MỤC LỤC
Phần I.Tìm hiểu về Bộ kế hoạch Đầu tư, Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. 1
I. Tìm hiểu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1
1.Giới thiệu chung về Bộ. 1
2. Tổ chức của Bộ kế hoạch đầu tư. 1
2.1 Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 1
2.2 Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. 2
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ. 2
II. Tổng quan chung về Viện chiến lược phát triển 5
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện chiến lược phát triển . 5
2. Cơ cấu tổ chức của Viện 6
2.1. Giai đoạn từ 1995 đến năm 2003 6
2.2 Giai đoạn từ 2003 đến nay. 7
3. Các mối quan hệ của Viện. 10
3.1 .Các mối quan hệ trong nước. 10
3.2 Các mối quan hệ nước ngoài. 10
4. Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. 11
4.1. Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển 11
4.2 Chức năng nhiệm vụ của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng . 13
Phần II: Tình hình hoạt động trong thời gian vừa qua của Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. 14
I.Tình hình hoạt động của Viện chiến lược phát triển trong thời gian qua. 14
1. Những thành tựu đạt được. 14
2.Một số khó khăn của Viện 15
II.Tình hình hoạt động trong những năm vừa qua của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. 15
1. Những thành tựu đạt được. 15
2. Một số khó khăn của Ban. 16
Phần III. Định hướng hoạt động trong thời gian sắp tới của Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng 17
I. Định hướng hoạt động của Viện và Ban trong thời gian sắp tới. 17
1. Định hướng hoạt động của Viện. 17
2. Định hướng của Ban trong năm tới. 17
II. Một số đánh giá về Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. 18
1. Những đánh giá về Viện chiến lược phát triển. 18
1.1 Những mặt mạnh của Viện. 18
1.2. Một số tồn tại của Viện. 19
2. Những đánh giá về Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. 20
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí của Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng. 20
1.Tiếp tục đào tạo cán bộ của Viện 20
2.Khuyến khích cán bộ nhân viên trong Viện làm việc. 21
3.Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác. 21
4. Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất. 21
Lời kết 22
25 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Viện chiến lược phát triển và ban nghiên cứu phát triển hạ tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng Chính phủ kí quyết định công nhận là Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia và chức năng nhiệm vụ ,tổ chức của Viện được thay đổi theo quyết định số 232/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ .
2. Cơ cấu tổ chức của Viện
2.1. Giai đoạn từ 1995 đến năm 2003
Trong giai đoạn này chức năng,nhiệm vụ ,cơ cấu của Viện được tổ chức theo quyết định số 18BKH/TCCB ngày 29/11/1995 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Hình 1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện từ 1995-2003
Văn phòng Viện
Ban kết cấu hạ tầng và đô thị
Ban vùng lãnh thổ
Ban CN T.mại dịch vụ
Ban phân tích và dự báo vĩ mô
Ban tổng hợp
Ban kinh tế thế giới.
Các phó Viện trưởng
Viện trưởng
Hội đồng khoa hoc
Các ban nghiên cứu
Ban nông nghiệp & nông thôn
Ban nguồn nhân lực và các v.đề XH
Các phòng ban cụ thể như:
Ban tổng hợp có chức năng nghiên cứu và tổng hợp các quan điểm định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Ngoài ra ban còn tham gia nghiên cứu một số vấn đề kinh tế, khoa học công nghệ tài nguyên môi trường và bản đồ.
Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô có chức năng tiến hành phân tích dự báo sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước ở tầm vĩ mô. Đồng thời ban còn có nhiệm vụ theo dõi dự báo sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới để phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế lâu dài.
Ban vùng lãnh thổ có chức năng nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các vùng lãnh thổ trên cả nước. Ban cũng tham gia nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận để hướng dẫn các ban trong viện cùng với các địa phương triển khai công tác nghiên cứu lập kế hoạch.
Ban công nghiệp, thương mại và dịch vụ có chức năng nghiên cứu các chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp và một số lĩnh vực thương mại dịch vụ trên phạm vi cả nước. Ngoài ra ban còn có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu xây dựng và thực hiện các dự án.
Ban nông nghiệp và nông thôn có chức năng nghiên cứu chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế nông thôn. Ban cũng tiến hành tham gia cùng với các ngành, địa phương xây dựng và triển khai các dự án.
Ban kết cấu hạ tầng và đô thị chức năng chính là nghiên cứu, tổng hợp các chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển của các ngành giao thông, bưu điện, cấp thoát nước và phát triển đô thị. Bên cạnh đó ban còn nhiệm vụ tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị.
Ban kinh tế thế giới chức năng là nghiên cứu tổng hợp các chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta, dự báo biến động kinh tế thế giới, khu vực và tác động đến kinh tế Việt Nam.
Ban nguồn nhân lực và xã hội chức năng nghiên cứu tổng hợp các chiến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Ngoài ra Ban cũng có nhiệm vụ tham gia xây dựng triển khai các dự án liên quan đến giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin, y tế, thể thao và các vấn đề xã hội khác.
Văn phòng viện có chức năng và nhiệm vụ đảm bảo điều kiện vật chất tài chính cho Viện hoạt động, thực hiện các công tác hành chính như : văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ đào tạo…Bên cạnh đó văn phòng có trách nhiệm xử lý thông tin đầu vào đầu ra và quản lý dữ liệu chung của cả Viện.
Nhìn chung giữa các phòng ban trong viện có chức năng nhiệm vụ riêng biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhiệm vụ và chức năng của cả Viện.
2.2 Giai đoạn từ 2003 đến nay.
Viện chiến lược với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài nên cơ cấu tổ chức của Viện có những thay đổi phù hợp sự phát triển và yêu cầu nhiệm vụ từng thời kì.Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế Việt nam có rất nhiều thay đổi đòi hỏi Viện chiến lược có 1 bộ máy cơ cấu hợp lí với sự phát triển của thời đại.Cuối năm 2003 cơ cấu và tổ chức của Viện Chiến lược được thay đổi theo quyết định số 232/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/11/2003.
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược phát triển hiện nay
Viện Trưởng
Hội đồng khoa học
Các phó viện trưởng
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam
Ban nghiêncứu p.triển nguồn nhân lực & các vđề XH
Ban tổng hợp
Ban nghiên cứu và phát triển các ngành SX
Ban nghiên cứu phát triển các ngành d.vụ
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng
Trung tâm thông tin dữ liệu
Ban dự báo
Văn phòng viện
Ban nghiên cứu phát triển vùng
Tính đến năm 2006 Viện có 7 Ban .2 trung tâm và 1 văn phòng ,chức năng cụ thể của các đơn vị là: Cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược phát triển
Ban tổng hợp có chức năng nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu ,dự báo kinh tế và xây dựng các báo cáo chiến lược ngắn (dài hạn), quy hoạch sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Mặt khác ban còn phối hợp với các Cục,Vụ,Viện, các cơ quan có liên quan để xây dựng kế hoạch về quy hoạch và tham mưu cho nhà nước các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước.
Ban dự báo :Chức năng của ban là phân tích tổng hợp ,dự báo các biến động kinh tế khoa học ,môi trường ,các xu hướng liên kết hội nhập kinh tế thế giới nhằm phục vụ các nghiên cứu chiến lược ,quy hoạch. Đồng thời ban cũng tham gia dự báo khả năng phát triển của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam , tham gia nghiên cứu xây dựng kế hoạch trung và dài hạn ,thực hiện các nghiên cứu về phương pháp luận ,phương pháp dự báo.
Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất : Đây là 1 ban lớn trong viện vì vậy chức năng của ban khá rộng.Ban có chức năng tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược ,quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp ,xây dựng ,nông lâm ngư nghiệp trên phạm vị cả nước và các vùng lãnh thổ .Ban tham gia nghiên cứu tư vấn ,tham mưu những vấn đề liên quan đến chiến lược quy hoạch ,quản lí nhà nước với công tác quy hoạch các ngành sản xuất trên phạm vi cả nước.Bên cạnh đó Ban tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm thuộc ngành sản xuất,thực hiện các nhiệm vụ do Viện trưởng giao.
Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ :Có chức năng gần giống như ban phát triển các ngành sản xuất đó là tham gia tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược ,quy hoạch phát triển ngành dịch vụ trên phạm vi cả nước và vùng lãnh thổ.Ban là đầu mối tổng hợp tham mưu và thẩm định các vấn đề liên quan về quản lí nhà nước đối với công tác quy hoạch ,các dự án quy hoạch.
Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội :Ban có chức năng tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các chiến lược,quy hoạch phát triển con người ,nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. Đồng thời ban còn nghiên cứu và đề ra các giải pháp đảm bảo thực hiện các chiến lược quy hoạch phát triển con người và các vấn đề xã hội ;tham gia vào nghiên cứu xây dựng các kế hoạch 5 năm,hàng năm về các vấn đề liên quan.Ban còn thực hiện chức năng tham mưu cho nhà nước các vấn đề liên quan đến quản lí công tác quy hoạch phát triển con người và nguồn nhân lực.
Ban nghiên cứu phát triển vùng: Là 1 ban lớn trong viện có chức năng nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các đề án chiến lược ,quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ,quy haọch sử dụng đất các vùng lãnh thổ .Ban là đầu mối xây dựng kế hoạch 5 năm ,hàng năm về phát triển lãnh thổ và tham mưu các vấn đề liên quan về quản lí nhà nước với quy hoạch lãnh thổ.Bên cạnh đó ban tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của các tỉnh và thành phố,tiến hành xây dựng hệ thống bản đồ phục vụ công tác quy hoạch.
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng:Ban có chức năng nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược ,quy haọch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đồng thời ban là đầu mối tham mưu các vấn đề về quản lí nhà nước liên quan đến lĩnh vực hạ tầng,tham gia thẩm định quy hoạch các ngành liên quan.Ban tham gia nghiên cứu xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm,tiến hành nghiên cứu lí luận phương pháp luận xây dựng chiến lược và quy hoạch hạ tầng.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam có trụ sở tại Miền Nam chức năng là đần mối nghiên cứu , đề xuất các chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh ở Nam Bộ. Đồng thời trung tâm có trách nhiệm tư vấn các vấn đề liên quan đến chiến lược và quy hoạch phát triển cho các tỉnh Miền Nam.Trung tâm còn tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội.Trung tâm có 4 phòng :Phòng nghiên cứu Đông Nam Bộ,phòng nghiên cứu Đồng bằng sông Cưủ Long ,phòng nghiên cứu tổng hợp và thông tin,bản đồ ,phòng hành chính quản trị.
Trung tâm thông tin tư liệu và đào tạo tư vấn phát triển :Có chức năng tiến hành đào tạo cán bộ có trình độ tiến sĩ về các lĩnh vực như lập ,nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội .Trung tâm còn tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn trên lĩnh vực nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển ,tổ chức xây dựng hệ thống thông tin tư liệu phục vụ đào tạo tư vấn phát triển .Trung tâm có 4 phòng:Phòng hành chính quản trị ,phòng Thông tin tư liệu ,phòng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Văn phòng viện:Có chức năng và nhiệm vụ chính là tổng hợp ,xây dựng tiến hành theo dõi đôn đốc việc thực hiện các chương trình ,kế hoạch về công tác quản lí các hoạt động nghiên cứu khoa học của viện. Đồng thời Văn phòng có chức năng thực hiện các công tác hành chính nhân sự ,quản trị ,thư viện ,quản lí chung, lễ tân…của viện.Văn phòng có 4 phòng:Phòng hành chính,Phòng kế hoạch tổng hợp,Phòng tài vụ và phòng quản trị và quản lý xe.
Trên đây là toàn bộ các phòng ban và đơn vị trực thuộc Viện ,mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ chức năng riêng nhưng vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
3. Các mối quan hệ của Viện.
3.1 .Các mối quan hệ trong nước.
Viện chiến lược có mối quan hệ với các Bộ ,các ngành ,các Viện nghiên cứu, các trường Đại học ,các sở của các tỉnh thành phố cả nước trên
nhiều lĩnh vực như trao đổi thông tin ,phối hợp nghiên cứu ,hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ đào tạo tuyển sinh cán bộ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Viện phối hợp với các ban ngành để tiến hành nghiên cứu xây dựng, triển khai các chiến lược, dự án phát triển kinh tế xã hội các vùng lãnh thổ. Mặt khác Viện còn có mối quan hệ chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện các nhiệm vụ do Bộ trưởng giao.
3.2 Các mối quan hệ nước ngoài.
Viện có mối quan hệ hợp tác nước ngoài tốt, Viện đã hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tham gia vào nhiều dự án, chương trình quan trọng như Chương trình phát triển của Liên hợp quốc(UNDP), của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc(UNIDO), của trung tâm phát triển vùng của Liên hợp quốc(UNCRD).
Viện tham gia nghiên cứu quy hoạch các tỉnh mìên trung, quy hoạch vùng, các đô thị với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA), cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển(SIDA), trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế(IDRC) của Canada. Bên cạnh đo để nâng cao năng lực trong công tác nghiên cứu và dự báo viện đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế cùng tham gia các dự án về dự báo như Viện Phát triển Hàn Quốc(KDI), Quỹ NIPPON (Nhật Bản) và Viện nghiên cứu Nhật Bản(JRI) với dự án nâng cao năng lực dự báo kinh tế của Việt Nam.
Mặt khác đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng vì vậy Viện đã hợp tác nghiên cứu các dự án về nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ cùng trường Đại học Thamasat Thái Lan, quỹ hoà bình Sasakawa(SPF) Nhật Bản. Viện còn hợp tác với một số tổ chức nước ngoài để tiến hành nghiên cứu một số dự án như: nghiên cứu kinh tế thị trường, đào tạo cán bộ và liên kết mô hình dự báo kinh tế Việt Nam-ASEAN cùng với quỹ hoà bình Sasakawa, nghiên cứu cải cách kinh tế với Quỹ Henns Seidel ( CHLB Đức), nghiên cứu môi trường cùng với Quỹ động vật hoang dã(WWF), xây dựng chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của lào và các tỉnh Khăm Muộn, Viêng Chăn với uỷ ban kế hoạch và hợp tác Lào.
Với mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức quốc tế đã giúp cho Viện thực hiện các nhiệm vụ rất thuận lợi, mặt khác sự hợp tác còn giúp cho Viện tiếp cận được với nhiều phương pháp nghiên cứu hiện đại nâng cao năng lực của các nước từ đó áp dụng vào thực tiễn nước ta.
4. Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.
4.1. Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển
Trải qua quá trình hình thành và phát triển 43 năm Viện chiến lược phát triển trong mỗi thời kì có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau :
Trong giai đoạn 1964-1983:Vụ tổng hợp kế hoạch quốc dân dài hạn đã làm tốt công tác tham mưu tổng hợp ,chuẩn bị kế hoạch dài hạn ,phục vụ trực tiếp việc soạn thảo các văn kiện về kinh tế của các kì Đại Hội Đảng lần thứ IV và lần thứ V.
Trong giai đoạn 1964-1974,Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế đã thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình.Vụ có nhiệm vụ là điều tra ,sưu tầm ,nghiên cứu tổng hợp các tài liệu về kinh tế, tự nhiên,xã hội v.v..Tổng hợp các ý kiến các Bộ ,ngành các địa phương để xây dựng các đề án phân vùng kinh tế.Bên cạnh đó Vụ cũng thường xuyên góp ý kiến trong việc phân bố sản xuất hợp lí ,xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
Đến năm 1974 thành lập Viện phân vùng và quy hoạch ,Viện có nhiệm vụ chính là nghiên cứu ,tổng hợp triển khai các dự án quy hoạch và phân vùng kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất trong cả nước.Viện có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các Bộ, các cơ quan trực thuộc hội đồng Chính Phủ, uỷ Ban nhân dân các tỉnh và các thành phố trực thuộc TW xây dựng các quy hoạch ngành, vùng kinh tế thuộc các cấp.Viện tham gia nghiên cứu các chính sách,chế độ và phương pháp về quy hoạch và phân vùng kinh tế trình Chính Phủ phê duyệt.
Năm 1978 Viện phân vùng quy hoạch được giao nhiệm vụ tiến hành tham gia, xây dựng dự thảo công tác phân vùng quy hoạch cho từng giai đoạn, dự thảo để Uỷ ban phân vùng kinh tế TW theo dõi việc tiến hành thẩm tra các dự án.Mặt khác Viện có quyền dề nghị những tiểu ban hoặc Hội đồng khoa học lâm thời về các chuyên đề có liên quan. Viện cũng có thêm trách nhiệm giúp đỡ Uỷ ban phân vùng kinh tế TW, giúp đỡ các tổ chức tiến hành phân vùng quy hoạch thuộc các ngành, địa phương.
Năm 1988 Viện phân bố lực lượng sản xuất giải thể và thành lập Viện kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất.Viện có nhiệm vụ chính là nghiên cứu sạon thảo chiến lược kinh tế xã hội, nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các phương án xây dựng và các kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn của cả nước.Viện cũng có trách nhiệm phối hợp cùng Vụ Kinh tế đối ngoại, nghiên cứu tổng hợp các chương trình dài hạn hợp tác kinh tế với các nước.Bên cạnh đó Viện có nhiệm vụ nghiên cứu lí luận, phương pháp luận và phương pháp nghiệp vụ trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phân bố lực lượng sản xuất.Viện tham gia tiến hành xét duyệt, thẩm định các phương án phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của các địa phương trong cả nước .
Viện chiến lược phát triển chính thức thành lập năm 1994 và chức năng nhiệm vụ tổ chức của Viện được quy định tại quyết định số 18BKH/TCCB của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đến năm 2003 chức năng nhiệm vụ, tổ chứccủa Viện lại được thay đổi cho phù hợp với thời kì mới.Các chức năng nhiệm vụ chính của Viện trong giai đoạn hiện nay đó là:
Viện là đơn vị đứng ra tổ chức nghiên cứu, xây dựng các đề án chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các vùng lãnh thổ, các ngành trên phạm vi cả nước.Viện có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện các mhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy hoạch; Giúp các đơn vị chức năng của Bộ, ngành địa phương về công tác chuyên môn trong việc lập quy hoạch phát triển.
Viện cũng tiến hành tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố, các ngành. Đồng thời Viện tiến hành theo dõi thu thập, tổng hợp thông tin trong công tác nghiên cứu quy hoạch và triển khai quy hoạch trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên công tác chính của Viện chiến lược phát triển là tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác được giao.Các quy hoạch chính mà Viện tiến hành tham gia là:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển xã hội của cả nước.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố,thị xã,quận, huyện thuộc tỉnh.
+ Quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả nước làm cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài các nhiệm vụ trên Viện còn thực hiện các hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành.Viện còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư giao.
4.2 Chức năng nhiệm vụ của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng .
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng là 1 bộ phận trực thuộc Viện, trước quyết định 232/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ thì Ban có tên là Ban kết cấu hạ tầng và đô thị .Nhiệm vụ lúc này của Ban nghiên cứu, tổng hợp chiến lược,quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông, bưu điện, cấp thoát nước và phát triển đô thị, tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng.Sau khi quyết định trên có hiệu lực thì Ban đổi tên thành Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.Hiện nay nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của Ban là nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng của cả nước.Ban còn tham gia quá trình thẩm định quy hoạch các dự án phát triển các ngành liên quan, đồng thời Ban là nơi tham mưu các vấn đề trong công tác quản lí Nhà nước có liên quan đến các lĩnh vực phát triển hạ tầng.
Các nội dung nghiên cứu phát triển hạ tầng bao gồm hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng môi trường.
Phần II
Tình hình hoạt động trong thời gian vừa qua của Viện chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.
I.Tình hình hoạt động của Viện chiến lược phát triển trong thời gian qua.
1. Những thành tựu đạt được.
Viện chiến lược phát triển trong suốt quá trình hoạt động đã có rất nhiều thành tựu lớn, tham gia vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu và quy hoạch phát triển có đóng góp vô cùng lớn đến sự phát triển của đất nước.Các công trình lớn cụ thể như:
- Viện chủ trì soạn thảo Nghị định của Chính phủ về công tác quy hoạch, thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung trình tự lập, thẩm định, vá quản lý quy hoạch phát triển ngành và tổng thể lãnh thổ.Viện cũng đã chủ trì phối hợp với cơ quan TW triển khai lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn và 3 vùng trọng điểm của đất nước.
- Viện chiến lược phát triển là đơn vị chủ trì trong xây dựng quy hoạch phát triển khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kì 1996-2010 và tham gia quy hoạch các khu công nghiệp. Đồng thời Viện cũng hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của địa phương đến năm 2010.
- Viện đã chủ trì các đề án phát triển kinh tế xã hội các vùng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Tây Nguyên, Đồng bằng Sông hồng, Bắc Trung bộ,Duyên hải miền Trung, Đông Năm Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, huyện đảo Phú Quốc, Côn Đảo, khu vực vịnh Cam Ranh, khu vực vịnh Văn Phong(Khánh Hoà).
- Viện đã chủ trì các chương trình khoa học cấp Nhà Nước 70-01, 70A và nhiều đề tài cấp Nhà Nước và Bộ khác. Đồng thời Viện triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà Nước như đề tài :KC-08, KC-09, KX-02.
Năm 2001 Viện đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, huy động được hầu hết cán bộ tham gia nghiên cứu phục vụ Chiến lược và quy hoạch phát triển.Các công tác chính như:
+ Tham gia xây dựng 1 số căn cứ khoa học phục vụ kế haọch 5 năm 2001-2005.
+ Xây dựng báo cáo phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên
+ Chủ trì phối hợp với các vụ viện khác trong và ngoài Bộ nghiên cứu dự án phát triển đào tạo nguồn nhân lực 10 năm đầu thế kỉ 20.
+ Chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp trong các vùng kinh tế, chủ trì nhóm chuyên viên tổ công tác Cam Ranh của Chính Phủ, xây dựng định hướng sử dụng vịnh Cam Ranh.
+ Viện chủ trì nghiên cứu nhiều đề tài đề tài khoa học được nghiệm thu và đánh giá tốt.
…
Tóm lại năm 2001 là năm mà Viện đã hoạt động hết sức năng động có rất nhiều thành tựu to lớn với sự phát triển chung của cả đất nước.
Đến năm 2005 sau khi chức năng, cơ cấu tổ chức của Viện thay đổi thì Viện chiến lược phát triển có nhiều thay đổi đã hoàn thành 13 đề án, thực hiện 4 chương trình, 6 dự thảo, 1 báo cáo …Viện cũng đã tham gia nhận xét phản biện, trả lời đối với 157 văn bản, hoàn thành 1 khối lượng công việc nghiên cứu 8 đề tài khoa học cấp Bộ năm 2005.Năm 2005 Viện cũng đã rất quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, tiến hành đào tạo tiến sĩ, nghiên cứu sinh v.v..
Năm 2006 là 1 năm mà Viện đã đạt được rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu và hoạt động triển khai thực hiện chiến lược và quy hoạch.
2.Một số khó khăn của Viện
Công tác nghiên cứu lý luận, phương pháp luận tuy đã được quan tâm nhưng còn nhiều nhược điểm nhất là với công tác dự báo chiến lược và đổi mới công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực.
Mặc dù đội ngũ cán bộ đã được tăng cường nhưng 1 số bộ phận, 1 số khâu còn thiếu cán bộ nhất là lực lượng cán bộ quy hoạch. Do phưong pháp nghiên cứu lập quy hoạch tương đối phức tạp đòi hỏi cán bộ lập quy hoạch phải có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng phân tích.Với số lượng đọi ngũ hiện nay Viện rất nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của mình.
II.Tình hình hoạt động trong những năm vừa qua của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.
1. Những thành tựu đạt được.
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành tích, hoàn thành hầu hết các công việc được giao.
Năm 2004 ban đã tiến hành nghiên cứu và trình lãnh đạo Bộ nhận xét 6 quy hoạch gồm:
+ Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Nam, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và khu vực biên giới Việt Trung, quy hoạch giao thông vận tải đảo Phú Quốc.
+ Ban hoàn thành nhiệm vụ của Bộ, Viện giao về tham gia đóng góp xây dựng các chiến lược chuyên ngành và phát triển ngành.Các cán bộ của Ban phối hợp tốt trong công tác trong Ban và với các Ban khác trong Viện, Vụ trong Bộ.Số lượng nhân viien của Ban tính đến hết 2004 là 9 người.
Sang năm 2005 Ban đã có nhiều chuyển biến tích cực như hoàn thành mọi công tác được giao, tham gia phản biện 5 dự án quy hoạch, góp ý kiến cho 3 dự án quy hoạch khác, tham gia thẩm định cùng Ban chủ nhiệm dự án 07 do Viện chủ trì.Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng được Viện chiến lược phát triển giao thực hiện 7 dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã họi trong đó có 1 dự án cấp tỉnh, 6 dự án cấp huyện và tương đương trong năm 2004. Đến năm 2005 ban được giao thêm 2 dự án: Quy hoạch huyện Hoa Lư- Ninh Bình và dự án xây dựng chương trình phát triển lĩnh vực dịch vụ tỉnh Cà Mau.Năm 2005 số lượng cán bộ của Ban còn 7 người đã gay ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện công tác cũng như hoàn thành công việc đúng thười hạn nhưng Ban đã khắc phục khó khăn hoàn thành mọi công tác được giao, khối lượng công việc tăng lên so vói năm 2004.
Năm 2006 là năm mà Ban đã nhiều thành tựu hoạt động to lớn,có những chuyển biến nhanh nhậy tích cực.Cụ thể như:
Về hoạt động :Tham gia thẩm định các dự án về phát triển hạ tầng các ngành :Giao thông vận tải, cung cấp nước, cung cấp điện và Bưu chính viễn thông.Cụ thể :
+ Nhận xét phản biện dự án quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các vùng kinh tế trọng điểm.+ Nhận xét phản biện quy hoạch cản biển chung chuyển nước sâu Văn Phong – Khánh Hoà.
+ Nhận xét phản biện quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng biên giới phía Bắc.
+ Tham gia quy hoạch giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm.
+ Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển Bưu chính viễn thông các vùng kinh tế như: Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Nghiên cứu quy hoạch Bưu chính viễn thông tỉnh Cà Mau đến năm 2010
Về nghiên cứu khoa học : Hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Xác định quan hệ hợp lý giữa đầu tư kết cấu hạ tầng với các ngành sản xuất”. Ngoài ra Ban giúp đỡ tư vấn các xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của 1 số huyện và tỉnh như:Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ -Quảng Ninh; quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Hưng yên, huyện Tiên Lữ và Kim Động của tỉnh Hưng Yên.
Về đối ngoại : Ban tham gia cùng công ty Almec của Nhật Bản xây dựng quy hoạch giao thông vận tải các tỉnh miền núi và Trung du phía bắc do ngân hàng thế giới tại trợ.
2. Một số khó khăn của Ban.
Các cán bộ trong Ban mỗi người phụ trách 1 ngành chuyên môn riêng, khối lượng công việc chưa đồng đều giữa các ngành nên nhân viên trong Ban còn chưa thực sự tham gia vào lĩnh vực quản lý hoặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35878.DOC