MỤC LỤC
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 1
1. Tên gọi, quá trình hình thành và phát triển 1
II. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN TIN NGOẠI THƯƠNG – TRỰC THUỘC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3
1.Sự ra đời của Bản tin Ngoại thương: 3
2. Định hướng phát triển của Bản tin Ngoại Thương: 4
III. KẾT LUẬN : 5
CÁC BÀI ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG: 7
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại trung tâm thông tin thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa báo chí
---------------
báo cáo thực tập
Tại Trung tâm thông tin thương mại Việt Nam
Báo cáo thực tập
I. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam.
1. Tên gọi, quá trình hình thành và phát triển
a). Tên gọi: Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Tên tiếng Anh: Vietnam Trade Information Centre (VTIC)
b). Quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam được thành lập ngày 20/11/1989 trên cơ sở hợp nhất 2 bộ phận đã có sẵn là phòng Thông tin thuộc viện Kinh tế đối ngoại và Trung tâm tính toán của bộ Kinh tế đối ngoại. Đến năm 1992, Bộ Thương Mại quyết định sáp nhập thêm Trung tâm Kinh tế Kỹ thuật Vật tư (thuộc Bộ Vật tư) và Phòng Thông tin (thuộc Bộ Nội thương), tạo ra những bộ phận nòng cốt ban đầu của Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam - Bộ Thương mại nay là Bộ Công Thương
Thời điểm ra đời và quá trình hình thành của Trung tâm lại rất đặc biệt. Tư tưởng “đổi mới” của Đại hội Đảng VI khi đó đang tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, nhất là trong lĩnh vực Thương mại - Du lịch và đang chuyển đổi tư duy của những người làm báo, làm thông tin phục vụ kinh tế thị truờng. Tuy nhiên, lúc ban đầu, tư duy này chưa rõ nét nhưng khát khao đổi mới lại cháy bỏng, trong khi đó môi trường tâm lý, pháp lý cho hoạt động báo chí, thông tin mới đang dần hình thành.
Ban đầu, các ấn phẩm của Trung tâm hoặc là xuất phát từ một sản phẩm thông tin bao cấp cho các doanh nghiệp hoặc là ấn phẩm đặc biệt dùng riêng cho lãnh đạo các đơn vị trong ngành tham khảo... . Dần dần, Trung tâm đã từng bước phát triển, trở thành một “kênh” cung cấp các sản phẩm hàng hoá trong lĩnh vực thông tin: (Bản tin Ngoại thương, Thương nghiệp thị truờng, Thị trường giá cả vật tư, Bản tin Thông tin Thương mại, Bản tin Doanh nghiệp Thương mại…). Một số bản tin ban đầu còn được làm theo mô hình của các tạp chí, bản tin nước ngoài sau đó dần điều chỉnh lại cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện Việt Nam như: Bản tin thị truờng, Bản tin VE và VB bằng tiếng Anh; BTD Report bằng tiếng Nhật…
Mặc dù với nguồn nhân lực ban đầu còn thiếu nhưng công nghệ thông tin cũng đã được chú ý ứng dụng ngay từ buổi đầu thành lập. Công nghệ thông tin được sử dụng để phục vụ cho các chế bản các bản tin; in ấn cùng một lúc ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, khai thác tin qua chảo bắt song vệ tinh, mua tin của Reuteur; khai thác Internet và xây dựng mạng diện rộng Vinanet ngay từ năm 1992. Hoạt động của Vinanet từ chỗ mò mẫm, phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài hoặc bên ngoài. Nguồn tin từ chỗ chủ yếu chép lại ở các báo chí, các hãng thông tấn… nay về cơ bản đã chủ động được kỹ thuật và công nghệ, nguồn tin phong phú, được các doanh nghiệp đón nhận. Đặc biệt năm 2003, Trung tâm được Nhà nước giao cho quản lý và điều hành trang chủ quốc gia trên mạng ASEMCONNECT và mạng WTO.
Các bộ phận dịch vụ từ chỗ sinh ra chỉ để giải quyết nhu cầu nội bộ như in ấn, phát hành các ấn phẩm của Trung tâm nay đã phát triển thành xí nghiệp in, phòng xuất bản, bộ phận phát hành… đủ sức phục vụ nhu cầu của xã hội, doanh thu ngày càng tăng.
Quan hệ tác từ chỗ khai thác mối quan hệ có sẵn để triển khai công việc, nay đã tạo lập được hệ thống cung cấp và nhận tin trong phạm vi toàn quốc. Mạng lưới chi nhánh tại TP. HCM, TP Đà Nẵng, Cần Thơ; các Văn phòng đại diện ở Móng Cái, các cộng tác viên ở các cửa khẩu cũng như các Vụ, Cục, Viện trong và ngoài Bộ đang tạo thành một guồng máy tốt phục vụ công tác cung cấp thông tin. Đặc biệt từ năm 2003, Trung tâm đã nối mạng với các tỉnh, thành trong cả nước và đăng tải nhiều Website cho các địa phương trên mạng ASEMCONNECT .
II. Khảo sát hoạt động của Bản tin Ngoại Thương – trực thuộc Trung tâm Thương mại Việt Nam
1.Sự ra đời của Bản tin Ngoại thương:
Ra đời năm 1968, và đến năm 1989 - thời điểm thành lập Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam, Bản tin Ngoại thương đã trở thành một bộ phận cấu thành trong khối Các bản tin tiếng Việt của Trung tâm.
Trong suốt chặng đường dài hoạt động, Bản tin Ngoại thương đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt. Những năm đầu mới được thành lập, trong khuôn khổ 24 trang in rônêô khổ A4 bằng loại giấy xấu, Ngoại thương đã phục vụ đắc lực cho Lãnh đạo Bộ và các đơn vị trong ngành . Sau khi là thành viên của Trung tâm, Ngoại thương như được tiếp thêm sức mạnh . Với sự lỗ lực, sáng tạo, năng động của đội ngũ cán bộ, biên tập viên, hình thức và nội dung của Ngoại thương đã được cải tiến rõ nét.
Hiện nay, Ngoại thương đã phát hành 3 số/tháng, với hình thức đẹp, trang nhã. Trong 40 trang nội dung mỗi số có nhiều chuyên mục như:
- Tin kinh tế:
- Thị trường hàng hoá và triển vọng,
- Thị trường xuất nhập khẩu,
- Việt Nnam - Kinh tế và chính sách;
- Những vấn đề thương mại,
- Tài chính tiền tệ,
- Kinh tế thế giới và dự báo
…
Đồng thời, mỗi số Ngoại Thương còn thực hiện một chuyên đề đều giới thiệu về một tỉnh hoặc một ngành với nhiều dữ liệu mà bạn đọc quan tâm. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực cũng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, tổng số CBCCVC của Ngoại thương là 30 người, trong đó trên 90% có trình độ Đại học, trên Đại học . Ngoài việc làm tốt nhiệm vụ thông tin chuyên nghành của mình, Ngoại thương cũng tự chủ được tài chính, tạo được uy tín đối với các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp trên toàn quốc.
2. Định hướng phát triển của Bản tin Ngoại Thương:
Không dừng lại ở những kết quả đã đạt đuợc, thời gian tới Ngoại thương tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các chuyên mục, đầu tư vào chất lượng nguồn nhân lực.
- Mở rộng và nâng cấp các nguồn thông tin, xây dựng các điều kiện ban đầu cơ sở dữ liệu thông tin nhằm từng bước thực hiện tốt dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về ngành.
- Tiếp tục nghiên cứu và mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại cụ thể như xuất bản ấn phẩm, tổ chức hội thảo về đánh giá kết quả một năm gia nhập WTO, họp với các hiệp hội ngành nghề nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành nghề....; thúc đẩy hoạt động của Văn phòng Phát triển thương mại và văn phòng Xúc tiến Hội nhập kinh tế quốc tế.
- Khẩn trương thực hiện dự án Tổ chức triển khai và phát triển thương mại điện tử mà Bộ đã phê duyệt và bảo đảm tiến hành đúng tiến độ.
- Tiến hành các thủ tục xây dựng Nhà xuất bản Công Thương
- Chuẩn bị thực hiện một số nhiệm vụ mới Bộ sẽ giao bổ sung trong bối cảnh đã sáp nhập hai bộ thành Bộ Công Thương và nhưng yêu cầu mới của hội nhập kinh tế quốc tế cũng như bình ổn giá cả thị trường và kiềm chế lạm phát như: Cung cấp thông tin định hướng dư luận.
- Nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp
- Tiếp tục cải thiện hình thức và nội dung thông tin trong các bản tin nhằm đáp ứng đièu kiện hiện nay , đặc biệt là những nội dung thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tổ chức công tác phát triển thị trường, xây dựng mạng lưới công tác viên phát hành và cộng tác viên thông tin; củng cố quan hệ khách hàng trong năm 2008; thường xuyên cập nhật các thông tin thị trường và thông tin phản hồi từ độc giả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ thông tin.
III. Kết luận :
Với hơn chục bản tin thương mại, đa đạng về chủng loại và phong phú về nguồn tin, cộng với hai mạng diện rộng VINANET và ASEMCONNECT, Trung tâm Thông tin Thương mại- Bộ Công Thương xứng đáng là một trong những đơn vị hàng đầu, địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực hoạt động thông tin kinh tế của cả nước.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoan nghênh, đánh giá cao và đón nhận những thông tin có tính nhanh nhạy, mang tính thời sự và bám sát tình hình thị trường của Trung tâm Thông tin Thương mại, coi những thông tin đó là không thể thiếu của họ, nhất là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
Các thông tin vầ thương mại và thị truờng của Trung tâm được Bộ Công Thương, các Bộ, ngành khác cũng như Văn phòng Trung ương Đảng đón nhận và sử dụng, tham khảo trong việc xây dựng, điều chỉnh chính sách và điều hành thị truờng.
Trung tâm Thông tin Thương mại đã phát huy được truyền thống tốt đẹp của 20 năm qua, luôn giữ được đoàn kết nội bộ có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và sự phát triển vững mạnh của ngành Thương mại nói riêng.
Trong thời gian thực tập tại Bản tin Ngoại Thuơng- Trung tâm Thông tin Thương Mại Việt Nam, tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân từ cách đi cơ sở lấy tư liệu, cách thu thập thông tin để viết bài. Những kinh nghiệm này rất có ích cho bản thân tôi sau này khi ra truờng hoạt động trong lĩnh vực báo chí.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh, chị, cô chú Bản tin Ngoại Thương đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập./.
Các bài đã được đăng:
1. Cục thuế tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa hệ thống, số 8 ngày 11-20/3/2008/
2. Công ty cổ phần thương mại - Du lịch Đà Giang đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển, số 8 ngày 11-20/3/2008.
3. ý tưởng chìa khóa thương hiệu, số 7 ngày 1-10/3/2008.
4. Tin: Chưa tăng giá 10 mặt hàng thiết yếu, số 10 ngày 1-10/4/2008
5. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng: Phát triển an toàn và hiệu quả. Số 10, ngày 1-10/4/2008.
6. Công ty Cổ phần thép Việt - Nhật: Thương hiệu uy tín trong thời kỳ hội nhập, số 10, ngày 1-10/4/2008.
7. Cảng Đình Vũ đón đầu cơ hội trong thời kỳ hội nhập, số 10, ngày 1-10/4/2008.
8. Tin: Triển lãm kinh tế thương mại Việt - Pháp, số 11, ngày 11-20/4/2008.
MụC LụC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15005.doc