Báo cáo Thực tập tại trung tâm viettel quận gò vấp

Tập Đoàn Viễn thông quân đội (tên viết tắt là: Viettel), tiền thân là Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tổng Công ty được ra đời với nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc nhằm củng cố quốc phòng – an ninh và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước với nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được triển khai trên toàn quốc và vươn ra cả thị trường quốc tế.

Về kinh doanh các dịch vụ viễn thông, Tập Đoàn không phải là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này, tuy nhiên với chủ trương “Đi tắt đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ hiện đại” Viettel luôn chú trọng vào đổi mới công nghệ, đầu tư chất xám, kiện toàn bộ máy tổ chức, mở rộng đầu tư v.v. do đó hiện nay Viettel đã có được hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng và thực hiện triển khai kinh doanh trên toàn quốc đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh và sản xuất kinh doanh.

Xác định rằng cạnh tranh là một vấn đề tất yếu trong nền kinh tế thị trường nhưng phải đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi cho khách hàng, do đó Viettel luôn có nhiều sáng tạo trong hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo tính cạnh tranh và quyền lợi của khách hàng mà bằng chứng thể hiện rõ ràng nhất là doanh thu của Tổng Công ty năm sau tăng trưởng gấp đối năm trước trong giai đoạn từ năm 2005 – 2009. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Tổng Công ty thì các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện giúp đỡ ủng hộ những người nghèo, những trường hợp khó khăn luôn được Viettel quan tâm thực hiện.

Toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng Công ty luôn phấn đấu để đưa Viettel trở thành nhà khai thác, cung cấp dịch vụ Bưu chính – Viễn thông hàng đầu ở Việt Nam song song với việc mở rộng ra các nước trong khu vực và thế giới xứng đáng với danh hiệu Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới do Đảng và Nhà nước đã trao tặng.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại trung tâm viettel quận gò vấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tổng Quan Về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội 1. 1. Giới thiệu chung về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Tập Đoàn Viễn thông quân đội (tên viết tắt là: Viettel), tiền thân là Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tổng Công ty được ra đời với nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc nhằm củng cố quốc phòng – an ninh và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước với nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được triển khai trên toàn quốc và vươn ra cả thị trường quốc tế. Về kinh doanh các dịch vụ viễn thông, Tập Đoàn không phải là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này, tuy nhiên với chủ trương “Đi tắt đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ hiện đại” Viettel luôn chú trọng vào đổi mới công nghệ, đầu tư chất xám, kiện toàn bộ máy tổ chức, mở rộng đầu tư v.v.. do đó hiện nay Viettel đã có được hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng và thực hiện triển khai kinh doanh trên toàn quốc đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh và sản xuất kinh doanh. Xác định rằng cạnh tranh là một vấn đề tất yếu trong nền kinh tế thị trường nhưng phải đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi cho khách hàng, do đó Viettel luôn có nhiều sáng tạo trong hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo tính cạnh tranh và quyền lợi của khách hàng mà bằng chứng thể hiện rõ ràng nhất là doanh thu của Tổng Công ty năm sau tăng trưởng gấp đối năm trước trong giai đoạn từ năm 2005 – 2009. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Tổng Công ty thì các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện giúp đỡ ủng hộ những người nghèo, những trường hợp khó khăn luôn được Viettel quan tâm thực hiện. Toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng Công ty luôn phấn đấu để đưa Viettel trở thành nhà khai thác, cung cấp dịch vụ Bưu chính – Viễn thông hàng đầu ở Việt Nam song song với việc mở rộng ra các nước trong khu vực và thế giới xứng đáng với danh hiệu Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới do Đảng và Nhà nước đã trao tặng. 1.2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành đa nghề được trên phạm vi cả nước và quốc tế, những hoạt động kinh doanh chính của Viettel như sau: Cung cấp dịch vụ viễn thông và CNTT Truyền dẫn (cho thuê kênh trong nước và Quốc tế) Bưu chính Kinh doanh thiết bị đầu cuối Đầu tư tài chính Dịch vụ nội dung và Truyền thông Đầu tư bất động sản Dịch vụ kỹ thuật, công nghệ cao Xuất nhập khẩu Tổ chức bộ máy kinh doanh của Tổng Công ty ở trong nước bao gồm: Khối cơ quan Tổng Công ty với 10 Phòng/Ban, 07 Công ty, 04 Trung tâm Kinh doanh và Câu lạc bộ bóng đá Thể công. 1.3. Các thành quả đạt được trong những năm gần đây a. Tại Việt Nam Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam. Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam. Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam. Số 1 về đột phá kỹ thuật: Thu – phát trên một sợi quang. Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam. b. Trong khu vực Là một trong những doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Là mạng di động được ưa chuộng tại Campuchia, Lào. c. Trên thế giới Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009-2010. 2. Tổng Quan Về Chi Nhánh Kỹ Thuật Hồ Chí Minh 2.1. Chức năng và nhiệm vụ chung Quy hoạch và phát triển: Hạ tầng BTS, A, P theo phân cấp. Triển khai cung cấp các dịch vụ. Duy trì: Vận hành và khai thác mạng lưới. Bảo quản, bảo dưỡng, ứng cứu thông tin (ƯCTT) đảm bảo an toàn mạng lưới. CSKH, sửa chữa sự cố dịch vụ cho khách hàng. Quản lý: Kỹ thuật, nhân sự, tài chính, kế hoạch, kỹ thuật, chính trị, hành chính. 2.2. Mô hình tổ chức 2.3. Nhiệm vụ của Trung Tâm Viettel Quận/Huyện 2.3.1. Nhiệm vụ của Khối Kinh Doanh 2.3.1.1. Cửa hàng giao dịch Nhiệm vụ Cửa hàng trưởng (nhiệm vụ quản lý chiếm 30%) Trực tiếp quản lý, điều hành các mặt công tác kinh doanh tại cửa hàng/Siêu thị. Chủ trì tổ chức hỗ trợ marketing trực tiếp, triển khai các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, truyền thông, PR trên địa bàn khi có yêu cầu. Quản lý lao động tại cửa hàng: Bố trí phân công việc, địa bàn; điều hành nhân viên thực hiện nhiệm vụ; phối hợp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên; chấm công; duy trì nền nếp làm việc; phối hợp đánh giá kết quả hoàn thành công việc,… của nhân viên. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn (70% thời gian). Chức danh: Cửa hàng trưởng Nhiệm vụ giao dịch: Trực tại cửa hàng/siêu thị theo ca; Bán hàng đa dịch vụ tại cửa hàng/siêu thị; Chăm sóc khách hàng tại cửa hàng/siêu thị; Thực hiện công tác quản lý, vệ sinh cửa hàng/siêu thị theo phân công. Chức danh: Nhân viên giao dịch. Nhiệm vụ thiết bị đầu cuối: Bán hàng và tư vấn thiết bị đầu cuối tại cửa hàng/siêu thị; Hướng dẫn các đầu mối và khách hàng sử dụng thiết bị đầu cuối; Tiếp nhận và sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị đầu cuối tại Quận/huyện; Thực hiện công tác quản lý, vệ sinh cửa hàng/siêu thị theo phân công. Chức danh: Nhân viên thiết bị đầu cuối. 2.3.1.2. Tổ quản lý Đại lý, điểm bán Chăm sóc Đại lý, điểm bán: trả lời thắc mắc; hướng dẫn cách truyền thông; cách bán hàng các dịch vụ của Viettel; Hỗ trợ Đại lý, điểm bán: hướng dẫn dịch vụ; sử dụng công cụ (VD: sim đa năng, phần mềm,…); Xây dựng hình ảnh Viettel tại Đại lý, điểm bán: biển hiệu đúng chuẩn, sạch; đủ tờ rơi, poster; bố trí sắp xếp ngăn nắp,… Triển khai các chương trình: bán hàng, CSKH, truyền thông theo kế hoạch; giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của Viettel cho điểm bán; Nắm bắt thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh; chất lượng mạng của viettel và đối thủ. Chức danh: Nhân viên quản lý Đại lý, điểm bán. 2.3.1.3. Tổ Hỗ trợ quản lý địa bàn Tiếp nhận chỉ tiêu thu cước, bán hàng, CSKH từ Phòng Quản lý địa bàn Chi nhánh; Quản lý NV QLĐB, phân công địa bàn, chỉ tiêu cho NV QLĐB, bán hàng cho NV QLĐB; Đảm bảo đầy đủ các công cụ bán hàng, CSKH, thu cước và xác minh KH cho NV QLĐB; Nhận thông báo cước và cấp phát TBC cho NV QLĐB; Điều chuyển lạc tuyến, lạc hướng, cập nhật thông tin KH hàng ngày trên địa bàn cho NV QLĐB; Đôn đốc, kiểm tra việc bán hàng đa dịch vụ, thu cước, CSKH của NV QLĐB; Cập nhật các thông tin tiếp nhận từ NV QLĐB và xử lý, hỗ trợ và đề xuất xử lý, hỗ trợ; Phối hợp đào tạo nghiệp vụ cho NV QLĐB; Phối hợp tuyển dụng NV QLĐB (CTV); Đánh giá năng lực NV QLĐB tại địa bàn quản lý, đề xuất tuyển dụng, sa thải NV QLĐB; Đầu mối tổng hợp và thanh toán các chế độ cho NV QLĐB tại Huyện. Chức danh: Nhân viên Hỗ trợ địa bàn. 2.3.1.4.. Tổ Bán hàng doanh nghiệp Lập và theo dõi kế hoạch bán hàng: Thực hiện tìm kiếm, thu thập thông tin khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viettel; Lên kế hoạch tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng DN về các giải pháp kỹ thuật, dịch vụ của Viettel. Tổ chức bán hàng, triển khai cung cấp dịch vụ cho khách hàng: Tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng DN về các giải pháp kỹ thuật, dịch vụ của Viettel và ký kết hợp đồng triển khai cung cấp dịch vụ cho khách hàng; Đôn đốc triển khai cài đặt, cung cấp dịch vụ cho các khách hàng DN đã ký kết hợp đồng; Tổng hợp báo cáo số liệu, phân tích, đánh giá, đề xuất điều chỉnh chính sách bán hàng cho KHDN. Thực hiện các chăm sóc khách hàng DN đã sử dụng dịch vụ, giải pháp kỹ thuật của Viettel: Tổng hợp cơ sở dữ liệu khách hàng, xác định đối tượng cần chăm sóc, đề xuất các chương trình chăm sóc khách hàng; phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia các hoạt động CSKH trực tiếp. Phát triển và quản lý công tác viên phát triển dịch vụ: Tổng hợp danh sách CTV làm công tác phát triển dịch vụ KDDN; phân chia địa bàn, giao chỉ tiêu, theo dõi đôn đốc thực hiện chỉ tiêu, hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ cho CTV. Thực hiện đào tạo nghiệp vụ bán hàng Doanh nghiệp cho toàn Trung tâm. Chức danh: Nhân viên Bán hàng doanh nghiệp. 2.3.2. Nhiệm vụ của Khối Kỹ Thuật 2.3.2.1. Tổ Kỹ thuật thiết bị + 70% thời gian làm việc thực hiện các nhiệm vụ gồm: Vận hành khai thác mạng lưới, trang thiết bị tại Quận/huyện; Thực hiện các hành động ƯCTT, nâng cao chất lượng mạng theo chỉ đạo; Trực tiếp ứng cứu thông tin xử lý sự cố; Tuần tra, bảo quản, bảo dưỡng hạ tầng mạng lưới. + 30% thời gian thực hiện các công tác kỹ thuật chung tại Trung tâm Quận/huyện (Hạ tầng, phát triển thuê bao,…). Chức danh: Nhân viên Kỹ thuật thiết bị 2.3.2.2. Tổ Kỹ thuật mạng cáp + 70% thời gian thực hiện các nhiệm vụ gồm: Triển khai phát triển thuê bao có dây cho khách hàng (A,P, LL, FTTH, truyền hình,…; Chăm sóc khách hàng có dây; Bảo dưỡng, sửa chữa tuyến cáp; Cập nhật cơ sở dữ liệu khách hàng; tiếp nhận các thông tin và điều phối xử lý cho khách hàng; + 30% thời gian thực hiện các công tác kỹ thuật chung tại Trung tâm (ƯCTT, khai thác, tuần tra, bảo dưỡng, phát triển thuê bao, giám sát thi công…). Chức danh: Nhân viên Kỹ thuật mạng cáp 2.3.2.3. Tổ Phát triển Hạ tầng + 70% thời gian làm việc thực hiện các nhiệm vụ gồm: Khảo sát, vẽ sơ bộ tuyến hạ tầng mạng. Thực hiện các thủ tục thuê nhà trạm, thuê kéo điện. Giám sát thi công các công trình + 30% thời gian thực hiện các công tác kỹ thuật chung tại Trung tâm Quận/huyện (ƯCTT, khai thác, tuần tra, bảo dưỡng, phát triển thuê bao,…). Chức danh: Nhân viên phát triển hạ tầng 2.3.2.4. Nhân viên cơ điện Vệ sinh, bảo quản ắc quy tại trạm. Thực hiện đo kiểm ắc quy tại trạm. Phân tích, đánh giá sơ bộ tình trạng từng tổ accu, để quyết định tiếp tục sử dụng tại trạm hoặc đưa về xưởng thực hiện bảo dưỡng và phục hồi. Thực hiện lắp đặt, thay thế ắc quy tại trạm. Kiểm tra duy trì nhiệt độ phòng máy, tình trạng hoạt động điều hòa. Vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa theo định kỳ như: rửa sạch lưới lọc không khí, đo kiểm và đánh giá sơ bộ tình trạng máy. Vệ sinh đảm bảo môi trường xung quanh. Thực hiện kiểm tra bảo dưỡng theo ngày, tuần, tháng, quý, 6 tháng theo quy định. Kiểm tra về mặt vật lý. Đo kiểm thông số các hệ thống AC, DC, tiếp địa, bình cứu hỏa, đề xuất phương án khắc phục. Thực hiện việc bảo dưỡng vệ sinh các hệ thống nguồn AC, DC, tiếp địa, bình cứu hỏa theo quy định. Quản lý cơ sở dữ liệu về: Điều hòa, máy nổ, hệ thống nguồn, tiếp địa., bình cứu hoả,... tại các Trạm được giao quản lý. Cập nhật thường xuyên dữ liệu phần mềm cơ điện Thực hiện các chỉ đạo của cấp trên. Tổng hợp, báo cáo. Chức danh: Nhân viên cơ điện 2.3.3. Nhiệm vụ của Khối Hỗ trợ, Đảm bảo 2.3.3.1. Tổ Tổng hợp điều phối Thực hiện công tác hành chính, tổng hợp báo cáo (tuần/tháng/quý/năm). Thưc hiện xây dựng, tổng hợp kế hoạch tại Trung tâm Quận/huyện, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch của các đơn vị. Thực hiện công tác tài chính, chi tiêu, hoàn ứng chứng từ nội bộ tại Trung tâm Quận/huyện. Công tác điều phối (phát triển và sửa chữa A&P). Công tác quản lý, nhận, cấp phát vật tư, thiết bị, hàng hóa tại Trung tâm Quận/huyện. Chức danh: Nhân viên tổng hợp điều phối, cấp hàng & Nhân viên Kho, vật tư, hàng hóa. 2.3.3.2. Tổ Tài chính: Quản lý doanh thu, tiền hàng, công nợ, hóa đơn tại Trung tâm Quận/huyện; Quản lý công nợ thu cước CTV, cửa hàng, đại lý, điểm bán….tại Trung tâm; Thực hiện các thủ tục thanh quyết toán đảm bảo kinh phí hoạt động SXKD tại Trung tâm Quận/huyện. Thực hiện các nghiệp vụ tài chính theo chuẩn mực, chế độ kế toán quy định; Quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ thanh toán, báo cáo thường xuyên, định kỳ lên Phòng tài chính theo quy định. Chức danh: Nhân viên Tài chính. 3. Báo Cáo Kết Qủa Đạt Được Trong Qúa Trình Thực Tập 3.1. Thống kê kết quả thực hiện nhiệm vụ trong quá trình thực tập STT Công việc thực hiện Kết quả/ Chất lượng Sinh viên tự đánh giá Đánh giá của đơn vị  1 Ứng cứu thông tin Hầu hết các công việc trên đều không phải do tự mình sinh viên thực hiện, mà chỉ mang tính chất giúp đỡ và học hỏi kinh nghiệm từ các anh nhân viên kỹ thuật . Các công việc đa phần đều hoàn thành đúng kế hoạch đã được để ra từ trước, tuy nhiên, một số công việc khá phức tạp và số lượng công việc nhiều, nên đôi khi không hoàn thành đúng thời hạn đã được giao, nhưng các công việc đều được hoàn thành với chất lượng tốt nhất. Trong quá trình đó, em cũng tiếp thu được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn từ các công việc này.  2 Lắp đặt dây thoát sét  3 Lắp đặt cảnh báo  4 Bảo trì thiết bị phòng máy  5 Bảo dưỡng máy nổ 3.2. Danh sách các tài liệu đã được đọc và học trong quá trình thực tập STT Tên tài liệu Tóm tắt nội dung Người viết Tác dụng đối với cá nhân Loại tài liệu (TL lý thuyết/ TL nội bộ) 1 Sổ Tay về BTS Giới thiệu tổng quan về GSM, tổng quan về BTS, cấu trúc BTS, nguyên lý hoạt động BTS Tài liệu nội bộ 2 Nghiên Cứu Về Anten Của Alcatel G4 Evolium Tổng quan về thiết bị BTS của ALCATEL, cấu hình và cách đấu nối từ Antenna tới TRE Tài liệu nội bộ 3 Giao diện vô tuyến Kỹ thuật đa truy cập, kênh vô tuyến, thủ tục tìm gọi, chuyển giao, điều khiển công suất Tài liệu nội bộ 4 Thông tin di động Tài liệu lý thuyết 5 Điện tử viễn thông 2 Tài liệu lý thuyết 3.3. Tìm hiểu về BTS 3.3.1. Khái niệm về BTS BTS là một thiết bị dùng để phát tín hiệu ra môi trường vô tuyến đến các máy dị động và thu tín hệu từ các máy di động cũng thông qua môi trường vô tuyến. Nó thông tin đến các MS thông qua giao diện vô tuyến Um và kết nối với bộ điều khiển trạm góc BSC(Base Station Controller) thông qua giao diện Abis. 3.3.2. Phân loại BTS Thiết bị BTS mà công ty sử dụng ở khu vực phía nam là loại thiết bị A9100 của hãng ALCATEL nó gồm có 2 loại chính đó là: MBI MBO 3.3.2.1. MBI Là loại BTS dùng trong phòng kín, trong loại BTS nầy lại chia thành 2 dạng, đó là dạng nhỏ MBI3, nó chỉ gồm có 3 subrack với trọng lượng lớn nhất là 150kg; loại còn lại là MBI5 nó gồm có 5 subrack với trọng lượng tối đa là 270kg. Mỗi Subrack có thể lắp đặt 8 SUMA, 4 TRE, 3 ANC. Vị trí của các khối được lắp đặt trên mỗi Slot trong từng Subrack được tính như sau: Vị trí = 16(quy định) x số Subrack + Slot Ghi chú: Mỗi Subrack chứa TRE cần phải có quạt gắn thêm. Ngoài những subrack chính dùng để lắp đặt những thiết bị chính của BTS thì nó còn có những khe nhỏ xen giữa những subrack dùng để lắp đặt các quạt để làm mát cho thiết bị của BTS và một khu vực dùng cho việc đấu nối cáp tín hiệu và cáp cảnh báo cho BTS... 3.3.2.2. MBO Là loại BTS có thể đặt ở ngoài trời và cũng giống như BTS MBI nó cũng có 2 dạng là MBO1 với trọng lượng lớn nhất là 255kg và MBO2 là dạng mở rộng của MBO1 với trọng lượng tối đa là 425kg. Kích thước và hình dáng được mô ta mô tả như sau: Cũng tương tự như MBI, MBO cũng có những tầng quạt và khu vực dùng để đấu nối cáp tín hiệu và cáp cảnh báo. Ngoài ra nó còn có thêm các khu vực dùng để lắp đặt ắc qui và những khu vực dùng cho việc lắp đặt các thiết bị truyền dẫn. 3.3.3. Cấu trúc của hệ thống BTS 3.3.3.1. Cấu trúc chung của hệ thống BTS Hệ thống BTS gồm có các khối chức năng chính sau : SUMA TRE ANX 3.3.3.2. Cấu trúc và chức năng của các khối chính trong hệ thống BTS 3.3.3.2.1. Khối SUMA XCLK (External clock): là giao diện tín hiệu đồng hồ đồng bộ bên ngoài. Tín hiệu này có thể được lấy từ một tín hiệu tham chiếu bên ngoài như: Abis link, GPS, BTS khác, có thể được tạo ra trong kiểu xung rỗi bởi một bộ phát tần số bên trong. CLKI: là hệ thống đồng hồ chủ được phân phối tới TRE vàAN. MMI: thông qua serial link để kết nối tới BTS – Terminal, thực hiện quản lý lỗi…, tác động trực tiếp đến hệ thống bằng một số lệnh đơn giản. XBCB: External BTS control bus là bus điều khiển cảnh báo ngoài(Alarm). BCB: BTS control bus: Bus này mang thông tin về trạng thái, cấu hình, cảnh báo… đến các Module trong BTS. BSII: mang thông tin TCH, RSL, OML,IOM-CONF. SUMA: là khối trung tâm của một BTS, một BTS chỉ có một SUMA bất kể số sector và TRX là bao nhiêu. Những chức năng SUMA: Quản lý link truyền dẫn Abis (lên đến 2 giao diện Abis). Tạo xung đồng hồ cho tất cả các modul BTS, các đồng hồ này có thể được đồng bộ từ một đồng hồ tham chiếu bên ngoài: Abis link, GPS, BTS khác, có thể được tạo ra trong kiểu xung rỗi bởi một bộ phát tần số bên trong. Thực hiện chứng năng vận hành và bảo dưỡng cho BTS Quản lý ghép các dữ liệu TCH, RSL, OML, QMUX Điều khiển chức năng AC/DC khi chúng được tích hợp bên trong BTS Điều khiển nguồn (dung lượng, điện áp, nhiệt độ) Thiết lập điện áp và dòng cho việc nạp pin. 3.3.3.2.2. Khối TRE Modul TRE bao gồm ba khối chính như trên. Khối TRE-A(Analog) thu tín hiệu từ Antenna chuyển thành tín hiệu sốTRE-D (Digital) đưa tới SUMA, và ngược lại. Chức Năng Các Khối Trong TRE: a. TRED: Hệ thống TRED chiệu trách nhiệm về phần số của TRE: Xử lý điều khiển và báo hiệu, nó chịu trách nhiệm quản lý các chức năng O&M của TRE. Ghép kênh, nhảy tần, mật mã và giải mật mã. Mã hoá (DEC). Giải điều chế (DEM). Mã hoá và phát (ENCT). Đầu cuối BCB. b. TREA: Điều chế Điều khiển và biến đổi cao tần phần phát (TXRFCC). Đồng bộ phần phát (TXSYN). Biến đổi trung tần phần thu (RXIF). Đồng bộ phần thu (RXSYN). Giải điều chế trung tần (ISD). TRE PA board bao gồm bộ khuếch đại công suất, nó đảm nhiệm khuếch đại công suất tín hiệu cao tần bởi TXRFCC. c. TREP: Cung cấp nguồn cho TRE (DC/DC) 3.3.3.2.3. Khối ANC ANC kết nối 4 máy thu-phát đến 2 antenna. Phân phối tín hiệu nhận được từ mỗi antenna đến 4 máy thu-phát (thu thường và thu phân tập) Modul này bao gồm 2 cấu trúc giống nhau, mỗi cấu trúc bao gồm: Antenna: nó có chức năng là phát sóng ra môi trường vô tuyến và thu sóng từ máy di động phát đến. Filter: Lọc bỏ tín hiệu không cần thiết. Một khối duplexer: dùng để kết hợp hai hướng phát và thu một antenna. Một khối LNA: khối này có chức năng khuếch đại tín hiệu mà antenna thu được lên mức đủ lớn để cho TRE có thể xử lí được. Hai khối Spliter: khối này có chức năng tách tín hiệu thu của 2 TRE. WBC:(Wide band combiner) bộ này có chức năng kết hợp hai đường phát lại với nhau để đi trên cùng một đường đến bộ duplexer. Thực tế ta chỉ dùng bộ này khi ta dùng hơn 2 TRX trên cùng một sector, nếu không dùng kết hợp thì ta phải gỡ cầu ra và kết nối trực tiếp với duplexer mà không thông qua bộ WBC. Khi qua bộ WBC tín hiệu sẽ bị suy hao là 3.3dBm. 3.3.4. Nguyên lý hoạt động của BTS Nguyên lý hoạt động của BTS dựa trên quá trình xử lý các tín hiệu mà nó nhận được từ máy di động(MS) và từ BSC. 3.3.4.1.Tín Hiệu Từ BSC Gởi Đến Tín hiệu từ BSC đưa tới BTS thông qua giao diện Abis trên đường truyền PCM gồm có các tín hiệu sau: Tín hiệu thoại TCH (traffic channel). Tín hiệu báo hiệu RSL (radio signalling link). Tín hiệu vận hành bảo dưỡng OML (operation maintenance link). Tín hiệu truyền dẫn Qmux. Các tín hiệu này được phân bố trên khung PCM như sau: Trong cấu trúc khung PCM thì khe thời gian TS0 được sử dụng cho mục đích đồng bộ. TS31 được sử dụng để truyền tín hiệu OML, Qmux. Các khe thời gian còn lại được sử dụng để truyền dữ liệu TCH, tín hiệu RSL. Các khe thời gian trong khung PCM được chia thành 4 nibble mỗi nibble 16Kbps được sử dụng cho một kênh lưu lượng TCH. Trong khung PCM ở giao diện Abis thì một RSL chiếm toàn bộ một khe thời gian trong khung và số RSL phụ thuộc vào số TRX mà một BTS có. Tức là số lượng của RSL sẽ bằng số TRX. Trong khung PCM còn có tín hiệu OML tín hiệu nầy sử dụng trong quá trình khai thác và bảo dưỡng. Số lượng đường OML sẽ phụ thuộc vào số BTS. Mỗi OML sẽ phục vụ chỉ cho một BTS Việc ấn định các TS được thực hiện từ dưới lên (Từ TS31àTS1) Cấu hình chain: Tương tự như cấu hình chain end tức là thông tin OML và Qmux cũng được ghép trên cùng một TS và việc ấn định thông tin cũng được thực hiện từ TS31àTS1. Ví dụ có 2trạm BTS cấu hình 1/1 thì việc ấn định thông tin trên khung PCM như sau: TSo TCH TCH TCH TCH TS31(OML2+Qmux2) TS25(RSL2) TCH TCH TCH TCH TCH TCH TCH TCH TS28(RSL1) TCH TCH TCH TCH TCH TCH TCH TCH TS31(OML1+Qmux1) Sử dụng ghép thống kê 64kbps: tức là thực hiện quá trình ghép 4 RSL với 1OML trên cùng một TS 64kbps. Khi sử dụng kiểu ghép này thì việc ấn định các thông tin vào các TS tùy thuộc vào từng cấu hình tuy nhiên nó theo xu hướng là làm thế nào để hạn chế việc ghép nhiều RSL vào một TS. Nó chỉ sử dụng ghép 4RSL +1OML khi lưu lượng trên luồng PCM được sử dụng tối đa. Các tín hiệu này đầu tiên được đưa đến khối SUMA và kết cuối tại phần truyền dẫn của khối này, sau đó nó đưa đến các khối chức năng khác để sử lý như sau: Tín hiệu Qmux được kết cuối tại phần truyền dẫn, để thực hiện quá trình điều khiển truyền dẫn.Thông tin Qmux được ghép chung với thông tin OML trên cùng một TS Các tín hiệu về vận hành bảo dưỡng thì kết cuối tại khối OMU, khối nhận thông tin O&M, xử lý và đưa ra các lệnh liên quan đến quá trình vận hành bảo dưỡng. Các tín hiệu về lưu lượng và báo hiệu sẽ được đưa đến khối TRE ở đây sẽ thực hiện quá trình xử lý thoại và sau đó đưa đến ANC rồi tới antenna rồi phát ra môi trường vô tuyến. 3.3.4.2. Tín Hiệu Thu Từ Máy Di Động MS (Mobile Station) Tín hiệu thu được từ MS qua antenna của BTS và sau đo được truyền xuống khối ANC, khối này sẽ lọc, khuếch đại tạp âm thấp(LNA) và chia các tín hiệu thu (spliters), sau khi được xử lý ở khối ANC tín hiệu tiếp tục được đưa đến khối thứ hai đó là khối TRE, đây là khối chịu trách nhiệm chủ yếu về quá trình xử lý thoại như là giải điều chế, giải định dạng cụm, giải mã hoá kênh và giải mã hóa thoại. Tín hiệu sau đó được đưa đến khối SUMA tại đây nó thực hiện quá trình ghép các tín hiệu các tín hiệu lại trên khung PCM, quá trình này được thực hiện tại phần truyền dẫn(transmission) sau đó qua giao diện Abis sẽ gởi đến BSC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Viettel Quận Gò Vấp.doc
Tài liệu liên quan