Khi các máy cắt đường dây thuộc quyền điều khiển của điều độ HTĐ hay các nhân viên trực nhật cơ ở phải báo cáo cho kĩ sư điều hành biết :
+ Bảo vệ rơ le nào tác động bộ tự động nào làm việc, các con bài nào rơi.
+ Ngoài đường dây còn điện áp hay mất, máy cắt đã nhảy bao nhiêu lần.
+ Tình trạng làm việc của các thiết bị ở cơ sở.
+ Thời tiết ở địa phương.
Khi có liên lạc với điều độ thì các bước xử lý cụ thể do kỹ sư điều hành HTĐ ra lệnh.
Khi mất liên lạc với điều độ, các cơ sở dựa vào quy trình mất liên lạc và quy trình địa phương để xử lý.
- Nếu máy cắt đường dây nhảy trong khi có gió bão cấp 6 trở lên hoặc có hoả hoạn những vùng đường dây đi qua thì không được đóng điện lại đường dây.
- Sau khi máy cắt đường dây nhảy được đóng điện lại hai lần ( Kể cả lần tự động đóng lại )
- Trong vòng 8 giờ đồng hồ, kể từ lần sự cố thứ nhất, những đường dây nhảy sự cố thoáng qua đã đóng tốt thì khi nhảy lại lần thứ tư không được đóng điện nữa mà phải tiến hành xác minh phân đoạn, làm biện pháp an toàn giao cho cơ sở đi kiểm tra sửa chữa.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại trạm Ba La (Hà Đông) và nhà máy nhiệt điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
+ thay định kì công tơ.
+ Hoàn chỉnh tất cả các hòm công tơ ở các tram biến áp công cộng và củng cố lại phần đo đếm tổng ở các tram biến áp chuyên dùng.
+ Lắp đặt công tơ vô công và giải quyết các trạm còn có tổn thất lốn hơn 8% xuống nhỏ hơn 8% cho khách hàng.
II. quy trình thao tác vận hành bảo quản xư lý sư cố đường dây.
1. thao tác dao cách ly.
- Không cho phép dùng dao cách li (kể cả dao cách li tư dộng OD ) để đóng cắt thiết bo khi có dòng tải điện đi qua. Cho phép dùng dao cách li để tiến hành các thao tác sau:
- Đóng và cắt dao tiếp điểm trung tính của các mba
- Đóng và cắt dao cách li củavi dập hồ quang khi trong lủa khong có hiện tượng chạm đất
- Đóng và cắt DCL mạch vòng ở điểm qui định khi máy cắt vòng với chúng đã đóng
Đóng và cắt dòng điện nạp của thanh cái ở tất cả cac cấp đ/ap
Đóng và cắt dòng điện phụ tải dươi 15ả các lưới điện áp đến 10KV(đôi vơi dao cách li 3 cưc với truyền đóng cơ khí
Đóng vi cắt mạch máy biến điện áp TV
Đóng và cắt dòng điện từ hoá các biến áp mà trung tính có mối cuôn dập hồ quang chỉ sau khi đã cắt cuộn dập hồ quang ra
Cắt đóng dây có điện áp đến 10KVco nm một fa với đất khi dòng điện không lới hơn 30A và đuờng đây có điên áp đến 35KV
Đóng và cắt đương đây trên không và đường đây cáp điện áp đến 10KV khi có dòng điện quẩn (cân bằng )đến 70A
Dùng dao cách li 3 cưc đúng tieu chuẩn với bô truyền động cơ khi đóng và cất dòng điện từ hoá (đóng, cắt không tải )ủa các máy biến áp lực và dòng điện nạp của các đường dây trên không, đường cáp theo bảng sau:
Dòng điện tối đa cho phép dùng DCL để phong cắt( Bản phô tô)
Vơi dao cách li 1 cưc ( 1fa)cho phép đóng và cắt dòng điện từ hoá của các máy biến áp lưc vơi tri số lưới 2,5 A với điênd áp 10KV và dưới 4,5A với điện áp 6KV. Các bộ truyền động bằng tay vi tự động của các dao cách li và dao cách li tư động (OD) dùng để dóng cắt dòng điện từ hoá, dòng điên nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải bảo đảm hoàn thành 1 cách nhanh chóng và thao tác dứt khoát
- Thao tác cầu dao TU - 220KV chỉ đươc thực hiện theo qui trình vận hành cửa từng trạm
- Việc đóng cầu dao phải được thưc hiện nhanh chóng và dứt khoát nhưng không được đập mạnh ở cuối hành trình. Trong quá trình đóng cầu dao nghiêm cấm cắt các lươi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang.
- Việc cắt cầu dao phải được thực hiện chắc chắn và cẩn thận. Lúc đầu phải lai chuyển được bộ truyền động 1chút ít để khẳng định không lúc lắc và không có sự khiếm khuyết ở sứ đổi.
- Các trương hợp thao tác cắt dòng điện từ hoáMBA lực, dòng điên trong của đường dây trên và cáp ngầm phải thao tác nhanh và dướt khoát
2- thao tác máy cắt.
a) Thao tác máy cắt dầu.
- Máy cắt dầu cho phép đóng cắt phụ tải đóng cắt ngắn mạch trong phạm vi sử dung cắt cho phép của máy cắt
- Sau khi thao tác đóng, cắt MC cần khiểm tra ba fa có bình thường không
- Cơ sơ phải có kế hoạch thủ nghiệm định kỳ các máy cắt, bảo vệ rơ le các bô phận truyền động MC lâu ngay không vân hành trước khi đưa vào cần kiểm tra lại.
- Khi MC đã cắt dong ncm đến số lần qui định phải tiến hành tiễn tu và bảo dưỡng.
b) Thao tác MC không khí.
- Máy cắt không khi cho phép đóng cắt phụ tải va đóng cắt nm trong phạm vi dung lượng cho phép cắt của MC
- Sau khi đóng, cắtMC cần phải kiểm tra 3fa có bình thường không
- Khi thao tác cần phải kiểm tra áp lực khí nén đủ để thao tác không
- Đối vơi MC lâu ngày không vận hành trước khi đưa vào cần phải kiểm tra bộ phận truyền động, áp lực khi nén có đúng qui định không
- Khi đã cắt dòng nm số lần qui định phải tiến hành tiễu tu, bảo dưỡng
- Việc đóng cắt MC không khi theo đúng qui định bằng nút bấm tai bảng điểu khiển. Cấm đóng cắt MC không khí bằng nút điều khiển dùng khí nén tại chỗ.
c) Thao tác MC SF6
- Máy cắt SF6 cho phép cắt đóng phụ tải và cắt đóng nm trong phạm vi sử dụng lượng cắt cho phép của MC
- Sau khi thao tác đóng, cắt MC cần khiểm tra:
+ MC đóng và cắt tốt chưa
+ Các hiện tượng không bình thường :tiếng kêu, xì khí, áp lực khí SF6
+Máy nén khí phải tự dưng ở áp lực định mức và tự động xả nươc đóng van xả đáy của pít tông máy nén
- Cơ sở phải có kế hoạch kiểm tra thử nghiệm định kỳ các MC, bảo vệ RL. MC sai khi lắp ráp, sửa chữa do lâu ngày không vận hành phải thí nghiệm lai đủ tiêu chuẩn theo đúng qui định mới được cho phép vận hành.
- Trước khi thao tác đưa vào vận hành phải kiểm tra các mạch rơle,mạch điều khiển hoạt động tốt, mạch điều khiển và bảo vệ sẵn sàng làm việc. Phải kiểm tra điện áp nguồn cấp cho:
+ Động cơ điện SF6 xoay chiều
+ Cuộn dây NCĐ đóng , cắt
+ Cuộn điện trở sấy
+áp lực khí SF6
+ áp lực khí nén định mức
+Đóng cắt thử MC bằng khoá điều khiển 3 lần
- MC SF6 đã có thời gian chạy máy nén khí vận hành MC os có số lần thao tác đẩy tải, cắt sư cố nm theo qui định phải được tách ra sửa chữa.
- Khi MC SF6 bi xì khí SF6 mạnh, nhân viên vận hành không được đứng dưới luồng khí để tránh bị ngạt và các bụi sinh ra của khí SF6 sau khi dập hồ quang.
3- thao tác đường dây tải điện.
- Khi thao tác đường dây tải điện phải theo trình tự sau:
+ đóng DCL thanh cái
+ đóng DCL đường dây
+ đóng MC
- Khi thao tác cắt điện đường trình tự thao tác tiến hành ngược lại:
+ Cắt MC
+ Cắt DCL đường dây
+ Cắt DCL thanh cái
- Khi thao tác đường dây cần lưa ý
+Tình trạng của bảo vệ rơle
+Tình trạng của thông tin liên lạc và SCADA
+Tình trạng chỉnh định của cuộn dây hồ quang.
+Trào lưa phân bổ CS hệ thống
- Đường dây mới đưa vào vận hành hoặc sau khi sửa chữa cần phải kiểm tra thứ tự pha (và đồng vi pha ở các mạch vòng) trước khi đóng điện.
- Đường dây đã cắt điện và làm biện pháp an toàn xong mới được giao cho đơi vị đăng ký làm việc
- Kỹ sư điều hành HTĐ, điều đô, viện các cơ sơ điện lực khi cắt xong cắt đường dây thuộc quyền điều khiển của mình hoặc khi nhận đường dây đã đuợc cắt điện để sửa chữa thi cho phép lãnh đạo đơn vị công tác tiến hành công việc và ghi vào nhật ký.
Sau khi đã giao đường dây cho đơn vị công tác, phải thao tác trên sơ đồ và treo biển có người làm việc.
- Khi giao đường dây cho đơn vị sửa chữa, mệnh lệnh phải có dạng sau" Đường dây (chỉ tên và mạch) đã được cắt điện, tại các điểm (chỉ rõ địa chỉ trạm, NM vị trí. ..) đã đóng tiếp địa ở đâu. Cho phép làm tiếp địa di động để bắt đầu thao tác.
Cần kết thúc công việc vào thời điềm nào. Nếu có đường dây song song cần nói rõ mạch còn lại có điện hay không và những biện pháp tăng cường chống điện cảm ứng.
- Nếu đồng thời với việc sửa chữa đường dây, có kết hợp sửa chữa thiết bị ở đường dây của trạm và nhà máy, cần thông báo cho nhân viên ở đó biết, nghiêm cấm cắt tiếp địa đã đóng không được tháo gỡ các biển báo khi chưa có lệnh của cấp ra lệnh thao tác.
Nếu do điều kiện công việc mà phải cắt các tiếp địa đường dây thì phải đóng tiếp địa khác, thay thế và đặt tiếp địa lưu động trước khi cắt tiếp địa này. Sau khi hoàn thành công việc lại phải trả về sơ đồ và gỡ bỏ các tiếp địa di động vừa làm thêm.
- Sau khi đã kết thúc công việc sửa chữa lãnh đạo các nhóm sửa chữa phải khẳng định người và tiếp địa di động đã rút hết và trả đường dây cho cấp điều độ trực tiếp.
Nội dung báo cáo trả đường dây như sau" công việc trên đường dây (trên đường dây và mạch) theo phiếu (số) đã thực hiện xong, tất cả các tiếp địa đã được gỡ hết, người của nhóm công tác (số lượng và tên nhóm )đã rút hết, các phương tiện, dụng cụ, đã thu hồi khỏi đường dây xin trả đường dây để đóng điện.
4. Thao tác mạch vòng.
- Chỉ được phép khép kín một mạch vòng trong hệ thống điện. Khi tại điểm khép mạch vòng đã chắc chắn đồng vị trí pha( bằng thí nghiệm hoặc bằng cột đồng bộ khi xác minh là cùng thứ tự pha)
- Trước khi thao tác đóng hoặc cắt mạch vòng cần đặc biệt lưu ý đến hoạt động của bảo vệ rơ le và tự động, trào lưu công suất và tình trạng mang tải của các đường dây trong hệ thống điện.
- Cho phép dùng dao cách ly để đóng, cắt các mạch vòng sau:
+ Mạch vòng lớn nếu có mạch vòng có điện kháng không đáng kể đã khép kín mạch vòng trên.
+ Khi cầu dao cách ly ba cực đã thoả mãn điều kiện tính toán sau:
Với I 5I2.Z + 305
I >100A; 1000d >500I2.Z + 305.
Trong đó :
d : là khoảng cách giữa các pha của cầu dao (m)
I : là dòng điện cân bằng qua cầu dao (A)
Z : là dung kháng mạch vòng (W)
(Với điều kiện là điện áp giữa hai cực cầu dao sau khi cắt không lớn hơn 2% trị số định mức )
- Cầu dao một pha chỉ được đóng cắt những mạch vòng có điện kháng nhỏ hơn 3 W, và những mạch vòng nói ở mục 1, 2. Sau khi tính toán phải thí nghiệm thực tế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được thao tác.
5. Thao tác hoà điện và tách lưới.
- Các thiết bị mới đưa vào vận hành hoặc sau khi đại tu chỉ được hoà điện sau khi đã thử đúng thứ tự pha.
- Trong điều kiện vận hành bình thường, thao tác hoà điện phải tiến hành theo phương pháp hoà đồng bộ chính xác. Trong trường hợp sự cố cho phép chênh lệch tần số không quá +5%(tức là 0,25Hz) và điện áp chênh lệch không quá 10%.
- Trong trường hợp đặc biệt để xử lý sự cố cho phép hoà điện từ đồng bộ hoặc phương pháp đóng điện không đồng bộ với quy định riêng cho từng máy và cho từng điểm trên hệ thống.
- Khi thao tác tách lưới hoặc cắt đường dây nối giữa các khu vực độc lập, cần điều chỉnh và cân bằng công suất để dòng điện tại điểm cắt về không mới được cắt ra.
6. Thao tác chuyển đổi thanh cái.
- Khi có MC liên lạc thanh cái trình tự thao tác như sau :
+ Xem xét kiểm tra hệ thống thanh cái dự phòng, đóng máy biến điện áp (TU) bên thanh cái này.
+ Kiểm tra điện áp trên thanh cái dự phòng bằng đồng hồ volmet hoặc thử điện áp ở cả ba pha.
+ Bảo vệ rơ le của MC liên lạc và cắt mạch điều khiển máy cắt liên lạc.
+ Đóng cầu dao vào thanh cái dự phòng, cắt cầu dao thanh cái đang vận hành ( lần lượt cho đến khi hết các phần tử cần chuyển)
+ Nếu cần cắt thanh cái đang vận hành ra thì sau khi chuyển hết sang thanh cái dự phòng.
Cho rơle bảo vệ MC liên lạc vào hoạt động.
Đóng mạch điều khiển của MC liên lạc.
Cắt MC liên lạc bằng khoá điều khiển và tiếp tục các thao tác cần thiết khác.
Khi không có máy cắt liên lạc thanh cái, trình tự thao tác như sau :
+ Phóng thử thanh cái dự phòng
Cắt MC của một phần tử nào đó mà có thể dùng MC đó phóng điện lên thanh cái dự phòng.
Cắt cầu dao đấu vào thanh cái đang vận hành của MC đó.
Đóng cầu dao của MC vào thanh cái dự phòng.
Đóng MC để phóng điện.
Cắt lại MC.
+ Cắt nhị thứ máy biến áp (TU) thanh cái dự phòng
+ Đóng cầu dao thanh cái của một trong những điểm đấu để phóng điện thanh cái dự phòng.
+ Đóng lại nhị thứ máy biến áp (TU) thanh cái dự phòng và kiểm tra điện áp ba pha của thanh cái.
+ Thực hiện thao tác chuyển các điểm đấu trừ điểm đấu đã chọn( Điểm đấu để phóng điện thanh cái dự phòng ), trình tự thao tác như trên (mục đầu)
+ Thao tác cuối cùng tách thanh cái đang mang điện phải bảo đảm :
Các TU đấu trên thanh cái đã được tách hết nhị thứ
Việc cắt cầu dao cuối cùng của thanh cái là cắt không tải thanh cái.
7. Thao tác máy biến áp.
- Trước khi đóng hoặc cắt máy biến áp hoặc máy biến áp từ ngẫu cần thực hiện các thay đổi cần thiết trong sơ đồ mạch rơ le bảo vệ và tự động, chế độ vận hành của các máy còn lại trong trạm và trong hệ thống, chế độ nối đất trung tính. Khi thay đổi số lượng vận hành máy biến áp cần phải thay đổi lại số trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang trong trường hợp cụ thể.
- Khi đưa máy biến áp vào vận hành phải lần lượt đóng máy cắt (dao cách ly) phía nguồn trước rồi đến mc ( dao cách ly ) phía phụ tải.
Khi đưa máy biến áp ra khỏi vận hành thì trình tự thao tác ngược lại.
- Khi đóng mc hoặc cắt không tải máy biến áp có trung tính cách điện không hoàn toàn, phía cuộn 110Kv - 220Kv bằng mc không khí, cần lưu ý trước đó phải nối đất trung tính, nếu trung tính đang không nối đất, không phụ thuộc có hay không bảo vệ chống sét tại trung tính.
- Sau khi đã đóng điện cả ba pha máy biến áp cần đưa trung tính trở lại làm việc đúng với chế độ vận hành bình thường.
8. Quy trình vận hành cuộn dập hồ quang.
- Cuộn dập hồ quang được sử dụng trong các trường hợp sau:
+ ở lưới 35Kv khi dòng ic lớn hơn 10 A
+ ở lưới 15-10Kv khi dòng ic lớn hơn 15A
+ ở lưới 6-10Kv khi dòng ic lớn hơn 20á30A
Thời gian làm việc cho phép cuộn dập hồ quang khi có sự cố ngắn mạch một pha với đất là tuỳ theo trình tự phát nhiệt của cuộn dập hồ quang (theo quy định của nhà chế tạo và thí nghiệm)
- Khi lưới 6,10,20,35Kv chỉ vận hành một đường dây độc nhất thì bất kỳ dòng điện dung là bao nhiêu, không được cho cuộn dập hồ quang làm việc.
- Nguyên tắc chỉnh định cuộn dập hồ quang như sau :
+ Khi một pha của lưới chạm đất, dòng điện đi qua điểm sự cố là nhỏ nhất dòng điện đó không vượt trị số dưới dấu.
10A đối với lưới 6Kv
5 A đối với lưới 35Kv
+ Khi lưới vận hành bình thường và sự cố, điện áp di lệch điểm trung tính không được vượt quá 15%Uc(trị số nguy hiểm tới cách điện) trường hợp cho phép đến 30%Uo trong thời gian 1 giờ.
- Chỉnh định : cuộn dập hồ quang nêu trên để ở các phương thức vận hành quá bù 5-10% nghĩa là Ik > Ic : 5 á 10%
Trường hợp đặc biệt có thể đạt 10á20%
- Các trường hợp sau đây cho phép vận hành thiếu bù.
+ Dung lượng cuộn dập hồ quang không đủ.
+ Một số cuộn dập hồ quang cần đưa ra sửa chữa.
+ Khi sự cố chia lưới ra vì khu vực cần thiết có thể cho phép vận hành thiếu bù 5á 20%
- Trong trường hợp lưới có những cuộn dập hồ quang việc chỉnh định chúng nên thoả mãn các điều kiện sau đây :
+ Khi thay đổi phương thức vận hành chỉ cần điều chỉnh một cuộn dập hồ quang là đủ.
+ Khi lưới sự cố chia ra nhiều khu vực mỗi khu vực riêng rẽ đều được đảm bảo độ quá bù thích đáng.
- Cấm cắt cuộn dập hồ quang ra khỏi vận hành khi lưới đang có sự cố chạm đất. Tuy lứơi điện không bị sự cố chạm đất nhưng nếu điện áp di lệch điểm trung tính, dòng điện không đối xứng vượt quá trị số cho phép dưới đây cũng không được cắt cuộn dập hồ quang ra khỏi lưới.
Điện áp lưới : 6Kv 35Kv
Điện áp di lệch điểm trung tính : 1,75Kv 10Kv
Dòng điện không đối xứng : 30A 10A
- Khi chỉnh định quá bù thao tác theo nguyên tắc sau
+ Khi đưa một đường dây mới vào vận hành nếu cần đổi nấc cuộn dập hồ quang thì phải chuyển đổi trước khi đưa đường dây vào.
+ Khi tách một đường dây trong lưới ra nếu cần đổi nấc cuộn dập hồ quang thì phải cắt đường dây ra khỏi lưới.
- Cấm nối cuộn dập hồ quang vào hai điểm trung tính của hai máy biến áp. Muốn chuyển cuộn dập hồ quang từ máy biến áp này sang máy biến áp khác thì trước tiên cắt cuộn dập hồ quang ở một máy biến áp ra rồi sau đó mới nối cuộn dập hồ quang vào máy biến áp kia.
- Trong thao tác phức tạp của lưới cho phép thao tác không cần thay đổi chỉnh định cuộn dập hồ quang trong vòng 30 phút.
9. Xử lí sự cố đường dây.
Khi các máy cắt đường dây thuộc quyền điều khiển của điều độ HTĐ hay các nhân viên trực nhật cơ ở phải báo cáo cho kĩ sư điều hành biết :
+ Bảo vệ rơ le nào tác động bộ tự động nào làm việc, các con bài nào rơi.
+ Ngoài đường dây còn điện áp hay mất, máy cắt đã nhảy bao nhiêu lần.
+ Tình trạng làm việc của các thiết bị ở cơ sở.
+ Thời tiết ở địa phương.
Khi có liên lạc với điều độ thì các bước xử lý cụ thể do kỹ sư điều hành HTĐ ra lệnh.
Khi mất liên lạc với điều độ, các cơ sở dựa vào quy trình mất liên lạc và quy trình địa phương để xử lý.
- Nếu máy cắt đường dây nhảy trong khi có gió bão cấp 6 trở lên hoặc có hoả hoạn những vùng đường dây đi qua thì không được đóng điện lại đường dây.
- Sau khi máy cắt đường dây nhảy được đóng điện lại hai lần ( Kể cả lần tự động đóng lại )
- Trong vòng 8 giờ đồng hồ, kể từ lần sự cố thứ nhất, những đường dây nhảy sự cố thoáng qua đã đóng tốt thì khi nhảy lại lần thứ tư không được đóng điện nữa mà phải tiến hành xác minh phân đoạn, làm biện pháp an toàn giao cho cơ sở đi kiểm tra sửa chữa.
- Đối với những đường dây trục có nhiều nhánh, đường dây 110Kv phân phối cho các khu vực qua các máy biến áp trung gian 110/ 35/10 hoặc 6Kv thì trước lúc đóng thử điện toàn tuyến phải cắt hết phụ tải các nhánh ra và điều chỉnh nấc của máy biến áp có bộ điều chỉnh dưới tải về vị trí thích hợp.
- Đối với các đường dây 220 Kv, 110Kv sau khi đóng thử lần thứ hai xấu, kĩ sư điều hành cho phân đoạn đường dây tại điểm đã được quy định cụ thể. Sau khi phân đoạn, cho đóng thử đường dây từ phía không có nghi ngờ sự cố trước. Nếu tốt, cho khôi phục tại và làm biện pháp an toàn, giao sửa chữa đoạn còn lại. Nếu xấu cho đóng điện thử đoạn còn lại, đoạn nào xấu cho làm biện pháp an toàn giao cho đơn vị quản lý sửa chữa.
- Đối với những đường dây bị sự cố thoáng qua hoặc do bảo vệ tác động sai thì sau khi đóng lại tốt, kĩ sư điều hành căn cứ tình hình cụ thể yêu cầu cơ sở quản lý kiểm tra bằng mắt đường dây hoặc kiểm tra thiết bị nhất, nhị thứ của trạm. Cần lưu ý cơ sở các biện pháp an toàn khi kiểm tra thiết bị đang có điện đang vận hành.
- Đối với những đường dây bị sự cố vĩnh cửu trước khi dao cho cơ sở quản lý, kiểm tra sửa chữa cần cho các nhân viên vận hành nhà máy và trạm kiểm tra sơ bộ tình hình thiết bị đường dây đó trong phạm vi hàng rào trạm.
- Đối với các đường dây có trang bị các thiết bị đo điểm sự cố thì trực trạm, nhà máy phải báo cáo cho kĩ sư điều hành và đơn vị quản lý đường dây biết.
+ Loại sự cố nào đã xảy ra.
+ Điểm sự cố các trạm, nhà máy là bao nhiêu.
Kĩ sư điều hành sau khi đã xác định được điểm sự cố và dạng sự cố thì thông báo cho đơn vị quản lí đường dây biết để có phương án xử lý nhanh và chính xác.
- Khi giao đường dây cho các cơ sở đi kiểm tra sửa chữa cần phải làm xong và đầy đủ các thủ tục và biện pháp an toàn theo quy định.
- Đối với lưới 35Kv khi xuất hiện sự cố chạm đất, để tránh xảy ra hai điểm chạm đất trong lưới điều độ viên trực ban phải :
+ Nhanh chóng tìm biện pháp xác định điểm chạm đất thoáng qua, các thông số của lưới khi xuất hiện sự cố. Cho các nhân viên trực nhật trạm, nhà máy xem xét các thiết bị ở thanh cái 35Kv và từ thanh cái đến hàng rào trạm.
+ Lần lượt xác định thiết bị, đường dây bị sự cố để tách ra khỏi lưới sửa chữa và nhanh chóng cung cấp điện cho khách hàng ở các đường dây không bị sự cố.
- Để xác định chỗ chạm đất trong lưới cần thiết áp dụng áp các biện pháp và theo trình tự sau:
+ Khoanh vùng sự cố bằng cách chia lưới ra nhiều vùng khác nhau. Khi phân vùng cần chú ý cân bằng công suất, tình trạng làm việc của bảo vệ rơ le và cuộn dập hồ quang. Ngay trong một vùng ở các trạm và nhà máy có hai hệ thống thanh cái cũng có thể phân ra hai phần riêng biệt.
+ Khi đã xác định được vùng bị sự cố chạm đất thì lần lượt thử cắt từng đường dây riêng biệt theo trình tự.
Cắt đường dây dài, có suất sự cố lớn và đường dây có phụ tải ít quan trọng trước.
Cắt các đường dây ngắn, có các phụ tải quan trọng sau.
+ Khi phát hiện đường dây bị chạm đất, có thể cho phép đóng thử lại một lần. Nếu vẫn chạm đất thì cho phân đoạn đường dây và xử lý tiếp tục theo quy định cuối của quy trình này.
- Nếu đã cắt thử lần lượt tất cả các đường dây mà không hết chạm đất thì xử lý như sau:
+ Cắt lần lượt lại tất cả các đường dây (không đóng lại) cho đến khi hết sự cố chạm đất. Sau đó đóng lại từng đường dây, đường nào bị chạm đất thì tách ra.
+ Nêú đã cắt hết các đường dây mà vẫn còn tín hiệu báo chạm đất thì phải kiểm tra ngay trên thanh cái cho đến đầu máy biến áp.
- Cho phép lưới điện 35Kv vận hành liên tục trong tình trạng bị chạm đất một pha là 2 giờ, đây là thời gian tối đa bắt buộc tìm ra điểm sự cố để tách ra sửa chữa. Nếu không tìm ra điểm sự cố sau 2 giờ kể từ khi sự cố xảy ra phải ngừng vận hành lưới nhưng khi đã tìm ra điểm chạm đất thì ngay lập tức phải tách đường dây bị chạm đất ra khỏi lưới để sửa chưã, tuyệt đối không được duy trì vận hành thêm.
- Đối với lưới 35Kv bất kỳ dạng sự cố nào khác ( cộng hưởng. ..) dẫn đến điện áp các pha chênh lệch nhau trên 10 Kv hoặc dòng điện chạm đất lớn hơn 7A, các điều độ trực nhật đều phải tìm biện pháp xử lý.
III. thiết bị bảo vệ, tự động và đo lường điện.
Các thiết bị bảo vệ và tự động chủ yếu:
- Rơ le so lệch máy biến áp.
- Rơ le so lệch thanh cái.
- Rơ le so lệch hiện số.
- Rơ le so lệch trở kháng cao.
- Rơ le so lệch hãm từng pha.
- Rơ le khoảng cách đường dây.
- Rơ le kiểm tra đồng bộ.
- Rơ le bảo vệ quá điện áp có thời gian xác định.
- Rơ le điều chỉnh điện áp.
- Rơ le trung gian điện từ.
- Rơ le thời gian
- Rơ le tín hiệu
- Rơ le cắt( đầu ra ).
- Rơ le tác động nhanh
- Rơ le trung gian, thời gian điện từ.
- Rơ le tín hiệu báo động
- Rơ le công suất.
- Rơ le ga và dòng dầu
- Rơ le tần số.
- Khối phụ trợ bảo vệ so lệch thanh cái.
Các thiết bị đo lừơng chủ yếu:
+ Ampemet, volmet xoay chiều có bộ biến đổi
+ Ampemet, volmet một chiều, xoay chiều.
+ Đồng hồ báo chạm đất.
+ Đồng hồ đo độ lệch điện áp
+ Đồng hồ chỉ thị nấc MBA.
+ Đồng hồ đồng bộ.
+ Đồng hồ đo công suất 3 pha hữu công và vô công có bộ biến đổi.
+ Công tơ diện 3 pha hữu công và vô công.
+ Công tơ diện 1 pha hữu công và vô công.
+ Tần số kế.
+ áp kế hoặc chân không kế thông thường.
+ áp kế có tiếp điểm khống chế.
+ Rơ le áp lực hoặc rơle chân không.
+ Bộ biến đổi tín hiệu không điện sang tín hiệu điện.
+ Đồng hồ mức kiểu phao.
+ Đồng hồ mức hoặc lưu lượng kiểu chênh áp cơ khí.
+ Đồng hồ lưu lượng cơ khí có công tơ điện.
IV. Các hạng mục thử nghiệm, chỉnh định, lắp đặt các thiết bị, các khí cụ điện trong HTĐ.
1. Thí nghiệm hiệu chỉnh :
a) Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị bảo vệ và an toàn trạm biến áp :
1. Thí nghiệm hiệu chỉnh chống sét van.
Nghiên cứu chủng loại và đặc tính kĩ thuật.
Đo điện trở cách điện
Thử điện áp chỉnh lưu tăng cao và đo dòng điện rò.
Thử phóng điện tăng.
Thử phóng điện xung
Xem xét tiêu chuẩn để chỉnh định.
2. Thanh cái, cáp :
Đo điện trở cách điện
Đo điện trở một chiều
Đo điện dung, đo thông mạch
Thử cao áp xoay chiều tần số công nghiệp
Thử điện áp chỉnh lưu tăng cao và đo dòng điện rò.
Thử độ bền cách điện bằng điện áp xoay chiều tăng cao.
3. Máy cắt :
Nghiên cứu kĩ tài liệu kỹ thuật
Kiểm tra độ kín và áp suất
Thao tác đóng cắt cơ khí
Đo quá trình đóng lại
Đo điện trở tiếp xúc
Đo điện trở cách điện chính
Đo điện dung phân áp các tiếp điểm
Đo thời gian đóng bằng máy chụp sóng
Đo thời gian cắt, đo cách điện dòng có nén khí truyền động.
Đo điện trở một chiều cuộn dòng, cuộn cắt điện từ
Kiểm tra quá trình làm việc các tiếp điểm và đo đồng thời.
Kiểm tra cách điện các sứ đỡ.
So sánh tiêu chuẩn.
4. Tiếp đĩa.
Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật. Đo chiều dài hệ thống mạch vòng tiếp đĩa.
Đo điện trở suất của đất
Đo điện trở tiếp đĩa của hệ thống
Đo điện trở tiếp đĩa liền mạch của các râu nối đất.
5. Máy phát điện, động cơ điện đồng bộ.
Nghiên cứu tài liệu thiết bị.
Đo điện trở cách điện Roto
Đo điện trở một chiều cuộn Roto, Stato.
Đo điện trở cách điện cuộn Stato
Kiểm tra cực tính, thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao.
Thí nghiệm điện áp chỉnh lưu tăng cao, đo dòng điện rò, kiểm tra chiều quay chạy thử.
6. Biến dòng điện.
Nghiên cứu tài liệu đặc tính, đo điện trở một chiều các cuộn dây.
Đo điện trở cách điện chính.
Đo tỉ số biến đổi và xác định sai số
Kiểm tra đặc tính từ hoá.
Kiểm tra cực tính.
Thử cao áp.
7. Sứ.
Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật.
Đo điện trở cách điện
Đo điện áp phân bố.
Đo tg( Đối với sứ xuyên đầu vào > 35Kv )
Thử phóng điện khô, thử phóng điện ướt.
Thử điện áp chọc thủng.
8. Tụ.
Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật
Theo dõi kiểm tra phần tử từ trước khi nối với tổ hợp
Đo cách điện chính
Đo điện dung từ đơn, đo tg.
Thử cao áp cách điện chính ( cực với vỏ ).
9. Kháng điện cuộn cảm cao tần.
Đo điện trở cách điện chính cuộn dây.
Đo điện trở cách điện sứ đầu vào và sứ đỡ
Đo tg sứ đầu vào.
Đo tg cuộn dây.
Thử độ bền cách điện của dầu
Đo tg dâu cách điện.
Đo điện trở thuần
Đo trở kháng cuộn dây
Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống làm mát và mạch phụ
Xem xét tiêu chuẩn.
10. Hệ thống điều khiển và bảo vệ tụ bù dọc.
Nghiên cứu tài liệu chế tạo và tài liệu thiết kế, lập quy trình thí nghiệm và hiệu chỉnh.
hiệu chỉnh các cơ quan chức năng về điều khiển, bảo vệ, tín hiệu chỉ thị.
Hệ thống bảo vệ trạm sàn.
hệ thống bảo vệ quá dòng.
Hệ thống bảo vệ dòng không cân bằng.
Hệ thống bảo vệ điẹn trở phi tuyến.
hệ thống bảo vệ quá dòng tối thiểu
Hệ thống biến đổi điện quang, quang điện.
11. Dao cách li có hoặc không có dao tiếp đất.
nghiên cứu loại truyền động, kiểm tra thao tác cơ khí
Đo cách điện sứ đỡ, do điện trở cách điện động cơ điều khiển
Đo điện áp tác động nhỏ nhất của bộ truyền động
Đo diện trở tiếp xúc lưỡi dao chính và dao tiếp đất.
Thử cách điện bằng điện áp tăng cao
Thử liên động cắt chính dòng tiếp địa.
12. Aptomat và khở động từ.
Nghiên cứu chủng loại và đặc tính kĩ thuật.
Đo điện trở cách điện, kiểm tra điện trở tiếp xúc.
Đo điện trở một chiều cuộn điều khiển.
Kiểm tra đặc tính cách nhiệt
Kiểm tra đặc tính cắt điện từ.
b) Thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện.
Thí nghiệm hiệu chỉnh MBA 3pha
Nghiên cứu tài liệu về cấu tạo, vận hành bảo dưỡng và thí nghiệm.
kiểm tra cách điện sứ đầu vào trước khi lắp.
Kiểm tra các đặc tính của dầu cách điện.
Đo đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35706.DOC