Báo cáo thực tập tại Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ 1

ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG 1

I – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1

1. Lịch sử hình thành 1

2. Lịch sử phát triển 1

II – CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG 4

1. Chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng 4

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng 4

III – CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG 9

1. Lãnh đạo sở: 9

2. Cơ cấu tổ chức của Sở như sau: 10

2.1. Văn phòng 11

2.2. Thanh tra 11

2.3. Phòng Pháp chế và Giám sát đầu tư 11

2.4. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: 11

2.5. Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư 12

3. Mối quan hệ công tác giữa các phòng ban chức năng của Sở KH và ĐT Hải Phòng 13

III – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2008 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2009 13

1. Những mặt được: 13

2. Những tồn tại, hạn chế: 13

3. Phương hướng hoạt động và những nhiệm vụ công tác năm 2009. 14

CHƯƠNG II - ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ PHÒNG PHÁP CHẾ - GIÁM SÁT ĐẦU TƯ THUỘC SỞ KH VÀ ĐT HP 16

I – NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ - GIÁM SÁT ĐẦU TƯ 16

1. Chức năng của phòng 16

2. Nhiệm vụ của phòng 16

II – TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ – GIÁM SÁT ĐẦU TƯ 18

III – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ – GIÁM SÁT 18

1. Về nhân lực 18

2. Về điều kiện làm việc 19

3. Về điều kiện tài chính 20

IV – GIỚI THIỆU VỀ MỘT NGHIỆP VỤ LỰA CHỌN CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ - GIÁM SÁT ĐẦU TƯ 20

1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ 20

2. Nhận xét đánh giá về quy trình làm việc của Phòng Pháp chế - Giám sát đầu tư 24

2.1.Ưu điểm 24

2.2.Nhược điểm 24

CHƯƠNG III - ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHO GIAI ĐOẠN THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ 25

I – ĐỀ TÀI I 25

1. Tên đề tài dự kiến 25

2. Lý do chọn đề tài 25

3. Danh mục các tài liệu tham khảo đã thu thập được. 26

II – ĐỀ TÀI II 26

1. Tên đề tài 26

2. Lý do chọn đề tài 26

3. Danh mục các tài liệu tham khảo 27

III – ĐỀ TÀI III 27

1. Tên đề tài 27

2. Lý do chọn đề tài 27

3. Danh mục các tài liệu tham khảo đã thu thập được 28

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3020 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để trình UBND thành phố.           - Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND thành phố về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.           - Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND thành phố về tổng mức vốn đầu tư của toàn thành phố; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, bố trí các danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho từng dự án thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý; tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần liên doanh của nhà nước.           - Đề xuất trình UBND thành phố về kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB tập trung và vốn sự nghiệp phát triển kinh tế cho các chương trình dự án (bao gồm cả các công trình cải tạo sửa chữa từ qui mô vừa trở lên) trên địa bàn thành phố.           - Chủ trì, phối hợp với sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do thành phố quản lý.           - Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND thành phố; cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào thành phố theo phân cấp.           - Làm đầu mối cho UBND thành phố quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp phép đầu tư thuộc thẩm quyền.           - Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của thành phố; hướng dẫn các sở, ban, ngành, các địa phương xây dựng các danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp các danh mục các chương trình dự án sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND thành phố phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.           - Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND thành phố xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều sở, ban, ngành, cấp quận, huyện, thị xã và cấp phường, xã, thị trấn ; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.           - Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND thành phố về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND thành phố.           - Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu.           - Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất:           - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thẩm định và trình UBND thành phố quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND thành phố trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.           - Trình UBND thành phố quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và các cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương.           - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trình UBND thành phố chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố.           - Làm đầu mối thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.           - Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho các cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.           - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn Thành phố.           - Là thành viên thường trực một số Hội đồng và Ban chỉ đạo của thành phố như: Hội đồng phối hợp và quản lý đô thị, Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia, Ban chỉ đạo 135....           - Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn của UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.           - Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Sở.           -  Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.           - Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.           - Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố; tổ chức đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ ành Kế hoạch và đầu tư ở địa phương.           - Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố.           - Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thành phố giao. III – CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG 1. Lãnh đạo sở: Có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc (nếu tăng thêm nhiệm vụ, có thể bố trí 04 Phó Giám đốc) 1.1. Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trước pháp luật các hoạt động của Sở. Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định và theo các quy định về quản lý công tác cán bộ. 1.2. Phó giám đốc Sở giúp Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phó giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định, theo đề nghị của Giám đốc Sở và các quy định về quản lý công tác cán bộ. Cơ cấu tổ chức của Sở như sau: Tổng số cán bộ CNVC hiện có là 76 người, 71 biên chế và 05 hợp đồng ngắn hạn cho các công việc như: Lái xe, bảo vệ, tạp vụ...  Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ    + Tiến sĩ:                      02 Đồng chí chiếm        3% + Sau đại học:              14 Đồng chí chiếm       18,3% + Đại học:                    51 Đồng chí chiếm       67,1% + Công nhân kỹ thuật: 05 Đồng chí chiếm         6,5% (Lái xe) + Trung học PT:          04 Đồng chí chiếm         5,1% (Tạp vụ, Bảo vệ) Về trình độ ngoại ngữ                 + 12 đồng chí có bằng đại học Anh văn hoặc tương đương                 + 01 đồng chí có bằng đại học Pháp văn                 + 01 đồng chí có bằng đại học Trung văn                 + 05 đồng chí có trình độ D Nga văn                 + 40 đồng chí có trình độ C Anh văn Về trình độ lý  luận chính trị                 + 15 đồng chí có trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân                 + 18 đồng chí có trình độ lý luận chính trị trung cấp  Tuổi đời bình quân 39,65 tuổi ( Trước năm 2000 là 42 tuổi) + Từ 56-60 tuổi:     05 Đồng chí chiếm 6,5% + Từ 51-55 tuổi:     11 Đồng chí chiếm 14,5% + Từ 41- 50 tuổi:    14 Đồng chí chiếm 18,4% + Từ 31-40 tuổi:     20 Đồng chí chiếm 26,3% + Dưới 31 tuổi:      26 đồng chí chiếm 34,3% Trong đó, các cán bộ viên chức phục vụ ở 11 phòng, ban với các chức năng cơ bản như sau: 2.1. Văn phòng - Văn Phòng có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc sở chỉ đạo, điều hành trong công tác: Cải cách hành chính; tổ chức cán bộ; tài chính- kế toán, tổng hợp nội bộ; hành chính, quản trị; quân sự, dân quân, tự vệ; phòng cháy, chữa cháy; an ninh, trật tự nội vụ; ứng dụng công nghệ thông tin; tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa". 2.2. Thanh tra - Thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của Pháp luật. 2.3. Phòng Pháp chế và Giám sát đầu tư - Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện việc quản lý nhà nước theo đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư; trong tổ chức thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Đồng thời, tham mưu, giúp lãnh đạo Sở thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư; giám sát cộng đồng; đề xuất, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ này. 2.4. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: - Phòng Tổng hợp: Đóng vai trò tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nứoc về công tác quy hoạch, kế hoạch tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư. - Phòng Đăng ký kinh doanh: Thực hiện việc đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và Nghị định của Chính phủ về Đăng ký Kinh Doanh. - Phòng Văn hóa – xã hội: Chức năng chính là để tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư trong lĩnh vực văn hóa xã hội (bao gồm các ngành: giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, lao động và thương binh xã hội, dân số gia đình và trẻ em, y tế, thể dục thể thao, văn hóa thông tin) trên địa bàn thành phố. - Phòng Kinh Tế đối ngoại: Với vai trò tham mưu, giúp Giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên các lĩnh vực: FDI, ODA, NGO; hợp tác kinh tế với các địa phương và vùng lãnh thổ, phòng KTĐN đóng một vai trò hết sức quan trọng. - Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Có chức năng tham mưu trong lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, Thủy sản và các huyện. - Phòng Thẩm định dự án đầu tư:có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực công tác như thẩm định các DAĐT sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ( trừ vốn ODA) thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND Thành phố. - Phòng Công nghiệp – Dịch vụ: tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên các ngành: Công nghiệp, Xây dựng, Thương mại, Dịch vụ, Bưu chính viễn thông và các quận. 2.5. Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ nhiệm vụ của Sở, rà soát sắp xếp lại các phòng, đề xuất tên gọi các phòng chuyên môn nghiệp vụ, thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ, quyết định. Giám đốc Đan Đức Hiệp PGĐ Vũ Thị Tâm PGĐ Đoàn Duy Linh PGĐ Lê Thanh Sơn Phòng VH - XH Phòng PC- GS ĐT Phòng KTĐN Phòng NNNT Phòng tổng hợp Phòng đăng kí kinh doanh Phòng công nghiệp - dich vụ Thanh tra Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư Văn phòng Phòng thẩm định Sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau: Mối quan hệ công tác giữa các phòng ban chức năng của Sở KH và ĐT Hải Phòng Cùng nằm trong Sở KH và ĐT Hải Phòng, mỗi một phòng ban chuyên môn được phân chia phụ trách một mảng riêng. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được trên giao, việc phối hợp cùng hoạt động với các phòng, ban khác cũng là điều kiện hết sức quan trọng góp phần cho sự vững mạnh và nâng cao thành tích cho ngành Kế hoạch – Đầu tư nói chung và cho Sở KH và ĐT của thành phố nói riêng. Vì vậy, ta thấy rõ được là giữa các phòng không chỉ có các mối quan hệ ngang mà còn hết sức cần những mối quan hệ dọc. Có nhiều chức năng, nhiệm vụ Sở được cấp trên giao là hết sức khó khăn, cần sự góp sức và phối hợp đồng bộ của nhiều phòng, ban thì mới giải quyết được, do vậy, việc tạo ra những động lực, những hoạt động khiến gắn kết các phòng ban trong Sở là điều hết sức cần thiết để tạo nên một tập thể mạnh. III – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2008 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2009 Những mặt được: Các quy trình hoạt động của cơ quan dần đã đi vào nếp, việc phối hợp trong lãnh đạo Sở và các phòng chuyên môn đã rành mạch hơn, tránh chồng chéo và tuân thủ đúng các quy trình đề ra. Chất lượng công tác tham mưu của Sở và các phòng ban chuyên môn ngày càng được nâng cao. Các tổ chức đòan thể của cơ quan đã phát huy tốt vai trò, góp phần tạo dựng không khí đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau và thúc đẩy phong trào thi đua trong Sở. Những tồn tại, hạn chế: Trong xử lý một số công việc cụ thể, còn có cán bộ, công chức chưa tuân thủ đúng các quy trình đề ra. Công tác cải cách hành chính chưa thực sự hoàn thiện; vẫn còn cán bộ, công chức chưa nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ cải cách hành chính. Phương hướng hoạt động và những nhiệm vụ công tác năm 2009. Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính chú trọng vào các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo Chương trình, kế hoạch của Sở và của UBND TP năm 2009 với chủ đề “ Đẩy mạnh cải cách hành chính và giải phóng mặt bằng”. Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng của bộ phận “một cửa” liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” của Sở theo hướng độc lập chuyên trách. Đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn, phấn đấu trong năm 2009 hoàn chỉnh mạng thông tin nội bộ, tiến hành việc Đăng ký kinh doanh, Đăng ký để cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng. Động viên toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác chính trị, chuyên môn của ngành và thành phố giao, có các giải pháp tích cực tháo gỡ khó khăn ách tắc trong hoạt động. Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm; thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa trong các hoạt động của Sở. Nâng cao chất lượng công tác giám sát đầu tư, thanh tra chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hướng dẫn các ban quản lý dự án, quận, huyện, thị xã thực hiện đúng các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư. Củng cố duy trì công tác chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông vệ sinh môi trường… đảm bảo an toàn cơ quan đơn vị, chấp hành tốt các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, có các giải pháp tích cực ngăn chặn và phòng ngừa các tệ nạn xã hội. Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể quần chúng, quan tâm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới. Đẩy mạnh các phong trào thi đua văn hóa thể thao trong cơ quan, để nâng cao sự hiểu biết và tinh thần đoàn kết thân ái trong cán bộ công chức. Tiếp tục phát động và duy trì phong trào thi đua trong toàn cơ quan, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2009. CHƯƠNG II - ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ PHÒNG PHÁP CHẾ - GIÁM SÁT ĐẦU TƯ THUỘC SỞ KH VÀ ĐT HP I – NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ - GIÁM SÁT ĐẦU TƯ 1. Chức năng của phòng Nhằm tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện việc quản lý nhà nước theo đúng quy định của Pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; trong tổ chức thực hiện công tác xây dựng VBQPPL; thẩm định, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL; kiểm tra VBQPPL; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Đồng thời tham mưu, giúp lãnh đạo Sở thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư; giám sát cộng đồng; đề xuất, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ này. Ngoài ra, phòng có trách nhiệm chủ động phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở trong hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu công tác của Sở KH và ĐT và các cơ quan hành chính khác. Nhiệm vụ của phòng Xây dựng chương trình, kế hoạch và đề xuất, kiến nghị với Giám đốc Sở trình UBND Thành phố ban hành các VBQPPL có liên quan đến nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Sở. Góp ý, xây dựng đề cương, chủ trì soạn thảo các VBQPPL liên quan đến lĩnh vực KH và ĐT; tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các dự thảo VBQPPL trong lĩnh vực KH và ĐT do các phòng, đơn vị trong Sở soạn thảo. Tổ chức rà soát thường xuyên, định kỳ, hệ thống hóa các VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực KH và ĐT; tổng hợp và trình Giám Đốc Sở xem xét, xử lý kết quả VBQPPL đã rà soát để tham gia cùng với GIám đốc Sở việc hoàn thiện các tập hệ thống hóa VBQPPL của thành phố có liên quan đến lĩnh vực KH và ĐT. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Tư Pháp Thành phố về nhiệm vụ rà soát và hệ thống hóa VBQPPL; phối hợp các đơn vị có liên quan của Sở Tư pháp thành phố trong việc xây dựng các tập VBQPPL. Giúp Giám đốc Sở trong việc phối hợp với Sở Tư pháp rà soát các VB do HĐND, UBND thành phố ban hành liên quan đến lĩnh vực KH và ĐT và tổ chức mạng lưới thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra VB trên địa bàn thành phố liên quan đến lĩnh vực quản lý của Sở, đặc biệt là lĩnh vực quản lý nhà nước về KH và ĐT. Phối hợp và tạo điều kiện để các cơ quan kiểm tra VB, kiểm tra theo thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện và báo cáo về nội dung sai trái của văn bản, từ đó chuẩn bị báo cáo 6 tháng, hàng năm hay đột xuất về công tác kiểm tra VB. Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng chức năng của Sở Tư pháp phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trong cơ quan thông qua các biện pháp, cách thức thích hợp. Phối hợp với các phòng và đơn vị thuộc Sở lập KH, tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực KH và ĐT; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong cơ quan; khảo sát, tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức của Sở để kiến nghị giám đốc có biện pháp xử lý. Chủ trì xây dựng và thực hiện KH Giám sát, đánh giá đầu tư trình cấp có thẩm quyền thông qua và tổ chức thực hiện các công việc giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chưong trình dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định của UBNDTP. Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi thành phố. II – TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ – GIÁM SÁT ĐẦU TƯ Phòng có 5 người, gồm có: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 3 chuyên viên phụ trách 2 mảng Pháp chế và Giám sát. Cô Lê Kiều Anh: 40 tuổi, cử nhân Luật – Trưởng Phòng. Phụ trách quản lý chung và quản lý về chuyên môn của phòng. Phó phòng là bác Nguyễn Đức Dũng: 57 tuổi, cử nhân Luật. Phụ trách chung về mảng Giám sát đầu tư. Chuyên viên của phòng gồm 3 người: Anh Ngô Minh Tuân: 33 tuổi, thạc sỹ kinh tế - phụ trách mảng Giám sát. Anh Đoàn Văn Sáng: 30 tuổi, cử nhân kinh tế và kỹ sư Công nghệ thông tin – đồng phụ trách mảng Giám sát. Anh Phan Quang Ngọc: 30 tuổi, cử nhân kinh tế, kỹ sư - phụ trách mảng Pháp chế. III – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ – GIÁM SÁT Về nhân lực Tuổi bình quân của phòng là 38 tuổi, là độ tuổi không còn quá trẻ nên họ cũng hầu hết là những người rất có kinh nghiệm trong chuyên môn, hơn nữa tất cả các viên chức của phòng đều đã tốt nghiệp ĐH hoặc sau ĐH nên họ đều là những người có năng lực, cầu tiến, có tinh thần trách nhiệm và rất cần mẫn. Do vậy, đây là một tập thể vững mạnh. Mặt khác, họ đều đã là những Đảng viên, Đoàn viên ưu tú, vững mạnh về tư tưởng chính trị, nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về những điều họ có thể đóng góp cho thành phố. Qua quá trình tiếp xúc và tìm hiểu, tôi đã thấy được tinh thần học hỏi không ngừng của các cán bộ phòng, họ luôn nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao. Đây là một điều hết sức đáng mừng. Tuy nhiên, xét về năng lực làm việc, việc đào tạo lại cho các cán bộ viên chức trong phòng cũng còn hạn chế, do điều kiện kinh tế còn rất eo hẹp, chỉ có duy nhất đồng chí Ngọc trong vòng 6 tháng tới được thành phố cử đi học Cao học ở Anh theo Đề Án 100. Do đó, đây cũng là một thiếu sót lớn trong mảng đào tạo lại. Mặt khác, đồng chí Ngọc là viên chức duy nhất của Phòng và tất nhiên của Sở phụ trách về mảng Pháp chế nên trong thời gian tới rất cần lãnh đạo Sở cân nhắc để bù đắp vào sự thiếu hụt này. Về điều kiện làm việc Phòng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị làm việc cần thiết trong một căn phòng rộng gần 40m2, gồm có: 5 bàn làm việc và tủ riêng lưu hồ sơ 5 máy vi tính nối mạng 5 máy vi tính nối mạng 1 máy in 1 máy hủy tài liệu 1 điện thoại bàn 3 kệ sách và tủ đựng tài liệu chung 1 máy điều hòa và 1 quạt trần Tuy đã được cung cấp đầy đủ những trang thiết bị cơ bản phục vụ cho quá trình làm việc, việc lên mạng cập nhật và tìm kiếm thông tin là rất thường xuyên và khá hiệu quả nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng các cán bộ viên chức sử dụng chúng vào những mục đích không phục vụ cho công tác của mình. Điều này xảy ra khá thường xuyên ở các cơ quan hành chính. Các viên chức của phòng kiến nghị với cấp trên để yêu cầu những thiết bị rất thiết yếu phục vụ cho quá trình tìm hiểu hiện trường và lấy dữ liệu tại chỗ; cụ thể là phòng đã kiến nghị cấp trên cung cấp máy ảnh và máy tính xách tay để thực hiện việc tác nghiệp nhưng vẫn chưa được đáp ứng yêu cầu chính đáng này. Khi phải đi đến hiện trường để tác nghiệp, nếu hiện trường ở xa đã có xe của Sở đưa đón; nếu hiện trường chỉ trong nội thành thì hầu như các cán bộ đều chủ động tự túc đi lại bằng chính phương tiện của mình. Về điều kiện tài chính Lương của các viên chức trong phòng được chia theo bảng lương, theo ngạch, như tất cả các phòng khác của Sở. Các chi phí phục vụ việc tác nghiệp như chi phí điện, nước, văn phòng phẩm… đều là được sử dụng theo nhu cầu. Tuy nhiên, có một bất cập trong việc khoán chi phí sử dụng điện thoại bàn, phòng cũng như các phòng khác của Sở chỉ được có 150.000/tháng. Với mức độ sử dụng thường xuyên do đặc thù công việc phải liên lạc với các chủ đầu tư, với các ban ngành liên quan, đây lại là phòng hành chính sự nghiệp không thu, việc khoán chi như thế là khá bất hợp lý. Các cán bộ của phòng phản ánh việc hầu như phải sử dụng điện thoại của chính mình để liên lạc, tuy chi phí sử dụng vào việc này không phải là một khoản quá lớn nhưng nó lại là một trong những yếu tố gây tâm lý không thoải mái trong nội bộ các cán bộ công chức. IV – GIỚI THIỆU VỀ MỘT NGHIỆP VỤ LỰA CHỌN CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ - GIÁM SÁT ĐẦU TƯ Quy trình thực hiện nghiệp vụ Cụ thể ở đây tôi nghiên cứu quy trình Giám sát đầu tư của Dự Án xây dựng bãi rác phế thải của Thị Xã Đồ Sơn giai đoạn 2. Đây không phải là một dự án nằm trong việc lập kế hoạch giám sát định kỳ của Phòng, nhưng lại phát sinh do yêu cầu của chủ đầu tư (Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch), sau khi thực hiện dự án xong đã đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư thực hiện giám sát đánh giá kết thúc của dự án để quyết toán với UBND thành phố, do vậy quy trình này đã được bỏ qua 2 bước lập Kế hoạch giám sát và trình ký Kế hoạch giám sát. Sở nhận được yêu cầu của chủ đầu tư, chuyển xuống phòng Pháp Chế - Giám Sát đầu tư. Người được giao thực hiện dự án này là chuyên viên Đoàn Văn Sáng. Qua quá trình tìm hiểu, tôi đã nắm được các bước thực hiện, nội dung và phương pháp của các bước như phần tiếp theo sau đây. 1.1.Bước 1: Lập thông báo giám sát và xem xét thông báo Thời gian: Ngày 14 – 03 – 2008 CV Sáng lập thông báo và Trưởng phòng xem xét thông qua nội dung báo cáo giám sát. Đây là thông báo giám sát gửi đến chủ đầu tư đang thực hiện dự án để chủ đầu tư biết thời gian và chuẩn bị các công việc phục vụ giám sát. Phương pháp thực hiện(PPTH): Lập theo biểu mẫu cho sẵn và phụ thuộc vào đặc thù từng dự án cần giám sát. 1.2.Bước 2: Trình ký thông báo Thời gian: ngày 18 – 03 -2008 Trưởng phòng trình PGĐ Vũ Thị Tâm (là lãnh đạo Sở trực tiếp quản lý về mảng này) xem xét, ký duyệt thông báo giám sát trong ngày. 1.3.Bước 3: Chuyển bộ phận 1 cửa Thời gian: ngày 19 – 03 – 2008 Ngay sau khi PGĐ Tâm ký duyệt thông báo, chuyên viên phụ trách vào số văn bản, photo, lấy dấu, lập danh sách gửi (đến các phòng ban trong Sở có liên quan, cụ thể là Phòng CN – DV, phòng VH - XH để cùng tham gia vào việc giám sát, đánh giá; gửi đến chủ đầu tư là Cty công trìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32786.doc
Tài liệu liên quan