MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Phần I.Tổng quan về Công ty 3
1. Những thông tin chung về Công ty 3
1.1. Thông tin chung 3
2. Quá trình hình thành và phát triển 4
2.1. Lịch sử hình thành: 4
2.2. Các giai đoạn phát triển 5
3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức 5
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng Công ty 5
3.2 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt trong Tổng công ty 6
3.2.1 Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị : 6
3.2.2 Tổng Giám Đốc 7
3.2.3 Các phòng ban chức năng. 8
4.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 10
4.1. Đặc diểm về nhân sự 10
4.2 Đặc diểm về vốn 12
4.3 Đặc diểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị 14
4.4 .Đặc điểm về Sản phẩm 17
4.5.Đặc điểm thị trường của công ty 19
4.5. 1 Thị trường trong nước và nước ngoài 19
4.5.1 Thị trường trong nước 20
Phần II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 22
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 22
2. Đánh giá kết quả kinh doanh Tổng công ty lắp máy Việt Nam 23
3. Thành tựu-hạn chế-nguyên nhân 25
3.1 Thành tựu 25
3.2 Hạn chế 26
3.3 Nguyên nhân 26
Phần III: Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công Ty trong những năm tới 28
1. Mục tiêu năm 2010 28
2. Nhiệm vụ chính Tổng Cty Lắp Máy Việt Nam LILAMA đề ra cho những năm tới: 28
2.1 Về sản xuất kinh doanh: 28
2.2 Trong đầu tư phát triển : 29
2.3 Hoạt động tài chính 29
2.4 công tác tổ chức : 30
2.5 Công tác quản lý và đào tạo : 30
KẾT LUẬN 31
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3428 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty lắp máy Việt Nam LILAMA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện các chế độ chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác theo quy định của pháp luật trong Tổng công ty.
Phòng Kinh tế kỹ thuật
Phòng Kinh tế kỹ thuật có chức năng tham mưu cho TGĐ về quản lý dự án, xây dựng định mức đơn giá kinh tế kỹ thuật, về kế hoạch và các biện pháp tổ chức thi công, thanh quyết toán, thu hồi vốn, về khoa học kỹ thuật của Tổng công ty.
Phòng Kế hoạch và Đầu tư
Phòng Kế hoạch và Đầu tư có chức năng tham mưu cho TGĐ về lập qui hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và công tác thống kê kế hoạch của Tổng công ty.
Phòng Tài chính Kế toán
Có chức năng tham mưu cho TGĐ về tổ chức quản lý tài chính, thực hiện hạch toán kinh doanh và chấp hành các chế độ, chính sách tài chính kế toán, thống kê, kiểm toán của nhà nước, về quy hoạch, kế hoạch tín dụng của Tổng công ty.
Phòng Đào tạo
Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu cho TGĐ về kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, đào tạo công nhân kỹ thuật phù hợp, với nhu cầu sử dụng của Tổng công ty, làm các công tác tổ chức thi nâng bậc công nhân cho các công ty thành viên.
Phòng Quản lý cơ giới
Phòng Quản lý cơ giới có chức năng tham mưu cho TGĐ trong công tác quản lý toàn diện thiết bị thi công theo điều lệ quản lý cơ giới của tổng Công ty, đầu tư, mua sắm, quản lý, khai thác, vận hành thiết bị thi công, đảm bảo an toàn, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa cho đến việc xét thanh lý, chuyển nhượng thiết bị nhằm đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trên cơ sở những quy định của nhà nước, qui phạm kỹ thuật an toàn đối với từng loại thiết bị thi công được chỉ định theo TCVN.
Phòng Đối ngoại và Tổng hợp
Phòng Đối ngoại tổng hợp có chức năng tham mưu cho TGĐ về xây dựng và thực hiện các quan hệ đối ngoại, đấu thầu, tiếp thị về thực hiện các dự án liên doanh với các đối tác nước ngoài và xuất nhập khẩu, mở rộng thị trườngquốc tế.
Trung tâm công nghệ thông tin
Trung tâm công nghệ thông tin có chức năng tham mưu cho TGĐ trong các vấn đề chính sách, chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành và thực hiện các dự án của Tổng công ty.
Khảo sát, đánh giá, đề xuất và lựa chọn mô hình hệ thống công nghệ thông tin và xây dung cơ sở hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin, lập phương án bảo đảm an toàn và bảo mật hệ thống dữ liệu thích hợp với từng hoạt động của Tổng công ty.
Phân tích đánh giá nhu cầu và khả năng thực tế, lập kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty, đặc biệt là việc thực hiện các dự án EPC.
Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Tổng công ty.
Xây dựng các quy chế, quy trình về quản lý, sử dụng khai thác, an toàn và bảo mật hệ thống công nghệ thông tin.
Phối hợp với các phòng ban chức năng khác của Tổng công ty, lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
Cung cấp các dịch vụ Công nghệ thông tin như : Cơ sở dữ liêu, thông tin, đào tạo, tư vấn và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty và các đơn vị thành viên.
Văn phòng
Văn phòng có chức năng tham mưu cho TGĐ về thực hiện công tác quản trị, hành chính, an ninh trật tự, về đảm bảo các điều kiện cho bộ máy của Tổng công ty hoạt động hiệu quả, tiết kiệm.
Viện công nghệ hàn
Viện công nghê hàn là đơn vị trực thuộc tổng công ty có chức năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hàn tiên tiến vào sản xuất kinh doanh của tổng công ty, tư vấn thiết kế, vận hành thiết bị hàn, kiểm định chất lượng hàn, cấp chứng chỉ thợ hàn theo yêu cầu của nhà nước...
4.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
4.1. Đặc diểm về nhân sự
Bảng1: số lượng và chất lượng công nhân viên qua 3 năm 2007-2008-2009
Đơn vị: người
STT
Số lượng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
% Tăng trưởng của năm 2008 so với 2007
% Tăng trưởng của năm 2009 so với 2008
1
Tiến sỹ,phó tiến sỹ
12
12
12
0%
0%
2
Quản lý công trình dự án
300
280
280
-6,67%
0%
3
Kỹ sư
850
790
790
-7,06%
0%
4
Thợ kết cấu thép
2.200
2.200
2.200
0%
0%
5
Thợ lắp máy chính xác
5.600
5.600
5.600
0%
0%
6
Thi công,lắp ống
2.550
2.550
2.550
0%
0%
7
Thợ lắp điện và đo lường
3.800
3500
3500
-7,89%
0%
8
Thợ gia công và chế tạo
3.800
3500
3500
-7,89%
0%
9
Thợ vận chuyển và lắp đặt thiết bị nặng
1.500
1.500
1.500
0%
0%
10
Thợ xây lò
1700
1700
1700
0%
0%
11
Thợ xây dựng
3.350
3250
3250
-2,98%
0%
12
Thợ thí nghiệm
500
500
500
0%
0%
13
Các Loại thợ khác
2.850
2700
2700
-5,26%
0%
STT
Chất lượng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
% Tăng trưởng của năm 2008 so với 2007
% Tăng trưởng của năm 2009 so với 2008
1
Trên đại học
19
19
19
0%
0%
2
Đại học
18.286
18.286
18.286
0%
0%
3
Cao đẳng
2.765
2.670
2.670
-3,44%
0%
4
Trung cấp
4.470
4.200
4.200
-6,04%
0%
5
Khác
3.472
2.907
2.907
-16,27%
0%
(nguồn: báo cáo các năm của phòng Tổ chức-Lao động)
Tổng số lao động sử dụng năm 2007: 29012 người; năm 2008: 28082 người; năm 2009: 28082 người.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tăng giảm số lượng lao động 3 năm 2007-2008-2009
Đơn vị: nghìn người
Số lao động sử dụng của năm 2008 giảm so với năm 2007 là 930 (giảm 3,2%) người do năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng đến nề kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của Tổng cty lắp máy Việt Nam nói riêng. Giá cả các mặt hàng tăng vọt đặc biệt là nguyên vật liệu như: thép, xi măng…; đi kèm theo là các mặt hàng như điện; xăng…làm tăng chi phí của các công trình. Đáng lo ngại nhất là những công trình đã đấu thầu từ những năm trước đang thực hiện giở giang, việc tăng chi phí các mặt hàng làm chi phí các công trình này tăng vọt trong khi đó vốn mà nhà thầu đề ra cho cty là không đổi. Trong nền kinh tế không ổn định như năm 2008, ban lãnh đạo Lilama đã không chọn việc vay vốn tràn lan mà thay vào đó là dùng mọi biện pháp để giảm chi phí cho các công trình như: giảm tối đa những chi tiêu không cần thiết, cắt giảm biên chế … 930, trong đó có cả những người lao động bên ngoài (được thuê theo thời hạn các công trình thiếu nhân viên) và 1 số lao động bị cắt giảm do không còn phù hợp với công việc. Việc cắt giảm lao động giúp cho cty phần nào bớt đi gánh nặng về chi phí cho các công trình, đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng cho công trình, tạo niềm tin cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho danh nghiệp
Số lao động sử dụng của năm 2009 không tăng so với năm 2008 do năm 2009 vẫn bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động. Các công trình chuyển tiếp từ năm 2008 như : nhiệt điện Nhơn Thạch, xi măng Sông Thao, lọc dầu Dung Quất …thực hiện năm 2009 với khối lượng không nhiều, chủ yếu là phần hoàn thiện, vận hành, chạy thử và bàn giao cho chủ thầu. Số công nhân từ các công trình này sẽ được chuyển đến các công trình mới như: Bảo tàng Hà Nội, trụ sở bộ công an, Hang Ga A75 mới được triển khai thực hiện từ giữa năm 2009.
4.2 Đặc diểm về vốn
Bảng 2: số liệu về vốn 3 năm:2007_2008_2009
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Tên đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
% Tăng trưởng của năm 2008 so với 2007
% Tăng trưởng của năm 2009 so với 2008
1
Vốn lưu động
8.428.619.610,57
7.509.393.053,44
7.879.635.901,57
-10,9%
4,93%
2
Vốn cố định
3.237.609.805,07
3.828.951.924
4.115.352.071,6
18,26%
7,5%
(nguồn: bản báo cáo số liệu tài chính trong vòng 3 năm 2007-2008-2009)
Biểu đồ 2: Tỷ lệ vố cố định- vốn lưu động qua 3 năm 2007-2008-2009
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
-Vốn lưu động năm 2008 giảm so với năm 2007: 10,9% do ảnh hưởng của lạm phát cũng như khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Lạm phát làm cho tiền bị mất giá, các công trình thực hiện năm 2008 của cty dường như chậm tiến độ do giá cả nguyên vật liệu tăng vọt, chi phí cho công nhân tăng … mà giá tiền chi trả cho các dự án, công trình nhận được không tăng, đặc biệt là các công trình đã nhận từ trước năm 2008 mà đến năm 2008 vẫn đang trong tiến độ thi công. Chí phí tăng làm giảm các khoản thu về tiền và các khoản đầu tư tài chính giảm đồng thời kéo theo vốn lưu động của công ty năm 2008 giảm so với năm 2007.
Năm 2009, mặc dù nền kinh tế đã dần đi vào ổn định nhưng do lo ngại của các nhà đầu tư cũng như của chính tổng công ty lắp máy Việt Nam về sự biến động của giá cả nguyên vật liệu nói riêng và các dự án nói chung làm cho vốn lưu động của công ty tăng không cao, chỉ có 4,93%. Do dự, chọn lọc các công trình, dự án làm; các nhà đầu tư lo ngại khi bỏ tiền ra đầu tư làm cho cty mất đi 1 khối lượng lớn công việc, giảm đi số tiền nhận được cũng như số tiền bỏ ra đầu tư
- Vốn cố định của Tổng cty tăng theo các năm vì dù cho giá cả nguyên vật liệu cũng như máy móc thiết bị có tăng thì để tồn tại và phát triển thì cty vẫn phải đầu tư cho 2 lĩnh vực này để hoành thành dự án đúng thời hạn, giảm bớt tiền bị trừ do chậm tiến độ, cũng như việc đầu tư cho các công ty con để phù hợp với trình độ tiên tiến về công nghệ, về cơ sở vật chất, hay nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa của các cty cạnh tranh trong và ngoài nước nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh cũng như tạo được lòng tin đối với khách hàng. Vì vậy dù nền kinh tế có khủng hoảng thì để tồn tại và phát triển thì vốn cố định của cty vẫn sẽ tăng dù ít hay nhiều.
Vốn cố định của Tổng cty tăng theo các năm nhưng năm 2009 tăng so với năm 2008 ít hơn năm 2008 so với năm 2007 do năm 2008 mặc dù lạm phát nhưng số dự án công ty nhận được và các dự án năm 2007 vẫn còn nhiều, trong khi đó năm 2009 do tâm lý lo ngại của cả bên nhận thầu và bên đầu tư nên khối lượng dự án nhận được không nhiều vì vậy máy móc thiết bị, phương tiện vận tải sử dụng cho năm 2009 giảm so vơi năm 2008; đồng thời các khoản đầu tư bất động sản năm 2009 sẽ ít hơn các khoản năm 2008 hay các khoản đầu tư vào các công ty con năm 2009 cũng sẽ ít đi so với năm 2008.
4.3 Đặc diểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở vật chất và trang thiết bị là xương sống của Tổng cty LILAMA, vì vậy việc đầu tư và phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị luôn được đặc biệt coi trọng. Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và nhà cửa, kiến trúc luôn được ưu tiên, đầu tư lớn để đáp ứng được nhiệm vụ mà công việc đề ra.
Bảng 3: số lượng máy móc thiết bị và phương tiện vận tải
Đơn vị: cái
STT
Máy móc thiết bị
Số lượng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
máy hàn chỉnh lưu
865
865
865
2
máy hàn xoay chiều
320
320
320
3
máy hàn chuyên dùng
74
80
80
4
máy phát điện hàn
53
59
59
5
máy cắt
108
108
108
6
máy phát điện
52
52
52
7
máy công cụ
372
390
390
8
thiết bị nặng
108
108
108
9
máy bơm
61
61
61
10
máy nén khí
75
75
75
11
máy chuyên dùng
47
47
47
12
thiết bị thí nghiệm và đo lường
132
132
132
STT
Phương tiện vận tải
Số lượng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
xe sơmi romooc
38
38
38
2
xe đầu kéo
5
5
5
3
xe tải
16
17
17
4
xe cẩu trên 50 tấn
35
35
35
5
xe cẩu dưới 50 tấn
75
75
75
6
cẩu tháp
4
4
4
7
cổng trục
35
35
35
8
cầu trục
22
22
22
9
xe nâng hàng
12
12
12
10
xe du lịch
45
45
45
(nguồn: Bảng tổng hợp thiết bị thi công của LILAMA năm 2007-2008- 2009)
Biểu đồ 3: Tỷ lệ tăng, giảm số lượng máy móc thiết bị 3 năm 2007-2008-2009
Năm 2008 có số lượng máy móc và phương tiện vận tải dường như không tăng giảm nhiều, chỉ có: máy hàn chuyên dùng tăng 6, máy phát điện hàn tăng 6, máy công cụ tăng 18, và mua thêm 1 xe tải so với năm 2007. Do nhu cầu công việc của 1 số công trình mới nên số trang thiết bị này được đặt mua để đảm bảo cho tiến độ và chất lượng công trình. Còn các máy móc thiết bị và phương vận tải có số lượng không đổi do các công trình nhận được năm 2008 không có khối lượng lớn và phức tạp, không cần đến những máy móc công nghệ cao hơn hay những phương tiện vận tải lớn hơn
Năm 2009 Tổng cty lắp máy Lilama không mua thêm máy móc thiết bị cũng như phương tiện vận tải do số lượng công trình nhận được năm 2009 ko nhiều, các công trình không đòi hỏi quá cao hay vượt quá khả năng của cty. Với những thiết bị tự trang bị của mình Lilama luôn hoàn thành tốt mọi công trình, mang lại 1 thương hiệu LILAMA vững mạnh.
4.4 .Đặc điểm về Sản phẩm
Tổng cty lắp máy Việt Nam (LILAMA) là 1 doanh nghiệp lớn của nhà nước chuyên nhận thầu, thiết kế, chế tạo thiết bị và xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng trong và ngoài nước nên các sản phẩm chủ yếu của tổng cty là những dự án lắp đặt, gia công chế tạo các thiết bị, làm tổng thầu EPC cho các công trình ở trong nước với vốn đầu tư ở trong và nước ngoài.
Hơn 50 năm thành lập và phát triển, LILAMA luôn hướng mục tiêu của mình là trở thành 1 tập đoàn công nghiệp xây dựng nên các máy móc thiết bị, cơ sở vật chất được cty trang bị đều phù hợp với mục đích trên , cũng như việc tuyển chọn công nhân viên, đặc biệt là công nhân đều phải phù hợp với mục đích của Tổng cty. Hơn 40 năm, những sản phẩm như: lắp đặt, gia công chế tạo các thiết bị cho các công trình đã trở thành thương hiệu LILAMA trong lòng khách hàng và đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Tổng cty lắp máy trong nhưng năm qua. Cũng chính nưng sản phẩm chính này đã đem lại cho Lilama 1 vinh dự mà không doanh nghiệp nào có được, đó là năm 2000 nhà nước đã tin tưởng giao cho LILAMA làm Tổng thầu EPC thực hiện các dự án: nhiệt điện Uông Bí 300MW; nhiệt điện Cà Mau (chu trình hỗn hợp) 720 MW; và thắng thầu gói 2 & 3 nhà máy lọc dầu Dung Quất... từ khảo sát, thiết kế đến chế tạo thiết bị và tổ chức quản lý xây lắp. Sự kiện này đã đưa LILAMA lên tầm cao mới, trở thành nhà thầu EPC đầu tiên của đất nước giành lại ngôi vị làm chủ từ các nhà thầu nước ngoài. LILAMA đã khẳng định được khả năng này bằng việc đứng đầu các tổ hợp các nhà thầu Quốc tế, đấu thầu và thắng thầu hợp đồng EPC dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất trị giá trên 230 triệu USD. Và cho đến nay cty vẫn đang cố gắng hết mình trong cương vị tổng thầu EPC.
Bảng 4: DANH MỤC 1 SỐ DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH 3 ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN 3 NĂM 2007_2009
STT
Tên dự án
Hạng mục công việc
Địa điểm
Chủ đầu tư
Gía trị hợp đồng(USD)
Thời gian thực hiện
1
Nhà máy nhiệt điện chạy khí Cà Mau(2x750MW)
Tổng thầu EPC
Cà Mau Việt Nam
Tổng cty Dầu khí Việt Nam
660.000.000
2003_2008
2
Nhà máy nhiệt điện chu trình hỗn hợp Omon I(330MW)
Chế tạo và lắp đặt thiết bị
Cần thơ
Việt Nam
Tổng cty Điện Lực Việt Nam
18.500.000
2006_2007
3
Nhà máy điện chu trình hỗn hợp
Tổng thầu EPC
Đồng Nai_Việt Nam
Tổng cty Dầu khí Việt Nam
300.000.000
2006_2008
4
Nhà máy nhiệt điện Barh 3x660 MW
Gia công chế tạo lò hơi và kết cấu
Ấn Độ
Công ty NTFC-Ấn Độ
35.303.000
08/2007
5
Gói 2 & 3 nhà máy lọc dầu Dung Quất
Chế tạo lắp đặt bồn dầu thô, bồn dầu thành phẩm, đường ống nối liên kết, cầu cảng
Quảng Ngãi Việt Nam
Tổng cty dầu khí Việt Nam
70.400.000
2006-2009
6
Gói 1 & 4 nhà máy lọc dầu Dung Quất
Chế tạo ống, sơn và lắp đặt thiết bị
Quảng Ngãi Việt Nam
Tổng cty dầu khí Việt Nam
25.872.643
2007-2008
7
Gói thầu xây dựng 10 cầu bộ hành
Xây dựng
Hà Nội
Bộ xây dựng
2.144.547
2009-2011
8
Dự án Hang ga A75
Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công phần công nghệ và xây dựng cho các hạng mục công trình thuộc gói thầu EPC
Hà Nội
TCty Hàng không VN
21.120.000
2009-2010
(nguồn:báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009)
4.5.Đặc điểm thị trường của công ty
4.5. 1 Thị trường trong nước và nước ngoài
Biểu đồ 4
Từ sau khi Việt Nam ra nhập WTO, việc giao dịch với các nước trong tổ chức WTO trở nên dễ dàng, đó là 1 thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Tổng cty lắp máy nói riêng. LILAMA đã bắt đầu chập chững vươn ra thế giới khi trở thành nhà tổng thầu EPC năm 2000, vươn lên trở thành các tập đoàn xây dựng mạnh của nước nhà và hướng tới trở thành 1 tập đoàn công nghiệp được biết đến trên thế giới sánh vai với các tập đoàn công nghiệp nặng nổi tiếng như Siemens, Mitsubishi, Hyundai... (là những lĩnh vực xương sống của một nền công nghiệp phát triển).Nhưng do thị trường nước ngoài còn mới mẻ nên Tổng cty chỉ khởi đầu với 3% thị trường nước ngoài, và vẫn tập trung vào thị trường trong nước(chiếm đến 97%). LILAMA ngày càng chú trọng vào việc hoàn thiện mình, giới thiệu với các nước bên ngoài về “thương hiệu LILAMA” nhận nhiều hơn những công trình ở nước ngoài đặc biệt là những khách hàng quen thuộc như: Ấn Độ, Lào…đồng thời tập trung vào đào tạo lao động xuất khẩu ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường nước ngoài cho cty
4.5.1 Thị trường trong nước
Biểu đồ 5
Chiếm hơn 90% sản phẩm là các dự án trong nước nhưng các sản phẩm hay các công trình, dự án nhận được chủ yếu tập chung vào 2 miền: Miền Bắc và Miền Nam, chưa phân bố rộng khắp ra cả nước. Chỉ có 7% thị trường của Miền trung 1 phần là do chưa có biện pháp khắc phục được khí hậu khắc nhiệt của vùng cũng như các công ty con của Tổng cty không được phân bố rộng ra miền trung. Khí hậu khắc nhiêt, thiên tai, lũ lụt là kể thù của các công trình xây dựng, lo ngại hay nói cách khác là muốn giảm thiểu rủi do phải bồi thường cho các công trình chậm tiến độ thi công nên LILAMA chỉ tập trung vào 2 miền Bắc-Nam. Khía hậu ôn hòa, nhiều khoáng sản…Miền Bắc và Miền Nam là điểm đến của các công trình, các nhà đầu tư trong và nước ngoài, Tổng cty lắp máy Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Miền Bắc chiếm đến 56% thị trường của LILAMA, trong khi đó Miền Nam chỉ chiếm 37% mặc dù kinh tế Miền nam phần nào còn phát triển hơn Miền Bắc. Cũng như các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường Miền nam nhiều hơn thị trường miền bắc song do Tổng cty lắp máy có trụ sở chính nằm ở Hà Nội, các cty con cũng tập trung nhiều ở Miền bắc nên ưu tiên hơn cho các dự án ở đây do có cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công ở gần, đỡ đi phần nào chi phí đi lại, vận chuyển.
Phần II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 5: báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
10.497.521.405,01
11.330.291.338,73
9.248.000.000
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
4.445.406.,94
4.558.906,14
4.867.513,92
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10.493.075.998,08
11.325.732.432,6
9.243.132.486,08
4
Gía vốn hàng bán
9.884.317.799,73
10.745.828.934,84
8.755.479.554,43
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
608.758.198,35
579.903.497,75
487.652.931,65
6
Doanh thu hoạt động tài chính
148.668.709,63
266.507.457,88
254.575.688,5
7
Chi phí tài chính
311.929.256,44
449.054.194,02
385.427.182,67
8
Chi phí bán hàng
7.764.078,76
19.588.405,41
13.491.306,5
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
192.178.246,67
230.302.806,68
201.759.210,4
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
245.555.326,1
147.465.549,52
168.550.920,64
11
Thu nhập khác
31.215.688,78
65.698.425.44
68.641.439,52
12
Chi phí khác
14.328.078,88
40.878.769,78
47.671.923,82
13
Lợi nhuận khác
16.887.609,91
24.819.655,66
24.479.563,7
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
262.442.936,01
172.285.205,18
214.000.000
15
Chi phí thuế TNDN hiện hành
15.103.840,14
26.337.729,19
29.448.637.3
16
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
(69.256,1)
(292.856,20)
(318.694,7)
17
Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp
247.408.351,96
146.240.332,2
184.870.057,4
(nguồn: Báo cáo cuối năm của phòng tài chính kế toán Lilama)
Năm 2008 so với năm 2007 có doanh thu bán hàng tăng 7,93%; lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 giảm 40% so với năm 2007 và Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp năm 2008 giảm 40,89% so với năm 2007. Năm 2008 là năm lạm phát, chi phí cho các công trình, dự án tăng vọt(chi phí cho sản phẩm tăng)làm cho doanh thu nhận từ việc bàn giao công trình năm 2008 tăng không đáng kể . Tổng cty lắp máy Việt Nam đang hướng cty thành tập đoàn công nghiệp nền mảng kinh doanh của cty khá rộng. Không chỉ có kinh doanh từ việc lắp đặt máy móc thiết bị hay xây dựng công trình mà cty con kinh doanh bất động sản; Chế tạo kết cấu thép, bình bể chịu áp lực và thiết bị công nghệ; đào tạo lao động, xuất khẩu lao động và thiết bị; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán…Vì vậy cty phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát ra tăng làm cho thị trường xuất nhâp khẩu bị đình trệ, thị trường chứng khoán liên tục đi xuống, thị trường bất động sản cũng im ắng làm cho lợi nhuận sau thuế của cty giảm đáng kể: hơn 40%
Năm 2009 với lo ngại nền kinh tế Việt Nam khó gượng dậy sau 1 năm khủng hoảng của tổng cty nói riêng và cả 1 ngành xây dựng nói chung. Các chủ đầu tư trong và nước ngoài e ngại hơn trong việc đầu tư, các cty xây dựng đắn đo trong việc nhận thầu vì sợ giá cả nguyên vật liệu cứ leo thang mà giá công trình vẫn vậy, LILAMA cũng không nằm ngoài vòng xoáy này, lo ngại nên doanh thu năm 2009 giảm 18,4% so với năm 2008. Lo ngại nền chi phí bỏ ra cho đầu tư, xây dựng, hay mua bán nguyên vật liệu… giảm nên đem lại cho Tổng cty Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 14,3% so với năm 2008 và lợi nhuận sau thuế của LILAMA cũng tăng so với năm 2008 : 26,41%
Thông qua một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh trên ( từ năm 2007 – 2009) ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty bắt đầu khởi sắc dần lên, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên tuy không cao nhưng do sự cố gắng và nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên thì đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho toàn thể Tổng cty sau khi trải qua năm 2008 lạm phat, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và năm 2009 đình trệ . Trải qua năm lạm phát, năm khủng hoảng tài chính mà không bị thâm hụt hay nguy hại đến cty cũng phần nào khẳng định với đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước: Tổng cty lắp máy LILAMA luôn tồn tại và phát triển vững mạnh dù cho có bất kỳ chướng ngại khó khăn nà
2. Đánh giá kết quả kinh doanh Tổng công ty lắp máy Việt Nam
Ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả các mặt hàng tăng hàng loạt năm 2008 được thể hiên rõ nét trên biểu đồ thể hiện tỷ lệ doanh thu-chi phí-lợi nhuận qua 3 năm của Tổng công ty lắp máy LILALA.Chi phí tăng, lợi nhuận giảm đến hơn 40% . Khủng hoảng kinh tế năm 2008 là một cú sốc đối với nền kinh tế việt nam cũng như thị trường xây dưng nói chung và LILAMA nói riêng. Chi phí không đúng lúc hay nói cách khác là đầu tư không đúng thời điểm khiến cho Tổng cty lắp máy phải nhận kết quả đáng buồn ở chính lợi nhuận của cty. Giảm lợi nhuận cũng chính là mất đi 1 khoản tiền cho đầu tư ở năm 2009 hoặc mất đi 1 khoản dùng để mua máy móc thiết bị…
Rút kinh nghiệm ở năm 2009, lãnh đạo công ty đã đưa ra những quyết định sáng suốt trong vấn đề sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư.Giảm chi phí mua nguyên vật liệu, trang thiết bị cũng như lựa chọn kĩ hơn trong đầu tư và nghiên cứu kỹ khi chọn lựa dự án xây dựng để tránh tối thiểu đền bù do chậm tiến độ thi công hay đền bù do phá bỏ hợp đồng khi giá cả nguyên vật liệu tăng quá mức kiểm soát. Vì vậy LILAMA đã trải năm suy thoái 1 cách dễ dàng và hiệu quả với lợi nhuận tăng so với năm 2008 là 26,4%
Biểu đồ 6: Tỷ lệ doanh thu-chi phí-lợi nhuận qua 3 năm của Tổng công ty lắp máy LILALA
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
3. Thành tựu-hạn chế-nguyên nhân
3.1 Thành tựu
- Tổng cty đã vượt qua qua năm 2008 khủng hoảng và năm 2009 suy thoái một cách tốt đẹp và đang hướng tới năm 2010 đầy triển vọng
Là doanh nghiệp dẫn đầu về nhà tổng thấu EPC trong nước và đang hướng cty vươn ra nước ngoài
Đạt nhiều danh hiệu do nhà nước khên tăng như: nhận giải thưởng Vương miện chất lượng quốc tế do Tổ chức sáng tạo Thương mại Quốc tế - BID - bình chọn; Là đơn vị được nhận danh hiệu anh hùng lao động; Được vinh danh Sao vàng Đất Việt...
LILAMA đã xây dựng được một đội ngũ những người thợ lắp máy có bản lĩnh, trình độ tay nghề cao ngang tầm quốc tế và khả năng tiếp nhận nhanh nhạy những kiến thức khoa học kỹ thuật mới.
Chính sách phát triển, chiến lược về nhân sự, chiến lược về công việc cụ thể rõ ràng và lâu dài. Chuyên môn hóa trong công việc
Trải qua 50 năm hoạt động và phất triển, LILAMA đã xây dựng riêng cho mình một thương hiệu, tạo uy tín lớn cho khách hàng về chất lượng công trình và tiến độ thi công công trình
Thị trường xây dựng của công ty khá rộng trên cả nước, đặc biệt là ở miền nam và miền bắc
Vốn của công ty tương đối lớn đáp ứng đầy đủ nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Huy động vốn từ việc đóng góp cổ phần của nhiều cổ đông.
Ban lãnh đạo cấp cao của công ty là những con người có năng lực, kinh nghiệm trong nghành và luôn đặt chữ Tâm và Tài song song bên nhau. Tổng giám đốc Phạm Hùng - một con người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, đã mang sẵn trong mình dòng máu của tính cần cù, chịu thương chịu khó vươn lên không mệt mỏi.Vốn là một kĩ sư tốt nghiệp Trường Năng lượng Moskva (Liên Xô cũ), trải qua một quá trình đúc rút kinh nghiệm làm việc tại nhiều công trình công nghiệp của đất nư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 756.doc