Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty Viễn thông Quân đội

 

Chương 1 1

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1

I. Giới thiệu chung về Tổng Công tu Viễn thông Quân đội: 1

II. Những mốc son lịch sử về sự ra đời. 2

1. Ngày 01 tháng 06 năm 2989. 2

2. Ngày 27 tháng 7 năm 1993. 2

3. Ngày 14 tháng 7 năm 1995. 2

4. Ngày 19 tháng 4 năm 1996. 2

5. Ngày 28 tháng 10 năm 2003. 3

6. Ngày 06 tháng 04 năm 2005. 3

III. Những sự kiện nổi bật về phát triển dịch vụ. 3

Chương 2 6

I. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Trung tâm 6

1. Công ty Viễn thông Viettel – Viettel Telecom 6

2. Công ty Truyền dẫn Viettle – Viettel Transmission 7

3. Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel – Viettel Trading 7

4. Công ty bưu chính Viettel – Viettel Post 7

5. Công ty Tư vấn Thiết kế Viettel – Viettel Designing and Consulting. 8

6. Công ty Công trình Viettel – Viettel Construction. 8

7. Công ty Thu cước & Dịch vụ. 8

8. Trung tâm truyền thông Viettel – Viettel Media 9

9. Trung tâm Đầu tư và kinh doanh Bất động sản Viettel – Viettel Property 9

10. Trung tâm Công nghiệp Viettel – Viettel Technologies 9

11. Trung tâm đào tạo Viettel – Viettel âcdemy 10

12. Câu lạc bộ bóng đá Thể Công Viettel 10

II. Phát triển kinh doanh: Giai đoạn phát triển 2000 – 2007 11

III. Quan điểm phát triển của Viettel và phương châm hành động 14

1. Quan điểm phát triển của Viettel 14

2. Phương châm hành động 14

2.1 Tiêu chuẩn chân lý 14

2.2 Lấy cái gì làm trọng tâm trong hoạt động? 14

2.3 Ra quyết định 14

2.4 Sáng tạo 14

2.5 Giải quyết vấn đề: Quy trình 5 bước 15

2.6 Tiếp cận một vấn đề chiến lược 15

2.7 Với công việc hằng ngày 15

2.8 Về nhân sự 15

2.9 Về sự thay đổi 16

2.10. Phát triển cá nhân 16

2.11.Nhìn nhận con người 16

2.12 Phát triển đồng bộ 16

2.13. Phát triển đồng bộ 16

2.14. Phê bình 17

2.15. Làm đúng 17

2.16. Quản lý ít lớp 17

2.17. Nhanh nhưng không ẩu: Chuyên nghiệp – Nhanh – Hiệu quả 17

2.18. Tạo sức ép để duy trì đội hình căng ra 18

2.19. Chính sách chất lượng 18

Chương 3 19

I. Tầm nhìn thương hiệuViettel 19

1. Cơ sở xác nhận tầm nhìn Thương hiệu Viettel 19

I. Ý tưởng thương hiệu Viettel 21

III. Ý nghĩa của tầm nhìn thương hiệu Vietel 21

IV. Triết lý kinh doanh Viettel. 23

1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý 23

2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại. 24

3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. 24

4. Sáng tạo là sức sống 25

5. Tư duy hệ thống: 25

6. Kết hợp Đông Tây. 26

7. Truyền thống và cách làm nguời lính: 26

8. Viettel là ngôi nhà chung: 26

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định số 45/2005/QĐ-BQP Công tu Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL. Ngành nghề kinh doanh là :cung cấp các dịch vụ BCVT trong nước, Quốc tế, phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông, CNTT, Innernet, sản xuất lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các thiết bị điện, ĐTVT, CNTT và thiết bị thu phát vô tuyết điện, khảo sát và lập dự án công trình BCVT, CNTT, xây lắp các công trình thiết bị thông tin, đường dây tải điện, trạm biết thế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng địa ốc, khách sạn, du lịch, XNK công trình thiết bị toàn bộ về điện tử thôngt in và các sản phẩm điện tử, CNTT. III. Những sự kiện nổi bật về phát triển dịch vụ. Năm 1989 đến năm 1994. Xây dựng tuyết truyền dẫn vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp ăngten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (cao 85m). Năm 1995. Là doanh nghiệp mới nhất được cung cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam. Năm 1999 Hoàn thành đường trục truyền dẫn cáp quang Bắc – Nam với dung lượn 2,5 Mbps có công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam nhờ áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang. Năm 2000 Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại đường dài sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc. Năm 2001 Cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế công nghệ VoIP Năm 2002 Cung cấp dịch vụ truy nhập Innernet. Năm 2003 Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) Cổng kết nối vệ tinh quốc tế Năm 2004 Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổng kết nối cáp quang quốc tế Năm 2006 Đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông ra quốc tế (Lào và Campuchia) Năm 2007 Một trong 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (theo đánh giá của UNDP) Doanh thu đạt 1 tỷ USD Luỹ kế có 12 triện theo bao di động đang hoạt động, thị phần lớn nhất Việt Nam. Hội tụ 3 dịch vụ viễn thông cố định – di động – Internet. Có thể nói, kể từ năm 2003 trở lại đây là quãng thời gian khẳng định sự thành công của Viettel bằng việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu; xây dựng trạm vệ tinh, xây dựng hai tuyết cáp quang quốc tế đất liền đi qua Trung Quốc và đặc biệt việc khai trương dịch vụ điện thoại di động Viettel Mobile đã được sự ủng hộ của toàn xã hội. Sau một thời gian đi vào hoạt động, mạng di động này được người tiêu dùng đánh giá cao và được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật nhất ngành BC-VT và CNTT vào năm 2004. Viettel luôn coi công nghệ vì con người là chủ đề xuyên xuốt quá trính hình thành và phát triển của Tổng Công ty. Bằng sự nỗ lực, phấn đấu hết sức mình, Viettel sẵn sàng giúp đỡ và khẳng định trách nhiệm cao thông qua việc đưa ra các giải pháp, các sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng với dự thấu hiểu sâu sắc nhất. Từ khi thành lập đến nay Viettel đã có lịch sử phát triển 18 năm. Đây là khoảng thời gian mà nhân loại bước những bước đầu tiên vào thiên niên kỷ mới, khoảng thời gian để Việt Nam có những bước đột phá trong lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông, và đây cũng là thời gian Viettel đã nỗ lực phấn đấu không ngừng trong lĩnh vực BC-VT để khẳng định vị trí là một trong những nhà cung cấo dịch vụ BC0VT hàng đầu tại Việt Nam: Doanh nghiệp đầu tiên đã đem lại sự lựa chọn cho khách hàng sử dụng dịch vụ, một Doanh nghiêph tiên phong trong lĩnh vực áp dụng công nghệ mới, hiện đại và chính sách chăm sóc khách hàng, trở thành một đối tác có uy tín lớn trong nước và quốc tế. Với năng lực và sức sáng tạo không ngừng, Viettel đã ngày càng làm hài lòng và tiếp tục chinh phục khách hàng bằng sự tự tin với một tinh thần lớn, tinh thần của những người lính để xây dựng quảng bá làm cho tên tuổi Viettel ngày càng trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi tổ chức, mọi cá nhân trong đời sống xã hội. Chương 2 lĩnh vực kinh doanh & thành tựu I. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Trung tâm Hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành đa nghề được trên phạm vi cả nước và quốc tế, những hoạt động kinh doanh chính của Viettel như sau: - Cung cấp dịch vụ viễn thông và CNTT - Truyền dẫn ( cho thuê kênh trong nước và Quốc tế) - Bưu chính - Kinh doanh thiết bị đầu cuối - Đầu tư tài chính - Dịch vụ nội dung và Truyền thông - Đầu tư bất động sản - Dịch vụ kỹ thuật, công nghệ cao - Xuất nhập khẩu Tổ chức bộ máy kinh doanh của Tổng Công ty ở trong nướ bao gồm: Khối cơ quan Tổng công ty với Phòng/ Ban, 07 Công ty, 04 Trung tâm Kinh doanh và Câu lạc bộ bóng đá Thể Công, cụ thể các đơn vị kinh doanh như sau: 1. Công ty Viễn thông Viettel – Viettel Telecom Giám đốc: Thương tá Tống Viết Trung - Cung cấp: * Dịch vụ điện thoại di động * Dịch vụ điện thoại cố định có dây (PSTN) và không dây (Homephone). * Dịch vụ Internet (ADSL, dial-up, Leased-line, GTGT….) * Dịch vụ kết nối Internet (IXP) * Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế (VoIP, IDD). - Mạng lưới: (Tính hết năm 2007) * Vùng phủ rộng nhất với hơn 6.392 trạm BTS, GPRS phủ toàn quốc, 3.200 node mạng ADSL và PSTN. * 12 triệu thuê bao điện thoại di động hoạt động trên mạng * Mạng lưới thống nhất, điều hành tập trung. * Hệ thống phân phối dịch vụ rộng khắp với gần 600 cửa hàng, 81 siêu thị. * Hội tụ Cố định – Di động – Internet 2. Công ty Truyền dẫn Viettle – Viettel Transmission Giám đốc: Trung tá Nguyễn Thanh Nam - Cung cấp: * Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt, dịch vụ cho thuê kênh đường dài trong nước. * Dịch vụ cho thuê kênh quốc tế * Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) * Dịch vụ hội nghị truyền hình. * Dịch vụ truyền bá - Hạ tầng: ( tính hết 2007) * Có hơn 4.000 node mạng. * Tổng chiều dài cáp quang 32.690 km * Dung lượng đường trục lên tới 400 Gbps * Dung lượng cổng quốc tế 10 Gbps 3. Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel – Viettel Trading Giám đốc: Đại tá Đỗ Ngọc Cường - Cung cấp: * Phân phối thiết bị đầu cuối * Nhập khẩu và kinh doanh thiết bị cho Bộ Quốc phòng. * Nhập khẩu và kinh doanh thiết bị viễn thông. - Mạng lưới: (Tính tới hết 2007) * Kênh phân phối máy điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với hơn 600 cửa hàng, siêu thị bán hàng trên toàn quốc. 4. Công ty bưu chính Viettel – Viettel Post Giám đốc: Trung tá Lương Ngọc Hải. Cung cấp: Dịch vụ phát hành báo Dịch vụ Bưu chính trong nước và quốc tế Chuyển dịch phát nhanh Dịch vụ phát hành báo Thế mạnh: Đứng thứ hai Việt Nam về mạng lưới bưu chính. Giá cạnh tranh Dịch vụ nhanh, an toàn và tin cậy 5. Công ty Tư vấn Thiết kế Viettel – Viettel Designing and Consulting. Giám đốc: Đại tá Nguyễn Đình Trụ Cung cấp: Tư vấn, thiết kế các dự án Đánh giá các dự án viễn thông Thế mạnh: 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thiết kế cơ sở hạ tầng viễn thông. Dịch vụ uy tín, tin cậy. 6. Công ty Công trình Viettel – Viettel Construction. Giám đốc: Đại tá Hoàng Công Vĩnh. Cung cấp: Xây dựng các công trình hạ tầng Viễn thông Lắp đặt, duy trì, bảo dưỡng tất cả các công trình hạ tầng Viễn thông. Thế mạnh: 12 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình hạ tầng. Triển khai nhanh. Chất lượng đảo bảo. 7. Công ty Thu cước & Dịch vụ. Giám đốc: Trần Thanh Tịnh Cung cấp: Tổ chức triển khài in ấn, phát hành thông báo, hoá đơn thu cước, thu nộp và đối soát cước tất cả các dịch vụ Dịch vụ phát hành báo Cung cấp dịch vụ quảng cáo truyền thông có liên quan đến công tác thu cước. Thế mạnh: Có nhiều năm kinh nghiệm thu cước, đối soát cước. Đội ngũ CTV thu cước rộng khắp toàn quốc. 8. Trung tâm truyền thông Viettel – Viettel Media Giám đốc: Bùi Quang Huy Cung cấp: Dịch vụ nội dung cung cấp trên mạng viễn thông (mạng di động, Internet, mạng cố định) như: tin tức, giải trí, các ứng dụng số. Các nội dung khác: trò chơi, chương trình tài trợ. Mạng lưới: Nhà cung cấp dịch vụ nội dung với hạ tầng mạnh nhất Dịch vụ đa dạng 9. Trung tâm Đầu tư và kinh doanh Bất động sản Viettel – Viettel Property Giám đốc: Đại tá Đặng Mạnh Hùng Cung cấp: Văn phòng cho thuê Khách sạn, khu vui chơi, giải trí nghỉ mát Chung cư, cao ốc.. Thế mạnh: Nguồn vốn lớn từ Viettel Cao ốc văn phòng tại nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Có nhiều khu đất đẹp 10. Trung tâm Công nghiệp Viettel – Viettel Technologies Giám đốc: Trung tá Nguyễn Đình Chiến Cung cấp: Tư vấn thiết kế và tối ưu mạng Dịch vụ quản lý mạng (dành cho các nhà khai thác và các doanh nghiệp). Sản xuất phần mềm và phần cứng. Giải pháp công nghệ thông tin và quy trình cho doanh nghiệp Tư vấn giải pháp vận hành cho doanh nghiệp Thế mạnh: Chuyên gia giàu kinh nghiệm./ Luôn đưa ra các giải pháp tối ưu hoá chi phí. Sản phẩm tốt Giải pháp tổng thể 11. Trung tâm đào tạo Viettel – Viettel âcdemy Giám đốc: Đại uý Nguyễn Duy Tuấn - Cung cấp: + Tổ chức đào tạo các mặt nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên VIETTEL và tổ chức đào tạo theo hợp đồng chuyển giao công nghệ của đối tác. - Thế mạnh: + Tổng công ty cung cấp đội ngũ chuyên gia viênc thông giàu kinh nghiệm. + Phương pháp đào tạo hoàn toàn mới: tập trung đào tạo kỹ năng, đào tạo lên chức và đào tạo mới và đào tạo lại. 12. Câu lạc bộ bóng đá Thể Công Viettel Giám đốc: Hồ Tri Liêm Vô định giảI hạng nhất Quốc gia mùa bóng 2006 – 2007, lên hạng V-league mùa bóng 2007 – 2008. Tổ chức bộ máy đầu tư kinh doanh ra nước ngoài hiện nay được giao cho công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel, hiện Công ty này đang tổ chức triển khai kinh doanh tại 02 thị trường là Lào và Campuchia. Một số thông tin về công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel: Giám đốc: Trung tá Nguyễn Đức Quang - Cung cấp: * Cung cấp các dịch vụ vủa Viettel tại thị trường nước ngoài + Dịch vụ cho thuê kênh trong nứơc và quốc tế + Dịch vụ VoIP + Dịch vụ điện thoại di động, điện thoại cố định. + Dịch vụ Internet (ADSL, leased line…)… - Mạng lưới: * Xây dựng hạ tầng truyền dẫn IP tốt tại các thị trường ngoài nước. Có sự hỗ trợ từ Viettel và các Công ty thành viên tại VN về mọi mặt. II. Phát triển kinh doanh: Giai đoạn phát triển 2000 – 2007 - Xuất phát năm 2000: + Doanh thu: 53 tỷ VNĐ + Lợi nhuận: 1,3 tỷ VND + Vốn: 2,3 tỷ VND + Nhân lực: 200 người + Hạ tầng viễn thông: Chưa có - Các số liệu phát triển: Các số liệu phát triển giai đoạn 2000 – 2007 Năm 2000: Doanh thu (tỷ VND): 53 Lợi nhuận (tỷ VND): 1,3 Nộp NSNN (tỷ VND): 4 Nộp ngân sách BQP (tỷ VND): 0.35 Đầu tư (tỷ VND): 1.1 Nhân lực (người): 200 Năm 2001: Doanh thu (tỷ VND): 111 Lợi nhuận (tỷ VND): 17,6 Nộp NSNN (tỷ VND): 12 Nộp ngân sách BQP (tỷ VND): 1.64 Đầu tư (tỷ VND): 42 Nhân lực (người): 453 Năm 2002: Doanh thu (tỷ VND): 918 Lợi nhuận (tỷ VND): 215,2 Nộp NSNN (tỷ VND): 92 Nộp ngân sách BQP (tỷ VND): 13 Đầu tư (tỷ VND): 145 Nhân lực (người): 1100 Năm 2003: Doanh thu (tỷ VND): 1020 Lợi nhuận (tỷ VND): 216,6 Nộp NSNN (tỷ VND): 132 Nộp ngân sách BQP (tỷ VND): 29 Đầu tư (tỷ VND): 186 Nhân lực (người): 1600 Năm 2004: Doanh thu (tỷ VND): 1415 Lợi nhuận (tỷ VND): 285 Nộp NSNN (tỷ VND): 202 Nộp ngân sách BQP (tỷ VND): 31 Đầu tư (tỷ VND): 885 Nhân lực (người): 3300 Năm 2005: Doanh thu (tỷ VND): 3167 Lợi nhuận (tỷ VND): 397 Nộp NSNN (tỷ VND): 355 Nộp ngân sách BQP (tỷ VND): 53 Đầu tư (tỷ VND): 1200 Nhân lực (người): 5000 Năm 2006: Doanh thu (tỷ VND): 7108 Lợi nhuận (tỷ VND): 1422 Nộp NSNN (tỷ VND): 784 Nộp ngân sách BQP (tỷ VND): 77 Đầu tư (tỷ VND): 2091 Nhân lực (người): 6300 Năm 2007: Doanh thu (tỷ VND): 16.300 Lợi nhuận (tỷ VND): 3.912 Nộp NSNN (tỷ VND): 2.118 Nộp ngân sách BQP (tỷ VND): 94,8 Đầu tư (tỷ VND): 4.846 Nhân lực (người): 8.458 - Mạng lưới & Thuê bao: * Đường trục: + Hà Nội – Hồ Chí Minh: 1A,1B,1C: dung lượng đường trịc 4000Gb + Truyền dẫn cáp quang đến 64 tỉnh/TP; Tổng chiều dài:32.690 km + Truyền dẫn quốc tế - Vệ tinh (Việt – Mỹ): 1555 Mbps - Cáp quang đất liền: 10bps * Điện thoại đường dài: triển khai cung cấp dịch vụ tại 64 tỉnh/TP và liên lạc đi quốc tế tới trên 200 nước bằng dịch vụ VoIP hoặc IDD. * Điện thoại cố định (tính hết năm 2007): triển khai kinh doanh tại 64 Tỉnh/TP với số thuê bao cố định phát triển luỹ kế là 540.000 (Trong đó: Cố định không dây là 290.000 thuê bao, cố định có dây là 250.000 thuê bao) * Điện thoại Di động ( Tính hết năm 2007): Triển khai kinh doanh tại 64 Tỉnh/TP với + Trên 6.392 tram phát sóng + Dung lượng: 20 triệu thuê bao + 12 triệu thuê bao hoạt động. * Internet băng rộng (tính hết năm 2007): Triển khai kinh doanh tại 64 Tỉnh/TP với hơn 200.000 thuê bao ADSL. III. Quan điểm phát triển của Viettel và phương châm hành động 1. Quan điểm phát triển của Viettel - Kết hợp Kinh tế với Quốc phòng - Đầu tư và phát triển cơ sở , hạ tầng. - Kinh doanh định hướng thị trường. - Phát triển nhanh và ổn định - Lấy yếu tố con người làm chủ đạo. 2. Phương châm hành động 2.1 Tiêu chuẩn chân lý - Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý - Tất cả đều xuất phát từ thực tế, lý luận gắn liền với thực tế, thực sự cầu thị, qua thực tế để kiểm nghiệm và phát triển chân lý. - Nghiên cứu tình hình mới, giải quyết vấn đề mới. 2.2 Lấy cái gì làm trọng tâm trong hoạt động? - Hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy sự phát triển, giải phóng lực lượng sản xuất là thước đo chính. - Mọi hoạt động khác hỗ trợ 2.3 Ra quyết định - Dò đá qua sông - Về lý thuyết: 70% thì mất 1 ngày, 80% thì mất 1 tháng, 90% thì mất 1 năm – Do vậy để phát triển nhanh: 70% là quyết, sau đó điều chỉnh. 2.4 Sáng tạo - ăn, tiêu hoá, sáng tạo - Học trước, sáng tạo sau - Khổng Tử: Chỉ học mà không suy nghĩ, sẽ rơi vào chỗ mê hoặc, và không biết gì, chỉ khổ công suy nghĩ mà không học, thì sẽ đi nhầm vào con đường sai lệch. Suy nghĩ là sự tiêu hoá và tìm hiểu sâu thêm tri thức, cả hai cái thúc đẩy và hỗ trợ nhau. 2.5 Giải quyết vấn đề: Quy trình 5 bước - Chỉ ra hiện tượng (nếu chỉ là 1 bước à vô trách nhiệm) - Tìm nguyên nhân - Tìm giải pháp - Tổ chức thực hiện (ai làm và bao giờ xong?) - Kiểm tra, đánh giá + Hãy trình cho chỉ huy 1 sản phẩm có thể dùng được + Hãy làm thành 1 khâu khép kín 2.6 Tiếp cận một vấn đề chiến lược - Ta đứng ở đâu? - Ta muốn đi đâu về đâu? - Đi đến đó bằng cách nào? + Bằng chính sách? + Bằng kế hoạch? - Ai làm gì? 2.7 Với công việc hằng ngày - Việc nhỏ làm tốt việc lớn mới thành công - Phải trăn trở “đau” việc mình làm 2.8 Về nhân sự - Nước muốn trong thì phải chảy - Nếu không chảy thì thành ao tù - Người có vào thì có ra - Không ai sa thải ai mà là không hợp nhau: nhân viên không hợp với văn hoá Tổng Công ty thì xin đi, Tổng Công ty không hợp ai thì thôi hợp đồng lao động. - Phải có đánh giá nhân viên bằng văn bản hừng tháng (hệ số Ki) để làm cơ sở đánh giá cán bộ công nhân viên, để đề bạt bổ nhiệm và thải loại. 2.9 Về sự thay đổi - Cái duy nhất không thây đổi là sự thay đổi. - Tự nhận thức để thay đổi - Chấp nhận thay đổi liên tục 2.10. Phát triển cá nhân - Thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ - Không sự phê bình - Quan trọng là tiến bộ - Lấy học tập liên tục để phát triển cá nhân 2.11.Nhìn nhận con người - Hướng về phía trước, tương lai - Không lệ thuộc nhiều vào quá khứ để quyết định tương lai - Người làm nhiều thì nhiều sai sót, nếu cứ câu nệ vì có ai đó mắc khuyết điểm một lần mà không cho họ cơ hội sửa thì không ai dám làm gì. - Người của Viettel phải có khát vọng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. 2.12 Phát triển đồng bộ - Chỉ làm được 30% à Nói 30% à Viết 40% mới thực sự 100%. - Hiểu mới là nghề và chuyên gia - Chỉ có hiểu mới có thể nâng cao chất sản phẩm, chất lượng công việc. - Chỉ có hiểu mới giải quyết được việc khó. - Người của Viettel phải có khát vọng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. 2.13. Phát triển đồng bộ - Phát triển kinh tế gắn với văn hoá xã hội: Tham gia các hoạt động xẫ hội, nhân đạo à đây là văn hoá Tổng Công ty, gắn với sự phát triển Tổng Công ty với trách nhiệm xã hội. - Giải quyết các mối quan hệ giữa: Phát triển: Mục đích à Cải cách: Động lực (thay đổi, đổi mới thường xuyên, tư duy không cũ về những vấn đề không mới) à ổn định: Mới là tiền đề. 2.14. Phê bình - Coi là việc thường xuyên, không đơi khi to mới nói. - To mới nói à Không còn cơ hội sửa à Nặng nề. - Mục tiêu của phê bình là xây dựng, làm tốt hơn, chứ không phải để tiêu diệt, nếu không thường xuyên à là việc không nặng nề, không mất lòng. - Nhận thức về sai lầm: là cơ hội của sự phát triển. Bill Gate rất sợ Công ty không có sai lầm à tuyển người quản lý thất bại. 2.15. Làm đúng - Doang nghiệp lớn cần đúng à phải có các quy chế, quy trình phải dựa trên pháp luật quy định, nhất là doanh nghiệp nhà nước. - Làm tốt mà không đúng cũng nguy hiểm 2.16. Quản lý ít lớp - Càng ít lớp quản lý càng tốt, bỏ được lớp nào là bỏ. - Thông tin đi qua lớp trung gian: Chỉ làm cho phức tạp hơn, có khi bị sai lệch. Nhưng có cách làm cho lớp trung gian này tốt hơn, đó là lớp phòng giao diện nhiều hơn với đơn vị và lãnh đạo, như là lớp kết dính lãnh đạo với đơn vị à thâm nhập đơn vị, xuống đơn vị cùng làm, không phải chỉ hiểu mà còn phải mạng lại lợi ích cho đơn vị (thí dụ các thông tin về môi trường, chính sách, chủ trường của lãnh đạo). 2.17. Nhanh nhưng không ẩu: Chuyên nghiệp – Nhanh – Hiệu quả - Nhanh để đáp ứng yêu cầu của thực tế - Người làm nhanh thì ngại hoàn thiện - Làm mà không củng cố thì chất lượng kém, thủ tục sai. - Có đội theo sau để củng cố: cần tố chất người khác, chậm nhưng chắc chắn, phải tổ chức theo 2 đội là phát triển và chăm sóc khách hàng; phát triển mạng, củng cố, hoàn thiện hồ sơ và khai thác. 2.18. Tạo sức ép để duy trì đội hình căng ra - Căng ngay cả khi tổ chức nhuần nhuyễn - Căng ra để tạo đề kháng - Căng thì dứt điểm được công việc, làm được că những cái gì không thể. - Để thay đổi: Người chiến thắng không phải là người mạnh nhất hay thông minh nhất mà là người có khả năng biến đổi, thích ứng nhanh nhất với thị trường. 2.19. Chính sách chất lượng - Chất lượng là gốc của sản phẩm, dịch vụ. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. - Lắng nghe và thấu hiểu khách hàng đẻ không ngừng nâng cao chất lượng, là công việc hằng ngày của mỗi người trong Tổng Công ty nhằm hướng tới sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo. - Chất lượng phải được lượng hoá để có thể đo được, nhưng người cuối cùng đánh giá về chất lượng là khách hàng của chúng ta. Chương 3 Triết lý thương hiệu & triết lý kinh doanh viettel I. Tầm nhìn thương hiệuViettel 1. Cơ sở xác nhận tầm nhìn Thương hiệu Viettel Mong muốn của khách hàng Sự đáp ứng của Viettel Đựơc đối xử Mong muốn được lắng nghe. Muốn người khác hiểu nhu cầu và ước muốn Muốn được nhìn nhận như một cá thể riêng biệt. Viettel là người tiên phong Viettel hiện tại Tiêu chuẩn dịch vụ Muốn được đáp ứng. Muốn phục vụ bởi những nhà cung cấp tin cậy về chất lượng. Muốn được quan tâm, chăm sóc. Viettel luôn luôn đổi mới. Viettel luôn sáng tạo. Mong muốn Quyền của khách hàng Muốn được đối xử công bằng, thẳng thắn. Muốn được nhiều sự lựa chọn. Khách hàng muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như nhưng cá thể riêng biệt. Viettel lắng nghe Viettel thẳng thắn. Viettel nhân từ. Viettel thành thật Viettel có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ. Viettel luôn thông cảm với mọi người. Viettel là nhà sáng tạo với một trái tim nhân từ. Thái độ * Mong muốn của khách hàng + Đựơc đối xử : - Mong muốn được lắng nghe. - Muốn người khác hiểu nhu cầu và ước muốn - Muốn được nhìn nhận như một cá thể riêng biệt. + Tiêu chuẩn dịch vụ: - Muốn được đáp ứng. - Muốn phục vụ bởi những nhà cung cấp tin cậy về chất lượng. - Muốn được quan tâm, chăm sóc. + Quyền của khách hàng: - Muốn được đối xử công bằng, thẳng thắn. - Muốn được nhiều sự lựa chọn. - Khách hàng muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như nhưng cá thể riêng biệt. * Sự đáp ứng của Viettel : + Viettel hiện tại : - Viettel là người tiên phong. + Mong muốn - Viettel luôn luôn đổi mới. - Viettel luôn sáng tạo. + Thái độ - Viettel lắng nghe - Viettel thẳng thắn. - Viettel nhân từ. - Viettel thành thật - Viettel có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ. - Viettel luôn thông cảm với mọi người. - Viettel là nhà sáng tạo với một trái tim nhân từ. I. ý tưởng thương hiệu Viettel ý tưởng thương hiệu là ý tưởng để thể hiện tầm nhìn thương hiệu, để khách hàng cảm nhận được Viettel là một nhà sáng tạo với trái tim nhân từ. ý tưởng thương hiệu bao trùm được diễn tả dưới dạng ý nghĩa của tấm bưu thiếp với thông điệp như sau: ý tưởng thương hiệu Chúng tôi là nhà sáng tạo với trái tim nhân từ Vietel trung thực, sẵn sàng giúp đỡ và có trách nhiệm cao với viẹc đưa ra các giải pháp/sản phẩm sáng tạo phù hợp và cung cấp các dịch vụ của mình với sụ dung cảm sâu sắc. Gửi tới: Tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ bưu chính viênc thông những người muốn được đối xử như những cá thể riêng biệt, được lựa chọn, được lắng nghe và mong đợi được quan tâm chăm sóc một cách công bằng. III. ý nghĩa của tầm nhìn thương hiệu Vietel Tầm nhìn thương hiệu định ra một hướng đi chung cho các hoạt động của Viettel, được cô đọng từ việc tổng hợp cơ sở mong muốn của khách hàng và sự đáp ứng của Viettel, kết hợp giữa văn hoá Phương Đông và Phương Tây. INNOVATOR: (Phương Tây) Tiên phong, sáng tạo. Liên tục đổi mới, cải cách Làm việc và tư duy logic có hệ thống Cá thể hoá CARING: (Phương Đông) Luôn lắng nghe, quan tâm, chăm sóc. Tư duy trực quan sinh động Cơ chế cân bằng ổn định Tình cảm, có trách nhiệm xã hội, tham gia các hoạt động nhân đạo Xuất phát từ những thể hiện tấm bưu thiếp, ý tưởng thương hiệu được co đọng qua câu khẩu hiệu(slogan) sau đây: Slogan “Say it your way’ ‘Hãy nói theo cách của bạn’ ý nghĩa của câu khẩu hiệu “Hãy nói theo cách của bạn” thể hiệu rõ trên 2 vế. Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng và đáp ứng của Viettel đối với khách hàng và các thành viên Bên cạnh đó là sự khuyến khích phản hồi, đóng góp, xây dựng và sáng tạo của mọi người (khách hàng và các thành viên Viettel) nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo đáp ứng như cầu của khách hàng. - ý nghĩa của Logo. ý tưởng cội nguồn: Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng hai dấy nháy đơn. Hình tượng này muốn nói với mọi người rằng, Viettel luôn luôn lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt – các thành viên của tổng công ty, khách hàng và đối tác. Đây cũng chính là nội dung của câu khẩu hiệu của Viettel: Hãy nói theo cách của bạn (Say it your way). Hình dáng: Nhìn logo Viettel, ta thấy có sự chuyển động liên tục, xoay vần vì hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ thể hiện tính logic, luôn luôn sáng tạo, liên tục đổi mới. Khối chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong Tổng Công ty. Với triết lý kinh doanh là nhà sáng tạo và quan tâm đến khách hàng triết lý này được thể hiện trên logo là con người đóng vai trò trung tâm. Màu sắc: Ba màu của logo; xanh, vàng đất và trắng. - Màu xanh thiên thanh biểu hiện cho màu của trời, màu của khát vọng vươn lên, màu của không gian sáng tạo. - Màu vàng đất biểu thị cho đất, màu của đầm ấm, gần gũi, đôn hậu, đón nhận. - Màu trắng là nền của chữ Viettel, thể hiện sự chân thành, thẳng thắn, nhân từ. Sự kết hợp giao hoà giữa trời, đất và con người “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hoà” theo những quan niệm của Triết học và cũng gắn liền với lịch sử, định hướng của Tổng Công ty thể hiện cho sự phát triển vững bền của thương hiệu Viettel. IV. Triết lý kinh doanh Viettel. - Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. - Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. - Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel. 1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý - Chúng ta nhận thức: + Lý thuyết màu xám, chỉ có cây đời là xanh tươi. Lý luận để tổng kết thực tiễn rút ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Chúng ta cần có lý luận và dự đoán để dẫn dắt. Nhưng chỉ có thực tiến mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó đúng hay sai. + Chúng ta nhận thức và tiếp cận chân lý thông qua thực tiễn hoạt động - Chúng ta hành động: + Phương châm hành động của chúng ta “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Chúng ta đánh giá con người thông qua quá trình thực tiễn. 2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại. - Chúng ta nhận thức: + Thách thức là chất kích thích. Khó khăn là lò luyện. “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”. + Chúng ta không sợ mắc sai lầm. Chúng ta chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công. Sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo. - Chúng ta hành động: + Chúng ta là người dám thất bại. Chúng ta động viên những ai thất bại. Chúng ta tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh. Chúng ta không cho phép tận dụng sai lâm của người khác để đánh đổ người đó. Chúng ta sẽ không lặp lại những lỗi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20767.doc
Tài liệu liên quan