MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM (VINAMOTOR): 2
1. Giới thiệu chung 2
2. Lịch sử phát triển của Tổng Công ty qua các thời kỳ: 5
3. Nhiệm vụ của Tổng Công Ty: 6
II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY: 8
1. Các Ngành nghề kinh doanh: 8
2. Tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp: 8
III. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 14
1. Dây chuyền sản xuất: 14
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất 15
IV. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP: 17
V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY 21
VI. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ “ĐẦU VÀO”, “ĐẦU RA” CỦA DOANH NGHIỆP 25
1. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào” 25
2. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra”: 34
VII. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY 37
1. Môi trường vĩ mô: 37
2. Môi trường ngành: 40
VIII./ THU HOẠCH SAU THỜI GIAN THỰC TẬP TỔNG QUAN: 42
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp tục cung cấp ổn định cho thị trường.
- Dây chuyền sản xuất phụ tùng cao su theo công nghệ của Hàn Quốc đã cung cấp joăng kính chất lượng cao
- Dây chuyền sản xuất các chi tiết bằng nhựa cho ôtô và xe máy.
- Dây chuyền sản xuất cho khung xe máy.
- Dây chuyền sản xuất và lắp ráp cụm điều hoà ôtô
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất
a. lựa chọn xát xi cơ sở:
Tổng công ty đã lựa chọn hàng trăm kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm của Tổng công ty, kết hợp với các chuyên gia của Trường Đại học GTVT, Trường Đại học Bách khoa, các chuyên gia hàng đầu về ôtô của Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam và đặc biệt là ý kiến của khách hàng trong cả nước để lựa chọn những loại xát xi ôtô của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Cộng hoà Séc, Huyndai,... phù hợp với điều kiện Việt Nam về chất lượng, giá.
Đến nay Tổng công ty đã có trên 30 loại sản phẩm xe khách, xe buýt từ 25 đến 80 chỗ phù hợp với vùng nông thôn, Thành phố, Miền núi, Tây Nguyên, ...
b. Công tác thiết kế, quản lý kỹ thuật, chất lượng:
Tổng công ty đã thành lập Trung tâm nghiên cứu, phát triển ôtô, Trung tâm nghiên cứu, phát triển về ôtô của Tổng công ty là cơ sở cập nhật thông tin, tiếp thu công nghệ thiết kế theo chương trình. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã tổ chức thiết kế, cải tiến hàng trăm phương án khác nhau nhằm mục tiêu hoàn thiện và thống nhất trong toàn Tổng công ty về mẫu mã các sản phẩm.
Công tác quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng đã được hình thành và củng cố từ Tổng công ty đến các công ty. Tại tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất đều phải thực hiện công tác kiểm tra, xác nhận theo tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật. Các kỹ sư thiết kế, kỹ sư công nghệ, từng bước được đào tạo và tiếp thu công nghệ từ nước ngoài.
c. Công nghệ sản xuất khung, vỏ xe khách, xe buýt.
Khung, vỏ xe là tổng thành cơ bản, có tính quyết định đến độ ổn định, an toàn, tiện nghi của ôtô khách. Cùng một loại xát xi cơ sở lựa chọn, tuỳ theo mức độ công nghệ sản xuất khung, vỏ sẽ cho ra các loại xe với chất lượng hoàn toàn khác nhau.
Việc sản xuất khung, vỏ xe khách của Tông công ty đã đạt trình độ sản xuất hàng loạt cùng một loại xe có thể lắp lẫn 100% trên cơ sở phân công chuyên môn hoá hợp lý. Công nghệ sản xuất khung, vỏ xe khách của các cơ sở sản xuất của Tổng công ty tương đương với các nước trong khu vực. Việc sản xuất tất cả các loại khung xương của vỏ xe đều được áp dụng công nghệ uốn nguội trên máy uốn chuyên dùng, gài đặt chương trình đảm bảo độ chính xác và không gây ứng suất cục bộ. Công nghệ hàn có khí bảo vệ, hàn một chiều được áp dụng trên toàn bộ dây truyền sản xuất. Tổng công ty đã đầu tư một số bộ đồ gá tổng hợp, thiết bị là phẳng vật liệu, thiết bị căng tôn trước khi bọc vỏ đảm bảo tăng độ cứng vững và độ phẳng của vỏ xe. Vỏ xe và khung xương được liên kết bằng máy hàn điểm chuyên dùng.
d. Tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá:
Việc tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm của Tổng công ty là yêu cầu và là mục tiêu phấn đấu của Tổng công ty. Tuỳ theo yêu cầu của từng loại xe, tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm ôtô khách của Tổng công ty đạt từ 40-60%. Không kể phần vỏ xe đã sản xuất trong nước, các chi tiết nội thất của xe như ghế ngồi, tấm sàn, các tấm bọc bên trong xe, nóc xe... bằng vật liệu composite, nhựa là sản phẩm của các cơ sở sản xuất trong nước.
e. Công nghệ chống rỉ và sơn, sấy ôtô:
Tại các nhà máy của Tổng công ty đã trang bị hệ thống sơn, sấy tương đối hiện đại, đáp ứng yêu cầu về độ bền cũng như trang trí. Chất lượng sơn xe khách đã được các đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đặc biệt là khách hàng trong nước thông qua sử dụng thực tế nhiều năm qua đã chấp nhận.
Vỏ xe trước khi sơn được chống rỉ toàn phần bằng công nghệ phốt phát hoá. Để đảm bảo cách âm, cách nhiệt và chống rung, vỏ xe, khung xương được phun keo bằng vật liệt và thiết bị chuyên dùng.
f. Công nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Các loại ôtô của Tổng công ty đều được kiểm tra chặt chẽ trong quá trình sản xuất và nghiệm thu xuất xưởng. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO đã và đang hoàn thiện nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định.
Tại một số cơ sở sản xuất ôtô của Tổng công ty đã đầu tư đường thử xe chuyên dùng, thiết bị khử kín nước toàn xe, các thiết bị kiểm tra tính năng an toàn (phanh, lái, đèn, độ ồn, độ lạnh, ...).
IV. Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
Thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 3/7/2002, Tổng công ty công nghiệp ô tô TRANSINCO xây dựng quy hoạch phát triển lĩnh vực ô tô nhằm mục tiêu: "Đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực" các sản phẩm chủ yếu:
- Các loại ô tô chở khách (liên tỉnh, thành phố)
- Các loại ô tô vận tải hàng hoá, chuyên dụng.
- Các loại ô tô con thông dụng.
a. Ô tô khách, ô tô buýt:
Đáp ứng 90-100% nhu cầu trong nước về ô tô khách, ô tô buýt phục vụ vận tải hành khách công cộng bao gồm ô tô 24 chỗ ngồi trở lên, ô tô buýt 80 - 90 hành khách. Tỷ lệ nội địa hoá của các loại ô tô này đạt trên 50% trong giai đoạn đến 2005 và 90% trong giai đoạn đến 2010. Sau giai đoạn 2005, tỷ lệ nội địa hoá của động cơ đạt 20% và của hệ thống truyền động đạt 60 - 70% tuỳ thuộc vào khả năng phát triển ngành chế tạo các loại thép hợp kim, kim loại mầu trong nước.
- Đáp ứng 40% - 50% nhu cầu xe chở khách cao cấp phục vụ khách du lịch, ô tô chạy đường dài có đầy đủ tiện nghi, ô tô phục vụ vận chuyển trong sân bay và các loại xe có nhu cầu đặc biệt ... Tỷ lệ nội địa hoá cho các loại xe này tối thiểu đạt 50%.
b. Ô tô vận tải:
- Đáp ứng được 50% nhu cầu ô tô vận tải phục vụ nông thôn, miền núi. Tỷ lệ nội địa hoá các loại xe vận tải phụ vụ nông thôn, miền núi đạt trên 50% ngay từ giai đoạn 2003 - 2005 và đạt 90% trong giai đoạn 2006 - 2010.
- Đáp ứng 70 - 80% nhu cầu ô tô tải nhẹ thông dụng có tải trọng từ 500 kg đến 10 tấn phục vụ vận tải hàng hoá. Tỷ lệ nội địa hoá loại xe này trong giai đoạn đầu đạt từ 50 đến 60%, trong đó các chi tiết như khung xe, cabin, thùng xe, ắc quy, lốp, nhíp sử dụng trong nước. Sau giai đoạn 2005, tỷ lệ nội địa hoá đạt 60 - 70%, trong đó sử dụng một số phụ tùng động cơ, hệ truyền động sản xuất trong nước.
- Đáp ứng 20 - 30% nhu cầu ô tô tải trung và lớn (trọng tải từ 10 tấn trở lên)
c. Ô tô chuyên dùng:
Trên cơ sở ô tô Satxi do Tổng công ty tổ chức sản xuất và hợp tác với các cơ sở cơ khí trong nước, Tổng công ty sẽ tổ chức sản xuất các loại xe chuyên dụng có tải trọng từ 0,5 đến 10 tấn bao gồm: các loại xe ô tô chuyên dùng chở vật liệu xây dựng (xe ben, xe chở xi măng bột, xe chở bê tông tươi ...) ô tô sửa chữa điện, ô tô cần cẩu, ô tô đầu kéo, sơmirơmóc, ô tô đông lạnh, ô tô bưu điện, ô tô chở tiền, ô tô cứu hoả, ô tô chở rác, ô tô chở nhiên liệu lỏng (xăng, dầu, ga ...). Tỷ lệ nội địa hoá cho các loại xe này đạt 60 - 70% khi trong nước đã sản xuất một số chi tiết động cơ, hệ truyền động và các bộ phận công tác của xe như: cần cẩu, xe téc, thùng trộn...
d. Xe con:
Xe con cao cấp: Tiếp tục hợp tác với các hãng sản xuất ô tô trong các liên doanh có vốn góp của Tổng công ty để sản xuất phụ tùng, nâng dần tỷ lệ nội địa hoá, trước hết là sử dụng các phụ tùng do Tổng công ty trực tiếp đầu tư để sản xuất.
Xe con phổ thông: Xe con phổ thông là loại xe có động cơ, hệ truyền động tương tự như xe con cao cấp nhưng có hình thức và tiện nghi thấp, giá hạ, phục vụ nhu cầu trong nước. Tỷ lệ nội địa hoá của xe con phổ thông đạt từ 40 - 50% vào giai đoạn đến 2005 và đạt trên 60% vào giai đoạn 2010.
e. Sản xuất động cơ:
- Tổng công ty tập trung đầu tư để xây dựng Nhà máy sản xuất động cơ phục vụ nhu cầu ô tô khách, ô tô tải và ô tô phổ thông.
- Động cơ Diezel: Động cơ Diezel dùng để sản xuất ô tô khách, ô tô buýt, ô tô tải có trọng tải đến 10 tấn; công suất động cơ từ 80-400 mã lực, trong đó công suất động cơ từ 100-300 mã lực chiếm 70%. Dự kiến xây dựng Nhà máy có công suất 30.000 chiếc/năm. Tỷ lệ nội địa hoá từ 25-30% ở giai đoạn đầu, trong đó phụ tùng sản xuất trong Nhà máy chiếm 15-20%, còn lại là phụ tùng được sản xuất ở các cơ sở khác trong nước. Khi ngành công nghiệp sản xuất thép hợp kim, kim loại màu trong nước phát triển sẽ nâng tỷ lệ nội địa hoá động cơ đạt mức trên 50%.
- Động cơ xăng: Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất động cơ xăng để phục vụ cho chương trình sản xuất xe gắn máy và ô tô con phổ thông, xe gia đình, xe tải nhỏ dưới 1 tấn; tỷ lệ nội địa hoá đạt 25-30%, trong đó phụ tùng sản xuất trong Nhà máy chiếm 15-20% còn lại được sản xuất ở các cơ sở cơ khí khác trong nước. Khi ngành sản xuất thép hợp kim và kim loại màu phát triển, tỷ lệ nội địa hoá có thể đạt trên 50%. Dự kiến xây dựng Nhà máy động cơ xăng với công suất 30.000-50.000 chiếc/năm .
đ. Sản xuất hệ thống truyền động:
Tổng công ty sẽ tổ chức sản xuất đồng bộ các tổng thành cơ bản của hệ thống truyền động của ô tô gồm: ly hợp, hộp số, trục cardan, cầu sau, cầu trước, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống nhíp.
Các tổng thành trên phục vụ chương trình sản xuất ô tô chở khách, ô tô tải, cũng như ô tô con thông dụng đã nêu trên. Phần còn lại là phục vụ cho các cơ sở sản xuất ô tô khác trong nước, phục vụ cho nhu cầu sửa chữa thay thế. Dự kiến sản xuất đồng loạt mới loại tổng thành là 100.000 bộ/năm.
g. Sản xuất phụ tùng, phụ kiện khác:
- Tổ chức sản xuất và hợp tác sản xuất các loại phụ tùng dạng bánh răng, trục then hoa, trục trơn, trục chữ thập để cung cấp cho các cơ sở sản xuất hộp số, trục cardan, cầu sau, sản xuất động cơ ...
- Tổ chức sản xuất và hợp tác sản xuất các loại phụ tùng bằng hợp kim nhôm (Piston của động cơ, nắp máy... phụ tùng dạng bạc, máng đệm, bạc trục cơ, bạc trục cam, bạc nhíp ).
Xây dựng Nhà máy cung cấp phôi rèn, phôi dập, phôi đúc để sản xuất trục khuỷu, trục cam, bánh răng, thân máy, vỏ hộp số, ...
Xây dựng các nhà máy: Kính an toàn ô tô, vật liệu cao su, chất dẻo, đồ nhựa, phụ tùng điện để cung cấp cho chương trình ô tô xe máy của Tổng công ty (Tập đoàn) và nhu cầu sản xuất khác kể cả các liên doanh.
V. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty
*Chủ tịch hội đồng quản trị:
Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của Tổng công ty
Chủ tịch HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
Thay mặt HĐQT ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu Nhà nước đầu tư cho tổng công ty; quản lý tổng công ty theo quyết định của HĐQT.
Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư qui mô lớn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của tổng công ty để trình HĐQT;
Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; quyết định chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của HĐQT;
Thay mặt HĐQT ký các nghị quyết, quyết định của HĐQT;
Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với các nghị quyết, quyết định của HĐQT;
Các quyền khác theo phân cấp, uỷ quyền của HĐQT, người quyết định thành lập Tổng công ty.
* Ban kiểm soát:
HĐQT thành lập Ban kiểm soát để giúp HĐQT kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của HĐQT, của TGĐ, bộ máy quản lý công ty và các đơn vị thành viên.
Trưởng Ban kiểm soát là thành viên HĐQT và một số thành viên khác do HĐQT quyết định.
*Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
+ TGĐ do HĐQT công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với sự chấp thuận của cơ quan quyết định chuyển đổi tổ chức công ty mẹ – công ty con. TGĐ là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty; chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
+ Phó Tổng giám đốc giúp việc TGĐ điều hành Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ về nhiệm vụ được TGĐ phân công hoặc uỷ quyền.
+ Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT; TGĐ trong quản lý, điều hành công việc.
Sơ đồ tổ chức tổng công ty công nghiệp ô tô việt nam
Theo mô hình công ty mẹ công ty con
Hội đồng quản trị (Công ty mẹ)
Ban kiểm soát
Ban tổng giám đốc
Bộ phận sản xuất kinh doanh (Kinh doanh trực tiếp)
- Nhà máy ô tô Buýt - khách - 1/5 - N/m ô tô và hộp số 3/2 * Chế tạo LR ô tô xe máy
- N/m khung gầm ô tô Nguyên Khê - N/m SX phụ tùng Ngô Gia Tự * SX KD phụ tùng ô tô
- N/m động cơ ô tô Cửu Long - N/m SX thân xe 120 * Xuất nhập khẩu - Dịch vụ
- N/m ô tô tải nhẹ Quang Minh. - Công ty XNK Transinco * Kinh doanh khác
- N/máy SX động cơ ô tô Bắc Giang - Công ty XK lao động và du lịch
- Công ty TM và dịch vụ CN ô tô
Bộ phận nghiệp vụ (Quản lý)
Văn phòng (Các phòng ban quản lý)
Viện nghiên cứu thiết kế
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh
Ban QL các dự án phát triển GTVT
Trung tâm kiểm định chất lượng SP.
Trường đào tạo nghề
Công ty tài chính
Ghi chú:
: Quan hệ chỉ đạo điều hành trực tiếp
: Quan hệ đầu tư vốn
31
B: Các công ty thành viên của Tập đoàn
* Các đơn vị có CP chi phối đặc biệt (<50% vốn CP)
1. Nhà máy LDSX ô tô Hoà bình.
2. Công ty LDSX ô to Hino Môtô - Việt nam
3. Công ty LDSX ô tô Daihatshu - Viêtindo
* Các đơn vị có CP không chi phối của TĐoàn
1. Công ty ô tô Bắc Hà.
2. Công ty SX kính ô tô
3. Công ty SX nhíp ô tô.
4. Công ty SX nội thất ô tô.
5. Nhà máy ô tô Đồng Vàng I
6. Công ty cổ phần ô tô Sài gòn.
7. Công ty cổ phần SX hộp số ô tô
8. Công ty cổ phần SX cầu chủ động ô tô.
9. Công ty cổ phần trang bị điện ô tô.
10. Công ty cổ phần ô tô tải Bình định
11. Công ty cổ phần ô tô Nghệ an.
A: Các công ty con
I- Các Công ty TNHH một thành viên
- Công ty XNK và hợp tác đầu tư GTVT (Tracimexco)
II - Các công ty vốnnhà nước (NN nắm ³ 50% vốn cổ phần)
1. Công ty cao su chất dẻo Đại Mỗ.
2. Công ty cơ khí giao thông II 3. Công ty cơ khí 19/8 4. Công ty Tradevico. 5. Công ty xây dựng và cơ khí số 1
6. Công ty công trình và TM GTVT
7. Công ty cơ khí 30/4 8. Công ty cơ khí vận tải và xây dựng 9. Nhà máy ô tô Hoà Bình
10. Công ty CK ôtô Nghệ An
11. Công ty ô tô Thống Nhất- Huế
12. Công ty TNHH Hải Phòng Bende
Sơ đồ tổ chức Tập đoàn công nghiệp ô tô Việt nam hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con
Cấu trúc mô hình tập đoàn
Mức liên kết của Công ty mẹ - Công ty con
Công ty
cháu
1
Công ty TNHH một thành viên
Công ty cổ phần, có CP chi phối của cty mẹ
Công ty mẹ
2
1
3
2
Công ty liên doanh có vốn nước ngoài
Công ty cổ phần, có CP đặc biệt của tổng công ty
3
3
Ghi chú:
Vòng 1: Liên kết chặt chẽ
Vòng 2: Liên kết nửa chặt chẽ
Vòng 3: Chi phối đặt biệt
Liên kết lỏng lẻo
VI. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của doanh nghiệp
1. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào”
a. Yếu tố nguyên vật liệu và năng lượng:
- Tổng công ty chịu trách nhiệm cung ứng toàn bộ vật tư, nguyên liệu nhập khẩu cho toàn Tổng công ty.
- Các loại vật tư, nguyên liệu khác mua trong nước do các doanh nghiệp thành viên chủ động và tự cân đối theo kế hoạch sản xuất.
Tổng công ty đã xây dựng mạng lưới các nhà sản xuất phụ tùng phục vụ cho việc lắp ráp, sửa chữa duy trì hoạt động của cả đời xe. Thông thường một nhà máy sản xuất phải có hàng trăm các cơ sở vệ tinh để sản xuất phụ tùng:
+ Cụm động cơ: Tại các nhà máy sản xuất động cơ sẽ đầu tư các trung tâm gia công CNC để sản xuất thân máy, ống hút, ống xả, trục khuỷu, trục cam, tay biên. Các cụm chi tiết có yêu cầu cao về công nghệ sẽ nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới như: vòi phun, bơm cao áp, vòng găng, máng đệm. Các chi tiết tiêu chuẩn cụm xupap, con đội mua trong nước
+ Cụm hộp số, hệ truyền động: bánh răng, trục then hoa, trục trơn...
+ Cụm thân xe: cabin xe tải, thùng xe, thùng nhiên liệu, vành xe, các loại giá đỡ, bàn đạp, điều khiển phanh, ga, ly hợp...
+ Cụm phụ trợ: Các chi tiết tiêu chuẩn: bulông, êcu, vít, bản lề, tay cửa, khoá cửa, bộ lên kính do các nhà máy trong nước cung cấp. Các chi tiết phụ trợ như kính an toàn, ắc quy, săm lốp, chi tiết nhựa, chi tiết composite, ghế ngồi và các chi tiết trang trí nội thất, âm thanh, dây điện do các cơ sở sản xuất trong nước cung cấp
Hiện nay trên thị trường xuất hiện tình trạng giá cả nhiên liệu liên tục lên xuống khiến cho tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp gặp những khó khăn nhất định. Không chỉ có sự gia tăng chi phí năng lượng mà còn có sự thiếu hụt cuả nguồn nguyên vật liệu thô. Tổng công ty cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, tuy nhiên Tổng công ty đã có những hành động cụ thể như tăng cường sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ nhằm tránh ảnh hưởng sự tăng lên của giá xăng dầu trên thế giới
b. Yếu tố lao động:
b.1/ Tình hình lao động hiện có:
Ngay sau khi thành lập, Tổng công ty đã sớm có chủ trương khuyến khích, tổ chức, tạo điều kiện để cán bộ CNV tham gia các chương trình đào tạo mới, đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị.
- Trường Đào tạo nghề cơ khí GTVT – tính từ 1997 đến 2004 đã tổ chức đào tạo 680 học viên lớp nghiệp vụ, 125 học viên lớp Giám đốc, 357 học viên lớp ngoại ngữ. Kết hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đào tạo 370 học viên chính trị cao cấp.
Bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Năm 1996 mới có 2187 cán bộ CNV đến nay đã tăng lên hơn 14.000 người. Số lao động có trình độ trên Đại học là 0,6%, Đại học và Cao đẳng chiếm 27,13%, Trung cấp chiếm 13,5 %, công nhân kỹ thuật 53,17%, lao động giản đơn chiếm 5,6%.
- Độ tuổi bình quân (gia quyền): 35,5 năm.
b.2/ Xây dựng phương án sắp xếp lao động:
Tổng số lao động toàn Tổng công ty khi bước vào hoạt động (năm 1996) là 2187 người. Trong đó có hơn 500 lao động thường xuyên không có việc làm. Đến năm 2006, tổng số lao động lên tới > 10.000 người. Các đơn vị trong toàn Tổng công ty đã tìm mọi biện pháp để giải quyết số lao động dôi dư như:
- Cố gắng bố trí công việc
- Giải quyết cho nghỉ chế độ hưu hoặc thôi việc cho chuyển công tác.
Số lao động dôi dư đến năm 2001 còn 300 người; trong số này bao gồm: lao động chờ bố trí công việc, lao động chờ đủ điều kiện để hưởng chế độ, số lao động đi hợp tác lao động nước ngoài về (chủ yếu từ các nước XHCN ở Liên xô cũ và Đông Âu) đơn vị chưa bố trí được công việc, một số lao động xin nghỉ không lương, số lao động có việc làm ở ngoài ổn định nhưng vẫn có tên trong danh sách các đơn vị ...
Do điều kiện phát triển với tốc độ nhanh, một số cán bộ công nhân viên không đáp ứng được công việc mới, do đó khi sắp xếp đề án đổi mới Tổng công ty thì một số lao động không bố trí được trong các dây chuyền sản xuất.
Qua khảo sát và dự báo số lao động cần sử dụng trong năm tới là:
Năm
2008
2009
2010
Tổng số CBCNV(người)
16.000
18.000
19.000
Thu nhập bình quân( 1000đ)
2.600
2.800
>3.000
Bình quân mỗi năm số lao động của toàn Tổng công ty cần được bổ sung 500 người theo hướng trẻ hoá và chú trọng những đối tượng như cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý trình độ đại học và trên đại học, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, tay nghề bậc cao.
Để đáp ứng được yêu cầu về lao động cho việc thực hiện Đề án sắp xếp, đổi mới Tổng công ty, phương án sắp xếp lao động như sau:
Một là: Bố trí lại lao động cho phù hợp với chức năng của từng người nhằm phát huy hết tiềm năng của họ.
Hai là: Số lao động trẻ, do cơ cấu lại sản phẩm nên ngành nghề không phù hợp, sẽ tổ chức đào tạo lại để bố trí vào công việc mới (trong đó có một số đào tạo ở nước ngoài)
Ba là: Đối với một số lao động dôi dư không thể bố trí được việc làm sẽ giải quyết cho nghỉ việc theo Nghị định 41/CP. Trường hợp những đối tượng không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp theo Nghị định 41/CP sẽ giải quyết cho nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định Bộ luật Lao động.
Bốn là: Tuyển mới những cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật được đào tạo trong và ngoài nước theo chuyên ngành và công nghệ mới để đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Tuyển dụng đúng quy chế và thực hiện đúng quy định về thử việc.
Năm là: Mở rộng quy mô đào tạo của Trường đào tạo nghề cơ khí GTVT để đáp ứng được yêu cầu của Tổng công ty; chú trọng chất lượng đặc biệt là áp dụng các công nghệ mới để đào tạo.
Sáu là: Cử kỹ sư và công nhân kỹ thuật đi thực tập, đào tạo ở nước ngoài để tiếp thu chuyển giao công nghệ mới.
b.3/ Lao động phân bố tại các đợn vị thành viên:
- Lao động trực tiếp chiếm 85%
- Lao động gián tiếp chiếm 15%
Với lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp được công ty tuyển dụng qua thi tuyển và bố trí sử dụng đúng với năng lực chuyên môn. Hàng năm người lao động được đào tạo về an toàn lao động. Việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực luôn được coi trọng nhằm tạo điều kiện cho người lao động nâng cao tay nghề, từ đố đảm bảo chất lượng sản phẩm.
b.4/ Chính sách đối với người lao động:
Việc chăm lo đời sống cán bộ CNV đều được các đơn vị chú trọng. Bình quân thu nhập từng năm được tăng lên có tác động lôi cuốn và găn bó cùng doanh nghiệp phát triển.
Xây dựng Khách sạn Vinamotor trên diện tích 1700 m2, 200 giường tại bãi biển Cửa Lò để phục vụ công nhân lao động, có địa điểm nghỉ ngơi, tập huấn tay nghề, nghiệp vụ.
Thường xuyên tham gia các phong trào: Hội thao, hội diễn văn nghệ của địa phương, của Bộ, của ngành và luôn là một trong những Tổng Công ty có thành tích khá tiêu biểu
c. Yếu tố vốn:
c.1/ Khảo sát chung:
Vốn của Tổng công ty bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư, vốn từ cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên, vốn bổ sung từ hiệu quả sản xuất kinh doanh và vốn khác (nếu có). Ngoài ra Tổng công ty được huy động vốn theo quy định của pháp luật và huy động này không làm thay đổi hình thức sở hữu của Tổng công ty.
- Tổng công ty được Nhà nước giao vốn để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật.
- Tổng công ty được chủ động hoạt động tài chính và chịu trách nhiệm vật chất trong các mối quan hệ kinh doanh, quan hệ dân sự giới hạn ở mức tổng vốn điều lệ của Tổng công ty tại thời điểm công bố gần nhất.
- Vốn điều lệ của công ty con (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty liên doanh) bao gồm toàn bộ hoặc một số vốn góp của Tổng công ty phần vốn góp của các công ty con với nhau, phần vốn góp của người lao động, các pháp nhân khác trong nước hoặc ngoài nước.
- Ngoài việc đầu tư vào các công ty con, Tổng công ty có quyền đầu tư ra ngoài theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tăng thu nhập, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của Tổng công ty với các hình thức đầu tư sau: mua bán trái phiếu, cổ phiếu liên doanh góp vốn cổ phần và các hình thức khác không trái với pháp luật.
- Công ty con (thành viên) có quyền quản lý và sử dụng linh hoạt tổng số vốn Tổng công ty đầu tư với mục tiêu thu lợi nhuận và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời, công ty con có quyền đầu tư vào các doanh nghiệp trong và ngoài Tổng công ty theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc tăng, giảm phần vốn góp của Tổng công ty tại các công ty con do Chủ tịch HĐQT Tổng công ty quyết định, phù hợp với điều lệ của Tổng công ty.
Công ty con cũng được quyền huy động vốn nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu của công ty.
- Việc Tổng công ty bảo lãnh cho các công ty con vay vốn đầu tư trong và ngoài nước do HĐQT Tổng công ty quyết định.
c.2/ Khảo sát tình hình sử dụng vốn ở đôn vị thành viên_ Công ty cơ khí ôtô 1/5: Vì Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam có rất nhiều đơn vị thành viên hạch toán độc lập, dưới đây em xin phân tích tình hình sử dụng vốn của 1đơn vị thành viên tiêu biểu của Tổng công ty
Vốn trong doanh nghiệp bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, vốn xây dựng cơ bản:
Cơ cấu vốn năm 2006 và năm 2007 như sau:
Năm 2006( tỷ lệ %)
Năm 2007( tỷ lệ %)
Vốn cố định
28
31
Vốn lưu động
72
69
Qua số liệu về cơ cấu vốn của hai năm ta nhận thấy: Vốn cố định của công ty có xu hướng giảm và vốn lưu động có xu hướng tăng. Điều này cho thấy công ty thường xuyên bảo dưỡng máy móc, không mất thời gian sửa chữa lớn do đó máy móc vẫn hoạt động tốt, công ty không phải đầu tư thay thế máy móc.
Nguồn hình thành vốn của Công ty cơ khí ôtô 1/5 trong năm 2007
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nguồn vốn
Số đầu năm
Số cuối năm
A. Nợ phải trả
122,912,528
127,260,523
I. Nợ ngắn hạn
106,325,786
110,634,258
II. Nợ dài hạn
8,458,269
9,368,126
III. Nợ khác
8,128,473
7,258,139
B. Nguồn vốn Chủ sở hữu
40,561,019
44,908,725
I. Nguồn vốn kinh doanh
26,147,316
28,235,962
II. Lãi chưa phân phối
7,216,893
8,547,126
III. Các quỹ doanh nghiệp
6,231,489
5,756,423
IV. Nguồn kinh phí, quỹ khác
965,321
2,369,214
Tổng cộng
163,473,547
172,169,248
Tình hình tài sản của Công ty cơ khí ôtô 1/5 trong năm 2007
Đơn vị tính: nghìn đồng
Tài sản
Số đầu năm
Số cuối năm
A. Tài sản ngắn hạn
65,115,340
60,954,263
1. Tiền
35,123,589
37,879,635
2. Các khoản tương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11962.doc