MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ TĨNH 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển. 1
1.1. Thời kỳ 1945 - 1954 1
1.2. Thời kỳ 1955 - 1975 1
1.3. Thời kỳ 1976 - 1985 2
1.4. Thời kỳ 1986 - 2000 3
1.5. Thời kỳ 2001 - 2005 4
2. Chức năng và nhiệm vụ. 5
2.1. Vị trí và chức năng 5
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 5
2.3. Cơ cấu tổ chức của Sở 7
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 8
1. Vai trò của đầu tư với sự phát triển Kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh 8
2. Thực trạng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 9
2.1 Thực trạng cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài. 9
2.2. Kết quả hoạt động của các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Error! Bookmark not defined.
2.3 Mặt trái của việc tiếp nhận các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh. 9
3. Phương hướng giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI. 10
3.1 Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư. 10
3.2 Tăng cường hoạt động đối ngoại, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. 10
3.3 Tích cực cải thiện môi trường đầu tư. 11
3.4 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư. 11
III. KẾT LUẬN 12
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. giới thiệu chung về sở kế hoạch và đầu tư hà tĩnh
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Cách đây 60 năm, ngày 31/12/1945, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 78/SL thành lập Uỷ ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến quốc - tiền thân của ngành Kế hoạch và Đầu tư ngày nay. Ngày đó được đánh dấu như bước mở đầu những mốc son trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư qua từng thời kỳ đấu tranh dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ đó đến nay, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của Tổ quốc, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ Chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra cho từng giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Các thời kỳ hình thành và phát triển:
Thời kỳ 1945 - 1954
Sau khi thành lập, Uỷ ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến quốc được đổi tên thành Ban Kinh tế Chính phủ vào ngày 14/5/1950 với nhiệm vụ là nghiên cứu, soạn thảo trình Chính phủ các chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế, xã hội,...và những vấn đề quan trọng khác nhằm động viên sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi.
Trong thời kỳ này, cấp tỉnh chưa có chủ trương thành lập Uỷ ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến quốc và Ban Kinh tế Chính phủ.
Thời kỳ 1955 - 1975
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hoà bình lập lại ở miền Bắc, đất nước ta bước vào giai đoạn mới. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng Chủ nghĩa xã hội cùng miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển; ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và kể từ đó, hệ thống cơ quan kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được hình thành.
Cách mạng Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn mới, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa lớn mạnh, trở thành hậu phương vững chắc chi viện đắc lực cho miền Nam hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Quán triệt những chủ trương lớn của Đảng, theo sự hướng dẫn của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính tỉnh, Uỷ ban Kế hoạch đã xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 - 1965. Kế hoạch này phải cùng một lúc hướng vào hai mục tiêu: Tiếp tục vượt qua mọi khó khăn thách thức để phát triển sản xuất, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho nhân dân miền Bắc và chi viện cho miền Nam; đồng thời phải bảo toàn lực lượng sản xuất trong điều kiện chiến tranh để phát triển lâu dài.
Với trọng tâm là phát triển kinh tế, trước hết là nông nghiệp và công nghiệp địa phương, đảm bảo hậu cần tại chỗ, nuôi dưỡng sức dân, giữ vững mạch máu giao thông vận tải trong cả nước, phát triển các mặt y tế, giáo dục, văn hoá, nâng cao dân trí, chống chiến tranh tâm lý của kẻ địch. Duy trì việc học tập của các trường học và gửi học sinh giỏi đi đào tạo để chuẩn bị nguồn nhân lực cho các bước phát triển cao hơn khi chiến tranh kết thúc.
Thời kỳ 1976 - 1985
Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà độc lập, mạng lưới cơ quan kế hoạch đã rông khắp cả nước, công tác kế hoạch chuyển sang nghiên cứu kế hoạch tái thiết kinh tế và phát triển các mặt văn hoá xã hội sau chiến tranh chống Mỹ cứu nước, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
Thời gian từ 1976 - 1980
Đại hội IV đã có bước phát triển mới về tư duy lý luận cho thời kỳ công nghiệp hoá trong giai đoạn 5 năm đầu tiên của đất nước thống nhất: “ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng nông nghiệp và công nghiệp thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ”.
Để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới, Uỷ ban Kế hoạch tỉnh đã chú ý, thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo kế hoạch tập trung thống nhất của Nhà nước, vừa đề cao tính chủ động và trách nhiệm kế hoạch hoá của các ngành, các huyện và cơ sở.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kế hoạch đã xảy ra những biến động sâu sắc như: thiên tai nặng nề, chiến tranh ở biên giới phía Bắc và Tây - Nam. Vì vậy, kế hoạch hàng năm phải điều chỉnh các chỉ tiêu bố trí cho phù hợp với yêu cầu. Bước đầu hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An hợp nhất tuy tạo được một số lợi thế nhưng khó khăn chồng chất do hậu quả chiến tranh còn rất nặng nề, cơ sở sản xuất công nghiệp nghèo nàn lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 đạt được rất thấp.
Thời gian từ 1981 - 1985
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 3 (1981 - 1985) đã được tổ chức nghiên cứu với quy mô rộng hơn, chặt chẽ hơn. Với mục tiêu tổng quát là: Đáp ứng nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất, dần dần ổn định đời sống nhân dân, trước hết là giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự. Một trong những biện pháp lớn đề ra là tổ chức lại sản xuất trên địa bàn huyện, xây dựng huyện trở thành địa bàn kết hợp nông công nghiệp, mỗi huyện thành một đơn vị kinh tế cơ bản.
Thời kỳ 1986 - 2000
Đây được coi là thời kỳ đổi mới về Kinh tế. Có thể chia thời kỳ này thành 3 giai đoạn sau:
Thời gian từ 1986 - 1990
Đại hội VI được đánh dấu như một bước ngoặt lịch sử đổi mới tư duy và đường lối phát triển đất nước trong thời kỳ mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế; phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
Kế hoạch 5 năm của tỉnh Nghệ Tĩnh tiến hành trong xu thế cả nước đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới quản lý kinh tế bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu, lấy ổn định để phát triển. Uỷ ban Kế hoạch tỉnh với chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, đã cùng với các ngành, các huyện và cơ sở triển khai thắng lợi kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, tạo niềm tin cho xã hội, gây dựng được tiền đề và bài học kinh nghiệm của tiến trình đổi mới của tỉnh trong những năm sau.
Thời gian từ 1991 - 1995
Sau khi tách tỉnh, với kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1991 - 1995), Uỷ ban Kế hoạch Hà Tĩnh thực sự bắt tay vào đổi mới công tác kế hoạch hoá. Trên tinh thần đó, kế hoạch 1991 - 1995 được vạch ra và chỉ đạo thực hiện thắng lợi. Nền kinh tế của Hà Tĩnh có bước phát triển khá: GDP tăng bình quân 8,7%/năm cao hơn mức bình quân cả nước cùng thời kỳ (8,2%)..
Qua những năm lăn lộn, trăn trở kể từ ngày tái lập (1991 - 1995) bộ mặt của Uỷ ban Kế hoạch Hà Tĩnh đã thật sự khởi sắc. Đảng bộ và cơ quan Uỷ ban Kế hoạch đoàn kết nhất trí, dốc sức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh tin tưởng giao phó. Thông qua hoạt động sôi nổi, Uỷ ban Kế hoạch đã dần dần khôi phục và củng cố được lòng tin, từng bước khẳng định được vị trí của mình. Tuy còn một số nhược điểm là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức chưa ngang tầm, chưa bám sát cơ sở để tham gia chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch nhanh nhạy hơn, nhưng về cơ bản Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Hà Tĩnh thực sự đã có nhiều đổi mới so với thời kỳ trước.
Thời gian từ 1996 - 2000
Ngày 10/2/1996, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh có quyết định số 344/QĐ.UB thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở tổ chức lại Uỷ ban Kế hoạch. Với chức năng, nhiệm vụ mới, bước vào xây dựng kế hoạch tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu, đặc biệt là thực hiện chương trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết là trong nông nghiệp và nông thôn.
Trải qua 5 năm phấn đấu thực hiện, vượt qua những khó khăn, thử thách, từ thực tế cuộc sống và yêu cầu nghiên cứu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đã giúp Sở dần dần tiến bộ tuy chưa phải là hoàn hảo, nhưng đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996 - 2000 của tỉnh ta.
Thời kỳ 2001 - 2005
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là: phát huy các tiềm lực hiện có, khai thác có hiệu quả công trình kinh tế xã hội đã được xây dựng; tận dụng mọi nguồn lực cho đầu tư sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, trọng tâm là công nghiệp hoá Nông nghiệp và Nông thôn, tạo ra sản phẩm có giá trị, có chất lượng và có sức cạnh tranh cao. Phát triển mạnh nguồn nhân lực, mở rộng và nâng cao chất lưọng giáo dục, đào tạo nghề, chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2005 tổng thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,6 đến 1,65 lần so với năm 2000, tạo tiền đề vững chắc đưa Hà Tĩnh thoát khỏi tỉnh nghèo vào thời kỳ 2006 - 2010.
Chức năng và nhiệm vụ.
Vị trí và chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn tỉnh bao gồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp các đề án về quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội; Tham mưu đề xuất về cơ chế chính sách quản lý Kinh tế - Xã hội: Đầu tư trong nước, nước ngoài; Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh; Về các dịch vụ công thuộc phạm vi của Sở theo quy định của pháp luật; Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của UBND tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Trình UBND ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh vực Quy hoạch, Kế hoạch và Đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Trình UBND tỉnh quyết định phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư cho các UBND cấp huyện và các Sở, ban ngành của tỉnh và chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của cấp đó.
Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương.
Chủ trì tổng hợp, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành, thẩm định các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ trì phối hợp việc thực hiện, giám sát, thẩm định và đánh giá về kế hoạch đầu tư, quản lý đầu tư nước ngoài, quản lý vốn ODA, các nguồn vốn viện trợ phi Chính phủ.
Quản lý đấu thầu, quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Quản lý Doanh nghiệp về việc đăng ký kinh doanh và kinh tế Hợp tác xã
Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn của UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi và kiểm tra về tổ chức và thực hiện.
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Sở
Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phậm vi quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với UBND tỉnh và Bộ Kế họch và Đầu tư.
Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo , bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư ở địa phương.
Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
3. Cơ cấu tổ chức của sở
Giám đốc
Phó giám đốc
Trung tâm
XT - ĐT
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
KTế - ĐNgoại
Phòng Đăng ký kinh doanh
Phòng
Nông nghiệp & PTNT
Phòng
Kế hoạch Văn hoá - Xã hội
Phòng
Tổ chức –
Hành chính
Ban Quản lý dự án
Phòng
Tổng hợp
Phòng Công nghiệp – Dịch vụ
Phòng
Thẩm định DA ĐT & Xét thầu
Phòng
Thanh tra Sở
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh hà tĩnh
ii. thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vai trò của đầu tư với sự phát triển Kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh
Trong giai đoạn 1995-2005, Hà Tĩnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội đảng đã đề ra. Tốc độ tăng GDP khá cao, nông nghiệp phát triển vững chắc. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Văn hóa xã hội phát triển mạnh, an ninh trật tự được giữ vững. Đời sống nhân dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tăng trưởng kinh tế năm 2005, GDP tính theo giá thực tế ước đạt 5.725 tỷ đồng, bằng 0,72% GDP cả nước. (Tính theo giá 94, GDP năm 2005 ước đạt 4.104 tỷ đồng). Tăng trưởng kinh tế ổn định, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cao hơn trung bình cả nước, nhưng còn thấp hơn so với các tỉnh lân cận và vùng Bắc trung bộ.
Động thái tăng GDP cả tỉnh khá ổn định, trong 10 năm qua chưa xuất hiện đột biến làm GDP tăng vọt hay bị tác động mạnh làm năm sau giảm đáng kể so với năm trước. Đạt được kết quả trên là do một số nguyên nhân chủ yếu như dịch chuyển cơ cấu kinh tế đúng hướng đã làm tăng năng suất lao động; Tăng việc làm và sử dụng lao động trong cả ba khu vực; Tăng đóng góp của yếu tố quản lý vào tăng GDP.
Nhịp độ tăng GDP nông nghiệp khá cao và ổn định ở mức 4-5%. Nông nghiệp có đóng góp đáng kể và tăng trưởng kinh tế. Trong thời kỳ 1995-2005, tổng sản phẩm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng ổn định, bình quân 4,70%/ năm, cao hơn so với trung bình cả nước (4,0%). Tính riêng giai đoạn 2001-2004, nông nghiệp tăng 4,94%. Năm 2005 nông nghiệp có thể tăng chậm lại, do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp và thời tiết không thuận lợi.
Công nghiệp và xây dựng là khu vực có nhiều triển vọng đóng góp vào tăng GDP cả tỉnh. Trong thời kỳ 1995-2005, khu vực công nghiệp và xây dựng có nhịp độ tăng khá cao, đạt 14,74%/năm, nhưng do quy mô của khu vực này còn nhỏ bé, nên đóng góp của khu vực này vào tăng GDP còn bị hạn chế.
Khu vực Dịch vụ tăng khá ổn định, cao hơn trung bình vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Trong giai đoạn 1995-2005, nhịp độ tăng dịch vụ đạt 9,32%/năm, cao gấp 1,4 lần tốc độ tăng GDP khu vực sản xuất vật chất (nông nghiệp + công nghiệp + xây dựng), phù hợp với xu thế tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
2. Thực trạng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
2.1 Thực trạng cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực cho đến hết tháng 12 năm 2005, đã có 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký gần 25 triệu USD. Trong số các dự án đó có 5 dự án đã có quyết định chấm dứt hoạt động và đang chờ thanh lý với số vốn là 8.270.000 triệu USD chiếm 33,08%. Như vậy, tính đến ngày 31/12/ 2005, tổng số dự án còn hiệu lực là 5 với tổng vốn đăng ký (kể cả phần vốn bổ sung) là 16.730.000 USD. Trong tổng số 10 dự án nêu trên thì đã có 4 dự án được cấp giấy phép vào năm 1994. Như vậy, nếu xét trong cả thời kỳ 1993 - 2005 thì năm 1994 có thể được xem là năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Tĩnh về số dự án đăng ký, còn lại rải rác các dự án được cấp giấy phép vào các năm (từ năm 1993-2005). Các dự án đó đã khai thác vào các lĩnh vực mà ở đó là thế mạnh của tỉnh như : Khai thácTi tan (Liên doanh(AUSTINH), chế biến lâm sản xuất khẩu (liên doanh ROLIN), sản xuất hàng may mặc(HATINH-HIKOSEN), nuôi tròng thuỷ hải sản(Chi nhánh công ty Chăn nuôi C.P.Việt Nam tại Hà Tĩnh) …
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh sau một số năm tạm thời giảm sút, cuối thời kỳ đã có khởi sắc, kêu gọi được một số dự án đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế và xu hướng đang có nhiều thuận lợi để mở rộng hơn.
Các dự án đã đóng góp một phần về giá trị sản xuất, sản phẩm chủ yếu và ngân sách cho tỉnh như sau:
- Gía trị sản xuất hàng năm đạt tới 76,82 tỷ đồng bằng 0,04% giá trị sản xuất toàn tỉnh
- Thu hút 800 lao động làm việc trong nhà máy và hàng vạn lao động làm nguyên liệu, dịch vụ phục vụ các nhà máy.
2.2 Mặt trái của việc tiếp nhận các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh.
Vấn đề lớn nhất mà FDI gây ra trong những năm qua là không ít những công nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị thải loại đã được nhập vào với giá nhập đã hết khấu hao. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ đang báo động nguy cơ trở thành bãi rác thải công nghệ của các nước phát triển, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và có nguy cơ gia tăng mức độ lạc hậu và đặc biệt là gây ra ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân chính của tình hình trên là do thiếu thông tin về các loại công nghệ nhập, trình độ kỹ thuật còn thấp, trình độ quản lý và kiểm soát còn yếu.
Hai là, có không ít nhà đầu tư đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư hay sự sơ hở trong chính sách và kiểm tra, kiểm soát để buôn lậu, trốn thuế, gây thiệt hại không nhỏ.
Ba là, mục đích của các nhà đầu tư là nhằm thu lợi nhuận càng cao càng tốt. Vì vậy, họ luôn tìm cách khai thác lợi thế tương đối của nước chủ nhà. Một lợi thế lớn nhất là giá nhân công rẻ. Vì vậy các nhà đầu tư đã khai thác triệt để lợi thế này gây nhiều thiệt thòi cho người lao động.
3. Phương hướng giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI.
Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư.
- Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực để có thể làm căn cứ xây dựng các dự án đầu tư có tính khả thi cao, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư vào Hà Tĩnh.
- Rà soát, đánh giá các loại tài nguyên, khoáng sản, nguồn lợi rừng và biển có thể hợp tác đầu tư, chuẩn bị cho các nhà đầu tư vào nghiên cứu các dự án đầu tư.
- Tổ chức, nghiên cứu, điều tra cơ bản về đất đai, lao động, tài nguyên và các điều kiện khác trên địa bàn trong tỉnh nhất là các vùng có nhiều tài nguyên và các vùng du lịch biển.
- Tổ chức nghiên cứu, lập và thẩm định các dự án đầu tư trong danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư để giới thiệu với các nhà đầu tư quốc tế.
Tăng cường hoạt động đối ngoại, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và Đại sứ quán các nước để vận động, xúc tiến các dự án đầu tư vào Hà Tĩnh.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc gặp mặt, tiếp xúc làm việc hoặc mời làm việc với các tổ chức kinh tế quốc tế, các đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội nhằm giới thiệu hình ảnh về tỉnh HàTĩnh, nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích.
Tích cực cải thiện môi trường đầu tư.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm tối đa phiền hà cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các dự án được triển khai nhanh và thuận lợi.
- Chính quyền các cấp nhất là các huyện chăm lo bồi thường, giải phóng mặt bằng bàn giao địa điểm cho các nhà đầu tư.
- Chăm lo xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin trong các KCN Vũng ánh, Gia Lách, và các khu, cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện tạo điều kiện kêu gọi đầu tư .
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư.
- Rà soát lại phân công, phân cấp cho các ngành, các cấp để xử lý hồ sơ cho các nhà đầu tư có hiệu lực và hiệu quả.
- Tăng cường quản lý nhà nước sau cấp giấy phếp đầu tư trên các lĩnh vực: Tuân thủ quy hoạch, kiến trúc xây dựng, tiến độ thực hiện và bảo vệ môi trường,..yêu cầu các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp để thực hiện kiểm tra, giám sát việc đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên theo dõi, phân tích, tổng kết và rút kinh nghiệm về hợp tác đầu tư với nước ngoài, các Sở phải thống nhất nội dung cần hợp tác và tháo gỡ các khó khăn làm cho bộ máy quản lý nhà nước ngày càng có hiệu quả.
III. kết luận
Với những kiến thức đã đựơc học và qua thực tập, em nhận thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nội dung quan trọng của quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn 2001 - 2005, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp thực hiện nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng và đã thu được một số thành tựu nhất định, bước đầu chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, đưa Hà Tĩnh phát triển kinh tế dần dần thoát khỏi tỉnh nghèo. Tuy nhiên, kinh tế Hà Tĩnh vẫn còn nhiều mặt yếu kém, kinh tế có phát triển nhưng tốc độ và chất lượng thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do cơ chế quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế và điểm xuất phát của Hà Tĩnh thấp so với cả nước.
Đứng trước những cơ hội và thách thức, tỉnh Hà Tĩnh cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển, phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2006 - 2010.
Để góp phần vào công cuộc đổi mới phát triển kinh tế của tỉnh nhà, là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xứ Nghệ, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Tĩnh”.
Kết cấu luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những lí luận chung về đầu tư.
Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời kì 1993-2005.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ 2006-2010.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32785.doc