Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá đa dạng gắn với thị trường. Xây dựng các vùng chuyên canh phù hợp với tiềm năng lợi thế về khí hậu, đất đai, lao động của từng vùng. Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất. Gắn phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ và dịch vụ để hình thành thị trường ngay trên địa bàn nông thôn. Phát triển các ngành nghề và cơ sở hạ tầng. Để thực hiện các mục tiêu trên phải tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất, củng cố các HTX theo luật.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vực nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, kinh tế mới...Phòng có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập các dự án đầu tư, xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và hàng năm. Tổng hợp, cân đối chi tiêu kế hoạch, phân bổ vốn XDCB, quản lý và theo dõi việc thực hiện các dự án, kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt. giúp giám đốc Sở thẩm tra và thẩm định trình Sở, các cơ quan quản lý cấp trên phê quyệt các dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các công trình; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong ngành thực hiện các dự án đầu tư, quản lý đầu tư theo đúng điều lệ; theo dõi kiểm tra tiến độ thi công và chất lượng công trình, nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với cơ quan cấp trên những biện pháp nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về vốn, vật tư, kỹ thuật. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoàn thành và đưa nhanh dự án vào khai thác, sử dụng đạt được mục tiêu và hiệu quả; chịu trách nhiệm phối hợp với các phòng ban trong Sở, liên hệ với các cấp, ngành có liên quan bổ xung, sửa đổi, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch...
2.5/ Phòng chính sách Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Đây là phòng chuyên môn của Sở, giúp giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chính sách Nông- lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thông trên địa bàn tỉnh. Phòng có nhiệm vụ giúp giám đốc Sở chủ trì, phối hợp hoặc tham gia với các ngành có liên quan, các phòng, ban của Sở trong việc tổ chức triển khai cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, chính sách đối với các tổ chức kinh tế ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển vùng kinh tế mới....; giúp giám đốc Sở soạn thảo ban hành các văn bản pháp quy thuộc cơ chế chính sách về sản xuất nông nghịêp, quản lý và khai thác tài nguyên, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xây dựng mô hình và tổng kết việc thực hiện cơ chế quản lý và chính sách đối với các HTX nông nghiệp, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn.
2.6/ Thanh tra Sở
Thanh tra Sở là tổ chức Thanh tra của cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân Tỉnh, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở và thanh tra đối với cơ quan đơn vị do Sở trực tiếp quản lý. Phòng có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Sở quản lý giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về các công tác thanh tra và việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Sở trực tiếp quản lý. Hướng dẫn và chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra đối với các tổ chức thanh tra chuyên ngành thuộc Sở. Theo dõi, quản lý công tác thanh tra, pháp chế đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Sở trực tiếp quản lý.
2.7/ Phòng trồng trọt
Là phòng chuyên môn của Sở có chức năng tham mưu, giúp giám đốc Sở quản lý Nhà nước về lĩnh vực trồng trọt trong phạm vi lãnh thổ tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Cục khuyến nông khuyến lâm, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn,và hàng năm các dự án về phát triển trồng trọt; giúp giám đốc Sở xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn định mức kinh tế – kỹ thuật về sản xuất trồng trọt thích hợp với từng vùng sinh thái trong tỉnh; theo dõi, kiểm tra tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tiến độ trồng trọt, đề xuất những chủ trương biện pháp kỹ thuật cần thiết để giải quyết những diễn biến bất thường. Phối hợp chặt chẽ với chi cục Bảo vệ thực vật, công ty giống cây trồng...và các cơ quan có liên quan phổ biến tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, tổng kết kinh nghiệm, xác định biện pháp kỹ thuật, cơ cấu mùa vụ, những giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên kỹ thuật của từng vùng. Quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn lãnh thổ tỉnh theo sự phân cấp và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.8/ Phòng lâm nghiệp
Là phòng chuyên môn thuộc Sở, giúp giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng, phục hồi, sử dụng và phát triển rừng sản xuất, rừng phong hộ, đặc dụng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Phòng tham mưu cho giám đốc Sở xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển lâm nghiệp trong tỉnh; giúp giám đốc Sở xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các chương trình, dự án về phát triển lâm nghiệp và phân bổ kế hoách đầu tư hàng năm cho các dự án để giám đốc Sở trình UBND tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn các đề án, dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xây dựng, phát triển rừng, giống cây rừng. Quản lý quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn chất lượng giống cây, các chỉ tiêu về sản lượng, chủng loại lâm đặc sản rừng được khai thác sử dụng hàng năm...
2.9/ Phòng chăn nuôi
Là phòng chuyên môn của Sở có chức năng tham mưu giúp giám đốc Sở quản lý Nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi trong phạm vi lãnh thổ tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn ký thuật, nghiệp vụ của Cục khuyến nông khuyến lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phòng có nhiệm xây dựng, quy hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về phát triển chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, theo dõi giúp Sở ban hành quản lý và tổ chức, hướng dẫn, thực hiện tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật các quy trình, quy phạm về giống, chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình chăn nuôi trên phạm vi lãnh thổ tỉnh, đề xuất kịp thời những chủ trương biện pháp kỹ thuật cần thiết giúp giám đốc sở chỉ đạo sản xuất. Quản lý Nhà nước về giống gia súc, gia cầm, các loại vật nuôi, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo sự phân công và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.10/ Phòng chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn
Đây là phòng thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn thuộc Bộ. Phòng có nhiệm vụ giúp giám đốc Sở chủ trì, phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong tỉnh xây dựng, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển về các lĩnh vực:
Chế biến, bảo quản tiêu thụ nông lâm sản.
Cơ khí hoá Nông – Lâm nghiệp, thuỷ lợi.
Phát triển ngành nghề ở nông thôn.
Phòng cũng tham gia ý kiến vào các dự án kinh tế kỹ thuật, các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng các cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm sản, sửa chữa, chế tạo máy nông- lâm nghiệp, thuỷ lợi và ngành nghề nông thôn; giúp giám đốc Sở kiểm tra, xem xét, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông lâm sản, cơ khí hoá nông – lâm nghiệp, thuỷ lợi và ngành nghề nông thôn...
2.11/ Phòng quản lý nước và công trình thuỷ lợi
Là phòng chuyên môn của Sở có chức năng giúp giám đốc Sở quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý nước và công trình thuỷ lợi trong pham vi lãnh thổ tỉnh, trên cơ sở thực hiện pháp lệnh về quản lý tài nguyên nước và khai thac bảo vệ công trình thuỷ lợi. Phòng có chức năng xây dựng va quản lý quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn hàng năm về quản lý tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi: các hệ thống công trình thuỷ lợi, xây dựng kế hoạch tưới tiêu phục vụ sản xuất, đại tu, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện công trình thuỷ lợi, theo dõi, tổ chức thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hướng dẫn kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước và khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn; chỉ đạo việc vận hành các hệ thống công ttrình thuỷ lợi thuộc địa phương, côn gtác phòng, chống úng hạn, khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, phòng chống ô nhiễm thải các chất độc hại vào nguồn nước; tham gia thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật, dự toán tu bổ, sửa hữa, hoàn thiện các hệ thống công trình thuỷ lợi ở các địa phương theo phân cấp của UBND tỉnh và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo dõi , chỉ đạo thực hiện ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực quản lý tài nguyên nước và khai thác công trình thuỷ lợi trên phạm vi lãnh thổ tỉnh; quản lý tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế...
3/ Quy chế làm việc của Sở Nông nghiệp & PTNT
3.1/ Nguyên tắc chung
Quy chế làm việc của Sở phải đảm bảo nguyên tắc và yêu cầu sau:
- Làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc quán triệt và chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên cũng như khi giải quyết công việc cụ thể do cấp dưới đề nghị.
- Bảo đảm công tác quản lý Nhà nước của Sở sâu sát, nhạy bén, thông suốt, đều khắp các lĩnh vực công tác được giao, nâng cao hiệu lực quản lý, đề ra các quyết định chính xác kịp thời.
- Làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân và sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ và ra quyết định cũng như kết quả thực hiện các quyết định đó.
- Giữ vững kỷ cương pháp luật: Bảo đảm mọi hoạt động của Sở đi vào nề nếp, giữ gìn đoàn kết nội bộ.
3.2/ Phạm vi giải quyết công việc của Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở
1- Giám đốc Sở phụ trách chung theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp & PTNT về toàn bộ mọi hoạt động của ngành trên địa bàn lãnh thổ tỉnh Nam Định. Giám đốc Sở tổ chức thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở do UBND tỉnh quy định.
Giám đốc Sở giải quyết các công việc trong phạm vi sau:
- Giải quyết hoặc báo cáo, trình thường trực tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh các chủ trương công tác lớn và những đề nghị của Sở về những lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn.
- Xem xét, giải quyết và phân công các Phó Giám đốc Sở giải quyết các vấn đề được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền.
- Tham gia giải quyết các công việc của UBND tỉnh có liên quan đến ngành Nông nghiệp & PTNT.
- Tham gia ý kiến với các ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố để giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT.
Các Phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm về những phần việc được phân công phụ trách và thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả giải quyết công việc cho Giám đốc Sở biết. Khi cần thiết Giám đốc vẫn trực tiếp xem xét chỉ đạo. điều hành một số công việc trong lĩnh vực đã phân công cho các Phó Giám đốc phụ trách. Phòng Hành chính - Tổng hợp và các phòng, ban chuyên môn có trách nhiệm báo cáo với các Phó Giám đốc phụ trách về các quyết định hoặc ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở và các công việc có mối liên quan giữa các Phó Giám đốc.
2- Trong công tác nếu những việc liên quan giữa các Phó Giám đốc với nhau phải tôn trọng và nghiên cứu ý kiến của nhau, những ý kiến khác nhau nếu chưa thống nhất được phải báo cáo Giám đốc quyết định, không để xảy ra tình trạng giải quyết công việc chồng chéo, không đúng nhiệm vụ được phân công hoặc có các quyết định khác nhau về một công việc.
3- Những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc vượt quá thẩm quyền của mình; những vấn đề liên quan đến hợp tác quốc tế, phối hợp chỉ đạo với các ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Phó Giám đốc phụ trách phải báo cáo xin ý kiến Giám đốc trước khi chỉ đạo triển khai thực hiện.
4- Giám đốc và các Phó Giám đốc phải quan tâm đặc biệt chỉ đạo sát sao về sản xuất, công tác phòng chống lũ, lụt, bão, dịch bệnh, cháy rừng…Giảm nhẹ tác hại của thiên tai dịch hại đối với cây trồng, vật nuôi, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Khi xảy ra thiên tai, dịch hại hay các vấn đề đột xuất khác, Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực đó phải nắm chắc tình hình, kiểm tra chặt chẽ, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả, báo cáo ngay Giám đốc Sở để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp & PTNT.
3/ Phạm vi giải quyết các công việc của trưởng phòng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở
3.1- Trưởng phòng, Chánh thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị được giải quyết các công việc:
- Thuộc thẩm quyền của Phòng, ban, đơn vị đã được các văn bản pháp luật và quyết định của Giám đốc Sở quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị. Chủ động đề ra kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và các biện pháp cụ thể; lãnh đạo, điều hành cán bộ công chức, viên chức thuộc quyền hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện các công việc của Sở được lãnh đạo Sở phân công. Tuyệt đối không đùn đẩy công việc thuộc chc năng của mình cho đơn vị khác. Trường hợp công việc được lãnh đạo Sở giao chưa phù hợp với chức năng của đơn vị, phải kịp thời phản ảnh với Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách để điều chỉnh. Khi có công việc cần có sự phối hợp của các phong, ban, phải chủ động báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ cho các phòng và đơn vị có liên quan.
- Tham gia ý kiến về các đề án, chương trình công tác, các chủ trương của Sở có liên quan đến phạm vi, nhiệm vụ của đơn vị và các công việc được lãnh đạo Sở giao.
3.2- Lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ chính trị quản lý cán bộ công chức, các hoạt động của đơn vị và việc chấp hành các chế độ chính sách, Pháp luật của Nhà nước, chủ trương đường lối của Đảng và của ngành ở đơn vị mình.
4/ Lề lối làm việc, ban hành và quản lý văn bản, họp, hội nghị, chế độ báo cáo, thường trực cơ quan
4.1- Các đồng chí lãnh đạo Sở phải có chương trình làm việc cụ thể theo chương trình chung của Sở hoặc công việc do Giám đốc Sở giao. Các Phó Giám đốc xây dựng lịch công tác trong tuần, đồng thời thông báo về trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp để báo cáo Giám đốc Sở bố trí lịch công tác chung và chuẩn bị các điều kiện, phương tiện đi lại, làm việc.
4.2- Trưởng phòng, ban, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chịu sự chỉ đạo chung của Giám đốc Sở; đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc Sở phụ trách theo lĩnh vực, công việc đã được phân công, không xin ý kiến đồng chí lãnh đạo khác khi đồng chí lãnh đạo phụ trách đơn vị đã không đồng ý; trường hợp nhận thấy công việc đã báo cáo đề xuất mà Phó Giám đốc giải quyết chưa thoả đáng thì xin ý kiến của Giám đốc Sở, nhưng phải trình bày rõ quan điểm của Phó Giám đốc để Giám đốc xem xét giải quyết. Sau đó phải báo cáo lại cách giải quyết của Giám đốc cho Phó Giám đốc phụ trách vấn đề đó biết.
Các trưởng phòng, phó phòng, ban, Sở nghỉ phép, nghỉ việc riêng, đi công tác từ 2 ngày trở lên phải báo cáo và được sự đồng ý của Giám đốc và Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách mới được thực hiện.
4.3- Ban hành và quản lý văn bản, công văn giấy tờ.
- Loại văn bản có liên quan đến đơn vị nào thì đơn vị đó dự thảo, lãnh đạo phòng, ban, đơn vị phải duyệt trước, ký tắt vào cuối văn bản rồi trình Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách duyệt, ký rồi mới được ban hành. Trước khi trình lãnh đạo Sở ký phải chuyển cho lãnh đạo phòng Hành chính - Tổng hợp kiểm tra để đảm bảo ban hành văn bản theo đúng thể thức, thủ tục hành chính (trừ những văn bản đặc biệt khẩn cấp được Giám đốc Sở cho phép).
-Văn bản gửi đi phải vào sổ theo dõi của phòng Hành chính - Tổng hợp và lưu lại 1 bản, gửi bộ phận theo dõi 1 bản, phòng Hành chính - Tổng hợp phải xem xét kỹ nội dung và gửi đúng đối tượng phải thực hiện văn bản đó. Nếu văn bản đã phát hành có sai sót cần sửa lại thì phải có văn bản đính chính do cùng một đồng chí lãnh đạo Sở ký.
- Các loại văn bản giấy tờ đều phải đăng ký qua văn thư. Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp phân loại trình Giám đốc Sở giải quyết hoặc chuyển cho các Phó Giám đốc, trưởng phòng, ban, đơn vị giải quyết theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Các loại hồ sơ, tài liệu, công văn, quyết định…đều phải được lưu trữ tại phòng Hành chính - Tổng hợp.
4.4- Chế độ họp, hội nghị:
- Hội nghị lớn và quan trọng của ngành, Giám đốc Sở báo cáo, xin ý kiến, được Uỷ ban nhân dân đồng ý mới quyết định triệu tập và chủ trì. Nếu Giám đốc đi vắng thì uỷ nhiệm cho Phó Giám đốc phụ trách công việc đó chủ trì. Hội nghị thuộc lĩnh vực nào thì phòng, ban quản lý lĩnh vực đó phải có kế hoạch cụ thể chuẩn bị nội dung, xin ý kiến đồng chí lãnh đạo Sở phụ trách trước ít nhất một tuần.
- Hàng tuần vào ngày thứ sáu họp giao ban lãnh đạo Sở và một số trưởng phòng, ban có liên quan để kiểm điểm kết quả công tác trong tuần và bàn nhiệm vụ công tác tuần tới.
- Tuần cuối tháng Giám đốc Sở chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Sở với trưởng phòng, ban để kiểm điểm và triển khai công việc tháng sau. Ngoài giao ban định kỳ, khi có vấn đề cần thiết Giám đốc sẽ quyết định họp bất thường, thành phần, nội dung và thời gian do Giám đốc Sở quyết định. Các phó Giám đốc có trách nhiệm tham gia đầy đủ.
- Giám đốc Sở quyết định triệu tập và chủ trì cuộc họp sơ kết quý, 6 tháng đầu năm và tổng kết hàng năm hoặc triệu tập họp bất thường. Các phòng, ban, đơn vị chịu sự phân công chuẩn bị từng lĩnh vực cụ thể và có trách nhiệm báo cáo tham gia ý kiến cho hội nghị đạt kết quả tốt.
- Các cuộc họp, tuỳ theo nội dung mà Giám đốc Sở triệu tập, thủ trưởng một số đơn vị có liên quan đến dự, các thành phần được triệu tập phải đến đầy đủ, đúng giờ, các ý kiến phát biểu phải được chuẩn bị ngắn gọn về những vấn đề trọng tâm của hội nghị.
- Tại mỗi cuộc họp, Trưởng hoặc Phó phòng Hành chính - Tổng hợp phải theo dõi, ghi biên bản, soạn thảo thông báo kết quả hội nghị. Nội dung thông báo phải do đồng chí lãnh đạo Sở chủ trì hội nghị duyệt trước khi ban hành.
5/ Thẩm quyền ký ban hành văn bản của lãnh đạo Sở và ký thừa lệnh, ký uỷ quyền các văn bản của Sở
5.1- Giám đốc Sở duyệt và ký để trình cấp trên hoặc ban hành:
- Các văn bản quy phạm pháp luật do Sở ban hành hoặc trình cấp trên ban hành.
- Chỉ thị của Sở về chỉ đạo công tác chung của toàn ngành.
- Các dự án về quy hoạch, kế hoạch, ngân sách gửi UBND tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc.
- Văn bản đề nghị Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực tỉnh uỷ, UBND tỉnh về điều động tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, nghỉ hưu, kỷ luật, đi học, đi công tác nước ngoài đối với cán bộ công chức thuộc diện tỉnh quản lý.
- Các quyết định đề bạt, bổ nhiệm, điều động, tiếp nhận, tuyển dụng, nâng lương, đi học, đi công tác nước ngoài, nghỉ theo chế độ BHXH, khen thưởng, kỷ luật đối với cấp trưởng, cấp phó, các phòng, ban, đơn vị, kế toán trưởng, chuyên viên, chuyên viên chính, kỹ sư, kỹ sư chính…theo thẩm quyền phân cấp của UBND tỉnh.
- Các báo cáo của Sở do các phòng, ban tham mưu soạn thảo gửi Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, HĐND tỉnh, Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch các huyện, thành phố…có liên quan đến chủ trương chính sách, tài chính, bộ máy tổ chức, đều phải trình Giám đốc Sở ký.
5.2- Thẩm quyền của các Phó Giám đốc ký thay Giám đốc:
- Các văn bản, giấy tờ khác thuộc lĩnh vực nào thì Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực ấy ký. Trường hợp Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực đó đi vắng thì xin Giám đốc duyệt ký. Phó Giám đốc ký sai hoặc không đúng thẩm quyền, phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Giám đốc Sở về quyết định của mình.
- Các văn bản của cơ sở, địa phương xin chữ ký của lãnh đạo sở, phải thông qua các phòng, ban chức năng, sau đó trình lên lãnh đạo Sở theo tong lĩnh vực được phân công. Trường hợp có các ý kiến khác nhau giữa các phòng, ban chức năng với cơ sở, phải báo cáo lãnh đạo Sở quyết định, sau đó thông báo lại cho địa phương, đơn vị trong phạm vi chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản đến Sở.
5.3- Thẩm quyền ký thừa lệnh và ký uỷ quyền các văn bản của Sở:
Thủ trưởng các Chi cục, Trung tâm, Trưởng phòng Tổ chức – cán bộ, chánh thanh tra, Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp được quyền ký thừc lệnh hay ký thừa uỷ quyền Giám đốc Sở trong một số văn bản được Giám đốc Sở quyết định cụ thể.
II/ Những kết quả đạt được trong những năm gần đây
1/ Nông nghiệp đang từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá
Từ năm 1996 đến nay sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới có bước phát triển khá và ổn định. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng vật nuôi liên tục đạt đỉnh cao mới năm sau cao hơn năm trước, năng suất lúa bình quân 1996 – 2000 là 111,9 tạ/ha, năm 2001: 117,53 tạ/ha, năm 2002: 120,04 tạ/ha. Sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm diện tích lúa ở những vùng có năng suất thấp chuyển sang trồng màu, trồng cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Tiếp tục đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ: Đối với vụ xuân, tăng xuân muộn chiếm 97 – 98%, đặc biệt diện tích lúa lai tăng nhanh và lúa thuần có năng suất cao, chất lượng tốt như: Nhị ưu 838, Bắc ưu 64, Việt Hương…Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ đã được hình thành. Toàn tỉnh đến năm 2001 đã có trên 129 trang trại trồng trọt, sản xuất hàng hoá với các mô hình chuyên sản xuất lúa đặc sản, lúa hàng hoá có giá trị cao, cây ăn quả, cây cảnh…
2/ Kinh tế trang trại và ngành nghề nông thôn phát triển góp phần tạo việc làm tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
Kinh tế trang trại và ngành nghề nông thôn phát triển, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và mở rộng quy mô sản xuất. Theo thống kê toàn tỉnh có 60.657 hộ sản xuất nghề, 71 làng nghề, 81 tổ hợp, trong đó có 29 làng nghề truyền thống và một số nghề mới phát triển ở nhiều địa phương như: Rèn, mộc, thêu ren, dệt thảm, cơ khí, trạm khắc…Lực lượng lao động ngành nghề nông thôn có việc làm thường xuyên tăng bình quân mỗi năm 18.600 người. Kinh tế trang trại toàn tỉnh có 650 hộ phân bổ trên địa bàn 102 xã ở 9 huyện, thành phố. Kinh tế trang trại đã trở thành một nhân tố mới trong nông nghiệp Nam Định.
3/Tích cực đào tạo lao động ngành nghề, nâng cao dân trí nông thôn
Nam Định có đất đai màu mỡ, có nhiều khả năng mở rộng diện tích gieo trồng, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao cần cù siêng năng. Hơn thế nữa Nam Định lại là một tỉnh có lịch sử phát triển lâu đời, từ xưa đã là một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá- thương mại của vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Vì vậy đây là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn phong phú đa dạng. Kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, có truyền thống thâm canh đã và đang đạt được những đỉnh cao và từng bước chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá -nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao vào sản xuất phục vụ xuất khẩu, tăng giá trị nông sản hàng hoá như các giống lúa lai, thuần chủng…
Coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý và công nhân lành nghề của ngành, trong 6 năm từ 1996 – 2001 đã mở trên 730 lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai cho trên 60.000 lượt người. Hàng năm từ Sở đến các đơn vị trong ngành đều có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đề bạt các cán bộ lãnh đạo và tiếp nhận cán bộ trẻ từ hệ thống đào tạo của các trường, đã cử 218 lượt người đi dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tham gia học tập ở trong và ngoài nước.
6/ Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn được đổi mới, phát huy mọi tiềm lực sản xuất của các thành phần kinh tế
Thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ chính trị, trong 3 năm qua, Nam Định đã triển khai tương đối toàn diện các biện pháp phát huy vai trò của các thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các hợp tác xã…
Khối doanh nghiệp Nhà nước trong ngành đã triển khai thực hiện đổi mới, sắp xếp và tổ chức lại một cách tích cực, khẩn trương và có hiệu quả. Trong số 18 doanh nghiệp trực thuộc ngành, có 7 doanh nghiệp trong diện đổi mới về hình thức sở hữu. Đến nay đã hoàn thành cổ phần hoá đối với 2 doanh nghiệp chế biến, thực hiện giao, bán, khoán đối với 3 doanh nghiệp dịch vụ.
Toàn tỉnh có 342 HTX gồm 313 HTX nông nghiệp, 19 HTX chuyên muối, trong 5 năm 1996 – 2001 đã vượt qua những khó khăn thách thức của thời kỳ chuyển đổi, tìm tòi, thể nghiệm các nội dung và bước đi phù hợp. Với chủ trương kiên trì giữ vững vai trò của HTX, đổi mới có tính kế thừa, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của hàng choc hộ vạn hộ nông dân, phát triển ổn định kinh tế xã hội nông thôn, ngành nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND quan tâm chỉ đạo thường xuyên phong trào HTX. Do vậy mà 86% số HTX nông nghiệp có vai trò tích cực hỗ trợ xã viên trong định hướng sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ thiết yếu, tăng năng suất sản lượng cây trồng…
Khối kinh tế hộ và các tổ chức kinh tế dân doanh khác: nhờ nỗ lực của các cấp, các ngành thực hiện các chính sách khuyến khích của Nhà nước, kinh tế hộ và các tổ chức kinh tế dân doanh trong 5 năm qua đã có bước phát triển khá và ổn định.
7/ Đời sống nông dân được cải thiện, nông thôn ngày càng đổi mới
Nông nghiệp được mùa l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35715.DOC