MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Mở đầu .1
1.1. Đặt vấn đề .1
1.2. Mục đích yêu cầu.3
1.2.1 Mục đích.3
1.2.2 Yêu cầu .3
Phần 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu .4
2.1. Tình hình nghiên cứu chung về bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây . .4
2.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Pseudomonas solanacerum gây bệnh héo xanh.5
2.3. Tình hình nghiên cứu về nấm Fuarium.oxysporum .F.sp gây bệnh héo vàng .7
2.4. Tình hình nghiên cứu về nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ trắng gốc .9
Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 11
3.1. Vật liệu nghiên cứu: 11
3.1.1. Mẫu bệnh nấm , vi khuẩn hại vùng rễ cây cà chua, khoai tây 11
3.1.2. Cây ký chủ 11
3.2. Phương pháp nghiên cứu .11
3.2.1. Phương pháp điều tra diễn biến bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) trên cây cà chua, khoai tây.11
3.2.2. Phương pháp điều tra thành phần và mức độ bệnh héo vàng (Fuarium.oxysporum .F. sp ) trên cây cà chua, khoai tây.12
3.2.3. Phương pháp điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii).14
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.16
4.1. Kết quả nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum).16
4.2. Kết quả nghiên cứu bệnh héo vàng (Fuarium.oxysporum .F. sp) trên cây cà chua, khoai tây.23
4.3. Kết quả nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) trên cây cà chua, khoai tây.35
4.4. Kết quả nghiên cứu bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây.45
Phần 5: Kết luận, tồn tại và đề nghị.46
5.1. Kết luận.46
5.2. Tồn tại và đề nghị.47
Phần 6: Tài liệu tham khảo.49
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Trạm bảo vệ thực vật huyện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nấm Fusarium. oxsyporum có bào tử nhỏ, bào tử hậu và quả thể không có bào tử hậu . Do có khả năng tồn tại của nấm Fusarium. osyporum ở nhiều vùng địa lý khác nhau nhưng khả năng gây hại của nấm Fusarium. oxsyporum cũng đa dạng trên nhiều loại cây trồng, (nhất là họ cà), cây công nghiệp, cây cảnh , cây thuốc lá, cây ngũ cốc và nhiều loại cây trồng khác đều có thể bị nấm Fusarium. oxsyporum gây hại
Nấm Fusarium. oxsyporum có sợi đa bào, màu sắc trắng phớt hồng, sinh sản vô tính , bào tử lớn hình thành từ cành bào tử phân nhiều nhánh xếp thành tầng.
Nấm Fusarium. oxsyporum phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25- 30oC. Bệnh phá hại nặng trong điều kiện ấm và ẩm. Trong điều kiện nhiệt độ đất và ẩm độ đất quá cao kết hợp với cây sinh trưởng yếu là điều kiện để nấm xâm nhập.
- Biện pháp phòng trừ:
Nấm Fusarium. oxsyporum là loài nấm tồn tại chủ yếu trong đất xâm nhiễm vào bên trong bó mạch của cây ký chủ, chủ yếu thông qua bộ rễ làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng . Vì vậy nước là con đường, là môi trường chính truyền bệnh.Vì thế việc sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ kém hiệu quả và khó khăn. Trong công tác nghiên cứu phòng trừ bệnh này (bệnh héo vàng cà chua, khoai tây) mới dừng lại ở việc khảo nghiệm và đưa ra một số thuốc có tác dụng phòng trừ nấm Fusarium. oxsyporum gây bệnh héo vàng cà chua, khoai tây.
Cần áp dụng biện pháp chọn giống và tạo ra các giống chống chịu. Biện pháp canh tác kỹ thuật cũng là biện pháp rất cần thiết như luân canh cây trồng lúa nước với cà chua, khoai tây hoặc thâm canh từng vụ đối với nơi có tỷ lệ bệnh thấp. Hệ thống tưới tiêu phải hợp lý, phân bón đúng liều lượng,cân đối với từng thời kỳ sinh trưởng của cây cũng hạn chế tỷ lệ bệnh héo vàng .Theo Đỗ Tấn Dũng và Nguyễn Đức Trí tại trại giống An Khê- Gia Lâm- Hà Nội cho thấy việc sử dụng hỗn hợp BelatC+ kháng sinh+ Bi58 làm giảm tỷ lệ bệnh thối củ khoai tây và làm sự phá hại cuả nhện. Tuy số lượng chưa nhiều, chưa đại diện song đó là sự khởi đầu tốt đẹp đối với loài nấm nguy hiểm phong phú đa dạng này. Việc tìm đặc tính sinh học của nấm Fusarium oxysporum ở Việt Nam là rất cần thiết.
2.4. Tình hình nghiên cứu nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ trắng gốc
Nấm Sclerotium rolfsii là tác nhân dịch hại quan trọng phổ biến trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Vì vậy chúng cần được quan tâm nghiên cứu. Tại trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu áâá Thái Lan, Mai Thị Phương Anh (1996) đã khảo nghiệm tập đoàn 50 dòng, giống thấy hầu hết ở các giống đều đã bị nhiễm bệnh
- Triệu trứng: Cây bệnh rũ xuống, quanh gốc thân và trên mặt đất thấy xuất hiện sợi nấm trắng phát triển rất nhanh, sợi nấm xuất hiện khi nóng ẩm biến mất khi trời khô. Bệnh làm gốc thân hoá nâu, mục rã phần gốc nhổ lên bị đứt gốc
Nấm tấn công quả nằm trên mặt đất ẩm và làm quả thối mềm. Từ khối sợi nấm hình thành các hạch nấm non màu trắng. Khi già có màu nâu đậm kích thước bằng hạt cải (Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 1998). Hạch nấm tồn tại rất lâu trong đất
- Đặc điểm sinh học: Theo Đỗ Tấn Dũng (Bệnh héo rũ trên cây trồng cạn và biện pháp phòng chống, 2001) Nấm Sclerotium rolfsii là loài nấm đa thực. Khi còn non hạch nấm màu trắng sau chuyển sang màu vàng, đỏ nhạt- nâu nhạt, hình cầu tròn nhỏ đường kính trung bình từ 1-2mm, hạch nấm tồn tại lâu dài trong đất, tàn dư cây bệnh và cây ký chủ phụ. Hạch nấm là nguồn bệnh của năm sau, bệnh phát sinh và gây thiệt hại ở cac mức độ khác nhau ( Theo Lê Lương Tề 1977)
- Theo Nguyễn Văn Viên (1998) ở Tiên Dương - đông Anh - Hà Nội, Võ Cường - Bắc Ninh cà chua vụ đông sớm bị bệnh héo rũ trắng gốc gây hại nặng trong tháng 9-10, cà chua vụ xuân hè bệnh phát triển mạnh vào tháng 4-5
-Theo Đỗ Tấn Dũng (2001) bệnh gây hại với cây ở các giai đoạn cà chua, khoai tây, ra hoa, quả non, quả già. Mức độ tác hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh thái như điều kiện ngoại cảnh , thành phần cơ giới đất, chế độ chăm sóc và phân bón …
- Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ bệnh héo rũ trắng gốc (Sclerotium rolfsii ) cần tỉa lá,tỉa cành cho thoáng gốc sạch cỏ và làm giàn, đỡ nhánh trái không cho phép tiếp xúc với mặt đất ẩm. Ruộng phải được tưới tiêu nước tốt, thông thoáng, sử lý thuốc TMTD, formol dehyde(Ađíon EA. And B.L 1985)
- Luân canh cây cà chua với cây trồng khác không phải là ký chủ của nấm (Obiel R.G và CTV 1994)
- Theo Đỗ Tấn Dũng, (Bệnh héo rũ trên cây trồng cạn và biện pháp phòng chống, 2001), Vũ Triệu Mân - Lê Lương Tề (1998) chọn lọc, sử dụng giống khoẻ, sạch bệnh, ruộng, vườn ươm cao ráo dễ thoát nước. Biện pháp luân canh phù hợp kết hợp với dọn sạch tàn dư cây bệnh ngoài ra cần chú trọng đến chế độ phân bón cân đối có thể giảm hoặc hạn chế tỷ lệ bệnh. Theo Wokcha R.C và CTV (1986) kết quả thí nghiệm cho thấy nấm đối kháng Trichoderma viride giảm hoàn toàn tỷ lệ bệnh thối gốc hoặc lây nhiễm Trichoderma viride trước 3 ngày
- Đỗ Tấn Dũng (2001) cho biết nhằm hạn chế sự lan truyền và tác hại của bệnh bằng phương pháp hoá học nên dùng Rovral, Pencozeb, Mancozeb …
Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Mẫu bệnh nấm, vi khuẩn hại vùng rễ cây cà chua, khoai tây
*Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum )
* Bênh héo vàng (Fusarium oxysporum )
* Bệnh héo rũ trắng gốc (Sclerotium rolfsii )
3.1.2. Cây ký chủ
Cây cà chua, khoai tây.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu điều tra ngoài đồng ruộng
3.2.1 Phương pháp điều tra diễn biến bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum trên cây cà chua , khoai tây.
Để tìm hiểu nguyên nhân , sự phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên. Chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi tỷ lệ bệnh trên 2 giống cà chua và khoai tây.
- Chọn điểm điều tra :
Chọn 2 ruộng cà chua Pháp tại xã Vân Nội, 2 ruộng cà chua MV! Tại xã Cổ Dương và 2 ruộng khoai tây Hồng Hà tại xã Tiên Dương. Mỗi ruộng diều tra 5 điểm theo đường chéo góc. Mỗi điểm điều tra 50 cây và cố định điểm trong suốt trong quá trình điều tra
Chỉ tiêu theo dõi, tỷ lệ bệnh (%)
A
TLB (%) = x100
` B
Trong đó A: Tổng số cây bị bệnh
B: Tổng số cây điều tra
* ảnh hưởng của thời vụ đến bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum trên cây cà chua, giống cà chua Pháp.
Do điều kiện thời gian và địa điểm thực tập, chúng tôi chỉ điều tra được cà chua vụ xuân và vụ xuân hè . Chọn ruộng dặc chưng nhất tại xã Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội trên giống cà chua Pháp , được trồng vào vụ đông xuân trong tháng 1 năm 2002 và vụ xuân hè trồng vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2002 . Để theo dõi như một quy trình, chúng tôi chia các thời kỳ điều tra sau gieo trồng 27 ngày, 34 ngày , 41 ngày , 48 ngày và 55 ngày
* ảnh hưởng của địa thế đất đến bệnh héo xanh và Pseudomonas solanacearum ở cây khoai tây, giống Hồng Hà.
Để xác định mức độ tăng trưởng của bệnh phụ thuộc vào yếu tố đất đai . Chúng tôi điều tra trên đất vàn cao và vàn thấp ở giống khoai tây Hồng Hà. Thời gian từ ngày 27-2 đến 27-3 . Trên mỗi chân đất chọn một ruộng điều tra điển hình mang tính đại diện cao.
* ảnh hưởng của giống đến bệnh héo xanh vi khuẩn
Để theo dõi, so sánh mức độ khác nhau độ nhiễm bệnh của 2 giống chúng tôi tiến hành điều tra trên nai giống cà chua VL2000 và giống MV1 tương úng mỗi ruộng khác nhau tại xã Cổ Loa. Phương thức điều tra 10 ngày/ lần , từ ngày 10/1 đến ngày 2/3/2002
3.2.2. Phương pháp điều tra thành phần và mức độ bệnh héo vàng trên cây cà chua, khoai tây.
Để xác định mức độ gây hại của nấm Fusarium oxysporum, chúng tôi tiến hành điều tra ở các giai đoạn sinh trưởng trên cây cà chua tại xã Cổ Dương và xã Cổ Loa, cây khoai tây tại xã Đại Mạch và xã Cổ Dương. Đây là những ruộng điển hình cho mỗi kiểu địa hình khí hậu, điều kiện canh tác để tiến hành điều tra. Tuỳ từng mức độ bệnh hại mà ta có phương pháp điều tra khác nhau.
- Chọn điểm điều tra.
Trên mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc và cố định điểm điều tra, mỗi điểm điều tra 50 cây, đếm số cây bị bệnh tại mỗi điểm
Chỉ tiêu theo dõi, tỷ lệ bệnh (%)
A
TLB (%) = x100
` B
Trong đó A: Tổng số cây bị bệnh
B: Tổng số cây điều tra
* Điều tra diễn biến bệnh héo vàng trên 2 giống cà chua HT7 và giống cà chua Pháp
Trước hết chúng tôi chọn một số giống mang tính đại diện chung để đánh giá mức độ thiệt hại do nấm Fusarium. oxsyporum gây ra, đó là giống cà chua HT7 và giống cà chua Pháp ở xã Cổ Dương- Đông Anh- Hà Nội. Thời gian điều tra 7 ngày/lần từ ngày 25/1 đến ngày 22/3/2002
* ảnh hưởng của thời vụ đến bệnh héo vàng khoai tây.
Chúng tôi tiến hành điều tra giống khoai tây KT3 ở hai thời vụ, vụ đông xuân và vụ xuân hè tại xã Đại Mạch - Đông Anh - Hà Nội.
Thí nghiệm được tiến hành điều tra trên 2 thời vụ, vụ đông xuân và vụ xuân hè.
Vụ đông xuân được trồng trong tháng 12, vụ xuân hè trồng trong tháng 2 đến đầu tháng 3. Chọn 2 ruộng đại diện cho 2 thời vụ nói trên. Thời gian điều tra 7 ngày/lần đối với khoai tây vụ đông xuân , và vụ xuân hè điều tra từ ngày thứ 20 sau trồng đến ngày thứ 69 sau trồng.
* ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh héo vàng cà chua.
Luân canh là một trong những biện pháp quan trọng nhằm hạn chế nguồn bệnh trên đồng ruộng. Để chứng minh rõ điều này chúng tôi đã điều tra bệnh héo vàng ở 3 chế độ luân canh khác nhau tại xã Cổ Loa. Lúa xuân- lúa mùa sớm- cà chua (H1), lúa xuân- đậu tương- cà chua (H2) và lạc xuân- khoai lang- cà chua (H3) trên giống cà chua Pháp.
* ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh héo vàng khoai tây.
Đối với khoai tây cũng như cà chua việc luân canh hợp lý là rất cần thiết làm giảm tỷ lệ bệnh héo vàng . Qua 3 công thức do chúng tôi thực nghiệm, khảo sát trên 3 ruộng tại xã Cổ Dương trên giống khoai tây KT3, CT1. Lúa xuân- lúa mùa sớm- khoai tây (H1), lúa xuân- đậu tương- khoai tây (H2) và lạc xuân- khoai lang- khoai tây (H3)
3.2.3 Phương pháp khảo sát điều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng cây cà chua, khoai tây …
Để tìm hiểu nguyên nhân, mức độ tác hại của nấm bệnh hại cây trồng. Để từ đó tìm ra biện pháp phòng, trừ dịch hại đưa năng suất, phẩm chất cà chua và khoai tây đạt hiệu quả cao. Chúng tôi điều tra, nghiên cứu trên giống cà chua HT7, VL2000 tại xã Cổ Dương và Xã Vân Nội. Nghiên cứu giống khoai tây KT3, Hồng Hà, Hà Lan tại xã Nguyên Khê. Điều tra mỗi giống tương ứng với 1 ruộng. Phương pháp điều tra theo5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 50 cây và được cố định điểm trong suốt thời kỳ điều tra.
Chỉ tiêu theo dõi, tỷ lệ bệnh (%)
A
TLB (%) = x100
` B
Trong đó A: Tổng số cây bị bệnh
B: Tổng số cây điều tra
* Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây cà chua ở các chân đất khác nhau
Để đi đến kết luận múc độ bệnh gây hại của bệnh héo rũ gốc mốc trắng có ảnh hưởng qua yếu tố đất đai hay không. Chúng tôi tiến hành điều tra 3 ruộng ở 3 chân đất khác nhau trên giống cà chua HT7 tại xẫ Vân Nội vụ xuân hè năm 2002. Thời gian điều tra 7 ngày/ lần từ 25/3 đến 5/5/2002.
* ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng, cà chua vụ đông xuân năm 2002 giống VL2000
Để đánh giá mức độ gây hại của yếu tố luân canh, chúng tôi điều tra trên những diện tích trồng cà chua ở Đông Anh tại xã Cổ Dương với 3 chế độ luân canh chính khác nhau là: Lúa xuân- lúa mùa sớm- cà chua (H1), lúa xuân- đậu tương- cà chua (H2) và lạc xuân- khoai lang- cà chua (H3)
Mỗi công thức đại diện cho mỗi ruộng cùng trồng một giống VL2000 thời gian điều tra7 ngày/ lần. Từ ngày 2/2 đến ngày 2/3 năm 2003.
* Mức độ héo rũ gốc mốc trắng trên một số giống khoai tây .
Để xem xét , so sánh tỷ lệ nhiễm bệnh qua ảnh hưởng của giống. Chúng tôi tiến hành điều tra trên 3 giống khoai tây ở 3 ruộng khác nhau , giống KT3, Hồng Hà, Hà Lan tại xã Nguyên Khê- Đông Anh. Phương thức điều tra 7 ngày / lần điều tra từ ngày 6/1 đến ngày 17/2/2002
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 - Kết quả nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn, cà chua, khoai tây (Pseudomonas solanacearum ).
Bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum là bệnh hại phổ biến có nhiều loại với nhiều loại cây trồng cạn, đặc biệt đối với cây cà chua, khoai tây gặp hầu hết các vùng sản xuất cà chua, khoai tây ở nước ta.
Bệnh xuất hiện ở giai đoạn cây con gây tình trạng cây héo rũ gục xuống, không phát triển được nên phải trồng dặm, ảnh hưởng đến năng suất và tốn nhiều công sức thậm chí có khi phải gieo lại.
Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum hại cà chua, khoai tây tồn tại chủ yếu trong đất có khi tới 3 đến 5 năm trong tàn dư cây bệnh, trong các cây ký chủ phụ (họ cà, đậu) vi khuẩn cũng tồn tại ở hạt giống hoặc ngay cả trên các loại cỏ dại là ký chủ phụ của bệnh.
Đông Anh là huyện ngoại thành Hà Nội có diện đất canh tác trên 9000 ha. Một vùng chuyên canh từ lâu đời do địa thế đất đai phù hợp với cây rau màu, cung cấp cho thành phố Hà Nội với số lượng lớn trong đó cà chua, khoai tây cũng là một trong những nguồn cung cấp quan trọng rất lớn với đời sống nhân dân Hà Nội, Đông Anh … và một số vùng lân cận . Tuy nhiên trong những năm trở lạiđây sản xuất cà chua, khoai tây đang có chiều hướng đi xuống, diện tích và sản lượng giảm đáng kể . Đây là một điều chăn trở của bà con nông dân đặc biệt vùng Đông Anh .
Để đưa một giống cà chua, khoai tây mới vào thực tiễn ngoài nghiên cứu về tính thích nghi, điều kiện ngoại cảnh… thì nghiên cứu về mức độ nhiễm bệnh vào mức độ thiệt hạido nấm bệnh nói chung . Trong đó bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum là nội dung rất cần thiết và quan trọng .
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu chúng tôi thấy bệnh héo xanh vi khuẩn có triệu chứng ở cây cà chua, khoai tây như sau:
Bênh xuất hiện trên cây con toàn bộ lá héo rũ, xanh tái xảy ra nhanh chóng đột ngột , lá héo xanh cây gục xuống và chết. Cây lớn bệnh dễ phát hiện trên đồng ruộng ban đầu lá ngọn héo rũ trước sau đến một cành, một nhánh dần đến các lá phía gốc tiếp tục héo xanh và cụp xuống . Cuối cùng cây bị gãy gục và chết. Vỏ thân sù xì cắt ngang thân bó mạch dẫn mô gỗ màu đen, nâu sẫm ấn mạnh vào các dịch nhờn màu trắng sữa tiết ra . Bệnh gây hại lớn ở nhiệt độ, ẩm độ cao, mưa gió nhiều ,bệnh phát sinh nhiều trên đất cát pha , đất thịt nhẹ và đất đã nhiễm bệnh từ vụ trước, năm trước .
4.1.1 Tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây cà chua, khoai tây ở các thời vụ khác nhau trên giống cà chua Pháp .
Bảng 1: Tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua tại xã Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội (giống cà chua Pháp) ở các thời vụ khác nhau.
Vụ đông xuân
Vụ xuân hè
Ngày sau trồng
TLB
Ngày sau trồng
TLB
30
1,6
30
1,2
37
12,8
37
2,4
44
6,0
44
3,6
51
11,2
51
6,4
58
14,4
58
8,4
Nhận xét : Qua kết quả điều tra được trình bầy ở bảng 1 và đồ thị 1. Chúng tôi nhận thấy ở các thời vụ khác nhau thì tỉ lệ bệnh cũng khác nhau. Giai đoạn đầu tỉ lệ bệnh hại của vi khuẩn Pseudomonas solanacearum là tương đối giống nhau , tiếp tục điều tra một thời gian sau tỉ lệ bệnh hại ở vụ xuân hè TLB = 8,4 tăng chậm hơn so với vụ đông xuân TLB 14,4 %. Do điều kiện thời tiết vụ đông xuân nhiệt độ trung bình từ 13 đến 25oC , thỉnh thoảng có mưa phùn xen kẽ với những ngày nắng. Cà chua vụ đông xuân thời gian sinh trưởng từ tháng 2 đến tháng 4 , thời tiết thời gian này trong năm nay rất phù hợp cho bệnh phát triển .
Vụ xuân hè do có nhiều biến động nhiệt độ cao hơn vụ đông xuân . Nhiệt độ biến động từ 20 đến 30đC , tuy nhiên tương đối đồng đều ít mưa mà vi khuẩn Pseudomonas solanacearum lại thích hợp ở nhiệt độ 27 đến 230C và điều kiện thời tiết nóng lạnh bất thường . Do đó cà chua bị nhiễm bệnh héo xanh ở vụ này có giảm hơn vụ đông xuân
4 .1.2 - Diễn biến bệnh héo xanh cà chua trên các giống khác nhau, vụ đông xuân năm 2002.
Để tiến hành theo dõi bệnh héo xanh cà chua do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra trên đồng ruộng. Chúng tôi tiến hành điều tra trên hai giống cà chua VL2000 và MV1 vụ đông xuân năm 2002
Bảng 2: Diễn biến bệnh héo xanh cà chua tại xã Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội (giống VL 2000 và MV1) vụ đông xuân năm 2001 - 2002
Chỉ tiêu
Giống
Ngày điều tra
TLB (%)
VL2000
MV1
10/1/2002
1,2
1,6
20/1/2002
2,0
2,8
30/1/2002
3,2
4,8
10/2/2002
6,0
8,0
20/2/2002
8,8
11,6
2/3/2002
12,4
16,0
Nhận xét : Từ kết quả bảng 2 cho thấy cả hai giống cà chua VL 2000 và MV1 đều bị nhiễm bệnh héo xanh, tuy nhiên mức độ héo có khác nhau. Bệnh có xu hướng tăng dần từ đợt điều tra đầu tiên ngày 10-01-2002 trở về sau đến ngày 02-3-2002 ở giống VL 2000 có TLB (%) là 12,4% , giống MV1 có TLBB (%) là 16,0% .
Như vậy mức độ nhiễm bệnh của hai giống cà chua có khác nhau , giống ca chua VL2000 bị nhiễm bệnh nhẹ hơn giống cà chua MV1. Độ nhiễm bệnh được trình bày ở bảng 2 cho thấy bệnh héo xanh vi khuẩn là bệnh hại khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng xuất, phẩm chất cà chua. Đông Anh là nơi chuyên canh rau màu nhiều năm, cho nên nguồn bệnh tồn tại được tích luỹ trong đất rất lớn . Đặc biệt là trong điều kiện nhiệt đới như ở nước ta càng thuận lợi cho bệnh héo xanh phát triển và gây hại. Kết quả bảng 2 cũng cho thấy giồng MV1 có tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn giống VL2000 . Chứng tỏ giống cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh nói chung và bệnh héo xanh nói riêng. Qua đây có thể đánh gía giống là một yếu tố quan trọng trong việc trừ bệnh héo xanh cà chua.
4.1.3 - Mức độ phát sinh phát triển bệnh héo xanh vi khuẩn hại khoai tây (giống Hồng Hà) ở địa thế đất đai khác nhau .
Bảng 3: Diễn biến bệnh héo xanh khoai tây trên hai địa thế đất khác nhau tại xã Tiên Dương - Đông Anh - Hà Nội, vụ đông xuân năm 2002 (giống Hồng Hà)
Chỉ tiêu
Địa thế đất
Ngày điều tra
TLB (%)
Chân đất cao
Chân đất thấp
27/2
0,40
1,20
6/3
1,20
2,00
13/3
2,40
3,60
20/3
4,40
6,00
27/3
6,40
9,60
Nhận xét : Từ kết quả bảng 3 cho thấy chân đất cao trong đê có TLB thấp hơn so với chân đất thấp bãi ngoài đê. Trên thực tế ngày điều tra 27-3-2002 đối với chân đất cao có TLB (%) là 6,4% , chân đất thấp TLB (%) là 9,6%. Có sự sai khác trên là do chân đất cao có một số yếu tố bất thuận cho sự phát triển của vi khuẩn Pseudomonas solanacearum như đất khô có độ thông thoáng hơn, ẩm độ thấp. Còn trên chân đất thấp , đất trũng ẩm ướt khi mưa nước khó thoát đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh . Vì thế chân đất cao hạn chế sự tồn tại và lây nhiễm của nguồn bệnh trên đồng ruộng .
4.2 - Kết quả điều tra nghiên cứu bệnh héo vàng Fusarium oxysporum trên cây cà chua , khoai tây huyện Đông Anh - Hà Nội.
Nấm Fusarium oxysporum là một một loại nấm đa thực, phổ ký chủ rộng gây bệnh héo vàng rất nguy hiểm trên nhiều loài cây trồng khác nhau . Nó tấn công qua các dạng chuyên hoá gây ra các dạng héo trên nhiều loài thực vật. Trong đó có cà chua, khoai tây rất mẫn cảm , dễ bị nấm Fusarium oxysporum xâm nhập . chúng hình thành các bào tử để bảo tồn cho nhiều vụ, nhiều năm sau, là điều kiện để nấm phát sinh và phát triển , gây thiệt hại đến năng suất kinh tế thực phẩm . Do đó tìm hiểu nguyên nhân, quá trình phát sinh , phát triển của bệnh để tìm ra các biện pháp phòng chống bệnh héo vàng. Qua quá trình thực tập xong vì điều kiện vật chất, dụng cụ và thời gian còn nhiều hạn chế nên chúng tôi chỉ điều tra, nghiên cứu bệnh héo vàng trên hai cây rau cà chua, khoai tây ở các thời vụ khác nhau . Qua điều tra nghiên cứu bệnh héo vàng chúng tôi thấy cây bệnh có biểu hiện ở giai đoạn cây con thì còi cọc, kém phát triển . Cây trưởng thành, là phía gốc thân bị héo vàng, sau đó héo dẫn lên phía trên cùng ngọn , cây héo toàn bộ rồi chết . Bệnh diễn biến chậm có thể kéo dài từ 2-3 tuần . Bệnh hại ở tất cả các giai sinh trưởng của cây nhưng hại nặng ở cây lúc ra hoa và quả non trở đi.
Hình 2: Triệu chứng bệnh héo vàng cà chua Fusarium oxysporum
4.2.1 Tình hình phát sinh phát triển của bệnh héo vàng tại một số HTX trồng cà chua, khoai tây huyện Đông Anh
Bảng 4: Diễn biến bệnh héo vàng cà chua vụ đông xuân 2001 - 2002 tại xã Cổ Dương- Đông Anh- Hà Nội (giống HT7 và Pháp)
Chỉ tiêu
Giống
Ngày điều tra
TLB (%)
HT7
Pháp TLB
25/1
0,80
1,00
1/2
1,50
1,60
8/2
2,20
3,70
15/2
3,00
6,50
22/2
4,30
7,80
1/3
5,20
9,20
8/3
7,80
13,60
15/3
8,60
18,20
22/3
9,40
20,50
Nhận xét : Từ kết quả bảng 4 và đồ thị 4 cho thấy, giống cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức độ tăng trưởng của bệnh héo vàng. Hai giống cà chuaHT7, cà chua Pháp có tỷ lệ bệnh khác nhau, nhưng đặc điểm chung của cả 2 giống đều có xu hướng tăng dần từ ngày 25/1 đến ngày 22/3, giống cà chua HT7 có TLB (%) là 9,4%, giống cà chua Pháp có TLB (%) là 20,5%. Song mức độ nhiễm bệnh của cà chua Pháp tỷ lệ tăng nhanh hơn, độ nhiễm nặng hơn. Thời gian từ ngày 8/2 đến ngày 15/3 bệnh phát triển rất nhanh đối với giống cà chua Pháp, còn giống HT7 từ lúc điều tra cho đến 22/3 bệnh phát triển theo mức tăng dần đều. Điều này chứng tỏ giống cà chua là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát sinh phát triển của bệnh héo vàng. Qua đây có thể đánh giá giống là một yếu tố quan trọng trong việc phòng trừ bệnh héo vàng cà chua.
4.2.2 Tình hình bệnh héo vàng hại cây khoai tây ở các thời vụ khác nhau trên giống khoai tây KT3.
Trên ruộng khoai tây vụ đông xuân và vụ xuân hè của HTX Đại Mạch, chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi sự phát triển của bệnh vào tháng 1/2002 (trước tết nguyên đán) vụ đông xuân và vụ xuân hè vào tháng 4. Với tỷ lệ bệnh tăng dần ở mùa xuân khi nhiệt độ và ẩm độ tăng dần thì tỷ lệ bệnh héo vàng trên khoai tây cũng tăng dần, càng về cuối mức độ hại do nấm Fusarium. oxsyporum ngày càng cao, tỷ lệ bệnh càng cao. Kết quả được trình bày ở bảng 5
Bảng 5 Tình hình bệnh héo vàng khoai tây tại xã Đại Mạch - Đông Anh (giống KT3) ở các thời vụ khác nhau.
Vụ đông
Vụ xuân
Ngày sau trồng
TLB (%)
Ngày sau trồng
TLB (%)
30
0,4
30
1,2
37
1,6
37
2,4
44
2,8
44
4,0
51
6,0
51
6,8
58
8,0
58
10,4
65
11,2
65
12,8
72
14,0
72
18,0
79
18,8
79
24,4
Nhận xét. Kết quả điều tra cho thấy vào thời gian tháng 1 nấm Fusarium. oxsyporum gây bệnh héo vàng mới chỉ xuất hiện ở mức độ thấp à do thời gian này nhiệt độ không khí thấp, kèm theo các đợt gió mùa đông bắc làm cho nấm Fusarium oxysporum không có khả năng tích luỹ số lượng. Vào mùa xuan khi nhiệt độ và ẩm độ tăng dần thì mức độ hại do nấm Fusarium. oxsyporum bắt đầu tăng. Khoai tây đong xuân bị nhiễm bệnh, tỷ lệ bệnh khác với vụ xuân hè cũng bị ảnh hưởng do sự biến đổi thời tiết trên. Vụ đông xuân trồng trong tháng 12, thời gian đến đầu tháng 4. Thời gian này nhiệt độ, ẩm độ biến đổi tăng dần , ở những tháng đầu ngưỡng nhiệt độ này không thuận lợi cho nấm Fusarium. oxsyporum phát triển gây hại nặng. Khi nhiệt độ tăng hơn vào 3 tháng sau từ 15-27oC cùng đợt gió mùa kèm theo mưa, rét do đó bệnh héo vàng phát triển. Nhưng ở vụ xuân hè thời gian sinh trưởng từ tháng 2 đến đầu tháng 5. Thời kỳ này nhiệt độ tăng dần, nhất là giai đoạn cuối tháng 3 nhiệt độ từ 20-30. Kết hợp với mưa kéo dài tiếp theo là những đợt rét xen kẽ. Sau đó nhiệt độ lại tăng lên rất thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây hại khoai tây vụ xuân hè. Do đó mức độ bị nhiễm bệnh khoai tây vụ xuân hè TLB=24,4% cao hơn vụ đông xuân TLB =18,8%.
Bảng 6: ảnh hưởng của chế độ luân canh tới bệnh héo vàng cà chua (giống Pháp) tại xã Cổ Loa (vụ đông xuân năm 2002)
Ngày sau trồng
H1
H2
H3
27
1,20
1,60
2,40
34
2,00
2,40
3,20
41
3,60
4,40
5,20
48
6,80
7,20
8,00
55
8,80
9,60
10,80
62
12,40
13,20
15,20
69
15,60
16,80
18,00
76
17,60
22,00
27,20
Chú thích H1: H1 (lúa xuân- lúa mùa- cà chua)
H2 (lúa xuân - đậu tương - cà chua)
H3 : (Lạc xuân - Khoai lang- cà chua)
Kết quả thu được ở bảng 6 và đồ thị 6 cho thấy mức độ hại của nấm Fusarium. oxsyporum ở công thức luân canh H1 có tỷ lệ bệnh thấp nhất so với 2 công thức H2 và H3. Tỷ lệ bệnh ở công thức H1 là 17,60%, công thức H2 là 22,00% và công thức H3 là 27,20%
Qua bảng 3 ta cũng thấy trên công thức luân canh H3 (Lạc xuân- khoai lang- cà chua) có 3 vụ màu TLB hại ngay từ đầu điều tra đã cao hơn so với 2 công thức H1 và H2. Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy, đối với cà chua trồng theo công thức luân canh H3 tốc độ phát triển của bệnh héo vàng nhanh hơn. Chúng gây hại nặng hơn so với 2 công thức H1(2 vụ lúa - 1 vụ màu ) và H2 (1 vụ lúa - 2 vụ màu), theo chúng tôi nguyên nhân chính của bệnh là do cà chua trồng theo công thức H3 hay H2 cây bệnh không được dọn sạch trước khi trồng, vì vậy xung quanh ruiộng còn nhiều cỏ dại là ký chủ của nấm Fusarium. oxsyporum. Bên cạnh đó theo quan sát cá nhân tôi thấy, ruộng cà chua theo công thức luân canh H3 thường là ruộng cao, luôn có tình trạng khô thiếu nước, đây là điều kiện thuận lợi cho nấm Fusarium. oxsyporum phát triển . Đối với khoai tây trồng theo công thức H2 do đất có thời gian ngập nước phần nào được cải tạo và thay đổi môi trường đất do đó TLB có giảm hơn so với công thức H3 chút ít. Tuy nhiên công thức H1 là biện pháp khá hữu hiệu, nhằm hạn chế tác hại của nấm Fusarium. oxsyporum gây bệnh héo vàng cũng như các bệnh khác . Ta nên áp dụng cơ cấu luân canh đối với những vùng thường bị nầm Fusarium. oxsyporum gây bệnh héo vàng, đối với ruộng cà chua trồng theo phương thức luân canh H2 hoặc H3 cần có những biện pháp thích hợp để giảm bớt tác hại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trạm BVTV huyện Đông Anh.doc