N ăm qua là thời kỳ khó khăn về ngoại tệ do nguồn mua ngoại tệ không đáng kể tỷ giá ngoại tệ biến động, NHNN chỉ ưu tiên bán các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu . Để có nguồn ngoại tệ giữ được khách hàng, nhất là những khách hàng nhập khẩu làm tăng dư nợ, Sở đã tranh thủ NHNNVN, NHNo $ PTNTVN, tranh thủ các ngân hàng bạn, sự cộng tác thông cảm của khách hàng trong việc xử lý ngoại tệ. Chín tháng qua có kết quả mua bán ngoại tệ như sau:
Doanh số mua vào (kể cả ngoại tệ khác quy đổi): 50,2 triệu USD
Doanh số bán ra (kể cả ngoại tệ khác quy đổi): 47,5 triệu USD
Sở đã tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục thanh toán kịp thời cho khách hàng theo thông kệ quốc tế, kết quả:
- Thanh toán hàng nhập khẩu 153 món, số tiền 39 triệu USD
- Thanh toán hàng xuất khẩu 20 món, số tiền 2,3 triệu USD
- Thanh toán chuyển tiền 133 món, số tiền 9,9 triệu USD
Thông qua giao dịch, Sở đã tổ chức ký kết hợp đồng mua ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp , các đơn vị kinh tế xuất khẩu hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thanh toán, tranh thủ được Sở đầu mối để có nguồn ngoại tệ thanh toán lúc khan hiếm
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái quát chung về Sở Giao Dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Sở Giao Dịch I là một bộ phận của Trung tâm điều hành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và là một chi nhánh của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp, có trụ sở tại số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội.
Sở Giao Dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (SGD I NHNo & PTNTVN) được thành lập theo quyết định số 15 - TCCB ngày 16/3/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện thí điểm những văn bản, chủ trương của ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống; trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối với các công ty lớn về nông nghiệp như Tổng công ty rau quả, công ty thức ăn gia súc...
Ngày 1 tháng 4 năm 1991 Sở Giao Dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
Lúc mới thành lập, Sở Giao Dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ có hai phòng ban, đó là phòng tín dụng và phòng kế toán và một tổ kho quĩ.
Năm 1992, SGD I NHNo&PTNTVN được sự uỷ nhiệm của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp đã tiến hành thực hiện thêm nhiệm vụ mới, đó là quản lý vốn, điều hoà vốn, thực hiện quyết toán tài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Trong các năm từ 1992 đến 1994, việc thực hiện tốt nhiệm vụ này của SGD I NHNo&PTNTVN đã giúp thực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của 23 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Từ cuối năm 1994 đến nay, SGD I NHNo&PTNTVN thực hiện nhiệm vụ điều chuyển vốn theo lệnh của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoại tệ sau đó cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra, Sở Giao Dịch I còn làm các dịch vụ như tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá qúy, tài trợ xuất nhập khẩu...
Đống Đa là quận có địa bàn rộng lớn, là nơi tập trung nhiều công ty lớn, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ hợp sản xuất, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và các hộ công thương. Đồng thời trên địa bàn quận Đống Đa cũng có rất nhiều điểm thương mại lớn, vì vậy, khách hàng của Sở Giao Dịch I rất đa dạng và phong phú. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Sở Giao Dịch I trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ là trung gian tiền tệ, có điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường, của sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân.
Bên cạnh những thuận lợi trên, Sở Giao Dịch I cũng gặp phải không ít khó khăn. Đó là tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, du lịch và khách sạn không nhiều nên hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I có nhiều hạn chế. Mặt khác, cùng nằm trên địa bàn hoạt động của Sở Giao Dịch I còn có sự hiện diện của đông đảo các Ngân hàng Quốc doanh, Ngân hàng cổ phần như chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, Ngân hàng Thương Mại cổ phần Bắc á... đã tạo nên một môi trường cạnh tranh khá gay gắt.
Mặc dù vậy, trong những năm qua Sở Giao Dịch I vẫn là một Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao, mức sinh lời năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn thấp.
II. Bộ máy tổ chức của Sở Giao Dịch I:
Hiện nay, bộ máy nhân sự của Sở Giao Dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gồm 84 người phân bổ các phòng ban được thể hiện ở sơ đồ sau:
ban giám Đốc đđốc
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kế
toán
Phòng hành nhân sự
Phòng ngân qũy
Chi nhánh Trung Yên
Chi nhánh Tây
Sơn
1. Phòng kinh doanh:
Với tổng số cán bộ của phòng là 20 người, phòng được chia thành 4 bộ phận:
Bộ phận kế hoạch
Bộ phận nguồn vốn
Bộ phận cho vay
- Bộ phận thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ.
Phòng được giao 4 nhiệm vụ chủ yếu:
- Lập kế hoạch kinh doanh
Tạo lập nguồn vốn
Cho vay các tổ chức kinh tế trong và ngoà quốc doanh
_ Làm công tác thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ.
2. Phòng kế toán:
Phòng kế toán có 2 nhiệm vụ chính:
Là trung tâm thanh toán, chuyển tiền và các dịch vụ thanh toán khác
Hạch toán tổng hợp kết quả kinh doanh của toàn sở
Hiện nay, nhờ sự giúp đỡ của máy vi tính, việc thực hiện nghiệp vụ trở nên đơn giản hơn, dễ dàng hơn cho việc kiểm tra và cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng một cách nhanh nhất .
3. Phòng hành chính nhân sự:
Phòng gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận hành chính
- Bộ phận nhân sự
Nhiệm vụ chính của phòng này là tổ chức, quản lý cán bộ, phân công nhiệm vụ cho các nhân viên cho phù hợp với năng lực của từng người và phù hợp với yêu cầu của cơ quan, tuyển thêm nhân viên; quản lý việc thu, chi các qũy tiền lương, khen thưởng..
4. Phòng ngân quỹ:
Phòng ngân quỹ có nhiệm vụ:
Thu chi, kiểm đếm, điều chuyển tiền mặt qua các chi nhánh, NHNN và NHNo & PTNTVN
Ngoài ra, Phòng còn làm dịch vụ kiểm đếm cho các đơn vị kinh tế
* Ngoài 4 phòng trên, Sở giao dịch I còn có 2 chi nhánh ngân hàng cấp 4, đó là
Chi nhánh Tây Sơn
Chi nhánh Trung Yên
Với mục tiêu lấy chất lượng là chính, đội ngũ cán bộ công nhân viên của toàn Sở Giao Dịch I hiện nay hầu hết đều có trình độ đại học và trên đại học như trong 14 cán bộ tín dụng của Sở Giao Dịch I thì có 1cán bộ có trình độ thạc sỹ còn tất cả đều có trình độ trên đại học, Phòng kế toán 90% cán bộ có trình độ đại học trở lên và phòng ngân quĩ 70% cán bộ có trình độ đại học. Số cán bộ còn lại hầu hết đã qua cao đẳng.
Hiện nay, Sở Giao Dịch I đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ như bố trí cho cán bộ công nhân viên đi dự đầy đủ các đợt tập huấn của trung tâm điều hành, bố trí cho 20 cán bộ đi đào tạo vi tính, 13 cán bộ tham dự các khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ ngoại thương, luật thương mại và thanh toán quốc tế, 4 lượt cán bộ đi học tiếng Anh ngắn hạn về nghiệp vụ Ngân hàng, 1 cán bộ đi dự hội thảo nghiệp vụ tại Singapore do Americian Bank tổ chức.
Các bộ phận trên tuy được chuyên môn hóa theo nghiệp vụ của Ngân hàng nhưng nó luôn có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo thành móc xích cùng đóng góp vào công cuộc đổi mới của SGD I NHNo&PTNTVN nói riêng và toàn ngành Ngân hàng nói chung. Chẳng hạn đó là sự kết hợp của phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán để tạo ra một món cho vay có hiệu quả.
III. đánh giá tình hình hoạt động của sở giao dịch I trong thời gian qua.
Trong những năm qua mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực thiên tai lũ lụt, hạn hán tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, sản xuất hàng hoá ở mức độ thấp và chịu ảnh hưởng lớn của xuất nhập khẩu. Trước khó khăn như trên, Đảng và Chính phủ đã có nhiều quyết sách đúng đắn, do đó nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực,năm 2000 tốc độ tăng GDP đạt 6,7%: trong đó sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển và ổn định, giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 4,9% , sản lượng lương thực quy thóc vượt 2 triệu tấn so với kế hoạch, nhưng do giá hàng lương thực giảm nên sức mua của trên 80% dân số là nông dân bị giảm sút, vì thế thị trường trầm lắng, kém sôi động.
Về phía ngành Ngân hàng, Thống đốc NHNN đã ban hành các cơ chế, chính sách về điều hành thị trường tiền tệ , quản lý ngoại hối, công bố lãi suất cơ bản, cơ chế tín dụng, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống NHTM… tạo hành lang pháp lý, cơ chế thông thoáng, linh hoạt cho các tổ chức tín dụng. Đối với NHNo&PTNTVN , Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc đã bám sát định hướng của ngành, chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ chế quản lý của Thống đốc NHNN để chỉ đạo, điều hành kinh doanh năng động sát thực tế, do vậy kết quả kinh doanh đã hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch năm 2000.
Đối với Sở giao dịch I- hoạt động trên địa bàn thủ đô, nơi tập trung nhiều Ngân Hàng thương mại trong nước và quốc tế, công tác kinh doanh phải đối đầu với nhiều cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tin dụng có nhiều thế mạnh về vốn, ngoại tệ và công nghệ trong các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Song được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo Sở giao dịch I cùng với sự lỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ sở, sở giao dịch I đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu được giao.
Thành tích SGD I NHNo&PTNTVN đạt được trong thời gian qua được thể hiện trong các chỉ tiêu:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
1.Vốn huy động
99
370
902
2.173
2.372
2.553
2.260
2. Sử dụng vốn
- DSCV
180
223
171
345
571
663
1.302
- DSTN
193
212
156
160
615
708
1.056
- Dư nợ
34
44
60
245
201
157
403
Trongđó:
+ Nợ QH
5
3
3
4
3
2,5
23,2
+ tỷ lệ%
15
5,93
4,67
1,6
1,58
1,6
5,5
3. Quỹ TN
4
12,9
29
24
52,6
93
76,53
1.Nguồn vốn :
Trong giai đoạn 1994-1999 nguồn vốn của Sở Giao Dịch I đã liên tục tăng trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ điều hoà vốn về Ngân Hàng Trung Ương cũng như để cung ứng cho nguồn đầu tư tín dụng.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
1. Không kỳ hạn
39,572
106,388
241,144
773,78
1.056
1.067
1.038
Tiết kiệm
4,200
6,824
20,310
17,557
11,476
10,691
10,570
2. Có kỳ hạn
59,456
263,493
660,945
899,64
816,18
573,09
1.222
Tiết kiệm
46,546
11,032
89,651
79,329
89,442
341,60
400,21
Kỳ phiếu
12,910
44,392
269,697
559,01
325,74
190,55
221,07
Vzy TCKT,TCTD
0
0
0
500
500
500
600
( Nguồn SGD I NHNo &PTNTVN )
Những năm 1997,1998,1999 trong hoạt động kinh doanh, Sở Giao Dịch I đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Cơ cấu nguồn vốn được cải thiện dần, năm sau tốt hơn năm trước. Nguồn không kỳ hạn có xu hướng tăng nhanh, đây là nguồn vốn lãi suất thấp tạo cơ hội thuận lợi để hạ lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, lựa chọn thu hút khách hàng mới, khách hàng lớn tới giao dịch, vay vốn tại sở tạo điều kiện để Sở Giao Dịch I đứng vững trên thương trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Năm 1997, tổng nguồn vốn huy động vốn trên địa bàn đã lên tới con số 2.173 tỷ đồng gấp đôi so với năm 1996 đóng góp một phần không nhỏ vào công tác điều hoà vốn trên toàn bộ hệ thống.
Đến 31/12/1998 nguồn vốn lại tiếp tục tăng 198 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 1997, đạt 44 tỷ đồng / nhân viên . nguồn vốn trên đã thoả mãn nhu cầu tín dụng trên địa bàn và góp gần 2000 tỷ đồng để trung tâm điều hành điều hoà vốn.
Từ quý 2 năm 1999, toàn hệ thông thừa vốn, Hội Đồng Quản Trị đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn từ 35% đến 40% xuống còn 18%, Sở Giao Dịch I là trọng điểm được Tổng giám đốc chỉ đạo việc giảm vốn.
Chấp hành chỉ đạo của Tổng giám đốc, Sở Giao Dịch I đã nhanh chóng giảm các nguồn vốn huy động lãi suất cao (như không huy động loại TK 9 tháng, không nhận tiền gửi có kỳ hạn của NH đầu tư, để tiết kiệm chi phí), đồng thời đã có các biện pháp để giữ nguồn tiền gửi lớn, lãi suất rẻ của BHXBVN, quỹ doanh nghiệp vừa và nhỏ …như thực hiện cơ cấu tiền gửi hợp lý, ưu đãi giảm phí thanh toán. Do vậy 2 năm 1999-2000, Sở Giao Dịch I đã chấp hành tốt kế hoạch huy động vốn (đạt 101,6%năm 1999 và 120,2% năm 2000 so với kế hoach), nhưng vẫn là đơn vị có quy mô nguồn vốn huy động lớn, chiếm trên 7% nguồn vốn kinh doanh của toàn hệ thống. Trong năm 1999 cũng do chính sách này mà Sở Giao Dịch I đã ứng phó kịp thời với 5 lần hạ lãi suất tiền vay, vẫn đảm bảo nguồn vốn huy động lớn, lãi suất đầu vào thấp tạo tiền đề cho Sở Giao Dịch I hạ lãi suất cho vay – là ưu thế quyết định thắng lợi trong cạnh tranh. Năm 2000, tổng nguồn huy động đạt 2260 tỷ đồng, so với năm 1999 giảm 293,2 tỷ nhưng vẫn đạt 120,2% kế hoạch, NVHĐ bình quân /1 CBCNV đạt 27,9 tỷ đồng.
2. Công tác đầu tư tín dụng:
Từ bảng số liệu cho thấy, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt.
Trong năm 2000, nguồn vốn đầu tư cho các ngành kinh tế thừa buộc Sở Giao Dịch I phải nỗ lực tìm thêm khách hàng, bám sát các đơn vị làm ăn có hiệu quả, có chính sách ưu đãi về lãi suất, có chính sách nới lỏng cho khách hàng về điều kiện tín dụng để thu hút đầu tư; khi có sự thay đổi lãi suất đã kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Trong công tác cho vay, Sở Giao Dịch I đã nghiêm chỉnh chấp hành quyết định 284 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, quyết dịnh 180 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam và NĐ 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay.
Năm 2000, doanh số cho vay đạt 1302,4 tỷ đồng, so với năm 1999 tăng 639,6 tỷ đồng, trong đó:
- Doanh số cho vay nội tệ : 1206 tỷ đồng, tỷ trọng 92,6%
- Doanh số cho vay ngoại tệ : 96,4 tỷ đồng, tỷ trọng 7,4%
Năm 2000, khách hàng vay vốn tại Sở Giao Dịch I chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước (95% tổng dư nợ) và tập trung vào một số doanh nghiệp lớn, trong đó phần lớn là doanh nghiệp đã có kinh nghiệm, bề dầy sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, đã tạo được mối quan hệ gắn bó với các khách hàng chủ lực như Tổng công ty Than Việt Nam, Công ty XNK thủy sản Hà Nội, Công ty XNK với Lào Tổng công ty lương thực Miền Bắc… Số khách hàng vay vốn là hộ sản xuất kinh doanh ngày càng giảm (nguyên nhân do các hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà nên chưa đủ điều kiện để vay vốn).
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay chỉ còn 2 đơn vị có quan hệ vay trả thường xuyên, các đơn vị còn lại đã quá hạn không đầu tư tiếp. Đã có quyết định 67 của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn, nhưng địa bàn Sở Giao Dịch I không có đối tượng là hộ vay dưới 10 triệu đồng nên không triển khai được.
Trong năm 2000, nợ quá hạn chiếm 5,5% dư nợ, tăng 3,9% so với năm 1999, trong đó nợ quá hạn doanh nghiệp Nhà nước chiếm 16,9%, nợ quá hạn ngoài quốc doanh chiếm 83,1% và chủ yếu là nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (chiếm 80,3% tổng nợ quá hạn) và tập trung vào một số khách hàng.
Đó là do các nguyên nhân như sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ (tập trung ở các hộ tư nhân); do sản phẩm chất lượng kém, giá thành lại cao không cạnh tranh được với hàng ngoại như Công ty chế biến ván nhân tạo, Công ty kỹ thuật Điện thông; do bị chiếm dụng vốn , sử dụng vốn sai mục đích như Công ty XNK Hồng Hà; do sắp xếp lại sản xuất hoặc giải thể như Công ty chăn nuôi chế biến và XNK ...
Nhìn chung, doanh số cho vay, thu nợ năm 2000 tăng so với năm 1999 nhưng chưa đáp ứng được mong muốn và yêu cầu chung của toàn ngành. Một số đơn vị có dư nợ quá hạn kéo dài vẫn không thu được mặc dù cán bộ tín dụng đã đôn đốc thường xuyên, áp dụng nhiều biện pháp thu hồi như phối kết hợp với chính quyền địa phương, cam kết của khách hàng, tổ chức phát mại tài sản thế chấp,... nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
3. Hoạt động kinh tế đối ngoại:
N ăm qua là thời kỳ khó khăn về ngoại tệ do nguồn mua ngoại tệ không đáng kể tỷ giá ngoại tệ biến động, NHNN chỉ ưu tiên bán các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu…. Để có nguồn ngoại tệ giữ được khách hàng, nhất là những khách hàng nhập khẩu làm tăng dư nợ, Sở đã tranh thủ NHNNVN, NHNo $ PTNTVN, tranh thủ các ngân hàng bạn, sự cộng tác thông cảm của khách hàng trong việc xử lý ngoại tệ. Chín tháng qua có kết quả mua bán ngoại tệ như sau:
Doanh số mua vào (kể cả ngoại tệ khác quy đổi): 50,2 triệu USD
Doanh số bán ra (kể cả ngoại tệ khác quy đổi): 47,5 triệu USD
Sở đã tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục thanh toán kịp thời cho khách hàng theo thông kệ quốc tế, kết quả:
Thanh toán hàng nhập khẩu 153 món, số tiền 39 triệu USD
Thanh toán hàng xuất khẩu 20 món, số tiền 2,3 triệu USD
Thanh toán chuyển tiền 133 món, số tiền 9,9 triệu USD
Thông qua giao dịch, Sở đã tổ chức ký kết hợp đồng mua ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp , các đơn vị kinh tế xuất khẩu hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thanh toán, tranh thủ được Sở đầu mối để có nguồn ngoại tệ thanh toán lúc khan hiếm
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng nhanh nhưng mức dư nợ ngoại tệ còn quá nhỏ, NVHĐ ngoại tệ chủ yếu gửi SGD NHNo&PTNTVN để lấy phí, với lãi suất huy động cao như hiện nay thì chênh lệch tương đương gữa phí và lãi suất đầu vào rất nhỏ, nên hiệu quả kinh doanh không tương ứng với quy mô tăng trưởng của nguồn vốn huy động ngoại tệ.
5. Công tác kế toán:
Từ qúy II/1999, công việc hạch toán vốn của trung tâm điều hành đã chuyển về Sở Giao Dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các nghiệp vụ kinh doanh trực tiếp đã được mở rộng và phát triển hơn trước, khối lượng công việc kế toán tăng nhanh.Trong năm 2000, Sở đã tổ chức quyết toán niên độ và các tháng, quý,đảm bảo chất lượng và thời gian theo chỉ đạo của trung tâm điều hành. Kế toán đã hạch toán đầy đủ kịp thời, đúng chế độ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phục vụ khách hàng tiện lợi, an toàn, đến ngày 31/12/2000 có 2167 tài khoản, so với năm trước tăng trên 500 tài khoản. trong đó :
Tiền gửi nội tệ :1964 TK
Tiền gửi ngoại tệ :40 TK
Tiền vay 147 TK
Ký quỹ 8 TK
Tổ chức huy động, quản lý tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu 11.102 thẻ với trên 250 tỷ VND và gần 30 triệu USD đảm bảo an toàn, hạch toán quản lý thí điểm máy rút tiền tự động (ATM) đảm bảo an toàn. Công tác kế toán đã tổ chức thanh toán liên hàng thanh toán bù trừ mỗi ngày khoảng 500 món đảm bảo an toàn, phục vụ kịp thời việc luân chuyển vốn theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh, tận thu các loại thuế dịch vụ được 1812 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước 411 triệu đồng.
6. Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ:
Công tác này đã được thực hiện đều đặn thông qua việc kiểm tra, kiểm toán các hoạt động của Sở Giao Dịch I, thực hiện tốt việc kiểm tra quyết toán niên độ năm 1999, đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy định, tổ chức việc kiểm tra kiểm toán các hoạt động của sở, qua kiểm tra các sai sót đã được điều chỉnh kịp thời. Sở đã thực hiện nghiêm túc các nội dung theo phiếu giao việc của ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ NHNo&PTNTVN , giúp Giám đốc Sở kiểm tra việc chấn chỉnh sau thanh tra, tổ chức công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và công tác chống tham nhũng theo quy định, đã kiện toàn tổ chức Phòng KTKTNB để ổn định hoạt động.
Trong quá trình cho vay, các món vay được kiểm tra đầy đủ, phần lớn đều có vật tư hàng hoá theo phương án đã xây dựng; tự kiểm tra sắp xếp hồ sơ tín dụng theo quy định. Đã kiểm tra 188 lượt hồ sơ vay vốn, số tiền 472060 triệu đồng ; đã kiểm tra 32793 chứng từ kế toán có 27 chứng từ sai sót, tỷ lệ là 0,08%, sau kiểm tra các sai sót đã được chỉnh sửa kịp thời
7. Công tác tin học:
Sở Giao Dịch I đã tích cực triển khai việc thực hiện dự án VANACO theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đưa máy rút tiền tự động ATM vào hoạt động đạt kết quả tốt; cho sửa chữa, thay thế các máy tính đảm bảo các thiết bị hoạt động bình thường, tương thích với năm 2000.
8. Công tác ngân qũy:
Với lực lượng lao động ít hơn nhưng quy mô thu chi kiểm đếm chọn lọc... tiền VND vẫn tương đương như năm 1999; thu- chi, kiểm, đếm ngoại tệ đã tăng lên hàng chục lần, công tác ngân qũy vẫn được hoàn thành tốt. Tổ kho qũy đã thực hiện kiểm đếm có chọn lọc với khối lượng lớn, cường độ cao nhưng chưa xảy ra nhầm lẫn, không để xảy ra thiếu, mất qũy, đảm bảo tài sản cho khách hàng và cho toàn ngành.
Mặt khác công tác này đã thể hiện được tính trung thực, liêm khiết để nâng cao uy tín của ngành qua việc trả lại 171 món tiền thừa cho khách hàng với số tiền là 60968 ngàn VND và 3000 USD, thu giữ 1830 ngàn đồng tiền giả nộp NHNN, học tập QĐ 247/1999/QĐ-NHNN-06 và các văn bản về công tác ngân quỹ để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên làm công tác ngân quỹ.
III. Mục tiêu, biện pháp điều hành kinh doanh năm 2001 của Sở Giao Dịch I
Trong năm 2001, mục tiêu của Sở Giao Dịch I là:
Nguồn vốn huy động tăng từ 20% đến 25%
Tổng dư nợ tăng từ 20% đến 25%
Tỷ lệ nợ quá hạn : dưới 3%
Quỹ thu nhập 946 A : 50 tỷ đồng
Thông qua đánh giá tình hình hoạt động của Sở Giao Dịch I năm 2000, để thực hiện kế hoạch trên, Sở Giao Dịch I đã đưa ra những giải pháp sau:
Tạo sự liên kết, gắn bó với BHXHVN, quỹ DNVVN để ổn định nguồn vốn bằng phương thức nối mạng vi tính gắn với sử lý linh hoạt về lãi suất và phục vụ tại trụ sở của khách hàng.
Tìm kiếm các khách hàng có tiềm năng về nguồn vốn để nhận tiền vay, tiền gửi.
Chú trọng việc thu hút nguồn vốn từ dân cư trong đó chú ý huy động vốn trên 12 tháng bằng huy động tiết kiệm , kỳ phiếu, tiền gửi cá nhân… để tạo sự ổn định về nguồn vốn.
Chủ động xác định hạn mức tín dụngcủa khách hàng, trường hợp vượt quyền phán quyết phải khẩn trương trình TTDH phê duyệt, để rải ngân kịp thời theo yêu cầu vay vốn của khách hàng.
Củng cố, tạo mối quan hệ bền chặt giữ bằng được những khách hàng đã có, đẩy mạnh tiếp thị, thu hút thêm các khách hàng vay vốn, khách hàng dịch vụ theo hướng tập trung vào các tổng công ty và thành viên của các Tổng công ty 90-91.
Mở rộng cho vay tiêu dùng ở các Chi nhánh trực thuộc và hội sở, trong đó tập trung vào cán bộ trong ngành và khối công chức nhà nước có thu nhập ổn định.
Tổ chức kiểm tra an toàn, hiệu quả nghiệp vụ TTQT để thu hút khách hàng xuất, nhập khẩu sủ dụng TTQT và vay vốn
Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng bằng việc tuân thủ nghiêm túc các qui trình nghiệp vụ tín dụng. Suy nghĩ các biện pháp thu nợ quá hạn nợ đã xử lý bằng rủi ro tín dụng ráo riết hơn, đảm bảo tỷ lệ và số tuyệt đối về nợ quá hạn + tăng thu nhập.
Mở rộng các loại hình dịch vụ để hỗ trợ cho việc tăng trưởng nuồn vốn và dư nợ, tạo việc làm cho CBCNV, đưa thu nhập về dịch vục cao hơn về tỷ trọng và số tuyệt đối so với năm trước.
Báo cáo NH cấp trên và các ngành để xử lý vụ việc thành toán L/C 0017 đúng thông lệ quốc tế, đảm bảo tính chính xác, công bằng và khách quan
Tăng cường việc ứng dụng công nghệ tin học vao các nghiệp vụ tại Sở và các Chi nhánh, thực hiện an toàn hiệu quả nghiệp vụ chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động (ATM) mô hình ngân hàng bán lẻ và các công nghệ mới do TTĐH chỉ đạo. Đề nghị NHNo&PTNTVN cho Sở được nối mạng với BHXHVN, quỹ DNVVN và 1 số khách hàng lớn để tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
Coi trọng công tác khiểm tra, kiểm toán nội bộ để ngăn chặn, chỉnh sửae ngay các sai phạm, đảm bảo tuyệt đối an toàn:
An toàn về huy động vốn cho vay và hoạt động kinh tế đối ngoại.
An toàn về hoạt động KT-TH, Ngân quỹ
An toàn về tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan và tài sản của khách hàng.
Đánh giá trình độ, năng lực để bố trí, sắp xếp đội ngũ CBCNV đúng người, đúng việc, đúng yêu cầu. Tổ chức đào tạo và đàp tạo lại tay nghề cho CBCNV, với phương châm tự đào tạo tại chỗ là chính, kết hợp với việc cử cán bọ dự tập huấn và học các lớp đào tạo của trong và ngoài ngành tổ chức như chỉ đạo về đào tạo của Tổng Giám đốc NHNo&PTNTVN .
Củng cố 2 chi nhánh đã có, thành lập thêm các chi nhánh mới để mở rộng địa bàn kinh doanh.
Chỉnh sưả các nội quy, qui chế đã ban hành thực hiện qui chế điều hành dân chủ kỷ cương, nghiêm túc.
Phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn, Đảng Công đoàn làm tốt công tác thu đua, chăm lo đời sống, quyền lợi của CBCNV tăng cường giáo dịch chính trị, tư tưởng động viên CBCNV, đoàn kết thống nhất để hoà thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2001./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29.doc