Báo cáo thực tập tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 31-33 Ngô Quyền Hà Nội

MỤC LỤC

Danh mục viết tắt 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN 1 : KHÁI QUÁT VỀ SGD NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , 31-33 NGÔ QUYỀN - HÀ NỘI. 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển SGD: 3

1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD: 5

1.2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức của SGD NHTMCP Ngoại thương VN 6

1.2.2. Cơ cấu chức năng các phòng ban bao gồm 5 nhóm 6

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SGD NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG 3 NĂM 9

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam. 9

2.1.1.Công tác tài chính 9

2.1.2 Công tác huy động vốn: 10

2.1.3 Công tác hoạt động XNK 12

2.1.4 Hoạt động thẻ 13

PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 14

3.1 Những kết quả đạt được: 15

3.2 Một số mặt còn tồn tại 16

3.3 Một số kiến nghị và đề xuất 16

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 31-33 Ngô Quyền Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em đã được thực tập tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam 31-33 Ngô Quyền Hà Nội. Trong thời gian thực tập ở đây, em đã được tạo cơ hội để tiếp cận và tìm hiểu thực tế về đặc điểm, cơ cấu tổ chức cũng như tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua đó em đã bước đầu trang bị được những kinh nghiệm cơ bản cho bản thân. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ths.Nguyễn Văn Đức cùng với các cô chú, anh chị tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Báo cáo của em được chia thành 3 phần: Phần 1: Khái quát về Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam 31-33 Ngô Quyền Hà Nội. Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam. Phần 3: Một số nhận xét và đề xuất kiến nghị. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cóa của em không tránh khỏi những thiếu sót,em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của quý thầy cô để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ SGD NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , 31-33 NGÔ QUYỀN - HÀ NỘI. Quá trình hình thành và phát triển SGD: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Quản Lí Ngoại Hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương ( nay là NHNN ). Tại thời điểm này, NHNT đóng vai trò là Ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác... Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ra nghị định số 53/HĐBT quy định rõ: NHNN là cơ quan của HĐBT được tổ chức thành hệ thống nhất trong cả nước gồm 2 cấp: NHNN là cấp quản lí và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc, gồm Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Đến ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt động đa năng theo Quyết định số 403- CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng. Với 02 pháp lệnh được ban hành, NHNT về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 02/06/2008, theo Quyết định số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của Thống đốc NHNN, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành từ NHTM Nhà nước thành NHTMCP lấy tên là NHTMCP Ngọai thương, tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Ioint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. Cùng với sự phát triển của NHNT Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Trung ương và SGD NHNT cũng ngày một phát triển, mở rộng về quy mô lẫn nghiệp vụ. Năm 1991, SGD NHNT TW được thành lập. Trong thời gian đầu thành lập, SGD là đơn vị phụ thuộc VCB H.O, thực hiện các hoạt động của VCB H.O. SGD đóng vai trò đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ của NHNT VN, là cầu nối cho NHNT VN với khách hàng của mình. Ngày 20/01/2001, NHNT VN khai trương tòa nhà VCB Tower tại địa chỉ 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. VCB H.O và SGD NHNT TW được đặt tại Trụ sở này. SGD đã thành lập thêm mạng lưới các PGD trên khắp địa bàn Thành phố Hà Nội, đến nay đã có 15 PGD; tăng thời gian giao dịch tại các PGD này để phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng được thuận lợi hơn. Cùng với toàn bộ hệ thống NHNT VN, SGD thực hiện đa dạng hóa và năng cao chất lượng các sản phẩm mới, đi đầu trong ngành ngân hàng như: thẻ rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank MasterCard, thẻ tín dụng Vietcombank VISA, thẻ Amex; triển khai hệ thống dịch vụ VCB Online và hệ thống giao dịch tự động (Conect 24), dịch vụ thương mại điện tử "Vietcombank Cyber Bill Payment"(V-CBP); chấp nhận giao dịch thẻ VISA, thẻ MasterCard trên hệ thống giao dịch tự động VCB-ATM; thực hiện các nghiệp vụ như quyền chọn (Option), bao thanh toán (Factoring), triển khai hoạt động bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng... Ngày 28/12/2005, theo quyết định số 1215/QĐ-NHNT. TCCB&ĐT của Hội đồng quản trị NHNT VN và tới ngày 01/01/2006, SGD được chính thức tách khỏi Hội sở chính, hoạt động như 1 chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con giấu, có tài khoản riêng. SGD cùng các chi nhánh trong toàn hệ thống trên cả nước sẽ không ngừng xây dựng và phát triển, phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, góp phần thiết thực vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Ngày 30/10/2008, SGD NHTMCP Ngoại thương VN đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quân Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với trụ sở làm việc mới, SGD đã thêm 1 bước kthẳng định sự độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình. Bên cạnh hoạt động như 1 chi nhánh VCB với thị phần lớn trong nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, SGD còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như thức hiện 1 số nghiệp vụ đặc thù khác. 1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD: Lãnh đạo SGD NHNT VN gồm có 1 Giám đốc và 4 Phó Gíám đốc phụ trách các mảng nghiệp vụ. Hiện tại SGD có khoảng gần 700 nhân viên, với 39 phòng chức năng trong đó có 5 phòng chuyên môn, 19 phòng nghiệp vụ đặt tại trụ sở và 15 PGD được đặt tại các địa điểm trên khắp Tp. Hà Nội. SGD 1.2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức của SGD NHTMCP Ngoại thương VN 15 PGD Nhóm hỗ trợ Nhóm kinh doanh dịch vụ Nhóm tín dụng Nhóm thanh toán Phòng thanh toán thẻ Phòng thanh toán quốc tế Phòng quan hệ khách hàng Phòng quản lí nhân sự Phòng kinh doanh dịch vụ Phòng bảo lãnh Phòng quản lí nợ Phòng kế toán tài chính Phòng vay viện trợ Phòng ngân quỹ SGD Khách hàng thể nhân Phòng kiểm tra nội bộ Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ Phòng đầu tư dự án Phòng hành chính quản trị . Phòng khách hàng đặc biệt Phòng TD cho DN nhỏ và vừa Phòng tin học Phòng kế toán giao dịch Tổ quản lí quỹ ATM 1.2.2. Cơ cấu chức năng các phòng ban bao gồm 5 nhóm 1.2.2.1 Nhóm hỗ trợ - Phòng quản lí nhân sự: thưc hiện công tác tổ chức bộ máy và quản lí cán bộ tại SGD - Phòng kế toán tài chính: triển khai thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán tại SGD. - Phòng kiểm tra nội bộ: thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật; quy chế, quy định của NHNT VN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của SGD để bảo vệ lợi ích các bên tham gia (Nhà nước, Ngân hàng và khách hàng của SGD). - Phòng hành chính quản trị: thực hiện công tác hành chính, quản trị tại SGD. nghiên cứu, xây dựng, mở rộng phát triển mạng lưới của SGD trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận theo phương hướng kế hoạch mà lãnh đạo đã đề ra cho từng giai đoạn cụ thể. - Phòng tin học: quản lí duy trì hệ thống công nghệ thông tin trong kinh doanh của SGD đảm bảo hoạt động kinh doanh được duy trì ổn định. 1.2.2.2 Nhóm tín dụng - Phòng quan hệ khách hàng: thực hiện công tác phát triển và quan hệ với các khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng là doanh nghiệp. Dựa trên những thông tin do phòng quan hệ khách hàng thu thập và cung cấp, phòng sẽ thực hiện thẩm định đánh giá mức độ rủi ro từ đó quyết định cho vay hay không, xây dựng chính sách quản lí rủi ro tín dụng, quản lí danh mục đầu tư... - Phòng quản lí nợ: quản lí theo dõi, phát hiện xử lí rủi ro các khoản nợ vay... Hai phòng trên là các phòng nghiệp vụ thực hiện cấp tín dụng theo mô thức quản lí mới: tind dụng qua 2 phòng; có chức năng triển khai nghiệp vụ tín dụng đối những phương án khách hàng của đối tượng khách hàng là các tổ chức theo đúng các quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN VN và NHNT VN. - Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: triển khai nhiệm vụ cho vay trả góp, tiêu dùng với đối với khách hàng là thể nhân(trừ các nghiệp vụ tín dụng thông qua thanh toán thẻ). - Phòng đầu tư dự án: thực hiện cấp tín dụng trung và dài hạn cho các khách hàng tại SGD. - Phòng tín dụng cho DN nhỏ và vừa: thực hiện triển khai nghiệp vụ cho vay đối với những phương án kinh doanh của đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.2.2.3 Nhóm thanh toán - Phòng thanh toán quốc tế: + Thực hiện công tác thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu mậu dịch và dịch vụ đối ngoại liên quan đến nhập khẩu tại SGD + Thực hiện toàn bộ công tác thnah toán hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ đối ngoại của các đơn vị trong nước với nước ngoài qua SGD. - Phòng bảo lãnh: thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh của SGD đối với khách hàng. - Phòng vay nợ viện trợ: có chức năng quản lí và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại sử dụng nguồn vốn vay viện trợ ODA. 1.2.2.4 Nhóm kinh doanh dịch vụ: - Phòng thanh toán thẻ: thực hiện việc phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ VCB tại SGD. - Phòng hối đoái: có chức năng phục vụ các đối tượng khách hàng là cá nhân bao gồm: Quản lí hồ sơ thông tin tài khoản, thông tin khách hàng; Quản lí và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng là cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đén tiền tệ, thanh toán đối ngoại với khách hàng là cá nhân; Thực hiện các chuyển tiền trong nước của khách hàng là cá nhân, quản lí các chứng từ có giá phục vụ cho nghiệp vụ của phòng. - Phòng tiết kiệm: thực hiện công tác huy động vốn tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ tại SGD. - Phòng ngân quỹ: có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lí giấy tờ có giá tại SGD, thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ. - Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: thực hiện quản trị và điều hành lãi suất tỉ giá, huy động và kinh doanh vốn VNĐ và ngoại tệ tại SGD. - Phòng khách hàng đặc biệt: chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng chính sách đối với khách hàng thể nhân và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng đặc biệt của SGD(là các khách hàng thể nhân có số dư tiền gửi lớn, hoặc cán bộ cao cấp Nhà nước, lãnh đạo các bộ ngành...). - Phòng kế toán giao dịch: có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức(cư trú và không cư trú) và có quan hệ với SGD. - Tổ quản lí quỹ ATM: có chức năng cung ứng các dịch vụ, là đầu mối xử lí các sự cố hoặc đè xuất xử lí các sự cố phát sinh để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống máy ATM của SGD. - Tổ phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ: có chức năng nghiên cứu việc cung cấp các sanp phẩm dịch vụ, mở rộng phát triển mạng lưới bán lẻ. 1.2.2.5 Các phòng giao dịch(PGD) Các PGD là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc SGD, hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội chịu sự quản lí giám sảt trực tiếp của giám đốc SGD; có chưcs năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là các cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi của các pháp nhân. Giữa các phòng ban của SGD có quan hệ mật thiết với nhau. Phòng tham mưu hỗ trợ các phòng khác hoạt động liên tục liền mạch, phòng nghiệp vụ phài phối hợp phòng tham mưu để quá trình thực hiện nghiệp vụ diễn ra thuận lợi trôi chảy, có tổ chức. Mặc dù độc lập thực hiện nghiệp vụ của phòng mình nhưng giữa các phòng nghiệp vụ này vẫn có sự liên hệ phối hợp làm việc với nhau, quy trình làm việc trong nội bộ SGD được tiến hành chính xác như 1 dây chuyền mà mỗi phòng ban là 1 mắt xích. Các PGD tuy được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, không tập trung cùng địa điểm với SGD nhưng hoạt đọng lại liên quan mật thiết với phong Ngân quỹ, các phòng Hành chính Quản trị. PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SGD NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG 3 NĂM 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam. 2.1.1.Công tác tài chính Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến động và sự tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của các Ngân hàng nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Hoạt động trong bối cảnh như vậy,SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 1.2 Kết quả công tác tài chính của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam: Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 07/08 So sánh 08/09 Số tiền (+/-) Tỷ lệ % (+/-) Số tiền (+/-) Tỷ lệ % (+/-) Tổng thu 2.135 2.657 2.453 522 24,4% -204 -7,7% - Trong đó: Thu lãi cho vay 1.780 2.487 2.239 707 39,7% -248 -9,9% Tổng chi 1.878 2.221 2.165 343 18,3% -56 -2,5% - Trong đó: Chi lãi TG, TV 1.374 1.668 1.524 294 21,4% -144 -8,6% Lợi nhuận TT 257 436 288 179 69,6% -148 -34% Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn Phòng Kế Toán tổng hợp) Tổng thu năm 2008 đạt 2.657 tỷ, tăng 522 tỷ so với năm 2007, tương đương với mức tăng là 24,4%. Trong đó nguồn thu chủ yếu là từ thu lãi cho vay đạt 2.487 tỷ, chiếm 93,6 % trong tổng thu nội bảng. Nó cho thấy khối lượng tín dụng tăng, chất lượng tín dụng được nâng cao, các đơn vị tổ chức thu lãi khá tốt. Về các khoản chi, chiếm tỷ trọng lớn là chi lãi tiền gửi, tiền vay 1.668 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 294 tỷ đồng, tương đương tăng 21,4%. Khoản chi này tăng do nguồn vốn huy động trong năm tăng, lãi suất huy động tiền gửi tăng, mở rộng dư nợ. Tuy nhiên lợi nhuận đạt được là 436 tỷ đồng là một mức tương đối cao, tăng 69,6% so với năm ngoái. Năm 2009, lợi nhuận đạt 288 tỷ đồng, giảm 148 tỷ so với 2008. Tổng thu đạt 2.453 tỷ đồng, giảm 204 tỷ so với năm trước, tương ứng giảm 7,7%. Trong đó, thu lãi cho vay đạt 2.239 tỷ giảm so với năm trước 248 tỷ hay giảm 9,9%. Trong năm do suy giảm kinh tế nên dịch vụ chuyển tiền kiều hối có phần hạn chế, ảnh hưởng đến doanh thu của SGD. Về các khoản chi, chi lãi tiền gửi tiền vay là 1.524 tỷ, giảm so với 2008 là 144 tỷ đồng. Khoản chi này giảm do việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn nhằm hạ thấp lãi suất đầu vào. 2.1.2 Công tác huy động vốn: Trong suốt quá trình đổi mới và phát triển, SGD NHNT VN đã trải qua nhiều thăng trầm theo cơ chế thị trường. Với chiến lược phát triển và mở rộng thành một tập đoàn tài chính lớn của cả nước cũng như quốc tế, SGD rất chú trọng tới chỉ tiêu nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của SGD đều tăng trưởng hàng năm để cho phù hợp với mức độ phát triển và mở rộng. Đi cùng với chính sách chung của cả hệ thống, SGD cũng tiến hành những hoạt động nhằm làm tăng trưởng nguồn vốn đều đặn hàng năm. Tổng nguồn vốn huy động được từ nền kinh tế của SGD tại thời điểm cuối năm 2008 đạt xấp xỉ 37.986 tỷ đồng, tổng dư nợ khoảng 3.605 tỷ đồng. Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của Sở Giao dịch (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 07/08(%) So sánh 08/09(%) Tổng nguồn vốn huy động 35.701 37.986 44.785 6,4 17,9 VNĐ 17.917 21.538 23.605 20,2 9,6 Không KH 3.934 3.631 103,833 -7,7 -97,1 Có KH dưới 12 tháng 3.606 8.594 594,582 138,3 -93 Có KH trên 12 tháng 4.771 7.156 576,174 50 -92 Tiền gửi đảm bảo thanh toán 5.606 2.158 4,441 -61,5 -99 Ngoại tệ 17.784 16.448 21.180 -7,5 28,8 Không KH 7.534 7.592 11.556 0,77 52,2 Có KH dưới 12 tháng 2.304 1.267 3.320 -45 162 Có KH trên 12 tháng 3.670 4.812 5.201 31,1 8,1 Tiền gửi đảm bảo thanh toán 1.560 2.777 1.103 78 -60,3 (Nguồn: phòng Kế toán Tài chính) Ta có thể thấy rằng cơ cấu nguồn vốn huy động của SGD có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 25%, tỷ lệ huy động giữa USD/VND bình quân là 46/54 khá ổn định. Trong năm 2009, tiền gửi của doanh nghiệp và vay các TCTD dưới hình thức nguồn huy động VNĐ có tăng nhẹ hơn so với mức tăng của USD vào năm 2009 do tình hình kinh tế thế giới đang trong thời kỳ suy thoái hết sức khó khăn. Với nhiều hình thức thông qua nhiều kênh huy động vốn VNĐ và ngoại tệ, nguồn vốn của SGD đã tăng trưởng liên tục trong những năm qua, đặc biệt năm 2009, nguồn vốn ngoại tệ nhảy vọt (tăng 4.732 tỷ VNĐ). Có được kết quả khả quan đó là nhờ SGD đã thực hiện nghiêm chỉnh hàng loạt các chủ trương và chính sách mới dưới sự chỉ đạo của Hội sở chính. 2.1.3 Công tác hoạt động XNK Bảng 3.2: Thống kế giá trị, thị phần doanh số thanh toán XNK 2007 – 2009 (đơn vị: nghìn USD) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 07/08 (%) So sánh 08/09 (%) Xuất khẩu 2.698.005 2.483.025 2.573.806 -8 3,7 Nhập khẩu 3.982.134 3.709.571 3.337.411 -6,8 -10 (Nguồn: phòng TT XNK) Có thể nói SGD NHTMCPNT VN là ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong hoạt động thanh toán XNK với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này khi đảm trách hầu hết mọi hoạt động giao thương tài chính với thị trường quốc tế cho Chính phủ, là cơ quan giúp NHNN điều phối các hoạt động tài chính giữa nội địa và nước ngoài. Chính bởi lợi thế này nên hoạt động thanh toán XNK của SGD NHTMCPNT luôn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động. Đối với SGD, với chức năng là một đơn vị trực thuộc hệ thống các chi nhánh của NHNT, các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của Sở. Các chỉ tiêu giá trị thanh toán XNK của SGD đều tăng trưởng hàng năm và thị phần thanh toán luôn đứng ở vị trí cao về thị phần trong hệ thống các chi nhánh VCB. Doanh số thanh toán xuất khẩu qua các năm 2007 – 2009 có sự biến đối tăng giảm nhẹ do các yếu tố khách quan của thị trường. Trong năm 2008 – 2009 doanh số thanh toán xuất khẩu có phần giảm nhẹ so với các năm trước; nguyên nhân chủ yếu do tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái làm cho nhu cầu của thị trường quốc tế có phần chững lại. Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hầu hết đều là các mặt hàng thiết yếu nên nguy cơ ảnh hưởng mạnh do suy thoái là không có. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được thanh toán qua NHNT gồm có dầu thô, thủy sản, gạo, lâm sản, than và hàng dệt may. 2.1.4 Hoạt động thẻ Bảng4.2: Thống kế hoạt động thẻ năm 2005 – 2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 So sánh 07/08(%) So sánh 08/09(%) Số thẻ đang lưu hành (thẻ) Thẻ tín dụng 1.824 3.233 5.118 6.025 6.972 17,7 15,8 Ghi nợ quốc tế 7.646 9.315 10.875 11.906 13.742 9,5 15,4 Thẻ Connect 24 21.005 25.226 28.694 32.285 38.766 12,5 20,1 DSTT thẻ (triệu VNĐ) Thẻ tín dụng 140.503 215.182 345.132 390.369 460.960 13,1 18,1 Thẻ ghi nợ QT 320.149 435.684 501.608 597.323 641.472 19,1 7,4 Mạng lưới ĐVCNT 55 120 168 211 243 25,6 15,2 (Nguồn: phòng Thanh toán thẻ) Kể từ khi được chia tách độc lập khỏi Hội sở chính, hoạt động thẻ của SGD có rất nhiều khời sắc. Số thẻ phát hành và doanh số thẻ tăng lên nhanh chóng qua các năm. Giai đoạn 2005 – 2006 là giai đoạn SGD mới bắt đầu tách ra hoạt động độc lập với Hội sở chính được một năm, một phần khách hàng thẻ cũ của Hội sở được chuyển giao cho SGD chịu trách nhiệm trong năm 2005. Ta có thể thấy năm 2006 số thẻ và doanh số thẻ tăng mạnh so với năm 2005 chính là vì nguyên nhân này. Các giai đoạn tiếp theo các chỉ số tăng trưởng của SGD hoàn toàn độc lập với Hội sở chính. Trong xu hướng tăng trưởng chung, loại hình thanh toán thẻ Connect 24 tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng số lượng thẻ phát hành bình quân 25%/năm. Sở dĩ có sự tăng trưởng về loại hình thanh toán này là do SGD đã áp dụng các hoạt động nhằm kích thích nhu cầu thanh toán thông qua thẻ Connect 24 như xúc tiến ký kết các hợp đồng thanh toán trả lương công nhân viên bằng thẻ với các doanh nghiệp trong nước, các chương trình xúc tiến làm thẻ miễn phí, khuyến mãi khi đăng ký mở tài khoản thẻ v.v…Loại hình thẻ Connect 24 đang trở nên khá quen thuộc và thân thiện với người dân trong khi các loại hình thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế vẫn còn khá xa lạ và chưa phổ biến trong thanh toán nội địa. Tuy nhiên, qua số liệu về mạng lưới các ĐVCNT với số lượng tăng lên nhanh chóng, tăng 188 điểm từ 55 điểm lên 243 điểm trong vòng 4 năm, đã cho thấy tiềm năng của các loại hình thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế là rất lớn trong tương lai. PHẦN 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 3.1 Những kết quả đạt được: Năm 2009, SGD thường xuyên bám sát mục tiêu, định hướng, giải pháp kinh doanh và các chủ trương chính sách của Nhà nước, địa phương, từ đó đưa ra các kế hoạch và giải pháp chỉ đạo điều hành kinh doanh phù hợp với tình hình phát triển cho từng thời kỳ. -Về nguồn vốn: Với tình hình chung nhiều biến động, SGD NHTMCPNT Việt Nam đã thường xuyên tìm nhiều giải pháp thiết thực để tăng nguồn vốn, nhất là nguồn vốn huy động từ dân cư. Thực hiện điều chỉnh lãi suất theo từng thời kỳ. Đưa ra nhiều sản phẩm mới phù hợp nhu cầu thị trường, triển khai các hoạt động như tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, huy động vốn với lãi suất thấp, thực hiện thỏa thuận lãi suất với khách hàng truyền thống có nguồn vốn lớn… -Về công tác tín dụng: Trên cơ sở làm tốt công tác huy động vốn và việc nghiêm chỉnh chấp hành những quy định trong việc cho vay như phân loại khách hàng, nghiên cứu kỹ lưỡng các đề án vay vốn… Thực hiện đầu tư có hiệu quả, lấy nông nghiệp nông thôn làm chính, đẩy mạnh vào kinh tế trang trại và kinh tế hộ sản xuất… SGD không chỉ đáp ứng được các nhu cầu vay vốn hợp lý, làm tốt công tác phân loại nợ, chuyển nợ kịp thời để xử lý rủi ro, tích cực chỉ đạo thu hồi nợ, đặc biệt là không để nợ xấu phát sinh thêm. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật được cải thiện, thực hiện tốt việc quảng bá rộng rãi uy tín ngân hàng, trong năm qua SGD không chỉ duy trì được số lượng khách hàng truyền thống mà còn mở rộng thêm những khách hàng mới, cung cấp nhiều dịch vụ với chất lượng tốt hơn như thẻ, thanh toán, bảo lãnh, chuyển tiền… - Đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, tận tình với công việc, góp phần đáng kể vào những kết quả hoạt động của SGD. 3.2 Một số mặt còn tồn tại Năm 2009, suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế VN, các rủi ro về tỷ giá, lãi suất, hoạt động kinh doanh XNK giảm nên thanh toán giảm, dịch vụ về thanh toán cũng giảm theo. Biến động thị trường làm giảm giá trị đồng tiền. Lãi suất huy động phải điều chỉnh tăng liên tục để thu hút tiền gửi dân cư. Từ đó dẫn đến việc tăng lãi suất trong cho vay khiến cho việc cho vay gặp nhiều khó khăn hơn. 3.3 Một số kiến nghị và đề xuất - Về huy động vốn: Tăng cường thu hút các nguồn vốn ổn định, nhất là nguồn vốn từ dân cư bằng việc đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh và chất lượng dịch vụ của SGD ngân hàng. Thực hiện các biện pháp để duy trì những khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển thêm những khách hàng mới. - Nâng cao chất lượng thẩm định: Coi trọng hơn nữa việc thẩm định chặt chẽ các dự án cho vay. Cử những cán bộ có kinh nghiệm, những chuyên gia tư vấn xuống tận địa bàn để kiểm tra, xem xét tình hình thực tế. Qua đó SGD có thể thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác, phân tích kỹ lưỡng tình hình tài chính của khách hàng, xác định tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể. - Kiểm soát chất lượng tín dụng: Thực hiện tốt các khâu kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay để có được những thông tin chính xác, kịp thời và xử lý những rủi ro nếu có. Ngân hàng cần theo dõi sát sao tình hình hoạt động của khách hàng nhằm phát hiện sớm các khoản nợ quá hạn; đánh giá mức độ và xử lý kịp thời. - Đối với khách hàng: Làm tốt công tác phân loại khách hàng. Duy trì và củng cố lòng tin với những khách hàng truyền thống. Đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa, mở rộng khách hàng. Thực hiện tốt các chính sách chăm sóc, ưu đãi cho khách hàng. Hạn chế những thủ tục rườm rà, không cần thiết. Các cán bộ, nhân viên ngân hàng có thái độ tận tình giúp đỡ khách hàng khi gặp khó khăn vướng mắc. - Đổi mới công nghệ: SGD cần thường xuyên nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng đảm bảo cho việc truyền dẫn thông tin được thông suốt. Đồng thời cũng phải có biện pháp sao lưu, dự phòng dữ liệu đề phòng rủi ro. - Phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh và truyền đạt kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh tại SGD và xu thế hội nhập quốc tế. KẾT LU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTại Sở Giao dịch Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 31-33 Ngô Quyền Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan