Báo cáo thực tập tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam Maritime bank

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Tổng quan về sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam Maritime bank 2

1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2

1.2. Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. 3

1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải. 3

1.4. Nguyên tắc hoạt động 4

1.5. Các hoạt động cơ bản của SGD. 4

1.6. Bộ máy quản trị 5

II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 8

2.1. Các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh . 8

2.2. Khách hàng. 9

2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị. 9

2.4. Nguồn nhân lực 10

2.5. Tài sản và nguồn vốn 12

2.6. Mạng lưới hoạt động của sở giao dịch Ngân hàng Hàng Hải Việt 13

III. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải- Maritime bank. 14

3.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của SGD. 14

3.2. Những thuận lợi và khó khăn 18

IV. Khái quát về quản trị hoạt động tín dụng với khách hàng doanh nghiệp của SGD Maritime bank 19

4.1. Tổng quan về phòng khách hàng doanh nghiệp của SGD Maritime bank. 19

4.2. Tín dụng và quy trình tín dụng với khách hàng doanh nghiệp của SGD Maritime bank. 20

4.3. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại bộ phận khách hàng doanh nghiệp. 21

4.4. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp. 22

KẾT LUẬN 24

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam Maritime bank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn - Chiết khấu chứng từ có giá - Hùn vốn tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế - Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước - Kinh doanh ngoại hối - Tài trợ thương mại - Các dịch vụ ngân hàng khác 1.6. Bộ máy quản trị Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam có cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự như sau: Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Bảng 1. Các thành viên của Ban giám đốc TT Họ và tên Chức vụ 1 Ông Lê Thanh Tùng Giám đốc 2 Ông Vũ Đức Thực Phó giám đốc 3 Bà Lê Thị Phương Đông Phó giám đốc Cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng chức vụ, vị trí như sau: Giám đốc( Ông Lê Thanh Tùng): là người chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cấp trên cơ quan chủ quản là Hội sở Ngân hàng TMCP Hàng Hải về mọi hoạt động kinh doanh của sở theo luật doanh nghiệp mà nhà nước đã ban hành. Đồng thời giám đốc sở giao dịch cũng là người được giao trách nhiệm quản trị sở giao dịch, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh, kỹ thuật của SGD, đồng thời trực tiếp quản lý hoạt động của các phòng tín dụng: phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, và 4 phòng giao dịch ( trừ phòng giao dịch Phố Huế) Phó giám đốc : là người hỗ trợ giám đốc trong quá trình quản lý sở, giúp cho giám đốc sở có thể tập trung vào các vấn đề lớn, có tính chất chiến lược. Bên cạnh đó, phó giám đốc còn chịu trách nhiệm về mảng sản xuất kinh doanh hàng ngày và về mảng đối ngoại của doanh nghiệp. Ngoài ra phó giám đốc còn có nhiệm vụ làm thay công việc của Giám đốc trong trường hợp được ủy quyền. Hiện tại ở Sở giao dịch đang có 2 phó giám đốc Phó giám đốc (Bà Lê Thị Phương Đông): Ngoài các công việc trên Bà Đông còn trực tiếp quản lý hoạt động của phòng kế toán và phòng dịch vụ khách hàng. Phó giám đốc (Ông Vũ Đức Thực): ngoài việc giúp việc, hỗ trợ cho giám đốc Sở, Ông Thực còn trực tiếp quản lý hoạt động của phòng giao dịch Phố Huế. Các phòng nghiệp vụ: Hiện nay Sở giao dịch Maritime Bank gồm có 4 phòng nghiệp vụ. - Phòng tín dụng: được chia làm 2 phòng là phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Mỗi phòng gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên nghiệp vụ. + Phòng Khách hàng doanh nghiệp: gồm 1 trưởng phòng, 2 nhân viên tín dụng, 7 nhân viên hỗ trợ và kiểm soát tín dụng, 3 nhân viên tín dụng mới tuyển dụng. + Phòng khách hàng cá nhân: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 9 chuyên viên tín dụng và hỗ trợ tín dụng. - Phòng kế toán- tài chính: gồm 1 trưởng phòng, 1phó trưởng phòng và 4 nhân viên nghiệp vụ. - Phòng nguồn vốn và thanh toán: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 4 các nhân viên nghiệp vụ. - Phòng dịch vụ khách hàng: gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên nghiệp vụ. Trong đó, quyền hạn của mỗi vị trí trong ban giám đốc và các phòng ban trong sở giao dịch được quy định cụ thể như sau: Giám đốc ( Ông Lê Thanh Tùng) được quyền thay mặt trung tâm kí kết các hợp đồng, tham gia các giao dịch kinh tế có giá trị hợp đồng dưới 800 triệu VND…được quyền tổ chức và quản lý các hoạt động của đơn vị mình, được quyền trả lương hoặc cho thôi việc đối với cán bộ, nhân viên thuộc bộ máy của SGD… Phó giám đốc được quyền kí kết các văn bản theo sự ủy quyền của giám đốc; được quyền giám sát và đôn đốc hoạt động của các phòng ban; được quyền yêu cầu các bộ phận cung cấp các thông tin cần thiết… Phòng tín dụng : Được ký các văn bản theo uỷ quyền của Giám đốc trong một số trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động tín dụng ;được quyền tham gia các cuộc họp; được quyền trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực tín dụng đối với các nhân viên tín dụng và nhân viên hỗ trợ tín dụng, và được yêu cầu các phòng ban và các chi nhánh giao dịch của sở cung cấp các thông tin cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Phòng nguồn vốn và Thanh toán : Thực hiện nhiệm vụ quản lý, xuất nhập và bảo quản an toàn tuyệt đối Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành và các tài sản khác trong kho quỹ tại Sở; Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý, lưu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặt cho các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; Tổ chức việc kiểm tra chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ của các Tổ chức tín dụng, các tổ chức có hoạt động ngân hàng. Phòng kế toán- tài chính: Thực hiện các công tác hạch toán, kế toán, theo dõi và phản ánh tình hình hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản bảo quản tại Sở; Lập và tổ chức chấp hành kế hoạch thu, chi tài chính của Sở; Thực hiện việc mở tài khoản, giao dịch thanh toán cho Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Phòng giao dịch khách hàng: thực hiện trực tiếp hoạt động giao dịch với khách hàng. Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch được thể hiện qua sơ đồ sau: Giám đốc sở P. Khách hàng doanh ngh Phó giám đốc 2 Phó Giám đốc 1 P. Khách hàng doanh nghiệp. P. Giao dịch Phố Huế P. Kế toán - tài chính P. Khách hàng cá nhân 4 Phòng Giao dịch Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải. II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật Mặc dù là đơn vị hạch toán độc lập với Hội sở Ngân Hàng TMCP Hàng Hải, nhưng Sở giao dịch vẫn nằm trong một thể thống nhất với toàn Ngân hàng Hàng Hải. Vì vậy sản phẩm & dịch vụ kinh doanh và các đối tượng khách hàng của Sở giao dịch cũng là sản phẩm, dịch vụ kinh doanh và khách hàng của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung. 2.1. Các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh . Khách hàng cá nhân: - Tiền gửi thanh toán. - Tiền gửi tiết kiệm. - Sản phẩm thẻ. - Dịch vụ chuyển tiền. - Sản phẩm cho vay. - Sản phẩm và dịch vụ khác. Khách hàng doanh nghiệp: - Dịch vụ tài khoản. - Sản phẩm bao thanh toán. - Thanh toán quốc tế. - Bảo lãnh ngân hàng. - Sản phẩm cho vay. - Sản phẩm- dịch vụ khác. Ngân hàng điện tử: - Internet Banking. - Mobile Banking. Các sản phẩm khác của sản phẩm & dịch vụ: - Chứng chỉ gửi tiền ngắn hạn USD. - Tài trợ vốn kinh doanh cá thể. - Sản phẩm “ Quà tặng vàng”. - Tiết kiệm “ Lãi suất cao nhất”. - Bộ sản phẩm cho vay mua bất động sản. - Tiết kiệm kỳ hạn duy nhất (Kỳ hạn 13 tháng, rút gốc linh hoạt). - Bộ sản phẩm cho vay Cuộc sống mới. - Tiết kiệm “ Định kỳ sinh lời”. - Cho vay ngắn hạn dành cho doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ vay VND với lãi suất USD. - Tiết kiệm “ Gửi tiền trả lãi ngay”. - Bao thanh toán trong nước. - Bao thanh toán quốc tế. - Thư tín dụng xuất khẩu. - Thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu nhập khẩu. - Nhờ thu xuất khẩu. - Nhận chuyển tiền đến. - Chuyển tiền ra nước ngoài. 2.2. Khách hàng. Khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng điện tử. Trong đó mỗi một nhóm khách hàng lại được phân chia thành: - Khách hàng Việt Nam vay vốn tại MSB - Khách hàng nước ngoài vay vốn tại MSB - Nhóm khách hàng có liên quan vay vốn tại MSB 2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị. Tình hình mua sắm máy móc thiết bị của SGD trong năm 2009 được thể hiện trong bảng sau: đơn vị VND Tên máy móc thiết bị Số lượng (cái) Nguyên giá Tổng giá trị 1.Máy tính chủ 01 43.048.350 43.048.350 01 24.303.333 24.303.333 01 23.800.000 23.800.000 01 21.710.000 21.710.000 2. Máy tính trạm 10 11.205.975 112.059.750 09 11.499.025 03 10.384.000 02 10.958.000 21.916.000 05 11.150.000 3.Máy tính xách tay 01 24.547.600 24.547.600 01 11.090.000 11.090.000 01 15.000.000 15.000.000 01 12.000.000 12.000.000 01 16.185.750 16.185.750 4. Máy in 01 57.150.000 57.150.000 03 19.050.000 57.150.000 13 17.486.952 227.330.376 5. Thiết bị mạng truyền thông tin học 96.709.270 96.709.270 6. Máy móc điện lực lớn 885.809.828 885.809.828 7. Điều hòa không khí 37 11.859.097 438.786.589 8. Thiết bị phòng cháy chữa cháy và bảo vệ 103.292.765 103.292.765 9. Thiết bị, máy móc văn phòng 49.058.343 49.058.343 ( Nguồn: Bảng tổng kết tài sản của Sở giao dịch Ngân hàng Hàng Hải năm 2009) 2.4. Nguồn nhân lực Mặc dù tới nay Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam mới chính thức được thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm ( Từ 01/07/2005), và là một đơn vị hạch toán độc lập với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Nhưng tới nay Sở đã có một đội ngũ lao động trẻ có trình độ, có năng lực và đầy nhiệt huyết, chỉ từ 30 người năm 2005, đến nay toàn sở hiện có 77 cán bộ nhân viên ( Bao gồm cả giám đốc và 2 phó giám đốc), trong đó có 22 nam và 55 nữ, với độ tuổi trung bình là 29 tuổi. Trình độ của cán bộ công nhân viên của sở được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Trình độ công nhân viên của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tính đến 31/01/ 2010 TT Trình độ Số lượng ( người) Tỷ trọng ( %) 1 Trên đại học 01 1.3 2 Đại học 54 70.1 3 Cao đẳng 6 7.8 4 Trung cấp 12 15.6 5 Trình độ khác 4 5.2 Tổng 77 100 Bảng 2. Cơ cấu nguồn lao động của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tháng 01-2010. TT Trình độ học vấn Giới tính Độ tuổi Công việc đảm nhận Nam Nữ <30 30-50 >50 Quản lý Công việc khác SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Trên đại học 1 2,3 - - - - 01 10 - - 1 7,7 - - 2 Đại học 34 77,3 20 60,6 44 78,6 07 70 03 60 12 92,3 42 65,6 3 Cao đẳng - - 06 18,2 06 10,7 - - - - - - 06 9,4 4 Trung cấp 05 11,4 07 21,2 05 8,9 01 10 - - - - 12 18,7 5 Trình độ khác 04 9 - - 01 1,8 01 10 02 20 - - 04 6,3 Tổng 44 33 56 10 05 13 64 Chú thích: SL: Số lượng (Đơn vị: người) TL: Tỉ lệ (%) Nguồn: Danh sách phân công công việc của Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank luôn chú trọng tới việc xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển, bảo đảm tính linh hoạt, công bằng, tương xứng mức độ công hiến và cạnh tranh trên thị trường lao động. Với hình thức trả lương như vậy, một mặt cán bộ và nhân viên trong ngân hàng có thể an tâm làm việc do mức lương tối thiểu được trả theo cấp bậc luôn được đảm bảo; mặt khác Maritime Bank còn áp dụng chính sách thưởng nhằm động viên, khuyến khích Cán bộ Nhân viên toàn hệ thống nỗ lực cống hiến và phấn đấu hết mình trên mọi vị trí công tác để xây dựng Maritime Bank ngày càng phát triển và lớn mạnh. Những tập thể, cá nhân đạt thành tích suất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời theo những quy định thống nhất, công bằng và công khai, kết hợp khen thưởng tinh thần và khen thưởng vật chất (Giấy khen, tiền mặt, hiện kim, tham quan du lịch trong hoặc ngoài nước). Đời sống của toàn thể cán bộ công nhân viên của sở luôn được ban lãnh đạo quan tâm, tất cả CBNV chính thức của MSB được đài thọ tiền ăn trưa theo giá cả thị trường, được quan tâm chúc mừng và có quà tặng nhân ngày sinh nhật, được quyền mua Cổ phần ưu đãi theo quy định của HĐQT Maritime Bank…. 2.5. Tài sản và nguồn vốn Nguồn vốn Trong vài năm trở lại đây, nguồn vốn của SGD liên tục giảm, năm 2007 vốn và các quỹ là 115.323.741.825 VND, năm 2008 là 41.533.718.676 VND, và năm 2009 chỉ còn 34.693.326.804VND, trong đó chủ yếu là lợi nhuận chưa phân phối Tài sản Do tính đặc thù của toàn ngành ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên tài sản cố định của toàn sở giao dịch không chiếm giá trị lớn, đa số tài sản của sở là các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và giao dịch. Tình hình biến động của nguồn tài sản cố định của sở trong vài năm trở lại đây được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Tình hình biến động tài sản cố định của sở giao dịch ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam từ 2007-2009 ( đv: đồng) TT Danh mục tài sản Năm 2007 31/12/2007 Năm 2008 31/12/2009 Năm 2009 31/12/2009 1 Tài sản cố định hữu hình 10,387,906,083 10,164,412,268 10,113,349,402 1.1 Nguyên giá tài sản cố định 13,928,765,248 14,437,705,198 15,232,365,316 1.2 (-) Hao mòn tài sản cố định -3,540,859,165 -4,273,292,930 -5,119,015,914 2 Tài sản cố định thuê tài chính. - - - 2.1 Nguyên giá tài sản cố định - - - 2.2 (-) Hao mòn tài sản cố định - - - 3 Tài sản cố định vô hình 6,790,188,583 6,732,692,455 6,684,779,027 3.1 Nguyên giá tài sản cố định 7,266,594,000 6,247,243,100 7,266,594,000 3.2 (-) Hao mòn tài sản cố định -476,405,417 -485,449,355 - 581,814,973 Tổng tài sản cố định 17,178,094,666 16,897,104,723 16,798,128,429 (Nguồn: Bảng tổng kêt tài sản của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải từ năm 2007-2009) Qua số liệu của bảng tổng kết tài sản của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải cho thấy tình hình biến động tổng tài sản cố định đang có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2007 đến 2009. Cơ cấu và tốc độ thay đổi tổng tài sản cố định của Sở được thể hiện qua biểu sau: Biểu 1: Tình hình thay đổi tổng tài sản cố định của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong giai đoạn 2007-2009( đơn vị:triệu đồng). 2.6. Mạng lưới hoạt động của sở giao dịch Ngân hàng Hàng Hải Việt Hiện tại mạng lưới hoạt động của Sở giao dịch bao gồm Địa chỉ: số 44 Nguyễn Du- Quận Hai Bà Trưng- TP Hà Nội Các phòng giao dịch Phòng giao dịch Kim Liên, số 25-27 đường Xã Đàn, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Phòng giao dịch Hoàn Kiếm, số 21 Bát Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phòng giao dịch Trần Nguyên Hãn, 5A Trần Nguyên Hãn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phòng giao dịch Phố Huế, 89 Trần Xuân Soạn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Phòng giao dịch Trung Tự, 108A C6 Đặng Văn Ngữ, Quận Đống Đa, Hà Nội III. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải- Maritime bank. 3.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của SGD. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội, nhưng cũng có nhiều thách thức, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua đã gây rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành ngân hàng nói chung, và Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói riêng. Tuy nhiên, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải vẫn thu được những thành quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, và tạo dựng một vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng Hàng Hải. a. Về huy động vốn và cho vay. Về huy động vốn: Với định hướng chung của Ngân hàng Hàng Hải là một ngân hàng cổ phần đa năng, dưới sự chỉ đạo của Hội sở, SGD đã triển khai các sản phẩm và dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của dân cư, tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ. Qua các năm từ 2007 đến 2009, hoạt động huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư của SGD Ngân hàng Hàng Hải đều tăng trưởng nhanh và mạnh, năm 2008 tổng huy động vốn của Sở tăng 84.546.083.115 ( đồng) so với năm 2007 hay tăng 11,6% .Năm 2009 tổng huy động vốn tăng 1.860.236.675.207( đồng) hay tăng 129% so với năm 2008. Vốn vừa là phương tiện kinh doanh, vừa là đối tượng kinh doanh , do vậy nguồn vốn mà Sở huy động được sẽ quyết định đến năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Sở giao dịch với khách hàng và với toàn Ngân hàng Hàng Hải. Kết quả trên đạt được là nhờ sự nỗ lực của ban quản trị Ngân hàng Hàng Hải và tập thể ban giám đốc, cán bộ công nhân viên của Sở giao dịch Ngân Hàng Hàng Hải. Để đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn như trên, cùng với chính sách lãi suất chủ động, linh hoạt, Sở giao dịch luôn phối hợp hài hòa với nhiều yếu tố tích cực như: hình thức huy động linh hoạt, hấp dẫn, lãi suất tiền gửi hợp lý cho từng đối tượng khách hàng, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú song song với việc nâng cao môi trường làm việc của cán bộ nhân viên của sở. Về huy động vốn, SGD tập trung vào hai khu vực thị trường : Thị trường I: Là mảng thị trường tập trung vào các đối tượng là tổ chức kinh tế và dân cư. Thị trường II: Là khu vực thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng và huy động từ Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể tình hình huy động vốn qua các năm 2007, 2008, 2009 được thể hiện chi tiết qua bảng sau. Bảng4 : Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch ngân hàng Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2007-2009 (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 (31/12/2007) Năm 2008 (31/12/2008) Năm 2009 (31/12/2009) 1.1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân 518,153,498,740 538,635,894,518 1,440,604,553,549 1.1.1. Không kỳ hạn 485,112,183,089 389,698,302,287 336,667,896,882 1.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn 33,041,315,651 148,937,592,231 1,103,936,656,667 1.2. Tiền gửi tiết kiệm 186,919,981,466 269,849,189,665 1,227,713,065,844 1.2.1. Không kỳ hạn 346,164,164 157,539,366 22,257,528 1.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn 186,573,817,302 269,691,650,299 1,227,713,065,844 1.3. Tiền gửi ký quỹ 21,559,177,057 2,693,656,195 3,097,796,192 Tổng huy động vốn 726,632,657,263 811,178,740,378 2,671,415,415,585 ( Nguồn: Bảng tổng kết tài sản của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải qua các năm 2007,2008,2009) Về hoạt động cho vay: Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các SGD Ngân hàng Hàng Hải. Theo thống kê, nhìn chung thì khoảng 60%-75% thu nhập của SGD là từ các hoạt động cho vay. Do đó sự thành công hay thất bại của Ngân hàng Hàng Hải nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói riêng phụ thuộc rất lớn vào kết quả của hoạt động cho vay. Tình hình cho vay của SGD được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Kết quả hoạt động cho vay của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1.Dư nợ doanh nghiệp 353,514 477,41 707,606 2. Dư nợ cá nhân. 78,482 98,443 115,203 Tổng dư nợ. 431,996 575,853 822,809 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD trong giai đoạn 2007-2009) b. Về hoạt động tín dụng và đầu tư: Về hoạt động tín dụng: - Đối với khách hàng doanh nghiệp: Sở giao dịch vẫn tập trung vào tài trợ vốn cho khách hàng hiện có của Sở giao dịch, ngoài ra SGD cũng quan tâm hơn nhiều vào các Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tăng cường hỗ trợ và thu hút các Khách hàng tiềm năng về xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn ngoại tệ cho cán cân thanh toán của SGD. - Đối với khách hàng cá nhân: SGD tập trung vào cho vay các sản phẩm do MSB ban hành, ngoài ra cũng thu hút những khách hàng có nhu cầu vốn cho Kinh doanh cá thể, kinh doanh chợ, sạp... Về hoạt động đầu tư: SGD đầu tư theo chủ trương và định hướng chung của Maritime Bank. c. Về thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và trích lập dự phòng rủi ro: SGD thực hiện các quy định về bảo đảm và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của MSB và theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải ( đơn vi: đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự phòng rủi ro -1,622,150,000 -9,221,275,000 -5,810,884,837 Dự phòng rủi ro khác 681,600,000 906,540,000 1,217,130,000 d . Kết quả kinh doanh Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: VND. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Thu nhập lãi thuần 120.369.392.875 58.401.095.808 47.107.221.415 Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1.921.176.055 6.723.403.977 6.451.912.856 Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 310.698.342 -2.964.365.510 -252.908.843 Lãi/lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh - - Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư -13,167,375 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 1,966,670,817 699.103.742 7.681.590.906 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần - - - Chi phí hoạt động 8,315,008,889 13.023.564.342 13.939.929.530 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. 116,239,761,825 49.835.673.676 47.047.886.804 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 916,020,000 8.301.955.000 12.354.560.000 Tổng lợi nhuận trước thuế 115,323,741,825 41.533.718.676 34.693.326.804 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Lợi nhuận sau thuế 115.323.741.825 41.533.718.676 34.693.326.804 ( Nguồn: Phòng kế toán sở giao dịch ngân hàng TMCP Hàng Hải) Từ bảng trên cho thấy các chỉ tiêu cơ bản trong kết quả hoạt động kinh doanh của SGD có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2007 đến 2009, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của SGD đang có chiều hướng kém hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong năm 2009, số lượng khách hàng vay vốn của SGD không có khả năng thanh toán tăng, các doanh nghiệp phá sản cũng nhiều hơn các năm trước. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn 3.2.1. Thuận lợi: So với các ngân hàng TMCP khác, MSB có nhiều thuận lợi hơn rất nhiều, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với sự góp mặt của những cổ đông lớn trong các ngành như: Hàng Không, Hàng Hải, Bưu chính viễn thông, do đó ngay từ khi các ngân hàng TMCP khác còn đang đi tìm cho mình khách hàng thì MSB đã có được số lượng đông đảo khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn đó. Dựa trên những lợi thế sẵn có đó, cộng thêm sự năng động của mình, SGD Ngân Hàng Hàng Hải đã tìm cho mình những khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi ngành nghề kinh doanh. Maritime Bank đã được Ngân hàng Thế giới lựa chọn là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Vừa qua, Maritime Bank tiếp tục vượt qua các đối thủ khác để trở thành Ngân hàng Thương mại cổ phần duy nhất của Việt Nam được World Bank tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án trên. Kết thúc giai đoạn này, Maritime Bank sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống Ngân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Với lợi thế này toàn hệ thống ngân hàng Hàng Hải nói chung và SGD Ngân hàng Hàng Hải nói riêng sẽ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, và đạt hiệu quả cao hơn Đội ngũ nhân viên của SGD đều rất trẻ, năng động, và được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cao, nhiệt huyết với công việc, với đặc thù của ngành ngân hàng, công việc đầy áp lực thì đội ngũ nhân viên trẻ của SGD sẽ giúp SGD có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Trụ sở của SGD nằm tại số nhà 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, ngôi nhà này nằm ngay gần ngã tư giao nhau giữa Phố Nguyễn Du và Phố Bà Triệu, đây là địa điểm đẹp, thuận tiện đi lại,giúp khách hàng có thể thuận tiện hơn trong quá trình đến Sở để giao dịch 3.2.2. Khó khăn Hiện nay, mặc dù khủng hoảng đã đi qua nhưng những hậu quả của nó vẫn còn đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên toàn thế giới, và tới mọi nền kinh tế trên thế giới, chính vì vậy nhiều nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn,điều đó làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay và thu nợ của SGD Bên cạnh đó, hiện có rất nhiều ngân hàng TMCP mới thành lập, đối thủ cạnh tranh cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây. Cơ sở vật chất của SGD đang bắt đầu xuống cấp, do đó chưa đáp ứng được môi trường làm việc tốt cho cán bộ nhân viên trong Sở Hiện nay SGD chưa thực sự chú trọng tới việc giữ chân người lao động, do đó rất nhiều nhân viên còn trẻ và có năng lực, trình độ chuyên môn cao nghỉ việc, chuyển nơi làm mới. Điều đó dẫn tới tăng chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. IV. Khái quát về quản trị hoạt động tín dụng với khách hàng doanh nghiệp của SGD Maritime bank Tổng quan về phòng khách hàng doanh nghiệp của SGD Maritime bank. Vị trí: phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nằm tại tầng 3 trong tòa nhà 6 tầng của SGD có trụ sở tại số nhà 44 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phòng được bố trí theo kiểu văn phòng mở, toàn bộ văn phòng là một không gian lớn được ngăn thành từng ô, từng khoanh nhỏ bằng hệ thống bàn văn phòng, nhờ cách bố trí văn phòng như vậy, toàn bộ nhân viên của phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp có điều kiện gần gũi nhau, thuận tiện trao đổi thông tin với nhau, đồng thời trưởng phòng dễ dàng quán xuyến theo dõi nhân viên trong phòng. Cơ sơ vật chất: do đặc thù của hoạt động tín dụng, nên cơ sở vật chất của phòng chủ yếu là đồ dùng văn phòng, tuy nhiên hiện tại SGD chưa thực sự chú trọng đầu tư đổi mới nâng cấp cơ sở vật chất của phòng tín dụng KHDN, cụ thể: SGD chưa cung cấp đủ máy tính cho nhân viên trong phòng, một số nhân viên hiện vẫn phải dùng máy tính xách tay của mình để làm việc. Hệ thống bàn ghế, tủ đựng tài liệu đang xuống cấp mạnh, nhiều ghế xoay và một số tủ đã hỏng, nhưng chưa được thay thế. Bồn rửa mặt của nhà vệ sinh nữ hỏng từ lâu nhưng chưa được sửa chữa. Nhân sự: Tính tới thời điểm hiện tại phòng khách hàng doanh nghiệp của SGD ngân hàng TMCP Hàng Hải gồm có 13 người, trong đó có 5 nữ và 8 nam. Cơ cấu nhân sự được bố trí như sau: 1 Trưởng phòng, 7 nhân viên hỗ trợ và kiểm soát tín dụng, 2 nhân viên tín dụng và 3 nhân viên tín dụng vừa kết thúc quá trình thử việc và đã ký hợp đồng chính thức. Trình độ: toàn bộ nhân viên trong phòng đều có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế và ngân hàng. Chức năng: hoạt động tín dụng, bao gồm 2 hoạt động chính là cho vay và thu nợ Khách hàng: các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4.2. Tín dụng và quy trình tín dụng với khách hàng doanh nghiệp của SGD Maritime bank. Các bước chủ yếu của quy trình cho vay -Bước 1. Hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra Hồ sơ tín dụng của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTại Sở Giao dịch ngân hàng NHTMCP Hàng Hải Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan