Báo cáo thực tập tại Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần I: Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực 1

1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực: 1

2. Ngành nghề kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực. 2

2.1. Ngành nghề kinh doanh của Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực 2

2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực (năm 2008, đơn vị tính: VNĐ) 2

3. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực 3

3.1.Tổ chức bộ máy quản lý 3

3.2.Tổ chức bộ máy kế toán: 4

3.3.Hình thức tổ chức kế toán 5

Phần II. Đặc điểm một số phần hành kế toán của Trung tâm 7

1. Kế toán vốn bằng tiền 7

1.1.Quy trình lập và luân chuyển chứng từ. 7

1.1.1. Kế toán tiền mặt 7

1.1.1.1. Kế toán thu tiền mặt 7

1.1.1.2. Kế toán chi tiền mặt 8

1.1.2. Kế toán Tiền gửi Ngân hàng. 9

1.1.2.1. Kế toán thu Tiền gửi Ngân hàng 9

1.1.2.2. Kế toán chi Tiền gửi Ngân hàng 10

1.2. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. 12

2. Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 13

2.1. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ 13

2.1.1. Nhập nguyên vật liệu 13

2.1.2. Xuất vật tư 15

2.2. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung 16

3. Kế toán TSCĐ 16

3.1.Quy trình lập và luân chuyển chứng từ. 17

3.1.1.Trường hợp tăng TSCĐ 17

3.1.2. Giảm TSCĐ 19

3.2.Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung. 20

4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 21

4.1. Phương pháp tính lương. 21

4.2. Hình thức trả lương. 21

4.3. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ. 21

4.3.1.Trường hợp tạm ứng lương. 21

4.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 24

Kết luận 1

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át sinh hàng tháng của các thuê bao. 2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực (năm 2008, đơn vị tính: VNĐ) + Tổng số vốn : 5.775.167.899.852 - Vốn lưu động: 2.005.863.750.480 - Vốn cố định : 3.769.304.149.372 + Doanh thu : 8.142.635.454.400 + Chi phí : 7.746.421.956.000 +LNTT : 396.213.498.000 + Số lượng lao động: 482 người + Thu nhập bình quân :3.800.000/tháng + Nghĩa vụ ngân sách: - Thuế GTGT: 117.524.529.100 - Thuế TNDN: 110.939.779.500 - Thuế TNCN: 926.388.912 3. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực 3.1.Tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của Trung tâm tổ chức theo mô hình Trực tuyến tham mưu. GĐ Trung tâm P.Viễn thông di động MB Phó GĐ kinh doanh P.Kế hoạch kinh doanh P. Quản lý thu cước P. Vật tư P.Viễn thông di động MN P.Viễn thông di động MT Phó GĐ kinh doanh P.Kế hoạch kinh doanh P. Quản lý thu cước P. Vật tư Phó GĐ kỹ thuật P.Kỹ thuật mạng P. Kỹ thuật vận hành P. Hỗ trợ khách hàng Phòng Tổng hợp P. tài chính kế toán P. Quản lý bán hàng P. Tổ chức nhân sự Mô hình tổ chức quản lý tại Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy quản lý: - Giám đốc, ông Tạ Hồng Cương, là người nắm toàn bộ quyền hành, chỉ đạo chung toàn Trung tâm, có quyền quyết định mọi vấn đề của Trung tâm. - Phó giám đốc: Có 2 phó giám đốc trợ giúp giám đốc trong công tác quản lý các vấn đề về kinh doanh và kỹ thuật. - Phòng Viễn thông di động miền Bắc, miền Nam, miền Trung :phụ trách công việc liên quan theo sự phân chia lãnh thổ. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Đề ra chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường, đưa ra các giải pháp nhằm phát triển Trung tâm. - Phòng quản lý thu cước: quản lý việc thu cước của công ty điện lực các tỉnh, đối soát cước với các mạng điện thoại có liên quan.... - Phòng vật tư: phụ trách công tác kế hoạch, thống kê, và công tác cung ứng vật tư, thiết bị, quản lý việc sử dụng có hiệu quả vật tư, thiết bị toàn Trung tâm. - Phòng kỹ thuật mạng: phụ trách công việc thiết kế, vận hành hoạt động của mạng viễn thông với mục tiêu cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. - Phòng kỹ thuật vận hành: trực tiếp phụ trách vận hành các trạm thu phát sóng đảm bảo cho mạng được hoạt động tốt. - Phòng hỗ trợ khách hàng: giải đáp các thắc mắc của khách hàng về dịch vụ viễn thông mà Trung tâm cung cấp. - Phòng tổng hợp: là đơn vị tổng hợp hành chính quản trị giúp giám đốc chỉ đạo công tác pháp chế, thi đua, tuyên truyền, lưu trữ. - Phòng tài chính kế toán: Tham mưu, giúp giám đốc về quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán của toàn Trung tâm. - Phòng quản lý bán hàng: giao dịch, quản lý, ký hợp đồng trực tiếp với các đại lý, hàng tháng nhận báo cáo bán hàng của các đại lý, sau khi đối chiếu kiểm tra lại sẽ lập quyết toán báo cáo bán hàng gửi cho phòng tài chính kế toán để ghi sổ. - Phòng tổ chức nhân sự: Quản lý các vấn đề về nhân sự trong trung tâm, kết hợp với kế toán tiền lương tính lương cho cán bộ công nhân viên. 3.2.Tổ chức bộ máy kế toán: Trưởng phòng Tài chính Kế toán Phó phòng Kế Toán Thủ quỹ Kế toán Vốn bằng tiền Kế toán TS CĐ Kế toán Tiền lương Kế toán Giá thành Kế toán Công nợ Kế toán Vật tư Mô hình tổ chức bộ máy Kế toán tại Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực Ghi chú: :Quan hệ chỉ đạo :Quan hệ đối ứng Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành trong bộ máy kế toán: - Trưởng phòng Kế toán: Bà Lê Thị Hoài, là người đứng đầu bộ máy kế toán, tổ chức chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán, giúp giám đốc về quản lý, điều hành, theo dõi thực hiện công tác tài chính của Nhà nước tại đơn vị, lập Báo cáo tài chính. - Phó phòng kế toán: Hàng tháng, căn cứ vào các sổ chi tiết, các bảng phân bổ để vào các sổ tổng hợp theo dõi các tài khoản, sổ cái tài khoản có liên quan, nghiên cứu đề xuất các chính sách, phương án kinh doanh…. - Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, lập kế hoạch thu chi. - Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, nguồn vốn. Phân bổ khấu hao tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh. - Kế toán tiền lương: Tính và xác định quỹ lương của đơn vị, tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên, tính thuế thu nhập. - Kế toán vật tư: theo dõi tình hình thu hàng hoá, vật tư, tình hình nhập-xuất-tồn vật liệu, công cụ dụng cụ ở Trung tâm. - Kế toán công nợ: theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả trong và ngoài Trung tâm. - Kế toán giá thành: tính giá thành thiết bị đầu cuối và cước viễn thông. - Thủ quỹ: trực tiếp thu chi tiền mặt VNĐ của Trung tâm vào sổ quỹ. 3.3.Hình thức tổ chức kế toán - Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chế độ kế toán đặc thù ngành điện ban hành theo quyết định số178/QĐ- EVN- HĐQT ngày13/4/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn. - Theo yêu cầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cùng với tất cả các đơn vị khác trong Tập đoàn, Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực đang sử dụng phần mềm kế toán FMIS Aplication. - Trung tâm đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Chứng từ gốc Bảng cân đối phátsinh Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết ` Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung ` Sổ cái Báo cáo tài chính Sơ đồ: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại Trung tâm. Ghi chú: :Ghi hàng ngày :Ghi cuối tháng,hoặc định kỳ :Quan hệ đối chiếu Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán vào phần mềm nhập dữ liệu. Với phần mềm FMIS Aplication dữ liệu sẽ tự động chuyển vào Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt và các Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Tiếp đó dữ liệu từ sổ Nhật ký đặc biệt, Nhật ký chung sẽ chuyển vào Sổ cái tài khoản và chuyển tiếp vào Bảng cân đối phát sinh; dữ liệu các Sổ, thẻ kế toán chi tiết sẽ chuyển vào Bảng tổng hợp chi tiết khớp đúng với dữ liệu trong Sổ cái tài khoản tương ứng. Cuối cùng dữ liệu từ Bảng tổng hợp chi tiết và Bảng cân đối phát sinh sẽ chuyển vào Báo cáo tài chính. Phần II. Đặc điểm một số phần hành kế toán của Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực 1. Kế toán vốn bằng tiền - Tại Trung tâm Tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng chỉ có tiền VNĐ. - Các nghiệp vụ thu tiền chủ yếu gồm: bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định, thu lãi từ hoạt động đầu tư, cho vay,.... - Các nghiệp vụ chi tiền chủ yếu gồm: Tạm ứng, mua vật tư, tài sản, trả nợ, thanh toán với cán bộ công nhân viên, chi trả lãi vay ngân hàng, chi lỗ từ hoạt động đầu tư,...... 1.1.Quy trình lập và luân chuyển chứng từ. 1.1.1. Kế toán tiền mặt 1.1.1.1. Kế toán thu tiền mặt (1) Căn cứ vào HĐGTGT, giấy đề nghị nộp tiền,....Kế toán vốn bằng tiền vào phần mềm kế toán in phiếu thu thành 3 liên. (2) Trình kế toán trưởng ký nhận vào 3 liên. (3) Kế toán vồn bằng tiền nhận lại 3 liên, lưu lại liên 1 (4) Kế toán vồn bằng tiền chuyển liên 2, 3 cho thủ quỹ. (5) Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu (liên 2, 3), chuyển cho người nộp tiền ký nhận 2 liên (liên2, 3), người nộp tiền giữ lại liên 3. (6) Nguời nộp tiền chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ. (7) Thủ quỹ ghi sổ quỹ tiền mặt. (8) Thủ quỹ chuyển trả Phiếu thu(liên 2) cho kế toán vốn bằng tiền. (9) Kế toán vốn bằng tiền ghi sổ kế toán liên quan. (10) Chuyển Phiếu thu (liên 2) cho kế toán liên quan ghi sổ kế toán. (11) Phiếu thu (liên 2) kế toán được chuyển về cho kế toán vốn bằng tiền lưu . Thủ quỹ Kế toán Liên quan Kế toán trưởng,GĐ Kế toán Tiền mặt Người nộp tiền (1) Viết PT (3 liên) - HĐGTG - HĐ bán hàng - Giấy đề nghị nộp tiền,... - ..... Viết PT (3 liên) (2) (5) (4) Viết PT (3 liên) PT (liên 2,3) (3) - Ký liên2,3 - Giữ lại liên 3 - Chuyển cho thủ quỹ liên 2. PT (liên 2) PT (liên 2) (9) Ký,Thu tiền (8) PT (liên 2) Ghi sổ kế toán (9) (6) (10) Lưu Ghi sổ kế toán Ghi sổ quỹ TM (11) (7) Quy trình luân chuyển chứng từ thu tiền mặt 1.1.1.2. Kế toán chi tiền mặt (1) Các phòng ban, cá nhân có nhu cầu gửi phiếu đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu thanh toán BHXH,....kèm theo tờ trình, công văn, lệnh chi hoặc giấy đề nghị thanh toán tạm ứng cho kế toán vốn bằng tiền. (2) Kế toán vốn bằng tiền vào phần mềm in thành phiếu chi thành 2 liên, trình kế toán trưởng và giám đốc ký và nhận lại 2 liên. (3) Kế toán vốn bằng tiền giữ lại 1 liên để lưu và chuyển cho thủ quỹ liên 2. (4) Thủ quỹ nhận phiếu chi liên 2 ,ký, xuất quỹ. (5) Thủ quỹ chuyển cho người nhận tiền ký liên 2, nhận lại liên 2. (6) Thủ quỹ ghi vào sổ quỹ tiền mặt. (7) Thủ quỹ chuyển liên 2 cho kế toán vốn bằng tiền. (8) Kế toán vốn bằng tiền ghi sổ kế toán. (9) Kế toán vốn bằng tiền chuyển liên 2 cho kế toán liên quan ghi sổ kế toán. Kế toán trưởng,GĐ Kế toán tiền mặt K.T liên quan Người nhận tiền (10) Phiếu chi (liên 2) được chuyển cho Kế toán vồn bằng tiền lưu chứng từ. Thủ quỹ (1) Ký (2 liên) Viết PC (2 liên) - Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng - Phiếu đề nghị chi tiền - Tờ trình - Công văn ` (2) PC (liên 2) PC (2 liên) (2) (3) PC (liên 2) Ký,xuất quỹ PC (liên 2) ` (4) (9)`` (7)`` PC (liên 2) (5) (9) (9) (5) Ghi sổ kế toán (6) Ghi sổ kế toán Ghi sổ quỹ TM (10) Lưu Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền mặt 1.1.2. Kế toán Tiền gửi Ngân hàng. - Ngân hàng đại diện của Trung tâm là ngân hàng Vietcombank. - Tại Trung tâm khi phát sinh các khoản thu( chi) TGNH, ngoài lập UNC, kế toán TGNH còn lập thêm Phiếu thu ngân hàng ( Phiếu chi ngân hàng). 1.1.2.1. Kế toán thu Tiền gửi Ngân hàng (1) Ngân hàng Vietcombank nhận UNC( liên 2;3) từ ngân hàng đại diện của khách hàng và chuyển UNC(liên 3) cho Kế toán TGNH của Trung tâm. (2) Cuối ngày ngân hàng phát hành giấy báo có. (3) Kế toán TGNH viết Phiếu thu ngân hàng(2 liên). (4)Trình kế toán trưởng và giám đốc ký. (5),(6) Chuyển cho kế toán liên quan 1 liên Phiếu thu ngân hàng để ghi sổ toán (7) Kế toán TGNH ghi sổ kế toán (8) Kế toán TGNH lưu bộ chứng từ. Ngân hàng Vietcombank Kế toán TGNH Kết toán trưởng,GĐ Kế toán liên quan UNC (liên 2;3) (Khách hàng) UNC (liên 3) Phiếu thu ngân hàng (2 liên) Ký Phiếu thu ngân hàng (2 liên) Ghi sổ kế toán Phiếu thu ngân hàng ( liên 2) Ghi sổ kế toán Lưu Phát hành Giấy báo có Kế toán TGNH Kết toán trưởng,GĐ Kế toán liên quan (1) (3) (4) (2) (4) (8) (7) (5) (6) ` Quy trình luân chuyển chứng từ thu TGNH 1.1.2.2. Kế toán chi Tiền gửi Ngân hàng (1) Kế toán TGNH viết 4 UNC và 2 Phiếu chi ngân hàng và trình kế toán trưởng và giám đốc ký (2) Kế toán TGNH nhận lại 4 UNC, 2 Phiếu chi ngân hàng. (3) Kế toán TGNH chuyển cho Ngân hàng Việtcombank 4 UNC, 2 phiếu chi ngân hàng. (4)Ngân hàng ký, chuyển cho ngân hàng đại diện đơn vị nhận tiền UNC (liên 3;4). (5) Ngân hàng Viêtcombank gửi lại kế toán TGNH 1UNC và 2 Phiếu chi ngân hàng. (6) Kế toán TGNH ghi sổ kế toán TGNH (7) Kế toán TGNH giữ lại 1 liên Phiếu chi ngân hàng chuyển cho kế toán liên quan 1 liên Phiếu chi ngân hàng. (8) Kế toán liên quan ghi sổ kế toán. (9);(10) Bộ chứng từ được chuyển về cho Kế toán TGNH lưu chứng từ. Kế toán TGNH Kế toán trưởng,GĐ Ngân hàng Viêtcombank Kế toán liên quan NH đại diện của người bán Ký UNC(4liên) Phiếu chi ngân hàng (2 liên) UNC(4liên) Phiếu chi ngân hàng (2 liên) (1) Ký (2) UNC (Liên3;4) UNC(4liên) Phiếu chi ngân hàng (2 liên) (3) (4) Phiếu chi ngân hàng (liên 2) UNC(liên1) Phiếu chi ngân hàng (2 liên) (5) (7) (9) Ghi sổ kế toán TGNH (6) (8) (10) Ghi sổ kế toán Lưu Quy trình luân chuyển chứng từ chi Tiền gửi Ngân hàng 1.2. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. Phiếu thu,Phiếu chi UNC UNC Nhật ký thu tiền Nhật ký chi tiền Sổ quỹ tiền mặt Sổ chi tiết TGNH Sổ cái tài khoản 111, 112 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi Tiền mặt,TGNH ` Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán Vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú: :Ghi hàng ngày :Ghi cuối tháng :Quan hệ đối chiếu Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, UNC, Phiếu thu Ngân hàng, Phiếu chi ngân hàng và các chứng từ có liên quan, kế toán vốn bằng tiền vào phần mềm nhập dữ liệu. Dữ liệu sẽ tự động chuyển vào Nhật ký thu, chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết TGNH. Số liệu từ sổ Nhật ký thu, chi tiền mặt, TGNH được chuyển vào sổ cái tài khoản 111,112. Tiếp đó vào Bảng cân đối tài khoản; số liệu từ sổ quỹ, sổ chi tiết TGNH sẽ chuyển vào Bảng tổng hợp chi tiết Tìên mặt, TGNH khớp đúng với số liệu trong sổ cái Tài khoản tương ứng. Cuối cùng dữ liệu được chuyển vào Báo cáo tài chính 2. Kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Tại Trung tâm có rất nhiều loại Nguyên Vật liệu, công cụ dụng cụ. Dưới đây là một số Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chủ yếu của Trung tâm. - Card 32 kênh- CCPM - Bút chì, bút bi thiên long - Accu 12 V- 100Ah - Kẹp ghim giấy. - Mudule nguồn AC/DC - Băng gián. - Hế thống quạt gió - Máy điện thoại để bàn..... - Phương pháp tính giá thực tế của Nguyên vật liệu; công cụ, dụng cụ: tính theo phương pháp Nhập trước- Xuất trước. - Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ: theo phương pháp Thẻ song song. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp KKTX. - Đối với CCDC, Trung tâm áp dụng phương pháp bổ 1 lần cho những công cụ, dụng cụ xuất dùng đều đặn hàng tháng, giá trị xuất dùng nhỏ, đối với những CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, xuất dùng không đều đặn giữa các tháng thì áp dụng phương pháp phân bổ dần. 2.1. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ 2.1.1. Nhập nguyên vật liệu (1) Căn cứ vào Phiếu yêu cầu xuất vật tư mà các bộ phận có nhu cầu sử dụng gửi lên Phòng vật tư ký xác nhận , áp giá, lập hợp đồng mua NVL, CCDC. (2) Chuyển hợp đồng cho người bán ký và trình giám đốc ký. (3);(4) Phòng vật tư lập phiếu nhập kho thành 3 liên, giữ lại 1 liên, giao cho người bán 1 liên và giao cho thủ kho 1 liên. (5) Thủ kho ký vào Phiếu nhập kho, nhập NVL, CCDC và ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho và ghi vào sổ kho. (6) Phòng vật tư nhận HĐGTGT của người bán . (7) Định kỳ 15 ngày một lần, thủ kho chuyển phiếu nhập kho, phòng vật tư chuyển phiếu yêu cầu, hợp đồng, HĐGTGT ... cho kế toán NVL, CCDC. (8) Kế toán NVL, CCDC nhập dữ liệu vào phần mềm và ghi sổ kế toán. (9);(10) Kế toán vật tư chuyển bộ chứng từ gồm phiếu nhập kho, phiếu yêu cầu, hợp đồng, HĐGTGT,.... cho bộ phận kế toán liên quan để ghi sổ kế toán. (11) Bộ chứng từ được chuyển về cho kế toán NVL,CCDC lưu. Đơn vị bán Phòng vật tư Thủ kho Kế toán NVL,CCDC KTT, GĐ Bp. Kế toán liên quan Nhận Phiếu yêu cầu Kế hoạch mua vật tư Lưu (7) Ký hợp đồng (11) Ký hợp đồng áp giá, Lập hợp đồng (1) (2) Hợp đồng, HĐ GTGT, Phiếu yêu cầu, Phiếu xuất kho.... Hợp đồng, HĐ GTGT, Phiếu yêu cầu, Phiếu xuất kho.... (2) (7) Phiếu nhập kho (1 liên) Phiếu nhập kho (1 liên) (3) Phiếu nhập kho (3 liên) (4) (7) (9) (4) (5) (7) (7) Hoá đơn GTGT Hoá đơn GTGT (8) Ghi sổ kế toán Ghi sổ kế toán (10) (6) Nhập kho NVL,ghi vào sổ kho Nguyên vật liệu (5) Quy trình luân chuyển chứng từ nhập Nguyên vật liệu, CCDC mua ngoài 2.1.2. Xuất vật tư (1) Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, bộ phận có nhu cầu lập phiếu yêu cầu xuất vật tư và chuyển cho phòng vật tư ký. (2) Phòng vật tư lập phiếu xuất kho thành 3 liên. (3) Phòng vật tư giữ lại 1 liên, giao cho bộ phận nhận vật tư 2 liên để xuống kho làm thủ tục xuất kho. (4) Bộ phận nhận vật tư đưa cho thủ kho ký 2 liên. (5) Thủ kho xuất NVL, CCDC, ghi số lượng xuất và ký vào 2 liên, giữ lại 1 liên và trả lại bộ phận nhận vật tư 1 liên và ghi vào Sổ kho. (6) Định kỳ 15 ngày một lần, thủ kho chuyển phiếu xuất kho cho kế toán vật tư. (7) Kế toán vật tư nhập dữ liệu vào phần mềm, ghi sổ kế toán. (8) Kế toán NVL, CCDC chuyển phiếu xuất kho cho bộ phận kế toán liên quan. (9) Bộ phận kế toán liên quan ghi sổ kế toán. Lập Ký Phiếu yêu cầu xuất vật tư Phiếu yêu cầu xuất vật tư Ký Phiếu xuất kho (2 liên) Phiếu xuất kho (2 liên) Ghi sổ kho và xuất vật tư Nhận vật tư Phiếu xuất kho (1 liên) Ghi sổ kế toán Phiếu xuất kho (1 liên) Ghi sổ kế toán Lưu Phiếu xuất kho (3 liên) (10) Bộ phận kế toán liên quan chuyển phiếu nhập kho cho kế toán vật tư lưu. Bộ phận nhận vật tư Phòng vật tư Thủ kho Kế toán NVL,CCDC Kế toán liên quan (1) (10) (2) (3) (6) (8) (7) (9) (4) (5) Quy trình luân chuyển chứng từ xuất NVL, CCDC. 2.2. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Bảng phân bổ NVL,CCDC Sổ kế toán chi tiết NVL,CCDC Hoá đơn GTGT Hoá đơn bán hàng thông thường Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Các chứng từ gốc khác..... Nhật ký chung Nhật ký mua hàng Nhật ký chi tiền Sổ cái TK 152, 153 Bảng cân đối tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết NVL,CCDC Báo cáo tài chính Sơ đồ: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú : :Ghi hàng ngày :Ghi cuối tháng :Quan hệ đối chiếu Căn cứ vào bộ chứng từ nhận được như: Hoá đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho.... Kế toán NVL, CCDC nhập số liệu vào phần mềm. Với phần mềm kế toán FMIS Application, số liệu sẽ tự động chuyển vào Bảng phân bổ vật liệu, CCDC; Sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC; Nhật ký chung, Nhật ký mua hàng và Nhật ký chi tiền. Sau đó chuyển vào Sổ cái TK 152; 153 và Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC khớp đúng với số liệu trong Sổ cái Tk 152; 153. Tiếp theo số liệu được chuyển vao Bảng cân đối kế toán và cuối cùng vào Báo cáo tài chính. 3. Kế toán TSCĐ Dưới đây là một số TSCĐ của Trung tâm Thông tin Viễn thông Điện lực. - Máy tính xách tay HP- Compad 6250 - Máy tủ lạnh đứng 93000 BTD/h - Điều hoà nhiệt độ LC J- C18D - Hệ thống báo cháy - Ô tô Ford 12 chỗ - Lọc sét 3 pha 800 A - Cáp quang số 8 loại 24 sợi- Sacom VN - Máy đo luồng ACTERNA- EDT - Nguyên tắc đánh giá Tài sản cố định: Theo nguyên giá tài sản. - Phương pháp khấu hao: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp xác định thời gian sử dụng hữu ích: Theo QĐ 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài chính và theo văn bản số 20/7/EVN/TC- KT ngày 08/5/2000 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng dẫn thực hiện QĐ 166/1999/QĐ- BTC. 3.1.Quy trình lập và luân chuyển chứng từ. 3.1.1.Trường hợp tăng TSCĐ 3.1.1.1.Tăng do mua mới (1) Căn cứ vào Hồ sơ kỹ thuật, Hồ sơ đăng kiểm,... do các phòng ban có nhu cầu cần tăng TSCĐ lập, Bộ phận giao lập và ký vào Biên bản giao nhận TSCĐ (2 bản) (2) Bộ phận giao chuyển Biên bản giao nhận TSCĐ cho bộ phận nhận TSCĐ ký. (3) Bộ phận nhận TSCĐ trình lên kế toán trưởng và giám đốc ký (2 bản). (4) Bộ phận nhận TSCĐ nhận lại 1 bản Biên bản giao nhận TSCĐ. (5)Kế toán TSCĐ nhận 1 bản. Căn cứ vào Biên bản giao nhận tài sản cố định và các chứng từ kèm theo như : Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường,... để ghi sổ kế toán TSCĐ (6) Đồng thời Kế toán TSCĐ xác định nguồn để ghi sổ Nguồn vốn. (7) Kế toán TSCĐ chuyển các chứng từ tăng TSCĐ cho bộ phận kế toán liên quan. (8) Bộ phận kế toán liên quan ghi sổ kế toán. (9) Bộ phận kế toán liên quan chuyển biên bản bàn giao TSCĐ và các chứng từ liên quan cho kế toán TSCĐ .Kế toán TSCĐ lưu chứng từ. 3.1.1.2.Tăng do được Nhà nước cấp, biếu, tặng (1’) Bộ phận liên quan lập biên bản giao nhận tài sản cố định và các chứng từ liên quan chuyển đến kế toán TSCĐ. (2’) Kế toán TSCĐ nhận các chứng từ và ghi sổ kế toán TSCĐ liên quan. Đồng thời ghi sổ kế toán nguồn vốn. Bộ phận liên quan Bộ phận kế toán liên quan Bộ phận nhận TSCĐ Kế toán tài sản cố định Kế toán trưởng, giám đốc Bộ phận giao TSCĐ Ký Ký Viết- ký Mua mới Biên bản giao nhận TSCĐ... Biên bản giao nhận TSCĐ... Biên bản giao nhận TSCĐ,.... -Hoá đơn GTGT -Hồ sơ kỹ thuật - Chứng từ liên quan (1) (2) (3) (4) Biên bản giao nhận TSCĐ... - Biên bản giao nhận TSCĐ - Chứng từ liên quan (5) Cấp, biếu, Tặng (1’) (7) - Biên bản giao nhận TSCĐ - Chứng từ kèm theo -Biên bản giao nhận - .... (2’) (6) - Ghi sổ KT TSCĐ - Ghi sổ KT nguồn vốn (8) Ghi sổ kế toán liên quan (9) Lưu chứng từ Quy trình luân chuyển chứng từ tăng Tài sản cố định 3.1.2. Giảm TSCĐ (1) Bộ phận liên quan lập Biên bản đánh giá TSCĐ.Từ đó lập Biên bản thanh lý TSCĐ, từ bản kiểm kê đánh giá lập Biên bản kiểm kê, biên bản đánh giá lại TSCĐ(2 bản). (2) Trình kế toán trưởng và ban giám đốc ký biên bản thanh lý TSCĐ(2 bản). (3) Biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản kiểm kê, biên bản đánh giá lại TSCĐ được chuyển cho kế toán TSCĐ. (4) Kế toán TSCĐ ghi sổ kể toán TSCĐ. (5), (6) Sau đó chuyển cho kế toán liên quan như kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán để ghi sổ kế toán. Kế toán trưởng,GĐ Kế toán TSCĐ Kế toán liên quan Bộ phận liên quan (7) Kế toán liên quan chuyển các chứng từ cho kế toán TSCĐ lưu. Ký Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản đánh giá TSCĐ Biên bản thanh lý TCSĐ (1) (2) - Biên bản thanh lý TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ -Biên bản kiểm kê TSCĐ (3) (5) -Biên bản kiểm kê -Biên bản đánh giá TSCĐ Kiểm kê đánh giá -Biên bản thanh lýTSCĐ - Biên bản kiểm kê - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (1) (4) Ghi sổ kế toán (7) Lưu chứng từ Ghi sổ kế toán (6) Quy trình luân chuyển chứng từ giảm Tài sản cố định 3.2.Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung. -Hóa đơn GTGT - Hoá đơn bán hàng thông thường - Biên bản nhượng bán Tài sản cố định - Biên bản thanh lý Tài sản cố định - Các chứng từ khác liên quan.... Nhật ký chung Nhật ký mua hàng Nhật ký chi tiền Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Thẻ TSCĐ Bảng cân đối tài khoản Sổ cái TK 211, 214 Báo cáo tài chính Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Tài sản cố định theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú: :Ghi hàng ngày :Ghi cuối tháng :Quan hệ đối chiếu Căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm TSCĐ, kế toán TSCĐ vào phần mềm nhập các thông tin từ các chứng từ nhận được. Với phần mềm kế toán, số liệu sẽ tự động vào sổ nhật ký chung, nhật ký mua hàng, nhật ky chi tiền, các thẻ TSCĐ (mỗi TSCĐ được ghi vào 1 thẻ TSCĐ), và bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, từ đó dữ liệu được chuyển tiếp vào sổ cái Tk 211, sổ chi tiết Tk 211. Cuối tháng dữ liệu được chuyển vào Bảng cân đối tài khoản. Từ đó vào Báo cáo tài chính 4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 4.1. Phương pháp tính lương. Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên tại Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực đang được thực hiện theo quyết định số 4535/QĐ-TTDD-TCNS ngày28/7/2008. Lương của cán bộ nhân viên được trả theo thời gian lao động gồm tiền lương cố định theo chế độ của Nhà nước và tiền lương gắn liền với kết quả kinh doanh hàng tháng. 4.2. Hình thức trả lương. Tiền lương được trả qua tài khoản ngân hàng, và được trả thành 2 lần: lần 1 tạm ứng vào ngày 10 hàng tháng và lần 2 vào ngày 25 của tháng sau. - Các khoản trích theo lương được trích theo tỷ lệ quy định. + BHXH: trích 20% trên tổng số tiền lương cơ bản trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% trừ vào lương của người lao động. + BHYT: trích 3% trên tổng số tiền lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào lương của người lao động. + KPCĐ: trích 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 4.3. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ. 4.3.1.Trường hợp tạm ứng lương. (1),(2) Các phòng ban lập danh sách nhân viên ứng lương gửi lên phòng Tổ chức nhân sự. Phòng tổ chức nhân sự gửi danh sách cho kế toán tiền lương. (3) Kế toán tiền lương xem xét, kiểm tra số tiền tạm ứng, số tài khoản.... của các nhân viên trong danh sách nhận được. Sau đó lập Bảng thanh toán tiền ứng lương. (4) Trình kế toán trưởng và giám đốc ký, nhận lại Bảng thanh toán tiền ứng lương. (5) Chuyển cho kế toán TGNH. (6) Kế toán TGNH làm thủ tục chuyển cho Ngân hàng việtcombank để Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản cho nhân viên. (7) Kế toán TGNH ghi sổ kế toán. (8) Kế toán TGNH chuyển Bảng thanh toán tiền ứng lương cho kế toán tiền lương. (9) Kế toán tiền lương lưu chứng từ. Các phòng ban P.Tổ chức nhân sự Kế toán tiền lương Kế toán trưởng,GĐ KT tiền gửi ngân hàng Lập danh sách nhân viên ứng lương Bảng thanh toán ứng lương Bảng ứng lương Lập danh sách nhân viên ứng lương (1) (2) (5) (8) Làm thủ tục chuyển cho NH để chuyển tiền vào TK của NV Bảng thanh toán ứng lương (3) (6) Ký Bảng thanh toán ứng lương (4) Lưu chứng từ (9) (7) Ghi sổ kế toán (11) Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương trong trường hợp ứng lương (1),(2),(3) Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu chấm làm thêm giờ do các phòng ban lập gửi lên, phòng tổ chức nhân sự (TCNS) lập bảng lương và nhập ngày công. Phòng TCNS gửi bảng lương cùng các chứng từ cho kế toán tiền lương điền các khoản giảm trừ trên lương. (4),(5),(6) Kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán lương, trình kế toán trưởng và giám đốc ký. Sau đó chuyển cho kế toán tiền gửi ngân hàng. (7),(8) Kế toán TGNH làm thủ tục để Ngân hàng đại diện của Trung tâm chuyển tiền vào tài khoản của nhân viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao thuc tap- nham- ban 1.doc
Tài liệu liên quan