MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 2
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam 2
1.1.1 Quá trình hình thành 2
1.1.2 Quá trình phát triển của công ty 5
1.2 Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị 6
1.2.1 Cơ cấu tổ chức theo không gian: 6
1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản trị 7
1.2.3- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 9
1.2.3.1 Phòng tài chính kế toán 9
1.2.3.2 Phòng kế hoạch đầu tư: 10
1.2.3.3 Phòng kỹ thuật 11
1.2.3.4 Phòng kiểm tra chất lượng và sản phẩm 11
1.2.3.5 Phòng tổ chức pháp chế 11
1.2.3.6 Văn phòng 12
1.2.3.7 Các phòng kinh doanh 13
1.3Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Tổng công ty 14
1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm 14
1.3.2 Đặc điểm về lao động 15
1.3.3 Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ và thiết bị 17
1.3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu 19
1.3.5 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn 21
CHƯƠNG 2 CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 22
2.1 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu 22
2.2 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm gần đây 23
2.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty 29
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINATEA 31
3.1 Đánh giá môi trường kinh doanh của Vinatea 31
3.2 Phương hướng phát triển (đến 2010-2020) 36
3.3 Một số giải pháp phát triển kinh doanh 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty và các đơn vị báo sổ. Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của nhà nước (lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh lao động).
Ngoài ra, phòng tiến hành tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công ty. Tổ chức xây dựng chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty. Thực hiện việc thi chuyển ngạch, nâng bậc.
Thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật trong phạm vi của công ty mẹ. Soạn thảo hoặc thẩm định tính pháp lý của các nội quy quy chế của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về pháp lý và tư vấn đối với hoạt động của công ty mẹ. Tổ chức phát động , hướng dẫn phong trào thi đua theo dõi và tổng kết phong trào thi đua lao động sản xuất trong toàn Tổng công ty. Đồng thời phối hợp với các phòng liên quan thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2.3.6 Văn phòng
Chức năng: Là tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc về công tác trong lĩnh vực văn phòng.
Nhiệm vụ chủ yếu: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các cơ sở vật chất mang tính chất văn phòng để lãnh đạo các phòng ban trong cơ quan công ty mẹ hoạt động bình thường. Thực hiện quản lý, tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị và tài sản của cơ quan văn phòng công ty mẹ.
Khối văn phòng Tổng công ty thực hiện quản lý, cập nhật và phát triển trang web của Tổng công ty, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của Tổng công ty trên internet. Tiến hành quản lý mạng LAN trong Tổng công ty, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị ngoại vi và máy tính của văn phòng Tổng công ty.
Làm công tác văn thư lưu trữ; đón tiếp và hướng dẫn khách đến làm việc tại Tổng công ty…
1.2.3.7 Các phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh số 1: Thực hiện xuất khẩu chè vào thị trường Iraq, Gordani, Lyban, Angeri và một số khách hàng tại các thị trường Trung đông; khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kinh doanh số 2: Thực hiễnuất khẩu chè vào thị trường: SNG, Đức, Pakistan, Thổ Nhĩ kỳ, Iran, Châu phi, Châu mỹ và các nước khác; khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kinh doanh số 3: Chịu trách nhiệm quản lý các loại bao bì, nhãn mác sản phẩm chè hiện có và nghiên cứu phát triển các loại sản phẩm chè của công ty mẹ. quản lý mã vạch sản phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp và chịu trách nhiệm đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm chè của Tổng công ty. Thực hiện kinh doanh chè và nông sản thực phẩm tại thị trường nội địa; tổ chức và thực hiện việc xúc tiến thương mại trong nước.
Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Tổng công ty
1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm
Chè xanh: Gồm các loại chè xanh hương tự nhiên và các loại chè ướp hương các loại hoa như Nhài, Sen… trà túi lọc. Chè xanh được sản xuất theo quy trình: Chè nguyên liệu tươi => dệt men => làm nguội => vò => sấy khô => sàng phân loại thành phẩm. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. Dệt men bằng sao chảo gang hoặc máy dệt men có nhiệt độ 2300c đến 2500c ( chè sao), hay hấp hơi nước nóng( chè hấp), hoặc nhúng nhanh vào nước sôi ( chè chần). Sấy khô bằng hơi nóng, sao chảo (sao suốt), sấy than hoa, sấy lửa củi (chè lửa), hay phơi nắng kết hợp sấy than (chè nắng), chất lượng rất khác.
Chè ôlong: Với các loại giống chè đặc sản được nhập từ Trung Quốc và Đài loan đã qua khảo nghiệm được trồng đại trà tại Mộc Châu, cao nguyên Lâm Đồng,... cùng với các dây chuyền công nghệ sản xuất chè ôlong, sản phẩm chè ôlong của Tổng công ty chè Việt Nam đã có chất lượng đạt tiêu chuẩn như chè ôlong của Trung Quốc và đài loan với các đặc trưng điển hình của loại chè này. Công nghệ sản xuất chè ôlong: Chè nguyên liệu => làm héo và lên men kết hợp => sao và vò kết hợp sấy khô => bán thành phẩm. Nước chè màu vàng kim óng ánh, vị đậm mạnh, hương thơm đặc biệt. Các danh trà ôlong như Thiết Quan âm, Thủy tiên, Đại hồng bào, Kỳ chủng, Sắc chủng, bao chủng…là chè ôlong được dùng nguyên liệu của từng giống đã chọn lọc để chế biến.
Chè đen: Với các thiết bị dây truyền hiện đại, Tổng công ty chè Việt Nam đã sản xuất đầy đủ các chủng loại chè này (Orthordox, CTC) đạt chất khá trở lên và đã xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới. Chè đen được chế biến theo công nghệ OTD: Chè nguyên liệu tươi => làm héo => vò => lên men => sấy khô => sàng phân loại thành phẩm. Nước chè có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ. Sau khi sàng sẩy, phân loại chia ra nhiều loại như: OP, P, BOP, BP, FBOP, PS, F, D chất lượng từ cao đến thấp theo kích thước của cánh chè.
Ngoài các loại chè, công ty còn các sản phẩm như: Phụ tùng và thiết bị chế biến chè theo thiết kế của Ấn Độ, Nhật Bản, Đài loan, Nga, Ý,...; Sản phẩm xây dựng và lắp đặt thiết bị dây truyền công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu, cống, các công trình thuỷ lợi, đường giao thông,...
Các loại sản phẩm đã qua chế biến: Bao gồm chè rời, chè đóng gói, chè đặc biệt.
Vinatea luôn luôn quan tâm đến chính sách khách hàng, đến nay Vinatea đã có quan hệ thương mại với trên 120 công ty và tổ chức thương mại tại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về chè nội tiêu, Vinatea là nhà cung cấp chính về nguyên liệu, sản phẩm cho gần 200 công ty và nhà máy sản xuất chế biến chè trên toàn quốc.
1.3.2 Đặc điểm về lao động
Lao động tại tổng công ty chè Việt Nam tính đến 2006 có 3021 lao động. Với đặc trưng sản xuất chè là có vườn chè nên số lao động phổ thông làm việc tại các vườn chè của tổng công ty là khá lớn.
Bảng 1: Báo cáo lao động Tổng công ty chè Việt Nam tính đến 31/05/2005
Số
TT
Đơn vị
Tổng số
Chia ra
Trình độ
HS lương
BQ
Nam
Nữ
Tiến
Sĩ
Thạc
Sĩ
Kỹ sư
Cử nhân
1
Văn phòng TCT
98
56
42
5
3
63
4.00
2
XNCK Mai đình
21
19
2
0
0
4
2.75
3
CTTMDL Hồng trà
29
18
11
0
0
5
3.43
4
CT Thái bình dương
120
58
62
0
0
39
2.97
5
CTTMTH Nam sơn
103
74
29
0
1
60
2.80
6
CTTM Hương trà
28
13
15
0
0
22
3.20
7
CT chè Hải phòng
15
7
8
0
0
13
2.56
8
CT chè Sài gòn
107
63
44
0
0
25
3.33
9
CT chè Ba Đình
46
29
17
0
0
17
3.15
10
CT chè Việt Cường
3
2
1
1
0
2
3.27
11
CT chè Yên Bái
216
110
106
0
0
10
2.55
12
CT chè Thái nguyên
140
74
66
0
0
8
3.07
13
CT chè Bắc Sơn
162
105
57
0
0
16
1.45
14
CT chè Văn Tiên
103
59
44
0
0
14
2.63
15
XN Kim Anh
26
19
7
0
0
3
2.98
16
CT chè Mộc Châu
789
352
437
0
0
20
2.64
17
CT chè Sông Cầu
403
174
229
0
0
19
2.77
18
CT chè Long Phú
288
156
132
0
0
24
3.05
19
Viện ng/c chè
287
132
155
10
9
39
2.64
20
TTDD&ĐTBNNĐS
37
16
21
0
0
8
3.07
(Nguồn: Phòng tổ chức tổ chức pháp chế_Tổng công ty chè Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được cơ cấu của lao động có trình độ tại Tổng công ty ở từng đơn vị. Ngoài bộ phận lao động có trình độ trên, Tổng công ty chè Việt Nam còn một bộ phận rất lớn là lao động thủ công làm việc trên nông trường chè. Lao động là yếu tố quan trọng trong hoạt động SX-KD. Yếu tố lao động sẽ quyết định năng suất sản xuất của công ty. Yếu tố lao động gắn liền với năng lực sản xuất và chuyên môn nghiệp vụ góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Đến tháng 5/2005 toàn Tổng công ty có 3 021 lao động, trong đó có 440 lao động có trình độ. Cùng với tiến độ cổ phần hóa tại Tổng công ty chè Việt nam theo chủ trương của nhà nước, hiện nay, số lượng lao động ngày được tinh giảm để cơ cấu lại tổ chức Công ty theo mô hình cổ phần hóa nhằm phát huy tối đa vai trò của mô hình doanh nghiệp hiện đại phù hợp với môi trường kinh doanh trong thời đại mới.
Lực lượng lao động của công ty đa số đều dược đào tạo qua trường lớp, hàng năm được bồi dưỡng và đào tạo, dó đó có trình độ có kiến thức, tuy nhiên chủ yếu trưởng thành trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung nên còn thiếu năng động hạn chế khi hội nhập với thị trường quốc tế. Mặt khác lao động trong nông nghiệp chủ yếu là giao khoán mà khoán những 30- 50 năm, khi nghỉ hưu con cái được thừa kế, số thừa kế này doanh nghiệp không đưa vào biên chế, không ký hợp đồng lao động. Số thừa kế này chủ yếu được đào tạo qua thực tế và kinh nghiệm gia đình. Do vậy đây cũng là một vấn đề khó khăn về lao động mà doanh nghiệp cần giải quyết.
1.3.3 Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ và thiết bị
Mỗi loại chè có một công đoạn và quy trình chế biến riêng, riêng với chè xanh, ngay từ giai đoạn đầu chế biến tiến hành dệt men có trong nguyên liệu để các biến đổi hóa học không xảy ra dưới tác dụng của men, nhưng sự chuyển hóa các chất vẫn phải thực hiện và lúc này sử dụng yếu tố nhiệt - ẩm, sản phẩm cuối cùng thu được là chè xanh.
Còn đối với chè đen, công đoạn chế biến phức tạp hơn chè xanh, và có khác ở khâu dệt men ban đầu. Ngay từ giai đoạn chế biến chè đen ban đầu không tiến hành dệt men trong nguyên liệu, mà ngược lại tạo mọi điều kiện cần thiết để nâng cao hoạt tính của men và làm dập tế bào của lá chè, để toàn bộ men tiếp xuc được với đối chất, đồng thời giúp cho oxi hóa lên men, làm chuyển hóa vị chè, tạo màu sắc và hương vị đặc trưng cho sản phẩm.
Sơ đồ 2: Dây truyền sản xuất chè xanh
Phân loại
Bảo quản
Vò (tạo hình và làm dập tế bào)
Dệt men
Nguyên liệu
Làm khô
(Nguồn: phòng kỹ thuật)
Đối với việc sản xuất chè đen, hiện nay công ty đang sử dụng hai loại công nghệ chính đó là công nghệ LDP1 và công nghệ LDP2. Đây là hai loại công nghệ nhập khẩu từ Ý, Ấn Độ và Đài Loan. Trước kia công nghệ của Tổng công ty chủ yếu nhập từ Liên Xô, cũ và lạc hậu do đó năng suất thấp, chi phí sản xuất cao…
Sơ đồ 3: Dây chuyền công nghệ chế biến chè đen
Nguyên liệu
Làm héo
Vò (phá vỡ tế bào và tạo hình)
Lên men
Sấy khô
Phân loại
Bảo quản
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
1.3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu
Tổng công ty chè Việt Nam quản lý trực tiếp 64000ha chè. Tổng công ty luôn coi giống chè là quan trọng hàng đầu. Bên cạnh các giống chè trung du, Tổng công ty đã nhập về hàng chục giống chè mới. Nhiều giống có chất lượng cao đã được thử nghiệm thành công và đưa ra trồng đại trà như Kim Tuyên, Ngọc Thúy, Bát Trâm… Viện nghiên cứu chè của Tổng công ty đã lai tạo thành công hai giống chè mới là LDP1 và LDP2 có năng suất cao, chịu được hạn, khả năng chống chọi sâu bệnh cao được bà con nông dân rất tín nhiệm. Tỷ lệ chè giống mới chiếm 25% tổng diện tích. Các vườn chè của Tổng công ty được đầu tư thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật, việc phun thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo đúng quy trình hết sức nghiêm ngặt bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảng 2: Nguyên liệu và sản phẩm sản xuất ra trong một số năm gần đây
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
2007
1
Nguyên liệu
Tấn
52000
55250
53800
59600
62000
2
Chè búp tươi tự sản xuất
Tấn
39200
41500
43000
45200
46500
3
Chè đen
Tấn
9200
12300
10200
12900
14300
4
Chè xanh
Tấn
3300
4100
4380
4540
4950
5
Chè nội tiêu
Tấn
472
471
405
317
370
(nguồn: BCKQKD giai đoạn 2001-2005 và ước tính 2007_vinatea)
Bảng số liệu cho thấy cơ cấu nguyên vật liệu của Tổng công ty qua các năm tăng lên khá nhanh. Trong số các loại sản phẩm sản xuất ra có cơ cấu về mặt hàng chè đen vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 60% và cũng là mặt hàng phổ biến của Tổng công ty.
Lượng nguyên liệu phục vụ cho chế biến chè tăng đều từ năm 2003 đến 2005( từ 52000 tấn đến 53800 tấn), nhưng lượng nguyên liệu sử dụng cho chế biến chè tăng mạnh từ năm 2005 đến 2007( từ 53800 năm 2005 đến 59600 năm 2006 và tăng tới 62000 năm 2007), sở dĩ có sự tăng nhanh về số lượng nguyên liệu tiêu thụ như vậy là do công ty đã sử dụng dây chuyền công nghệ mới của Đức và Italia từ cuối năm 2005, điều này minh chứng cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất chế biến sẽ mang lại năng suất lao động cao hơn.
Đối với các mặt hàng chè, đa số nguyên liệu sản xuất các loại chè như chè búp tươi tự sản xuất, chè đen và chè xanh đều tăng lên, chỉ có chè nội tiêu là sản lượng giảm đi, nguyên nhân của tình trạng này là do năm 2004 công ty điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm, tăng lực lượng sản xuất sản phẩm phổ biến là chè đen và chè xanh trong đó chè đen là chủ đạo, giảm nguồn lực sản xuất cho các sản phẩm khác, do đó dẫn đến hiện tượng sản lượng chè nội tiêu sản xuất ra giảm đi.
1.3.5 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn
Tổng công ty chè Việt Nam – VINATEA có vốn điều lệ của công ty mẹ tính đến thời điểm 31/12/2004 là : 227.734.998.133 đồng ( hai trăm hai bảy tỷ, bảy trăm ba tư triệu, chín trăm chín tám nghìn, một trăm ba mươi ba đồng)
Vốn vay của Tổng công ty chủ yếu được vay từ: Quĩ ODA, Ngân Hàng, và vay qua các nghị định thư của chính phủ…
Vốn của Tổng công ty nằm trong công ty mẹ và được đầu tư cho công ty con và các công ty liên doanh, liên kết.
CHƯƠNG 2 CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
2.1 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu
- Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông , lâm sản khác: hiện nay công ty có tới 120 000 ha đất trồng chè; trước năm 1987 tổng công ty có 110 đàn gia súc, nay chỉ còn 2 nông trường chăn nuôi bò và lợn.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm: Các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống, nước giải khát…
- Kinh doanh vật liệu xây dựng: Tổng công ty đã xây dựng 80km đường sắt từ Bắc vào Nam
- Sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu
- Sản xuất bao bì các loại
- Kinh doanh phụ tùng, thiết bị chế biến chè và lắp đặt, chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng thiết bị, máy móc phục vụ chuyên ngành chè và đồ gia dụng.
- Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và khu vực chế biến chè.
- Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành chè, xây dựng dân dụng, xây dựng các cong trình công nghiệp, nông nghiệp, đường giao thông.
- Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà ở bất động sản.
- Bán buôn, bán lẻ, bán các đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống.
- Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước.
- Xuất khẩu các sản phẩm chè (chè xanh, chè đen...) và các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ...
- Nhập khẩu: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng.
2.2 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm gần đây
Giai đoạn từ năm 1997 cho đến nay tổng công ty chè Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu đáng kể, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, đôi lúc có chững lại, song sau thời gian ngắn lại tiếp tục trở lại ổn định và tăng tiếp. Có thể nói rằng sự tăng trưởng của giá trị mang lại cho công ty là không đều, bấp bênh, luôn tiềm ẩn nghuy cơ, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên đã từng bước khắc phục khó khăn và mang lại nhiều thành tựu đáng kể.
Đánh giá thực trạng phát triển
Về sản xuất:
Bảng3: các chỉ tiêu dự kiến ( cuối 2007)
(nguồn: Nguyễn tấn phong- tổng thư ký VITAS- hà nội 10/2007)
chỉ tiêu
năm
Diện tích
(1.000ha)
Sản lượng
(tấn khô)
Xuất khẩu
(1.000tấn)
Tổng
Kim ngạch
(1000USD)
NăngSuất
Kgkhô
ha
TD trong nước
g/ng/năm
1997
78,6
52,2
32,3
47,997
740
270
1998
79,2
56,6
33,2
50,497
780
290
1999
84,8
65,0
36,4
45,145
90
330
2000
87,7
69,9
57,7
69,605
955
330
2001
95,6
82,6
68,2
78,406
962
330
2002
108,0
88,0
74,8
82,523
1040
330
2003
116,3
106,9
59,8
59,848
1150
350
2004
118,7
108,36
99,3
95,55
1200
370
2005
118,4
118,71
87,92
96,93
1260
390
2006
125,0
125,75
105,63
110,43
1270
410
2007
127,0
135,95
106,0
115,0
1310
410
Đến nay ( hết 2007), diện tích chè ở Việt Nam đã đạt mức trên 120 000 ha, tăng 159% so với 10 năm trước, mức tăng 15,9%/ năm; năng suất tăng 176%, mức tăng 17,6%/ năm. Như vậy mức tăng năng suất cao hơn mức tăng diện tích và đã đạt mức trng bình Quốc tế. Một số vùng ở trong nước có năng suất cao hưn mức bình quân của cả nước như Yên Bái, Phú Thọ,Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng. Đặc biệt, vùng chè Mộc Châu có mức năng suất cao hơn bình quân cả nước tới hơn 3 lần. Vùng Bắc Trung Bộ có gió Tây khô nóng nhưng năng suất vào loại cao nhất ncả nước (năm 2005, năng suất bình quân cả nước đạt 5,65 tấn búp tươi/ha; thì năng suất ở Nghệ An đạt 7 tấn và ở Hà Tĩnh đạt 7,3 tấn so với các mức 6,9 tấn -Thái Nguyên; 6,6 tấn- Sơn La; 6,4 tấn- Tuyên Quang và Yên Bái; 6,2 tấn- Phú Thọ và Lâm Đồng). Mức năng suất cao này đều rơi vào các tỉnh trọng điểm chè của Việt Nam , có khá nhiều vùng tập trung chuyên canh đã được xây dựng từ cuối thập niên 50 và phát triển trong các thập niên 70, đầu 80 theo hướng công nghiệp hóa. Công nghiệp chế biến chè Việt Nam phát triển vào loại sớm nhất so với các loại nông sản chế biến khác cũng như trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm và đã bắt đầu hình thành đúng 50 năm trước đây (1958) tại trung tâm công nghiệp chè Việt Nam ( Phú Thọ). Với sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô , đã hình thành hạ tầng cơ sở cơ bản và công nghiệp chế biến chè ở Việt Nam. Trên các vùng chè được xây dựng theo hướng tập trung – chuyên canh, đã phát triển công nghiệp chế biến song song, nhờ dó đã hình thành trung tâm kinh tế - xã hội ở trung du và miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; góp phần thúc đẩy kinhh tế xã hội trên các địa phương có chè, mở mang dân trí, phân bố lại lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và cho đến nay, người lao động ở nhiều vùng đã tiến tới làm giàu từ cây chè. Từ những năm cuối của thập niên 90 cho đến vài năm đầu thiên niên kỷ III, chè là ngành sản xuất vật chất có mức thu hút nguyên liệu vào công nghiệp chế biến cao nhất so với các ngành nông sản xuất khẩu khác (tới hơn 85%). Cho đến nay, theo thống kê chính thức, cả nước có hơn 400 ngàn hộ gia đình trồng chè. Bên cạnh đó, theo thống kê chưa đầy đủ và số liệu điều tra chỉ mới đến năm 2003 , trên địa bàn 19/34 tỉnh có chè ở Việt Nam, có 184 cơ sở chế biến chè có quy mô công nghiệp (công suất từ 1-4 tấn tươi/ngày trở lên), tổng công suất thiết kế 2299,5 tấn/ ngày; tổng năng lực chế biến 68955 tấn/ năm. So với năm 1999 ( là năm chính phủ ban hành Quyết định số 43/TTg về kế hoạch phát triển chè đến năm 2010 và cũng là Văn Bản pháp quy đầu tiên công bố những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển chè của Việt Nam trung hạn), số cơ sở chế biến công nghiệp đã tăng 2,8 lần; tổng công suất chế biến tăng 2,01 lần. Vào củng thời điểm(2003), các vùng/tỉnh có nhiều cơ sở chế biến nhất là Phú Thọ (41 cơ sở, 553 tấn công suất, năng lực chế biến 16950 tấn/ năm); Yên Bái (các số liệu tương ứng là: 35;378,5 và 11335); Thái Nguyên (26; 393,5; 11805). Chỉ tính 3 tỉnh này số cơ sở chế biến đã lên tới 102; tổng công suất chế biến 1325 tấn/ngày(cao hơn tổng năng lực chế biến của cả nước năm 1999 là 1142 tấn) với tổng năng lực chế biến 39750 tấn sản phẩm/năm, chiếm 37% tổng năng lực chế biến của cả nước. Ngoài ra các địa phương trọng điểm chè, còn có hàng trăm ngàn cơ sở chế biến thủ công, quy mô nhỏ đến rất nhỏ của các hộ gia đình (riêng Phú Thọ đã có trên 55000 cơ sở chế biến thủ công như vậy vào năm 2005). Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong ngành chè bao gồm các Hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký (diện tích 0.5-1ha; công suất chế biến 0.5-1 tấn khô/ngày; sản lượng sản phẩm 15-90 tấn/năm; Nhưng các hộ này khai thác thêm nguyên liệu ở các vùng phụ cận để sản xuất từ 45 đến 270 tấn sản phẩm/ năm, bằng phương thức sàng phân loại và đấu trộn thủ công ). Loại hình thứ hai là các trang trại chè gắn với kinh doanh vườn - đồi - rừng - chăn nuôi tổng hợp. Loại hình thứ 3 là các HTX, tuy nhiên loại hình này đã giảm đáng kể và hiện nay hoạt động tương tự các công ty cổ phần, do xã viên góp vốn, nhiệm vụ chính là sản xuất chế biến chè sơ chế với quy mô sản xuất 40-345 tấn chè khô/năm ( điều tra 16HTX ở phía bắc Lâm Đồng năm 2004) loại hình thứ tư là các nông trường chè với số lượng giảm đáng kể, phần lớn là các nông trường quốc doanh được thành lập trước năm 1990 (điều tra 14 tỉnh phía Bắc năm 2004 chỉ còn 16 nông trường). Loại hình thứ 5 là quốc doanh trung ương và địa phương với thời gian hoạt động từ 30-40 năm. Các doanh nghiệp nhà nước này tiền thân là các nông trường quốc doanh hoặc xí nghiệp nông công nghiệp chè, khép kín hai khâu canh tác và chế biến. Nói chung loại hình này không thay đổi nhiều lắm về chức năng hoạt động, ngoài khâu tiêu thụ sản phẩm (trực tiếp, qua trung gian môi giới hoặc hợp tác với bên thứ 3). Loại hình thứ 6 là các công ty cổ phần. Đây là các đơn vị sản xuất mới theo chủ trương cổ phần hóa của nhà nước (trong 9 công ty cổ phần hoạt động trên địa bàn 6 tỉnh có 7 công ty là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, có kinh nghiệm sản xuất trên 40 năm, theo kết quả điều tra năm 2004). Loại hình thứ 7 là các công ty tư nhân, công ty TNHH. Phần lớn đây là các công ty Thương mại. Đây là một chủ thể mới, góp phần quan trọng vào thị phần phát triển chè Việt Nam( năm 2004 có 46 công ty thuộc loại hình này là thành viên Hiệp hội chè Việt Nam). Loại hình thứ 8 là các liên doanh, hiện có hơn 10 liên doanh như vậy với các đối tác nước ngoài bao gồm Iraq, Vương Quốc Bỉ, Đài Loan, Nhật Bản, trong đó có liên doanh lớn nhất về quy mô với hơn 40% vốn nước ngoài (Iraq) là công ty chè Phú Đa (Thanh Sơn- Phú Thọ) với năng lực chế biến 4000-5000 tấn thành phẩm/ năm. Loại hình thứ 9 là công ty 100% vốn nước ngoài (1 đơn vị, Vương Quốc Bỉ, tên gọi: Công ty chè Phú Bền, Thanh Ba- Phú Thọ, năng lực chế biến 5000 tấn /năm lớn nhất Việt Nam hiện nay và cũng vào loại lớn nhất khu vực Châu Á với trang thiết bị vào loại hiện dại nhất thế giới)
Thương mại và xuất khẩu:
Chè từng là mũi nhọn xuất khẩu mà hiện nay vẫn nằm trong số những ngành nông sản xuất khẩu chủ lực, có lợi thế cạnh tranh về các yếu tố khí hậu, đất đai. Với quá trình công nghiệp hóa khá sớm, trong giai đoạn trước đổi mới, chè xuất khẩu của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa của đất nước ta, chủ yếu với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, và một tỷ lệ nhỏ đối với các nước thuộc khu vực II (ngoài xã hội chủ nghĩa). Sau chính biến 19/8 năm 1991, xuất khẩu chè Việt Nam mất 66% thị phần tại Liên Xô và Đông Âu. Những năm 1992-1996 là giai đoạn tìm kiếm những thị trường mới, từng bước khôi phục và phát triển diện tích, cải biến giá thu mua có lợi cho nông dân và hợp tác trao đổi hàng hóa trong khuôn khổ chương trình trao đổi lương thực của Liên hợp quốc và trả nợ của phía Việt Nam với Iraq. Giai đoạn này xuất khẩu chỉ ở mức 15000 – 20000 tấn/ năm. Bước đột phá về Thương mại và xuất khẩu chè Việt Nam bắt đầu từ năm 1997, khi xuất khẩu tăng vọt từ 20,8 lên 32,3 ngàn tấn (như vậy chỉ mất 1 năm để xuất khẩu chè Việt Nam vượt ngưỡng 3000 tấn, so với 12 năm từ 1984 đến 1996 để Việt nam qua mức 1 vạn tấn và vượt ngưỡng 2 vạn tấn ). Từ đó (1997) xuất khẩu tăng khá đều hầu như không bị đứt quãng với các mốc đột biến như sau(1999-2000, từ 36,4 lên 57,7 ngàn tấn; 2000-2001-2002, các mức tương ứng là 57,7; 68,2; 74,8; ngưỡng 2002 đến 2004: 74,8 và 99,3). Năm 2006, xuất khẩu vượt ngưỡng 10 vạn tấn và 100 triệu $, lần đầu tiên trong lịch sử vượt Indonesia về khối lượng, đứng vị trí thứ 5 về xuất khẩu trong cộng đồng chè Thế giới, sau các cường quốc chè là Ấn Độ, Trung quốc, Srilanka và kenya. Từ chỗ đứng sau Argentina(1997) và hầu như không có tên trên bản đồ Thương mại thế giới, Việt Nam đã vươn lên thành một nước xuất khẩu có thứ hạng sau 10 năm phát triển gần đây. Trong lịch sử Thương mại chè Việt Nam đương đại, từ năm 1960 đến nay (là thời điểm Việt Nam bắt đầu xuất khẩu chè ra Thế giới), 10 năm qua là giai đoạn phát triển có đột biến. Gần 50 năm qua Việt Nam đã đưa chè đến hơn 90 nước và vùng lãnh thổ, và những năm gần đây xuất khẩu đã đến hơn 50 – hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ hàng năm, thuộc cả 5 Châu lục. Cả nước hiện có từ 220 đến hơn 260 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu chè thuộc nhiều ngành rất khác nhau của nền kinh tế Quốc dân ( nông sản thực phẩm, dệt may, xây dựng, thương mại, logistc, vận tải…). Chè là sản phẩm phi hạn ngạch, vì vậy không hạn chế thành phần tham gia. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên. Các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam hiện nay đối với sản phẩm chè, ngoài 4 cường quốc nói trên, còn phải kể đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có quy mô xuất khẩu nhỏ hơn, thậm chí nhỏ hơn Việt nam từ 8-10 lần, nhưng đã có truyền thống tham gia vào Thương mại quốc tế, có thương hiệu và có năng lực cạnh tranh riêng (Niche Competition) thay vì cạnh tranhđối đầu qua giá như Việt Nam hiện nay như: Tanzania, Uganda, Bangladéh, Indonesia, Argentina…
Mặt tiến bộ của sản phẩm chè Việt Nam là từ chỗ phát triển đơn điệu trong những năm trước đây đến giữa thập niên 90, đã gia tăng về chủng loại. Năm 1999 tại cuộc thi chất lượng quốc gia lần thứ nhất, đã có 240 mẫu sản phẩm của các loại hình doanh nghiệp, kể cả nghệ nhân gửi tham dự. Chè thành phẩm các loại cũng phong phú hơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27963.doc