Hiện nay tại Hà Nội không có CSED. CSNL là nơi tập trung thuê bao giao tiếp thuê bao local. CSND là nơi tập trung thêu bao giao tiếp thuê bao xa (distant). Về cơ bản CSNL và CSND có cấu trúc giống nhau ngoại trừ CSND hơn CSNL ở phần có thêm các thiết bị phục vụ cho hoạt động độc lập. Hiện nay các vệ tinh thường là các CSND. Vệ tinh được đấu nối đến OCB283 như hình vẽ sau:
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng đài vệ tinh Giáp Bát thuộc trung tâm viễn thông Giáp Bát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thực hiện.
Học an toàn lao động và các nội quy, quy định của công ty.
Làm quen và học hỏi những nội quy về giờ giấc tại tổng đài vệ tinh 5.
Làm quen với các thiết bị tại tổng đài vệ tinh.
Tìm hiểu về công việc tại tổng đài vệ tinh.
Tham cùng làm việc dưới sự hướng dẫn của nhân viên trong tổng đài.
Tổng kết những việc làm được và giút kinh nghiệm.
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI NƠI THỰC TẬP.
1.1. Về an toàn lao động.
Do đặc thù công việc tại tổng đài vệ tinh bao gồm :
Việc phát triển thuê bao.
Bảo dưỡng và khắc phục sự cố trong quá trình khai thác.
Triển khai các dịch vụ mới.
Thực hiện đấu nối và nâng cấp thiết bị khi cần thiết.
Thực hiện bảo dưỡng và vận hành tổng đài vệ tinh.
Do đặc thù công của việc ngành có khi phải làm việc ở nơi có điện thế cao có thể gây nguy hiểm hoặc làm việc đấu nối trên cao, làm việc trên đường, làm việc với các thiết bị viễn thông đắt tiền. Do đó việc đảm bảo về an toàn lao động, đảm bảo sự hoạt động tốt của các thiết bị viễn thông do tổ mình đang quản lí là nhiệm vụ của toàn bộ nhân viên trong tổ. An toàn lao động được hiểu ở đây đó trước hết là an toàn cho bản thân mình. Sau đó là phải đảm bảo sự an toàn cho thiết bị do mình quản lí. Như chúng ta đã biết các thiết bị viễn thông có giá thành rất cao. Do đó bảo vệ các thiết bị viễn thông đó là bảo vệ tài sản quốc gia. Do đó cần hết sức chú ý cẩn thận tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc trong quá trình lao động sửa chữa và vận hành để không chỉ an toàn cho bản than mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho các thiết bị. Để làm được điều này thì cần phải chuẩn bị đầy dủ các dụng cụ lao động cần thiết, mặc áo bảo hộ lao động trong quá trình làm việc. Làm việc có sự cảnh giới, giám sát chặt chẽ của đồng nghiệp trong quá trình làm việc tại nơi có nguy cơ nguy hiểm cao, hoặc tại nơi có thiết bị quan trọng. Nắm vững nội quy làm việc, nội quy về an toàn lao động là yêu cầu đối với mọi nhân viên. Ngoài ra các kỹ năng thao tác trong quá trình làm việc có thể được trao rồi trong quá trình lao động sáng tạo. Trước khi xuống các tổ em đã được phổ biến và học những kiến thức về an toàn lao động. Khi xuống tổ VT 1 em được các cô, chú giới thiệu về cách thức sử dụng các dụng cụ lao động như kìm bấm, điện thoại thử….bản thân em cũng nắm được tầm quan trọng của việc thực hiện nội quy về an toàn lao động.
1.2. Quy định về giờ giấc và hoạt động của nhân viên trong tổ.
Buổi sáng bắt đầu làm việc lúc 8h đúng 7h30 mọi người có mặt ở tổ kí và ghi giờ đến vào sổ quản lí, chuẩn bị những dụng cụ lao động nghe phổ biến về các thông báo mới từ công ty và nhận việc từ tổ trưởng, làm việc đến 12h mọi người nghỉ trưa.
Buổi chiều mọi người tập chung tại tổ lúc 1h30 báo cáo với tổ trưởng về những công việc trong buổi sáng và nhận công việc buổi chiều, làm việc đến 17h mọi người kết thúc một ngày làm việc.
Do công việc chính tại tổ là quản lý bảo dưỡng các thiết bị trong mạng và phát triển thuê bao nên việc thực hiện nghiêm chỉnh về giờ giấc đến và về là hết sức cần thiết, việc ghi thời gian đến vào sổ quản lí giúp tổ trưởng và phòng quản lí nhân viên rễ ràng hơn trong quá trình quản lí và đánh giá lương, thưởng và các chế độ khác cho phù hợp với từng nhân viên.
Măt khác trong bối cảnh cạnh tranh trong các dịch vụ viễn thông đang diễn ra rất gay gắt như hiện nay, việc tuân thủ đúng giờ giấc, phục vụ và giải quyết các yêu cầu từ phía khách hang nhanh nhất có thể không chỉ thể hiện ý thức của nhân viên mà còn đem lại cho công ty một ấn tượng tốt đối với khách hàng, tạo ra bộ mặt của công ty.
1.3. Tìm hiểu về các thiết bị trong tổng đài vệ tinh.
Tổng đài vệ tinh
Hệ chuyển mạch
Giao tiếp thuê bao
Hệ nguồn
Giao tiếp Host
Giá đấu chuyển TB-TĐ
Hệ thống cầu chì
Đến TB
Hình 1.1. Các thiết bị trong tổng đài
Hệ thống cầu chì : Bảo vệ tổng đài an toàn trước các sự cố có thể xảy ra do chập đường đây phía thuê bao. Khi có sự cố xảy ra nhiệt độ tăng nhanh làm nóng chảy cầu chì và cắt mạch thuê bao ra khỏi mạng lưới. Cầu chì được sản xuất với yêu cầu chất lượng cao đảm bảo ngắt mạch thuê bao trong thời gian nhanh nhất đảm bảo sự cố không gây hỏng hóc cho tổng đài.
Giá đấu chuyển Thuê bao – Tổng đài làm nhiệm vụ như một cầu đấu chuyển tiếp giữa thuê bao với tổng đài. Sử dụng giá đấu chuyển giúp cán bộ kỹ thuật rễ ràng trong việc vận hành khai thác, phát triển thêm thuê bao mới, đồng thời nó cũng thuận tiện khi nâng cấp thiết bị và trong quá trình sửa chữa đường dây phía thuê bao (Dựa vào màu dây và cách nhận dạng số cặp dây nhân viên sửa chữa rễ ràng tìm ra cặp dây của thuê bao đang bị hỏng trong số rất nhiều đôi dây khác nhau).
Tổng đài vệ tinh : Hiện tại sử dụng tổng đài Alcatel 1000E10 mỗi tổng đài này có thể mở rộng quản lí được khoảng 200.000 thuê bao cố định(Hiện tại ở tổng đài vệ tinh thuộc tổ VT 1 đang quản lí khoảng 10.000 thuê bao cố định, tổng số thuê bao cố định do Trung Tâm Viễn Thông Giáp Bát đang quản lí khoảng 80.000 thuê bao cố định).
Hệ nguồn : Để đảm bảo thông tin được liên tục các đổng đài ngoài dung nguồn nuôi là điện lưới còn có một hệ nguồn phụ sẵn sàng cấp điện cho các thiết bị trong tổng đài khi mất điện lưới đó chính là hệ thống Ác quy với công suất đủ lớn và hệ thống chuyển đổi nguồn có thời gian tác động nhanh đảm bảo khi điện lưới bị mất lập tức(trong khoảng 1/1000s) tổng đài được đấu vào nguồn điện ác quy đảm bảo tổng đài được cấp điện liên tục trong thời gian chờ máy phát điện hoạt động. Như vậy nguồn cung cấp cho tổng đài gồm :
Điện lưới.
Hệ thống ác quy có công suất đủ lớn.
Hệ máy phát dự phòng.
Hệ thống mạng truyền dẫn : Hiện tại tổng đài vệ tinh(nội hạt) sử dụng cáp đồng để truyền dẫn tín hiệu từ tổng đài tới các thuê bao, hệ thống truyền dẫn giữa tổng đài vệ tinh với tổng đài trung tâm(host) sử dụng mạng lưới cáp quang có mạch vòng bảo vệ đảm bảo thông tin được liên tục.
1.4 Các công việc chính tại tổng đài vệ tinh.
Hiện tại công việc chính tại tổng đài vệ tinh gồm :
Quản lí bảo trì các thiết bị tổng đài và hệ truyền dẫn.
Phát triển thêm thuê bao mới.
Phục vụ các yêu cầu về sửa chữa tại phía thuê bao.
Do đó tổ VT 1 cũng đã phân chia nhân viên thành 3 nhóm nhỏ chuyên trách tạo ra tính chuyên nghiệp trong quá trình thao tác làm việc nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn tạo ra tính cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ của VNPT với các công ty viễn thông khác bao gồm các nhóm sau :
Nhóm kỹ thuật trực tổng đài.
Nhóm phát triển thuê bao mới.
Nhóm sửa chữa theo yêu cầu của thuê bao.
Nhóm kỹ thuật trực tổng đài : có nhiệm vụ theo dõi hoạt động, quản lí bảo trì tổng đài và thực hiện đấu nối, chuyển đấu nối thuê bao với tổng đài tại các giá đấu nối đồng thời quản lí thông tin về đường dây thuê bao, sẵn sang hợp tác với hai tổ còn lại để cùng giải quyết công việc một cách nhanh nhất. Ngoài ra có nhiệm vụ nhận thông tin phản ánh từ phía khách hàng và chuyển tiếp yêu cầu đó cho tổ phát triển và sửa chữa.
Nhóm phát triển thuê bao mới : thực hiện yêu cầu của khách hàng muốn mở thêm thuê bao, thực hiện kéo dây đấu nối phía thuê bao. Đồng thời thực hiện kéo thêm đường cáp mới khi yêu cầu mở rộng tăng lên mà số đường cáp cũ đã sử dụng hết, đồng thời thực hiện nhập thông tin về số dây, số tủ cáp, thông báo về phía tổ trực tổng đài để cập nhật thông tin giúp cho rễ ràng trong quá trính sửa chữa sau này.
Nhóm sửa chữa : nhận thông tin yêu cầu sửa từ tổ trực tổng đài, đến vị trí yêu cầu của người sử dụng trong thời gian sớm nhất để khắc phục sự cố (hiện ở tổ VT 1 quy định trong 1h kể từ khi khách hàng yêu cầu thì sự cố phải được khắc phục)
1.5. Quá trình tham gia thực tập cùng nhân viên trong tổng đài.
Trong tuần thứ nhất đi cùng dưới sự hướng dẫn của nhóm sửa chữa, tìm hiểu về các thao tác trong quá trình sửa chữa và các kỹ năng cơ bản như kiểm tra tính thông suốt của đường dây, tìm và sửa lỗi. Trong quá trình sửa lỗi thì việc làm quan trọng nhất đó là xác định đôi dây nào thuộc thuê bao đang hỏng và hỏng đường dây hay do trục trặc cầu trì tại phía cầu đấu của tổng đài. Do đó kỹ năng về nhận dạng số đôi dây, cách kiểm tra hỏng hóc là rất cần thiết đối với các thành viên trong nhóm sửa chữa. Trong quá trình đi thao tác cùng nhóm em đã được tiếp xúc rất nhiều với môi trường làm việc thực tế, đặc biệt ý thức được những nguy hiểm có thể phát sinh trong quá trình tác nghiệp từ đó đề ra biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho bản thân mình.
Trong tuần thứ hai ngồi trực tổng đài và tìm hiều về các thiết bị trong tổng đài, đặc biệt trong tuần này em đã học được cách đấu nối tại các cầu đấu, và hiểu được tại sao tổng đài lại sử dụng hệ thống cầu đấu
Trong tuần thứ ba em tham gia cùng nhóm phát triển thuê bao mới do đặc thù công việc của nhóm phát triển thuê bao mới có phần đơn giản hơn hai nhóm còn lại chỉ bao gồm lắp đặt đường dây và cài đặt phía thuê bao. Tuy nhiên tổ phát triển thuê bao mới cũng có nhiệm vụ rất quan trọng đó là thông qua gặp gỡ khách hàng qua đó hiểu được yêu cầu của khách hàng và cố gắng phục vụ khách hàng tốt hơn tạo ra ấn tượng tốt với khách hàng ngay từ ban đầu.
1.6. Tìm hiểu về các dịch vụ đang quản lí.
Hiện tại tổ VT 1 đang thực hiện cung cấp và quản lí các đường dây thuê bao của hai dịch vụ chính đó là:
Dịch vụ điện thoại cố định
Dịch vụ internet ADSL2+
Mới đây có cung cấp thêm dịch vụ FTTH (fiber to the home) dịch vụ sử dụng đường truyền cáp quang tới tận nhà người sử dụng.
Đối với dịch vụ điện thoại cố định và ADSL2+ khách hàng có thể lựa chọn một trong 2 khả năng:
Lắp đặt điện thoại cố định hoặc ADSL riêng biệt trên hai đường dây khác nhau.
Lắp đặt điện thoại cố định và ADSL chung trên một đôi dây.
Hiện nay do tính cạnh tranh cao giữa các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông khác nhau, việc phục vụ có uy tín và chế độ phục vụ đối với khách hàng rất được Cty Viễn thông Hà Nội 1 chú trọng, riêng ở tổ VT 1 hiện tại phục vụ yêu cầu lắp đặt trong vòng 12h kê từ khi nhận được yêu cầu của khách hàng. Triển khai lắp đặt dịch vụ ban đầu với phí lắp đặt rất thấp nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều hơn.
Phần 2: Giới thiệu tổng quan mạng Giáp bát
2.1. Tổng quan về các HOST trong Hà Nội
Thuê bao
Local
Bờ Hồ
Từ Liêm
TK Chân
H Vương
T Đình
Đuôi Cá
Giáp Bát
OC Dừa
VTN hoặc VTI
Thuê bao
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có chín tổng đài HOST tức là Đức Giang, Hùng Vương, Bờ Hồ, Từ Liêm, Trần Khát Chân, Thượng Đình, Đuôi Cá, Ô Chợ Dừa, Giáp Bát. Các tổng đài thuộc nhiều hãng khác nhau như ALCATEL, BOSCH, NEAX... Chín tổng đài này đều đóng vai trò là những tổng đài nội hạt và chúng được nối với nhau tạo thành mạng điện thoại của thành phố Hà Nội. Các tổng đài này còn được nối đến mạng viễn thông liên tỉnh và quốc tế qua các tổng đài VTN và VTI là các tổng đài transit và gateway.
Hình 2.1: Vị trí của các tổng đài HOST trong mạng
Tất cả các đường truyền dẫn từ Host đến các tổng đài vệ tinh và bộ truy nhập thuê bao đều sử dụng cáp quang. Để đảm bảo tính an toàn của mạng lưới và liên lạc được thông suốt các tổng đài vệ tinh trong cùng một host được đấu vòng Ring với nhau bằng đường truyền quang tốc độ cao.
VMS
VTI
VTI
Hùng Vương
Từ Liêm
Ô Chợ Dừa
Đuôi Cá
Thượng Đình
Trần Khát Trân
Giáp Bát
Đức Giang
Bờ Hồ
Vinaphone
VTN
Hình 2.2. Sơ đồ mạng điện thoại Hà nội
2.2. Cấu hình mạng chuyển mạch Trung Tâm Viễn Thông Giáp Bát
ALCATEL
1000E10
HOST
GIÁP BÁT
Chợ Mơ
17600 10265
Đại La
18000 9155
Mai Hương
13400 6785
Phương Liệt
8000 5101
Tân Mai
15600 8705
Quỳnh Lôi
7700 4868
Bà Triệu -ĐCV
10800 5144
Bách Khoa
9000 5404
Trương Định
16400 7792
Giáp Bát
22400 11877
Hình 2.3. Sơ đồ mạng chuyển mạch TTVT Giáp Bát
2.3. Phương thức đấu nối từ vệ tinh đến OCB
Hiện nay tại Hà Nội không có CSED. CSNL là nơi tập trung thuê bao giao tiếp thuê bao local. CSND là nơi tập trung thêu bao giao tiếp thuê bao xa (distant). Về cơ bản CSNL và CSND có cấu trúc giống nhau ngoại trừ CSND hơn CSNL ở phần có thêm các thiết bị phục vụ cho hoạt động độc lập. Hiện nay các vệ tinh thường là các CSND. Vệ tinh được đấu nối đến OCB283 như hình vẽ sau:
Thuê bao
CSN
PCM
OCB
Hình 2.4. Phương thức đấu nối thuê bao đến tổng đài
Các CSND được đấu nối đến OCB bằng các đường PCM. Thông thường một vệ tinh CSND được đấu nối bằng 2 đến 16 PCM.
CSND được nối đến chuyển mạch của OCB283 qua bộ dồn kênh đầu cuối gọi là SMT (SMT là một phần tử nằm trong phân hệ đấu nối và điều khiển trong OCB283). 2 đến 16 bộ nối PCM được sử dụng để nối CSND đến SMT.
Khe thời gian TS0 được sử dụng để truyền FAW (Từ mã căn đầu khung trong trong các khung số chẵn và PCM cảnh báo trong các khung lẻ).
Khe thời gian TS16 của PCM 0 và PCM 1 được sử dụng để truyền bản tin báo hiệu số 7.
Khe thời gian TS16 của PCM 2 đến 15 được sử dụng để truyền thoại hoặc số liệu.
Tất cả các khe thời gian khác có thể được sử dụng để truyền thoại hoặc số liệu.
Như vậy 2 PCM quan trọng nhất trong 16 PCM là PCM 0 &PCM1 vì 2 PCM này có khe thời gian dùng để truyền báo hiệu từ vệ tinh đến OCB.
2.4. Cấu trúc của tổng đài vệ tinh
2.4.1. Cấu trúc tổng quan của CSN
CSN là bộ đấu nối được thiết kế nhằm thích nghi với các tình huống địa lý khác nhau: nó có thể là local (CSNL) hoặc ở xa (CSND) xét theo đấu nối với chuyển mạch.
CSN có thể chia ra làm hai phần: Bộ điều khiển số (UCN) và bộ tập trung (CN)
Bộ điều khiển số là phần có thể là local hoặc ở xa (remote) xét theo đấu nối với chuyển mạch.
Bộ tập trung là nơi thuê bao được nối tới có thể là local (CNL) hoặc ở xa (CNE) xét theo bộ điều khiển.
Sự phân quyền ở 2 mức làm nên sự mềm dẻo đáng kể trong việc lựa chọn vị trí của CSN và các CN.
Thuê bao
CNL
Thuê bao
CNE
UCN
PCM
PCM
Hình 2.5. Cấu trúc tổng quan của CSN
2.4.2. Đấu nối thuê bao đến CSN
CSN được thiết kế cho mục đích là mạng số đa dịch vụ (ISDN) có nghĩa là đấu nối đến CSN có thể là:
Đường dây thuê bao tương tự 2 hoặc 4 dây
Đường dây thuê bao số ở tốc độ cơ bản 144Kbit/s boa gồm 2 kênh B ở 64Kbit/s và một kênh D ở 16Kbit/s (2B+D).
Đường nối PCM cho các truy nhập mở rộng đến tổng đài riêng PABX là 30 kênh B và một kênh D ở tốc độ 64Kbit/s là tốc độ chính.
2.5. Đặc điểm các tone được cấp đến thuê bao
Hồi âm chuông được truyền trên khe thời gian TS24 (tần số 440 Hz thời gian xuất hiện là 1,7 giây/3.3 giây có nghĩa là sau mỗi khoảng lặng im 1,7 giây sẽ xuất hiện tín hiệu âm tần 440Hz kéo dài trong khoảng thời gian là 3,3 giây).
Âm mời quay số được truyền ở khe thời gian TS25 (tần số 440 Hz kéo dài liên tục).
Âm bận (tone bận) được truyền trên khe thời gian TS26 (tần số 440 Hz thời gian xuất hiện là 500 miligiây/ 500mili giây).
2.6. Giới thiệu về giá đấu chuyển thuê bao tổng đài MDF
Trong tổng đài giá MDF là nơi kết nối giữa tổng đài và hệ thống cáp thuê bao bên ngoài.
Tại giá MDF cáp thuê bao từ tổng đài đưa ra được đấu nối vào các phiến ngang gọi là phiến NE, còn cáp thuê bao từ mạng ngoài vào được đấu nối vào các phiến cáp gọi là phiến Dọc.Tại đây khi có một thuê bao được đấu nối thì ta đấu dây nhảy từ phiến NE sang phiến Dọc theo các chỉ số tương ứng (số NE, số đôi cáp ...)
Mỗi phiến Dọc có thể đấu nối tối đa được 100 đôi cáp (mỗi đôi cáp là một thuê bao) đánh số từ 00 đến 99 theo từng cáp. Tại các phiến này có các cầu chì tương ứng với từng đôi cáp để đảm bảo an toàn cho hệ thống tránh xông điện từ ngoài vào tổng đài gây cháy chập....Các phiến NE có thể đấu nối tối đa được 128 đôi dây (128 thuê bao) được đánh số từ 00 đến 127.
Đối với mỗt tổng đài vệ tinh xa hoặc gần đều bao gồm tối đa 19 ngăn thuê bao CN tương ứng với 38 phiến NE (tối đa 4864 thuê bao) được đánh từ phiến 0 đến phiến 37. Tùy theo từng tổng đài được xây lắp với dung lượng khác nhau (chưa mở đến tối đa) nên có số phiến NE khác nhau.
Theo đó chỉ số NE của một thuê bao gồm 03 chỉ số: Số tổng đài ,Số phiến NE(0-37), Số đôi dây (00-127).
2.7. Hệ thống mạng cáp truyền dẫn.
Cáp đồng đang được sử dụng chủ yếu để chuyền dẫn thông tin từ tổng đài vệ tinh đến các thuê bao. Hệ thống cáp đồng có thể là cáp treo, cáp trôn cống. Tùy thuộc vào môi trường đặt cáp mà có thể sử dụng cáp phù hợp sao cho tận dụng được tối đa tuổi thọ của cáp cũng như nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ.
Hệ thống cáp được đánh số và phân loại theo mã cáp để rễ ràng hơn trong quá trình quản lí cũng như sửa chữa khắc phục sự cố.
Ví dụ về thông số ghi trên cáp : 100X2-9M-VNDS-D-C
Trong đó :
100 là dung lượng cáp (số thuê bao tối đa có thể được đấu nối trên cáp).
9M là chiều dài cáp.
VNDS là đơn vị sản xuất(cáp Vinadasung).
D chỉ cấp cách điện của cáp.
C chỉ cáp kéo cống.
Ngoài các thông số trên cáp còn được đánh các chỉ số từ tổng đài, chỉ số của cáp tương ứng với số thứ tự của giá đấu chuyển nằm tại tổng đài.
Ví dụ về mã của cáp như sau : C-CMO/31
Trong đó:
C-CMO chỉ cáp thuộc tổng đài vệ tinh Chợ Mơ.
31 chỉ số của hộp chuyển đấu nối tại tổng đài.
Việc ghi chỉ số cáp giúp cho việc quản lí vận hành và bảo dưỡng trong quá trình khai thác cáp. Trong quá trình vận hành và quản lý bảo dưỡng nhân viên bưu điện dựa vào chỉ số cáp để xác định đường tuyến cần thao tác sửa chữa. Như vậy việc đánh số không những giúp cho việc rễ ràng trong quản lí khai thác mà còn tạo ra tính linh hoạt đối với hoạt động khai thác bảo trì và nâng cấp. Chúng ta xem xét một tuyến cáp tại tổng đài vệ tinh Chợ Mơ như hình sau :
PHẦN 3:Tìm về tổng đài ALCATEL 1000 E10
3.1. Giới thiệu:
Alcatel 1000E10 là một hệ thống tổng đài điện tử số điều khiển bằng chương trình lưu trữ được phát triển bởi Công ty kỹ nghệ điện tử CIT. CIT cho ra đời thế hệ tổng đài Alcatel 1000E10 version B đầu tiên được gọi là OCB 181. Cùng với thời gian, nhu cầu về mặt chất lượng và dung lượng đòi hỏi ngày càng cao, cũng như đòi hỏi về khả năng đáp ứng các loại hình dịch vụ mới mà hãng CIT đã phát triển hệ thống tổng đài này và cho ra đời hệ thứ hai được gọi là OCB283.Với tính đa năng Alcatel 1000E10 có thể đảm đương các chức năng của một tổng đài hoàn chỉnh, từ tổng đài thuê bao dung lượng nhỏ tới tổng đài chuyển tiếp hay cửa ngõ quốc tế dung lượng lớn.
ALCATEL 1000 E10
NT
PABX
Mạng điện thoại
sử dụng báo hiệu kênh riêng
Mạng báo hiệu số 7
CCITT
Mạng số liệu
Mạng bổ sung dịch vụ
Mạng điều hành và bảo dưỡng
(4)
(1)
(2)
(3)
(5)
(6)
(7)
(8)
Hình 3.1: Tổng quan khả năng đấu nối ALCATEL
(1). Thuê bao chế độ 2,3 hoặc 4 dây
(2). Truy nhập ISDN cơ sở tốc độ 144 Kb/s ( 2B + D )
(3). Truy nhập ISDN tốc độ cơ bản 2.048 Mb/s ( 30 B + D )
(4). (5). Tuyến PCM tiêu chuẩn 2 Mb/s, 32 kênh , CCITT G732
(6). (7). Tuyến số liệu tương tự hoặc số 64 Kb/s hoặc PCM tiêu chuẩn
(8) Đường số liệu 64 Kb/s ( Giao thức X.25) hoặc đường tương tự với tộc độ < 19.200 baud/s
Phân hệ truy nhập thuê bao
Phân hệ điều khiển và đấu nối
Phân hệ điều hành và bảo dưỡng
NT
PABX
Mạng điện thoại
Mạng bổ xung
Mạng số liệu
Mạng điều hành và
Bảo dưỡng
Mạng báo hiệu số 7
CCITT
OCB283
PABX: Tổng đài nhánh tự động riêng ( Tổng đài cơ quan)
NT : Đầu cuối mạng
Hình 3.2: Alcatel E10 và các mạng thông tin
Tuỳ thuộc từng quan điểm mà một tổng đài có thể được chia thành các khối chức năng khác nhau. Tổng đài Alcatel 1000E10 bao gồm 3 phân hệ:
*Phân hệ truy nhập thuê bao : Có thể đấu nối với các thuê bao số và các thuê bao tương tự
*Phân hệ đấu nối và điều khiển : Thực hiện các chức năng đấu nối và xử lí
*Phân hệ vận hành và bảo dưỡng : Thực hiện các chức năng vận hành và bảo dưỡng
3.2. Cấu trúc phần cứngALCATEL 1000E10
Phần cứng OCB283 gồm một tập các trạm đa xử lý điều khiển, các trạm này liên hệ với nhau qua một hay một số vòng ghép thông tin MIS hoặcMAS.
Ma trận chuyển mạch chính
SMX
STS
SMT
SMA
SMC
CSNL
CSND
CSED
Trung kế và Các thiết bị thông báo
Phân hệ điều khiển và đấu nối
SMM
ALARMS
PGS
Trạm giám sát
toàn hệ thống
Phân hệ khai thác
và bảo dưỡng
MIS
REM
LR
LR
LR
MAS
Phân hệ truynhập thuê bao
Hình 3.4: Cấu trúc phần cứng OCB283.
OCB283 gồm các trạm xử lý sau:
* SMC: Trạm điều khiển chính.
* SMA: Trạm điều khiển các thiết bị phụ trợ
* SMT: Trạm điều khiển trung kế PCM.
* SMX: Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch.
* SMM: Trạm điều khiển bảo dưỡng.
* STS: Trạm cơ sở thời gian và đồng bộ.
Hình vẽ trên trình bày cấu trúc phần cứng của hệ thống trong trường hợp tổng quát. Trong cấu hình rút gọn, không có MAS, và khi đó các trạm SMT, SMA, Và SMX được đấu nối tới MIS.
3.3. Trạm vận hành và bảo dưỡng (SMM):
3.3.1. Mục đích của trạm bảo dưỡng SMM:
- Giám sát và quản lý hệ thống ALCATEL 1000 E10
- Lưu trữ số liệu hệ thống.
- Bảo vệ trạm điều khiển.
- Giám sát các vòng ghép thông tin.
- Xử lý thông tin người - máy.
- Khởi tạo và tái khởi tạo toàn hệ thống.
3.3.2. Vị trí của SMM:
Trạm bảo dưỡng được kết nối với các thiết bị thông tin sau:
- Vòng ghép liên trạm (MIS): Điều khiển trao đổi số liệu với các trạm điều khiển chính (SMC).
-Vòng cảnh báo (MAL): Thu thập cảnh báo.
SMM có thể được kết nối tới mạng quản lý viễn thông (TMN) thông qua các tuyến X25.
3.3.3. Cấu trúc chức năng của SMM:
Trạm SMM gồm các thành phần sau:
- Hai trạm điều khiển (đa xử lý) đồng nhất (SM), mỗi trạm được cấu trúc trên cơ sở các hệ thống xử lý cộng thêm các bộ nhớ cơ sở của hệ thống A8300 và được kết nối tới vòng ghép liên trạm MIS.
- Một bộ nhớ phụ được nối tới các bus giao tiếp hệ thống máy tính nhỏ, mà bộ nhớ này được truy nhập bởi hoặc là SMMA hoặc SMMB, Các giao tiếp bên ngoài được ấn định cho trạm hoạt động thông qua Bus đầu cuối.
MIS
Bộ nối MIS
Hệ thống xử lý A8300
Bộ nối MIS
Hệ thống xử lý A8300
Bộ nhớ phụ
SMMB
SMMA
Liên kết giữa 2 SM (Avà B)
Các giao tiếp với bên ngoài
SCSI
SCSI
Hình 3.5: Mô tả khái quát SMM
Trong cấu hình kép SMM gồm 2 trạm điều khiển mà về mặt vật lý nhận dạng bởi các chữ SMMA và SMMB 1 trong 2 trạm là trạm hoạt động, trạm kia là trạm dự phòng.
Các tuyến không đồng bộ
Các vòng cảnh báo ( MAL)
Các tuyến X25
Thiết bị nhớ dự phòng
CMS
UC1
bộ xử
lý
UC2
bộ nhớ chung
UC3
bộ
xử lý
UC2
bộ nhớ chung
Bộ nối kép
Bộ nối bus
giao tiếp máy tính nhỏ
Coupl SCSI
Bộ nối COM
MIS
Bus nội bộ
Bus nội bộ
XBUS
Bus chung
BUS SCSI
Bộ nối
LAS
Bộ nối
cảnh báo
Bộ nối
J64
Hình 3.6: Tổ chức chức năng.
3.3.4. Cấu trúc phần cứng:
Có 2 đơn vị xử lý đồng nhất (SMMA và SMMB), chỉ có duy nhất 1 đơn vị hoạt động ở tại một thời điểm. Mỗi đơn vị xử lý hình thành 1 trạm bảo dưỡng SMM trên vòng ghép liên trạm (MIS). Nó được thiết kế xung quanh bus XBUS (bus chung của hệ thống ALCATEL 8300).
Đơn vị xử lý có các bảng mạch sau:
- Hai cặp bảng mạch ACUTG-ACMGS (bộ xử lý và bộ nhớ) được đấu nối với nhau bởi 1 bus nội bộ 32 bit địa chỉ.
- Một cặp bảng ACAJA/ACAJB cho đấu nối với vòng ghép liên trạm MIS.
- Một bảng mạch bộ nối ACFTD để quản lý giao tiếp bus đầu cuối.
- Hai bảng ACBSG để giao tiếp giữa 2 bus SCSI.
- Một bảng mạch hệ thống ACCSG.
Mỗi đơn vị xử lý có 1 giao tiếp với MIS và 1 giao tiếp với bộ nhớ phụ (đĩa từ, bộ nhớ dự phòng, khối băng từ).
Hai đơn vị xử lý, mỗi đơn vị giao tiếp với 1 bus đầu cuối thông qua 1 bảng bộ nối riêng (ACFTD). Bus đầu cuối kèm theo các bộ nối đường thông tin đồng bộ và không đồng bộ và bộ nối đầu cuối.
Mỗi đơn vị xử lý có 1 bảng hệ thống (ACCSG): 2 bảng hệ thống điều khiển chuyển mạch qua lại giữa 2 đơn vị xử lý (hoạt động kép DUPLEX).
Chúng trao đổi thông qua 1 tuyến nối tiếp HDLC và trao đổi các tín hiệu trạng thái (Hoạt động/dự phòng/bảo dưỡng).
Đĩa As
AC
B
S
G
bus nội bộ
bus nội bộ
Bus đầu cuối B
bus nội bộ
Bus đầu cuối A
bus nội bộ
SMM A
AC
G
S
G
AC
A
J
A
AC
A
J
B
MIS
A B
A
Bus SCSI
MIS
A B
AC
A
J
A
AC
A
J
B
Đĩa B
DBM
B
AC
B
S
G
AC
B
S
G
AC
F
T
D
A A
C C
U M
T G
G S
A A
C C
U M
T G
G S
AC
C
S
G
AC
F
T
D
Bus SCSI
A
B
Thiết bị nhớ dự phòng
XBUS
XBUS
A A
C C
M U
G T
S G
A A
C C
M U
G T
S G
AC
C
S
G
SMM B
Hình 3.7: Cấu trúc phần cứng của SMS
3.3.5. Điều hành và bảo dưỡng cục bộ (tại đài) :
Các chức năng điều hành và bảo dưỡng được thực hiện bởi 1 trạm chuyên dụng SMM. Trạm này được đặt trong cùng phòng với phân hệ điều khiển và đấu nối. Điều này cho phép đơn giản trong thiết kế và cung cấp hệ thống bảo vệ trung tâm với mức độ sẵn sàng cao.
SMM có 1 đĩa chuyên dụng được sử dụng để nạp phần mềm và số liệu và để ghi thông tin như số liệu hoá đơn chi tiết.
Mở rộng dung lượng tổng đài không đòi hỏi việc sắp xếp lại phần cứng nhưng lại liên quan tới việc tính cước hoặc bổ sung bảng mạch, việc nâng cấp chức năng được thực hiện bởi phần mềm có thể nạp vào.
LỜI KẾT
Trong quá trình thực tập mặc dù đã cố gắng tận dung thời gian và cố gắng tìm hiểu học hỏi những kiến thức thực tế. Xong do vốn kiến thức còn hạn chế chắc chẵn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm trong cách hiểu, em rất mong sự đánh giá nhận xét và góp ý từ các thầy cô và các bạn để em có cơ sở hoàn thiện và phát triển đồ án tốt nghiệp sau này.
Một lần nữa em xin được nói lời cảm ơn đến các thầy các cô trong học viện và ban giám đốc công ty điện thoại 1 Hà Nội đặc biệt là các anh chị cán bộ công nhân viên ở tổ viễn thông 1 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN NƠI THỰC TẬP
Họ và tên :Lã Hải Tùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26820.doc