính chính xác của điểm số tín dụng cũng như hạng của khách hàng.
2.2.3.2. Sự bất hợp lý trong việc thiết kế quy trình chấm điểm tín dụng
Điểm tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp được xác định theo các phiếu điểm tín dụng mô tả trong Sổ tay tín dụng thường không cao do Ngân hàng yêu cầu quá nhiều thông tin đầu vào cho quá trình chấm điểm.Trong đó, một số chỉ tiêu không có nhiều ý nghĩa trong việc đánh giá rủi ro của khách hàng doanh nghiệp.
Ngoài ra, một lượng lớn khách hàng xin vay vốn là các DN Vừa & Nhỏ, báo cáo tài chính thường không đầy đủ và chính xác. Điều này làm cho điểm tín dụng của các doanh nghiệp khi chấm các chỉ tiêu tài chính thường rất thấp.
Khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính thì giá trị của các chỉ tiêu được đưa ra làm chuẩn mực so sánh cũng khô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26099.doc