Báo cáo thực tập tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM - VINATEX 1

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Dệt May Việt Nam 1

1.1 Lịch sử hình thành 1

1.2 Quá trình phát triển của Tổng công ty Dệt May Việt Nam 2

2. Quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng công ty Dệt May Việt Nam 3

3. Hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban của Vinatex 5

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ XU THẾ NGÀNH MAY VIỆT NAM. 10

1. Đặc điểm. 10

2. Thực trạng ngành may Việt Nam. 11

3. Mục tiêu và định hướng phát triển. 12

3.1. Thị trường nội địa. 13

3.2.Thị trường xuất khẩu. 13

III. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM 14

IV. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT-MAY VIỆT NAM TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY 17

1. Về vốn và nguồn vốn đầu tư 17

1.1 Vốn đầu tư và sự tăng trưởng vốn 17

1.2 Về nguồn vốn đầu tư 19

2. Về cơ cấu đầu tư 21

V. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY 22

1. Quan điểm phát triển ngành Dệt-May Việt Nam 22

2. Mục tiêu tổng quát 23

3. Mục tiêu sản xuất-xuất nhập khẩu của ngành đến năm 2010 23

4. Nhu cầu về nhân lực trong thời gian tới của ngành Dệt-May Việt Nam 24

5. Mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp của VINATEX 24

5.1 Mục tiêu chung 25

5.2Mục tiêu cụ thể đặt ra cho ngành công nghiệp 25

6. Mục tiêu chiến lược phát triển của ngành Dệt-May của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam 25

6.1 Mục tiêu chiến lược phát triển của ngành 25

6.2Mục tiêu phát triển của ngành Dệt 26

6.3 Mục tiêu phát triển của ngành May 27

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4349 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội đồng quản trị trong các lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo công tác lao động tiền lương và công tác thanh tra, góp phần bảo đảm cho công tác quản lí của Tổng Công ty hoạt động thông suốt và có hiệu quả. Ban Kế hoạch – Thị trường: Là bộ môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trong các lĩnh vực kế hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng toàn Tổng Công ty. Ban Tài chính - Kế toán: Là cơ quan chuyên môn của Tổng Công ty tham mưu giúp ban lãnh đạo Tổng Công ty thực hiện hai chức năng chủ yếu sau: - Quản lí các đơn vị thành viên của Tổng Công ty về tài chính, kế toán, giá cả trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản, hành chính sự nghiệp. -Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán, giá cả và tín dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản của cơ quan Tổng Công ty. Ban Kỹ thuật - Đầu tư: Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc và hội đồng quản trị trong lĩnh vực quản lí khoa học công nghệ-môi trường và công tác chất lượng sản phẩm của Tổng Công ty. Ngoài ra, Tổng Công ty còn có Trung tâm xúc tiến xuất khẩu: chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trong lĩnh vực quản lí ngành. Giúp đỡ các đơn vị thành viên trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tạo nguồn thu và thúc đẩy sự phát triển của Tổng Công ty. Nhiệm vụ của ban là: -Xây dựng chiến lược phát triển và mục tiêu phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng Công ty trong từng giai đoạn. -Nghiên cứu tình hình thị trường, giá cả, khách hàng, sự biến đổi, xu hướng phát triển của ngành Dệt-May thế giới. -Nghiên cứu hệ thống quản lí, các chính sách và công cụ của nó như quota (giá tối thiểu, giá nhập tối đa) đối với những sản phẩm chính để Tổng giám đốc và hội đồng quản trị duyệt. -Hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện khung giá, giá đã duyệt, theo dõi tình hình giá cả thị trường để đề xuất Tổng giám đốc và hội đồng quản trị thay đổi kịp thời, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường. -Xây dựng các chính sách của Tổng Công ty đối với thương nhân, khách hàng, chính sách đối với từng khu vực để Tổng giám đốc duyệt phục vụ cho công tác kinh doanh xuất nhập khẩu. -Phối hợp với ban kế hoạch đầu tư xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu của cơ quan Tổng Công ty. -Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu tìm mọi khả năng khai thác nguồn hàng xuất nhập khẩu bằng các hình thức tự doanh, đổi hàng xuất nhập khẩu uỷ thác... bảo đảm kế hoạch kinh doanh của Tổng Công ty. -Tổng hợp dự kiến nhu cầu bông xơ, nguyên liệu chính hàng năm, có kế hoạch nhập bông dự trữ chiến lược đồng thời đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. -Thực hiện tốt luật cũng như chế độ chính sách trong kinh doanh xuất nhập khẩu. -Theo dõi tổng hợp, kiểm tra tình hình thực hiện công tác pháp chế trong xuất nhập khẩu của Tổng Công ty. ( Sơ đồ tổng quát cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam ) Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát Cơ quan Tổng Giám Đốc Khối sự nghiệp Khối cơ quan chức năng tham mưu Khối các Công ty hạch toán phụ thuộc Công ty CP Tổng Cty giữ dưới 50% vốn Công ty CP Tổng Cty giữ trên 50% vốn Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập II. ĐẶC ĐIỂM VÀ XU THẾ NGÀNH MAY VIỆT NAM. 1. Đặc điểm. Ngành may Việt nam có truyền thống lâu đời gắn bó với truyền thống nhân dân từ nông thôn đến thành thị, đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo hàng hoá cho tiêu dùng trong nước, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, thu hút nhiều lao động tạo ra ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, hàng năm mang về cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể, kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng sau dầu khí và đã trở thành một ngành công nghiệp then chốt của nước ta. Đây là một ngành phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta, vì: Một là: Sản xuất hàng may mặc cần nhiều lao động, không đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Trong khi lao động giản đơn ở nước ta thừa rất nhiều. Hơn nữa, để đào tạo một lao động trong ngành may mặc chỉ cần từ hai đến hai tháng rưỡi và lao động trong ngành may mặc thường sử dụng nhiều nữ. Hai là: Vốn đầu tư cho một chỗ làm việc ít, đồng thời ngành may mặc có thể tạo nhiều công ăn việc làm so với các ngành khác với cùng một lượng vốn đầu tư, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chỉ cần khoảng 700-800 USD là có thể tạo ra một chỗ làm trong ngành may, so với 1500-1700 USD để cho một nông dân có thể cấy ở vùng Đồng Tháp Mười. Thời hạn thu hồi vốn chỉ 3-3,5 năm. Ba là: Thị trường rộng lớn ở cả trong và ngoài nước. Ở trong nước thì đời sống nhân dân được nâng lên, nhu cầu về mặc chuyển từ “ấm” sang “đẹp”, “mốt” tức là nhu cầu hàng may mặc ngày càng tăng và nhanh biến đổi. Còn trên thế giới thì xu thế ngành may mặc phổ thông đang chuyển dần sang các nước đang phát triển do ở những nước này có lợi thế về lao động rẻ hơn những nước phát triển. Bốn là: Nước ta có điều kiện để phát triển trồng bông, đay, thúc đẩy ngành dệt may phát triển vì nguyên liệu cung cấp trong nước thường rẻ hơn nhập khẩu. Với những đặc điểm trên mà ngành may Việt Nam đã ngày càng phát triển, thu hút được nhiều lao động xã hội - gần 50 vạn người, chiếm 22,7% lao động công nghiệp toàn quốc, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo sự ổn định chính trị-kinh tế-xã hội, do đó được Đảng và Nhà nước quan tâm. Hiện nay ngành may vẫn đang chiếm một vị trí quan trọng về ăn mặc của nhân dân, quốc phòng và tiêu dùng trong các ngành công nghiệp khác. 2. Thực trạng ngành may Việt Nam. Do có những đặc điểm phù hợp với điều kiện nước ta, nên ngành may Việt nam và may xuất khẩu phát triển rất cao trong thời gian qua cả về mặt sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng sau dầu thô và liên tục tăng, có thể thấy rõ qua bảng dưới đây: Tốc độ tăng trưởng qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Kim ngạch xuất khẩu(tr.USD) 950 1250 1450 1650 1950 Tốc độ tăng trưởng(%) 31,5 16 13,8 18 Đồng thời cũng là ngành mang tính xã hội cao, sử dụng mọi lao động trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là lao động nữ. Số lao động công nghiệp của ngành vào loại đứng đầu trong cả nước: khoảng 300 lao động chính và nhiều lao động phụ khác. Về mặt hàng: Sản phẩm ngành may rất đa dạng, có tính chất thời trang vừa có tính quốc tế vừa có tính dân tộc. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu hàng may mặc lại càng phong phú và chất lượng cao hơn. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, thông qua gia công cho các nước, các doanh nghiệp may Việt Nam có điều kiện làm quen với công nghệ may các mặt hàng phức tạp, thời trang của thế giới. Công nghiệp may Việt Nam tiến bộ nhanh, từ chỗ may quần áo lao động xuất khẩu, các loại quần áo đơn giản như vỏ chăn, áo gối, quần áo ngủ, quần áo học sinh... đến nay đã may được nhiều mặt hàng cao cấp được nguời tiêu dùng chấp nhận, khách nước ngoài tín nhiệm đặt hàng đi tiêu thụ tại các thị trường khó tính trên thế giới. Ngành may Việt nam cũng đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức gia công hoặc phương thức thương mại thông thường với một số nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Canada, các nước công nghiệp mới như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và gần đây khi Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ đối với Việt Nam, hàng may của ta có thêm thị trường Mỹ. Tuy có những thuận lợi trong việc mở rộng thị trường nhưng thử thách đối với hàng may của ta với thị trường thế giới còn rất lớn. Đó là khả năng thích ứng về mẫu mốt, chất lượng, giá cả, thời hạn giao hàng theo thời vụ và tập quán buôn bán còn rất hạn chế. Số lượng sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu nguời tiêu dùng ở các nước phát triển chưa nhiều. Thị trường truyền thống có dung lượng lớn như Liên Xô và các nước Đông Âu chưa tìm được phương thức làm ăn thích hợp, nhất là phương thức thanh toán. Cho đến nay, ngành may Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hơn 200 Công ty thuộc hơn 40 nước trên thế giới và khu vực. Tuy vậy, thị trường xuất khẩu vẫn không ổn định, đặc biệt là đối với thị trường phi hạn ngạch. 3. Mục tiêu và định hướng phát triển. Theo quy luật của sản xuất hàng hoá, thị trường là yếu tố quyết định của sản xuất. Để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển, hoà nhập được vào thị trường may của khu vực và thế giới, trong những năm tới ngành may Việt Nam coi trọng phương châm “hướng ra xuất khẩu-coi trọng thị trường nội địa” để tổ chức sản xuất. Sau khi mất thị trường truyền thống là Liên Xô và Đông Âu cũ, ngành may đã cố gắng khai thác thị trường mới là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU... song còn nhiều hạn chế. Để duy trì và phát triển sản xuất-xuất nhập khẩu, Tổng Công ty phải tổ chức tìm kiếm thị trường một cách chủ động, khắc phục tính thụ động ngồi chờ, giữ vững, khai thác, mở rộng các thị trường hiện có, nhanh chóng tìm kiếm, khai thác thị trường mới, đặc biệt là thị trường Mỹ và thị trường truyền thống cũ. Trước mắt có thể làm gia công, nhưng phải chuẩn bị các điều kiện để chuyển dần từng bộ phận, từng doanh nghiệp khi đủ khả năng sang phương thức xuất FOB. Trong hai thập kỷ tới, ngành may Việt Nam vẫn hướng ra xuất khẩu để thu hút ngoại tệ, tự cân đối để tồn tại và phát triển, đồng thời coi trọng thị trường nội địa để làm cơ sở cho sự phát triển. Trên thực tế hiện nay, có thể tạm chia thị trường may Việt Nam thành hai khu vực. 3.1. Thị trường nội địa. Trên lĩnh vực này, ngành may Việt nam cũng gặp phải không ít những khó khăn khi phải thi đấu với những đối thủ trên sức mình. Vì Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức và thực hiện các điều khoản của hiệp định AFTA, thị trường nội địa là “sân chơi” của các nước trong khu vực. Trong khi ngành dệt Việt Nam đang ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực: về phần cứng ta sau bạn từ 7 - 8 năm, về phần mềm thì sau 15 - 20 năm. Như vậy, để giữ được thị trường trong nước, không để hàng các nước trong khu vực tràn vào cạnh tranh, ngành dệt may phải có những bước đi và giải pháp thích hợp trong thời gian tới. 3.2.Thị trường xuất khẩu. Đây là thị trường có nhu cầu lớn nhưng lại có yêu cấu rất cao về chất lượng và mẫu mã, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU. Để vào được thị trường này, ngành may phải đi từng bước từ dễ đến khó, từ gia công đến xuất hàng FOB ( năm 2010 hàng vào EU là 70% FOB ) và thương mại. Với tình hình thực tế ngành may của ta hiện nay, chỉ có thể đi vào các chủng loại mặt hàng chất lượng thấp và trung bình, một số ít mặt hàng đạt đến khá. Các loại mặt hàng cao cấp của thị trường này ta chưa thể làm được và rất khó cạnh tranh. Đặc biệt vào năm 2005, thị trường Mỹ sẽ không còn hạn ngạch, với lợi thế nhân công rẻ, ngành may Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường này. Thâm nhập và tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ hàng đầu, là công việc khó khăn phức tạp nên phải phát huy khả năng của mọi doanh nghiệp để mở rộng và phát triển thị trường. Đồng thời ngành may Việt nam cũng phải từng bước đầu tư hợp lý, tổ chức lại quản lý sản xuất để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường. Trong những năm tới, ngành may Việt Nam phải đầu tư phát triển để đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%/năm. Đến năm 2004 xuất khẩu hàng may mặc đạt 1,2-1,3 triệu USD, tăng ba lần so với năm 2001. Sản phẩm xuất khẩu bằng vải do Việt Nam sản xuất chiếm khoảng 40-50%. Tạo việc làm cho khoảng một triệu lao động. Đến năm 2010 xuất khẩu hàng may mặc đạt 3 tỷ USD, tăng gấp hai lần so với năm 2003. Sản phẩm xuất khẩu bằng vải do Việt nam sản xuất chiếm 60-70%. Tạo ra công ăn việc làm cho gần hai triệu lao động với mức thu nhập bình quân trên 100 USD/1tháng/1người. III. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty Dệt May Việt Nam đã làm tốt vai trò của một đơn vị đầu ngành, có những đóng góp tích cực trong việc phát triển ngành Dệt-May Việt Nam. Vai trò và vị trí của Tổng công ty ngày càng được khẵng định. Sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty trước đây từ chỗ chỉ để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa nay đã dành phần lớn cho xuất khẩu và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Nếu như trong những năm đầu thập kỷ 90 xuất khẩu hàng dệt-may vẫn ở vị trí cuối cùng trong danh mục hàng xuất khẩu thì đến nay đã vươn lên vị trí thứ hai (chỉ sau dầu thô) trong đó gần 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu có xuất sứ từ Tổng công ty Dệt-May Việt Nam; năng lực sản xuất của Tổng công ty cũng giữ vai trò quyết định đối với ngành Dệt-May Việt Nam với 95,7% thiết bị kéo sợi, 45% thiết bị dệt vải, gần 30% thiết bị dệt kim, khoảng 15% thiết bị may của ngành Dệt-May Việt Nam thuộc về Tổng công ty giá trị sản xuất của Tổng công ty cũng chiếm trên 30% giá trị sản lượng của toàn ngành. Năm 2004 so với năm 2000 Tổng công ty đạt mực tăng sản lượng trên 40%, vải 19% và sản phẩm may tăng 37%, chất lượng sản phẩm được nâng cao, mẫu mã kiểu dáng đa dạng phong phú. Tuy số lượng tăng không nhiều nhưng giá trị tăng cao, thể hiện: Tổng giá trị sản lượng toàn Tổng công ty tăng trên 50%, doanh thu tăng gần 70%, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 40%, nộp ngân sách tăng gần 26%; Đặc biệt từ sau khi có chiến lược phát triển tăng tốc ngành Dệt-May Việt Nam theo quyết định 55/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, với chương trình đầu tư tăng tốc cho ngành Dệt-May Việt Nam toàn Tổng công ty đã huy động mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển về mọi mặt nhằm thực hiện tốt mục tiêu đặt ra: “trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực dệt-may của Việt Nam ...”. Từ khi thực hiện chương trình đầu tư tăng tốc kể trên Tổng công ty liên tục gia tăng giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động và đóng góp đáng kể cho Ngân sách: Năm 2004 giá trị sản xuất, doanh thu và giá trị kim ngạch sản xuất đều gấp 1.5 lần so với năm 2000. Sau khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ngành Dệt-May Việt Nam mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ hướng về xuất khẩu. Trong giai đoạn 1991-1995 các doanh nghiệp dệt may quốc doanh đã quan tâm đến việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao sản lượng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời kỳ này những máy móc, thiết bị được đầu tư còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, do đó năng lực sản xuất của các doanh nghiệp còn hạn chế. Ngành may đã bắt đầu xuất khẩu với số lượng đáng kể nhưng chủ yếu vẫn là may gia công theo đơn đặt hàng, giá trị gia tăng thấp. Ngành dệt có sự gia tăng đáng kể về sản lượng vải, sợi song chất lượng còn thấp phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu về vải cho ngành may xuất khẩu và khách hàng, các lô hàng thường không đạt các tiêu chuẩn về kỹ thuật: chất lượng sản phẩm sợi hầu hết ở đường 75% của thống kê USTER trở xuống, sản phẩm dệt sợi không đều, chập sợi, đốm thuốc nhuộm, lệch màu trong khâu nhuộm, khổ vải rộng hẹp không đều, độ bền màu, độ co và khả năng chống nhàu còn hạn chế... mẫu mã chưa theo kịp thị hiếu của khách hàng, bắt chước mẫu đã có của nước ngoài nên kém hấp dẫn; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt và các doanh nghiệp may. Chính vì vậy, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường mà đặc biệt là thị trường nước ngoài. Đứng trước thực tế đó đòi hỏi các doanh nghiệp dệt, may quốc doanh cần phải tăng cường đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng mối liên hệ gắn kết mật thiết giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp may.Tổng công ty Dệt-May Việt Nam ra đời là sự thống nhất của các xí nghiệp thuộc liên hiệp Dệt ở phía Bắc, Tổng công ty Dệt ở phía Nam và Liên hiệp các xí nghiệp May Việt Nam một phần là để đáp ứng đòi hỏi trên. Từ khi thành lập đến nay (năm 1995) Tổng công ty đã tập trung tập trung thực hiện những nhiệm vụ lớn liên quan đến toàn bộ hệ thống doanh nghiệp thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã khẳng định được vị trí của mình-đơn vị đầu ngành và có những đóng góp đáng kể cho ngành Dệt-May Việt Nam. Nếu như vào đầu những năm 90 hàng Dệt-May Việt Nam mới bắt đầu được biết đến trên thị trường quốc tế mà chủ yếu là thị trường Liên Xô và Đông Âu, chất lượng sản phẩm dệt-may lúc này bắt đầu được chú ý thì hiện nay sản phẩm dệt-may của chúng ta hiện đã có mặt hầu khắp các thị trường lớn và khó tính như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada... nhờ uy tín về chất lượng, mẫu mã chủng loại ngày càng đa dạng phong phú. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam vẫn giữ vị trí quan trọng với trên 30% tổng gía trị kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt-May Việt Nam. Tổng công ty ngày càng có nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Về mặt hàng sợi: Hiện nay mặt hàng sợi chủ yếu mà các doanh nghiệp thuộc VINATEX sản xuất chủ yếu là sợi bông, PES, PE/Co với các tỷ lệ khác nhau. Năm 2003 các doanh nghiệp Dệt thuộc Tổng công ty sản xuất được 90553 tấn sợi (quy đổi về sợi Ne 30), trong đó sản lượng sợi chải kỹ chất lượng cao đạt 16763 tấn (chiếm khoảng 18,5%), tăng đáng kể so với giai đoạn 1999 (sản lượng sợi chải kỹ chiếm 3% sản lượng sợi). Từ năm 2000 trở lại đây các mặt hàng sợi đa dạng phong phú hơn và có chất lượng cao hơn. Về mặt hàng dệt: Trong số những mặt hàng dệt thoi của Tổng công ty hiện nay xuất hiện nhiều mặt hàng mới mà trước đây chưa từng sản xuất. Trong giai đoạn 2000-2003 đã phát triển nhiều mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ số cao phục vụ cho may sơ mi xuất khẩu. Mặt hàng dệt kim của Tổng công ty cũng được cải thiện đáng kể về chất lượng đáp ứng tốt hơn nhu cầu xuất khẩu và cho các doanh nghiệp May. Đạt được kết quả trên là nhờ trong thời gian qua Tổng công ty đã chú trọng vào việc sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao và tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. IV. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT-MAY VIỆT NAM TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY 1. Về vốn và nguồn vốn đầu tư Sau khi thành lập, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên đã mạnh dạn huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển của giai đoạn mới. 1.1 Vốn đầu tư và sự tăng trưởng vốn Từ năm 1997 đến nay Tổng công ty đã huy động được một lượng vốn khá lớn dành cho đầu tư phát triển. Quy mô vốn đầu tư của Tổng công ty tăng giảm không đều qua các năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bảng vốn đầu tư của VINATEX giai đoạn 1997-2004 Năm Số dự án đầu tư Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Giá trị tăng tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 1997 - 848,8 - - 1998 43 329,913 -518,887 -38,87% 1999 68 527,45 197,537 37,45% 2000 101 973,603 446,153 84,58% 2001 110 2066,8 1093,197 112,12% 2002 69 3157 1108,2 53,62% 2003 64 2111,8 -1045,2 -33,11% 2004 41 1245,3 -866,5 -41,03% (nguồn: Tổng công ty Dệt-May Việt Nam) Qua bảng trên ta thấy giai đoạn 1997-2001 là giai đoạn mà Tổng công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tư ở mức cao nhất với số dự án đầu tư và quy mô vốn đầu tư tăng mạnh qua các năm 1998, 1999, 2000, 2001. Đây cũng là thời kỳ mà Tổng công ty tập trung cho đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 1998 có 43 dự án được đầu tư với tổng mức đầu tư là 329,913 tỷ đồng, năm 1999 có 68 dự án với tổng mức đầu tư là 527,45 tỷ đồng, năm 2000 có 101 dự án với tổng mức đầu tư là 973,603 tỷ đồng, năm 2001 số dự án đầu tư tăng lên là 110 dự án với tổng mức đầu tư là 2066,8 tỷ đồng bằng tổng mức đầu tư của 3 năm 1998-2000. Năm 1997 tổng mức đầu tư của Tổng công ty đạt mức cao hơn so với các năm 1998, 1999 là do sau khi được thành lập Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc đã huy động mọi nguồn vốn như: khấu hao cơ bản, vốn vay trong nước, vốn vay nước ngoài, máy mua trả chậm, vốn liên doanh, vốn ODA của chính phủ... cho đầu tư phát triển, mức vốn đầu tư của năm 1997 tương đương với 57% vốn đầu tư của 5 năm 1991-1995; các năm 1998, 1999 lượng vốn đầu tư giảm dần bởi việc tập trung cho thực hiện các dự án đã phê duyệt ở năm 1997. Từ năm 2003-2004 quy mô đầu tư của Tổng công ty có chiều hướng giảm sút do còn đang triển khai thực hiện và hoàn thành các dự án của năm 2001, 2002 (đặc biệt là các dự án lớn xây dựng các cơ sở sản xuất mới). Phần lớn vốn đầu tư tập trung vào mua sắm những thiết bị công nghệ hiện đại và xây dựng những cơ sở sản xuất mới như: dự án xây dựng Khu công nghiệp Dệt-May tại phố nối B Hưng Yên, dự án xây dựng nhà máy dệt, nhuộm hoàn tất tại Khu công nghiệp Hoà Khánh-Đà Nẵng, dự án nhuộm Sơn Trà, dự án Khu công nghiệp Nhơn Trạch-Đồng Nai, Bình An-Bình Dương, Nhà máy sợi Phú Bài... Sau chiến lược đầu tư tăng tốc (2001) của chính phủ Tổng công ty Dệt-May Việt Nam-đơn vị đi đầu trong việc thực hiện chiến lược này đã tích cực đẩy mạnh hoạt động đầu tư với tổng số vốn đầu tư tăng mạnh so với thời kỳ 1997-2001. Tính riêng 3 năm 2002-2004 tổng mức đầu tư cho các dự án là: 6514,1 tỷ đồng gấp 1,37 lần so với 5 năm 1997-2001. Sự tăng trưởng mạnh về quy mô vốn đầu tư của giai đoạn 2002-2004 so với giai đoạn 1997-2001 có sự đóng góp đáng kể của những chính sách ưu đãi mà chính phủ dành cho ngành Dệt-May Việt Nam theo chiến lược “tăng tốc”. Theo chiến lược các dự án đầu tư của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam triển khai thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển được hưởng mức lãi suất ưu đãi và được ưu tiên bố trí vốn. Giai đoạn 1996-2000 chúng ta chưa có chính sách ưu đãi cho đầu tư phát triển ngành dệt may, lãi suất cho vay vốn còn cao, do vậy việc huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn. 1.2 Về nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam được huy động chủ yếu từ các nguồn: vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn Tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn tự có và khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp, vốn vay thương mại. Trong đó, nguồn vốn vay thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất 50,85% trong tổng vốn đầu tư của Tổng công ty thời kỳ 1998-2004, vốn Tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể 17,38%, vốn tự có và khấu hao cơ bản huy động được mới chỉ dừng lại ở mức 20,39%, vốn từ Ngân sách Nhà nước cấp chiếm một tỷ lệ không đáng kể khoảng 1,17% trong tổng vốn đầu tư, vốn ODA cũng đóng góp một phần quan trọng với tỷ lệ 10,11%. Cơ cấu vốn đầu tư của VINATEX thời kỳ 1998-2004: Stt Nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 Ngân sách NN 86,1 1,17 2 ODA-Vốn viện trợ 746,402 10,11 3 Vay thương mại 3750,75 50,85 4 Vốn tự có và khấu hao cơ bản 1511,416 20,49 5 Tín dụng ưu đãi 1280,914 17,38 6 Tổng cộng 7375,587 100 (nguồn: Tổng công ty Dệt-May Việt Nam) Có thể thể hiện cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam thời kỳ 1998-2004 qua biểu đồ dưới đây: Như vậy, vốn huy động cho đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ yếu vẫn là vốn vay thương mại, do vậy hoạt động đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố lãi suất, vốn tự có còn thấp do mức tích luỹ của các doanh nghiệp chưa cao, vốn NSNN và Tín dụng ưu đãi chiếm chưa đầy 20% trong tổng vốn đầu tư, gần đây sau có chiến lược đầu tư tăng tốc phát triển ngành Dệt-May Việt Nam với những chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp trong ngành thì tỷ lệ vốn đầu tư được huy động từ nguồn này của Tổng công ty tăng lên rõ rệt trên 20% năm 2003 và khoảng 30% năm 2004. 2. Về cơ cấu đầu tư Với lượng vốn khá lớn được huy động trong thời gian qua cho hoạt động đầu tư phát triển đã tăng đáng kể năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu được đầu tư cho ngành dệt và ngành may, một phần cho các dự án thuộc ngành khác như: cho các dự án trồng bông, chế biến bông, các dự án thuộc lĩnh vực cơ khí dệt may... Cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt-May Việt Nam phân theo ngành (đơn vị: tỷ đồng) Năm Ngành Dệt Ngành May Ngành khác Tổng số Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư 1998 25 236,379 18 93,534 0 0 43 329,913 1999 21 172 17 98 31 257 69 527 2000 35 320,839 25 210,139 41 442,631 101 973,609 2001 50 1406,3 25 298,3 35 362,2 110 2066,8 2002 39 2672 15 135 15 350 69 3157 2003 29 1326 21 552,8 14 252,8 64 2111,8 2004 15 660,8 14 311,9 12 278,6 41 1245,3 (nguồn: Ban Kỹ thuật-Đầu tư Tổng công ty Dệt-May Việt Nam) Tỷ lệ vốn đầu tư cho các ngành của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam thời kỳ 1998-2004 (đơn vị:%) Năm Ngành Dệt Ngành May Ngành khác 1998 71,65 28,35 0 1999 32,53 18,6 48,77 2000 32,95 21,58 45,47 2001 68,04 14,43 17,53 2002 84,61 4,3 11,09 2003 62,79 26,18 11,03 2004 53,06 25,05 21,98 Theo dõi bảng trên ta thấy phần lớn vốn đầu tư được tập trung cho ngành Dệt: vốn đầu tư cho ngành Dệt cho cả thời kỳ 1998-2004 là 6794,318 tỷ đồng chiếm 67,36%, ngành May chiếm 16,85% với tổng số vốn đầu tư là 1699,673 tỷ đồng và ngành khác là 1593,231 tỷ đồng chiếm 15,79%. Bởi ngành Dệt sử dụng nhiều máy móc, thiết bị phức tạp và đắt tiền hơn; ngành May chủ yếu sử dụng thiết bị đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12963.doc
Tài liệu liên quan