Báo cáo thực tập tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

MỤC LỤC

 Trang

MỞ ĐẦU 1

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI 3

1.1. Sơ lược quá trình hình thành của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 3

1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 4

1.3. Chức năng của Viện và của một số phòng thuộc Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 6

 1.3.1. Chức năng của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 6

 1.3.2. Chức năng của một số phòng thuộc Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 6

1.4. Mục tiêu của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 8

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI 8

2.1. Công tác nghiên cứu khoa học 8

 2.1.1. Hệ đề tài và nhiệm vụ Nhà nước 9

 2.1.2. Chương trình và hệ đề tài cấp bộ 11

 2.1.3. Hệ đề tài cấp Viện 13

2.2. Hợp tác nghiên cứu với nước ngoài 13

2.3. Công tác tạp chí 15

2.4. Công tác thông tin thư viện 15

2.5. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo 16

2.6. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 16

3. NHỮNG ƯU ĐIỂM, TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI 18

3.1. Những ưu điểm 18

 3.1.1. Thời kỳ trước đổi mới 18

 3.1.2. Từ sau khi đổi mới đến nay 19

3.2. Những tồn tại 23

3.3. Phương hướng nghiên cứu của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới trong thời gian tới 24

3.4. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của Viện 26

3.5. Giải pháp chung 27

3.6. Kiến nghị 28

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên và những hình thái biểu hiện chủ yếu của khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đồng thời xem xét những điều chỉnh, nhận định về chiều hướng thích nghi của chủ nghĩa tư bản trong xu thế toàn cầu hoá và cách mạng tin học, đánh giá những tác động đối với Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trong cuốn Chủ nghĩa tư bản hiện đại: Khủng hoảng kinh tế và điều chỉnh, gần 700 trang và trên 10 bài đăng tạp chí chuyên ngành. Hiện nay, Viện đang chủ trì thực hiện 4 hệ đề tài cấp Nhà nước. . + Cục diện kinh tế thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI do PGS.TS. Lê Văn Sang làm chủ nhiệm; + Tác động của Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng làm chủ nhiệm. Ngoài những đề tài Nhà nước nêu trên, Viện cũng đã thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu cấp Nhà nước theo yêu cầu của lãnh đạo Đảng và Chính Phủ về: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 1990- 2000; Đánh giá nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa; Tình hình thế giới và cơ sở khoa học về đường lối đối ngoại của Đảng ta; Vấn đề chống lạm phát của Việt Nam; Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam; Tác động của sự kiện 11- 9 tới nền kinh tế Việt Nam… Những vấn đề trên được tập thể cán bộ Viện nghiên cứu một cách nghiêm túc, công phu, báo cáo kịp thời, trực tiếp hoặc bằng văn bản đến các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, Viện đã tích cực tham gia vào quá trình soạn thảo các nghị quyết của TW về các vấn đề kinh tế. Đồng chí Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng trong nhiều năm làm việc với tư cách cố vấn cho Tổng Bí Thư và thành viên tổ tư vấn, nay là ban nghiên cứu của Thủ Tướng Chính Phủ đã có nhiều đề xuất chính sách quan trọng. Một số đồng chí cán bộ có uy tín được mời tham gia nhóm soạn thảo dư án công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng. Một số kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng được đánh giá tốt, thiết thực góp phần vào việc chuẩn bị các Văn kiện Đại hội của Đảng. 2.1.2. Chương trình và hệ đề tài cấp bộ Viện đã chủ trì hai chương trình cấp bộ, do PGS.TSKH. Võ Đại Lược làm chủ nhiệm là: * Chương trình: Bối cảnh quốc tế và sự lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, thực hiện từ năm 1988- 2000. Chương trình gồm 6 đề tài nghiên cứu các xu hướng của thế giới, đề xuất một hệ thống các quan điểm về chiến lược phát triển cho Việt Nam trong bối cảnh mới. Trong đó có 3 đề tài do cán bộ của Viện chủ trì, đó là: - Sự điều chỉnh phát triển của Việt Nam đến năm 2001 do PGS. TS Nguyễn Xuân Thắng làm chủ nhiệm. - Tình hình thế giới ( chủ yếu về kinh tế ) trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX do PGS.TS Tạ Kim Ngọc làm chủ nhiệm. * Chương trình: Bối cảnh hệ thống kinh tế thế giới và sự điều chỉnh chính sách ở các nước lớn, thực hiện trong hai năm 2001- 2002, tập trung nghiên cứu những điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư, chính sách phát triển kinh tế tri thức và chính sách đối với khu vực doanh nghiệp của các nước lớn. Trong đó có hai đề tài do cán bộ của Viện chủ trì, đó là: - Điều chỉnh chính sách kinh tế EU do TS. Chu Đức Dũng làm chủ nhiệm - Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách của các nước lớn, do PGS.TSKH. Võ Đại Lược làm chủ nhiệm. Ngoài ra, Viện đã thực hiện tốt dự án Điều tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, do PGS. TS. Lê Bộ Lĩnh chủ trì. Kết quả của cuộc điều tra này là một bộ cơ sở dữ liệu và một báo cáo phân tích đã công bố dưới hình thức một cuốn sách. * Viện đã thực hiện một số đề tài cấp bộ độc lập sau: - Các nước SNG và Đông Âu chuyển sang kinh tế thị trường, đề tài do GS.TS. Bùi Huy Khoát chủ trì, nghiệm thu 1993. - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát huy lợi thế so sánh- Kinh nghiệm các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, do PGS.TS. Đỗ Đức Định làm chủ trì, nghiệm thu năm 1997. - Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước Châu Á, do PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh chủ trì, nghiệm thu năm 1997. - Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương kể từ sau chiến tranh lạnh, do TS. Đinh Quý Độ chủ trì, nghiệm thu năm 2000. - Vấn đề lựa chọn thị trường sản phẩm và thị trường trong chính sách ngoại thương ở các nước Châu Á, do TS. Nguyễn Trần Quế chủ trì, nghiệm thu năm 2000. - Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – CHLB Đức thực hiện năm 2003, do TS. Nguyễn Thanh Đức thực hiện. - Sự điều chỉnh hợp tác của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong bối cảnh toàn cầu hoá, do PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng chủ trì, thực hiện trong các năm 2001- 2003. - Cải cách chế độ sở hữu ở một số nền kinh tế chuyển đổi, do TS. Nguyên Văn Tâm chủ trì, nghiệm thu năm 2002. - Bước sang nền kinh tế tri thức ở một số nước lớn trên thế giới hiện nay, do PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh chủ trì, nghiệm thu năm 2002…. -  Kinh tế và chính trị thế giới 2005-2006, PGS.TS Nguyễn Xuân Thắng chủ trì, thực hiên năm 2005 Nhìn chung, các đề tài cấp bộ đã được cán bộ của Viện nghiên cứu công phu, đúng tiến độ được giao, được đánh giá có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, hầu hết các đề tài đều được hội đồng nghiệm thu đánh giá vào loại xuất sắc. Sản phẩm của đề tài đã được xuất bản thành sách, các bài báo đăng trên tạp chí khoa học và có kiến nghị gửi tới các cơ quan Đảng và Nhà nước. 2.1.3. Hệ đề tài cấp Viện Hàng năm, Viện tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu cấp Viện. Đó là hệ đề tài khoa học có tính chất chuyên ngành và cơ bản theo từng lĩnh vực hoặc theo từng khu vực, từng nước cụ thể. Một số đề tài tập thể được triển khai theo phòng nghiên cứu như: Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ đối với triển vọng kinh tế Đông Á; Hợp tác giữa các nước Đông Á trong các vấn đề an ninh truyền thống; Điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại ở các nước đang phát triển Châu Á sau khủng hoảng; Những xu hướng lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế; Xu hướng phát triển tự do hoá thương mại khu vực và những ảnh hưởng đến tương lai của APEC…. Một số được triển khai theo đề tài độc lập trong đó có hệ thống các cuốn sách giới thiệu về kinh tế các nước và các vấn đề kinh tế thế giới phục vụ bạn đọc rộng rãi. Kết quả nghiên cứu trong 20 năm qua là Viện đã xuất bản gần 160 cuốn sách hàng trăm bài báo và các kiến nghị khoa học. 2.2. Hợp tác nghiên cứu với nước ngoài Ngoài các công trình nghiên cứu được giao, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đã chủ động khai thác các nguồn tài trợ và hợp tác với các Viện nghiên cứu nước ngoài, thực hiện những công trình nghiên cứu về kinh tế thế giới và sự phát triển kinh tế Việt Nam. Những kết qủa thể hiện chủ yếu ở các hoạt động khoa học và công trình nghiên cứu sau: Một là, phối hợp với Viện các nền kinh tế đang phát triển (DIE) của Nhật Bản nghiên cứu các đề tài: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1994); Đổi mới kinh tế và chính sách dối ngoại của Việt Nam (1995); Định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam đến năm 2000 (1996); Chính sách thương mại và đầu tư của Việt Nam (1997); Chính sách thương mại - đầu tư và sự phát triển một số nghành công nghiệp chủ lực cuả Việt Nam (1998). Hai là, Phối hợp với Dataconsult và tập đoàn Economist Conferences của Anh tổ chức hai diễn đàn kinh doanh (tháng 4/1994 và 10/1994) tại TP. Hồ Chí Minh và 4 hội nghị bàn tròn cấp Chính Phủ tại Hà Nội, tham dự hội nghị và diễn đàn kinh doanh là các nhà kinh doanh của các tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới, đến Việt Nam với mục đích tìm hiểu cơ hội đầu tư. Các hội nghị trên đã thành công tốt đẹp, đã được các bên đối tác và các thành viên dự hội nghị đánh giá tốt, và có hiệu quả thiết thực. Ba là, Phối hợp với Sasakawa Foundation Peace tổ chức hội thảo về AFTA và nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng tham gia dự án nghiên cứu do UNDP tài trợ về hỗ trợ Việt Nam gia nhập ASEAN (1996). Bốn là, Phối hợp với Toyota Foundation tiến hành dịch và xuất bản nhiều tài liệu về kinh tế Nhật Bản và khu vực như: Thuyết Z, Kinh tế chính trị học Nhật Bản, Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, Kinh tế Nhật Bản giai đoạn tăng trưởng cao, MITI và sư thần kỳ của Nhật Bản…. Năm là, Phối hợp với Viện Kinh tế và Chính trị thế giới của Trung Quốc nghiên cứu đề tài: Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là hai tập sách đã được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc. Ngoài ra, Viện còn hợp tác với các viện và tổ chức kinh tế khác như: Trung tâm kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương(VAPEC); với Đại học Michigan- Hoa Kỳ. Hiện tại Viện được sự hỗ trợ của Ford Foundation, Viện đang triển khai thực hiện hai dề tài về An ninh kinh tế và về Hợp tác kinh tế Đông Á. Trong hơn 20 năm qua Viện Kinh tế Thế giới đã tổ chức đón hàng trăm đoàn khách quốc tế và học giả nước ngoài đến làm việc và trao đổi hợp tác khoa học với Viện. 2.3. Công tác tạp chí Viện hiện có hai tờ tạp chí: Những vấn đề kinh tế thế giới- tiếng Việt- mỗi năm 6 số và Vietnam Economic Review- tiếng Anh- mỗi năm có 12 số. Đến nay, Viện đã xuất bản được gần 90 số tạp chí tiếng Việt và trên 100 số tạp chí tiếng Anh. Trong những năm qua, hai tờ tạp chí luôn đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, chất lượng tạp chí ngày càng được nâng cao và có nhiều chuyên mục mới. Tờ tạp chí Vietnam Economic Review đã kịp thời phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời cung cấp những thông tin về thành tựu của nền kinh tế Việt Nam ra nước ngoài, góp phần nâng cao sự hiểu biết của các nước đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Cả hai tờ tạp chí đều được bạn đọc trong và ngoài nước hoan nghênh, số lượng tạp chí xuất bản ngày càng tăng. Hai tờ tạp chí này của Viện đã được các độc giả đánh giá rất cao, nó đã cung cấp thông tin mới nhất về những tình hình kinh tế trong nước cũng như ở nước ngoài với cách nhìn sâu rộng và toàn diện. Không chỉ có vậy mà hai tờ tạp chí của Viện đã cung cấp một lượng thông tin rất lớn cho các độc giả trong nước, đặc biệt là các độc giả nước ngoài để họ có điều kiện tìm hiểu về nền kinh tế Việt Nam. 2.4. Công tác thông tin thư viện Song song với việc nghiên cứu xuất bản các ấn phẩm sách báo, dưới các hình thức lược thuật, lược dịch, tổng quát, hàng năm Viện đã in các tài liệu dưới dạng tin nhanh, tài liệu phục vụ, tập san chuyên đề đề cập đến các vấn đề nóng bỏng, quan trọng về tình hình kinh tế thế giới hoặc các bài viết nổi bật của các nhà khoa học nước ngoài về các vấn đề kinh tế, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đọc và tham khảo. Bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp để mua sách báo và trao đổi qua sách báo khá lớn: Trên 10.000 đầu sách tiếng Việt và tiếng nước ngoài, hàng trăm tạp chí định kì các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Đức, Trung…đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của cán bộ trong và ngoài Viện. Công tác phục vụ bạn đọc ngày càng được nâng cao, bạn đọc có thể chọn tài liệu qua kho thư viện mở của Viện. Với ngân sách Nhà nước cấp hàng tháng Viện Kinh tế Thế giới đều mua và nhập về hàng trăm cuốn sách nhằm bổ sung tài liệu mới nhất phục vụ cho cán bộ trong Viện để có diều kiện tốt nhất về tài liệu trong quá trình nghiên cứu. Viện đã từng bước thực hiện công tác tin học hoá thông tin thư viện. Hiện nay, người đọc có thể tìm sách báo trên máy vi tính khai thác thông tin kinh tế thương mại qua mạng Intranet. 2.5. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo Cơ cấu tổ chức của Viện hiện có 6 phòng nghiên cứu và 4 phòng chức năng nhiệm vụ. Trong những năm qua, Viện đã chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ. Bên cạnh đào tạo về chuyên môn trên đại học trong và ngoài nước, còn coi trọng bồi dưỡng chính trị cho các cán bộ trong Viện. Hiện nay, Viện có 59 cán bộ, trong đó có một viện sĩ, hai PGS, 19 tiến sĩ, 6 thạc sĩ, ngoài hai đồng chí có trình độ trung cấp, số còn lại đều có trình độ đại học (36 cán bộ nghiên cứu, 23 cán bộ làm công tác chức năng nhiệm vụ). Đặc biệt, năm 1995 do những thành tích nghiên cứu trong khoa học, đồng chí Võ Đại Lược được Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội nhân văn của Cộng hoà Liên Bang Nga tặng danh hiệu Viện sỹ nước ngoài. Từ năm 1994, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, do có những bước chuẩn bị tốt nên trong một thời gian ngắn Viện đã hướng dẫn và tổ chức bảo vệ thành công năm luận án tiến sỹ. Hiện nay, Viện đang đào tạo 17 nghiên cứu sinh học vị tiến sỹ. Ngoài ra, một số cán bộ của Viện đã và đang tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh tại các trường đại học và cơ sở đào tạo khác. 2.6. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới được Nhà nước cấp vốn xây dựng trụ sở làm việc 4 tầng với mặt bằng xây dựng gần 1000m từ năm 1985 tại phường Trung Liệt- Đống Đa – Hà Nội được đưa vào sử dụng năm 1989. Do xây dựng từ thời bao cấp và được xây dựng giữa ao hồ lên công trình xuống cấp rất nhanh, mặt tiền thiết kế xấu và hướng tây nên rất nóng, bụi ồn ảnh hưởng đến chất lượng làm việc hàng ngày của cán bộ công nhân viên. Trong những năm gần đây bằng vốn chống xuống cấp, vốn đầu tư và vốn tự khai thác qua các nguồn hỗ trợ bên ngoài. Viện đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, điều hoà nhiệt độ, đèn chiếu, máy vi tính, máy Photocopy,… cũng như trang thiết bị khác phục vụ công tác nghiên cứu. Hệ thống phòng họp, hội trường, phòng khách quốc tế, thư viện được cải tạo nâng cấp đủ điều kiện tổ chức các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế. Kết quả là sau khi công trình được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng, trụ sở của Viện khang trang và đẹp đẽ hơn đã góp phần nào chống được độ nóng và ồn ào, chất lượng công việc đạt hiệu quả cao hơn. Hiện nay, Viện Kinh tế Thế giới là một trong những Viện có trụ sở làm việc và cảnh quan môi trường tốt, thoáng mát, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. 3. NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI 3.1. Những ưu điểm (những kết quả đạt được) Hơn hai mươi năm qua, với những hoạt động nghiên cứu nêu trên, có thể nói Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới xứng đáng là một trong những cơ quan hàng đầu của Việt Nam về kinh tế , chính trị thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Điều này thể hiện ở khối lượng các công trình nghiên cứu đã công bố và đặc biệt thể hiện ở tính hệ thống, toàn diện và tính thực tiễn của các đề tài nghiên cứu. Viện đã nghiên cứu cả lý thuyết và động thái của kinh tế thế giới và các khu vực, các nước cụ thể, nghiên cứu cả những vấn đề vi mô và vĩ mô và đặc biệt là luôn gắn với những vấn đề do thực tiễn Việt Nam đặt ra, đồng thời nghiên cứu trực tiếp những vấn đề kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới. Những kết quả nghiên cứu này đã được chuyển tải trực tiếp tới các đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Chính phủ, cũng như được phổ biến rộng rãi cho nhiều đối tượng khác nhau, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế của thế giới. Có thể coi đó là đặc trưng nổi bật của hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện. Những đóng góp cụ thể của Viện có thể được khái quát như sau: 3.1.1. Thời kỳ trước đổi mới Một là, nghiên cứu kinh nghiệm của quá trình cải cách kinh tế ở các nước XHCN, đặc biệt chỉ ra xu hướng tât yếu của việc vận dụng quan hệ hàng hoá tiền tệ trong quản lý, xu hướng phi tập trung hoá. Các đề tài nghiên cứu của Viện đã tập trung vào việc xem xét quá trình biến đổi của các nền kinh tế XHCN, đặc biệt chỉ ra những giới hạn của sự phát triển theo chiều rộng và xu hướng phát triển theo chiều sâu dựa trên việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Những bất cập của mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung cũng đã được phân tích trong nhiều công trình nghiên cứu của Viện, đồng thời chỉ rõ xu hướng tất yếu của sự vận dụng các quan hệ hàng hoá tiền tệ trong nền kinh tế XHCN. Xu hướng cải tổ, cải cách của Liên Xô, Hungari và đã chiếm một vị trí nổi bật trong các nghiên cứu ở thời kỳ này. Những nghiên cứu và thông tin về các cuộc cải cách ở Trung Quốc đã có ý nghĩa tham khảo rất tích cực. Hai là, nghiên cứu lý giải những biến đổi trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặc biệt chú trong nghiên cứu những thành tựu kinh tế của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ II; nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm phát triển kinh tế ở các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển, đặc biệt là quá trình cải cáh khu vực kinh tế Nhà nước, chính sách kinh tế đối ngoại. Nhiều công trình biên soạn và dịch thuật đã cung cấp những thông tin trung thực và hữu ích về quá trình phát triển kinh tế ở các nước và các khu vực, làm cơ sở cho những đánh giá khách quan xu hướng của thời đại. Ba là, nghiên cứu những vấn đề về lý thuyết kinh tế. Bên cạnh những nghiên cứu về lý luận thời kỳ quá độ có liên quan trực tiếp đến con đường phát triển của Việt Nam, Viện còn có những nghiên cứu về những lý thuyết kinh tế học hiện đại. 3.1.2. Từ sau khi đổi mới đến nay Trong thời kỳ này các công trình nghiên cứu của Viện tiếp tục góp phần vào việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho đường lối đổi mới cũng như giới thiệu như giới thiệu cho công chúng trong bức tranh tổng thể nền kinh tế thế giới. Những thành tựu nghiên cứu thể hiện trên những điểm chính sau: Một là, phân tích và luận giải những đặc điểm và xu thế phát triển của kinh tế thế giới qua các thời kỳ. Trong thời kỳ 1986- 1990, Viện tiếp tục nghiên cứu sâu hơn quá trình cải cách kinh tế ở các nước XHCN, tập trung luận giải những mâu thuẫn của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung; phân tích quá trình liên kết kinh tế quốc tế XHCN. Cuốn sách Đổi mới tư duy trong cải tổ kinh tế ở Liên Xô, Ba Lan, Bungari, do tập thể cán bộ của Viện biên soạn xuất bản năm 1988 là một trong số ít công trình nghiên cứu có hệ thống tư tưởng cải tổ, cải cách trong hệ thống XHCN lúc đó đã có một tác dụng tốt đối với công chúng nước ta, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới tư duy ở Việt Nam . Từ đầu thập kỷ 90, Viện đã thực hiện những nghiên cứu mang tính cơ bản hơn đặc biệt là hai đề tài cấp Nhà nước thời kỳ 1991- 1996: Nội dung và những đặc điểm chủ yếu của thời đại ngày nay, và Chủ nghĩa tư bản hiện đại. Hai đề tài này và các đề tài độc lập khác đã vạch ra những xu hướng và đặc điểm lớn của thế giới sau chiến tranh lạnh, đó là xu hướng hoà bình và hợp tác; xu hướng chuyển sang cơ sở vật chất kĩ thuật mới dựa trên cuộc cách mang khoa học hiện đại; xu hướng toàn cầu hoá kinh tế; xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường; xu hướng hình thành hệ thống chính trị toàn cầu. Các công trình nghiên cứu cũng phân tích và đánh giá nguyên nhân của sự sụp đổ hệ thống XHCN, khả năng thích ứng và tự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản, những vấn đề cuả các nước đang phát triển trong thế giới hiện đại và những vấn đề toàn cầu như nợ nần, đói nghèo, môi trường….Đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện không chỉ dừng lại ở việc nhận diện xu hướng chung mà phân tích những tác động đa chiều của chúng đối với thế giới nói chung và từng khu vực, xem xét sự phản ứng chính sách của các nước lớn, các khu vực và các tổ chức quốc tế ( Bối cảnh quốc tế và sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn năm 2002; Những xu hướng phát triển kinh tế thế giới năm 2001; Dự báo những vấn đề toàn cầu năm 2000; Tính hai mặt của toàn cầu hoá năm 2001; Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước hiện nay năm 2002…. Hai là, một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu của Viện tập trung phân tích những vấn đề của chủ nghĩa tư bản hiện đại dưới góc độ kinh tế chính trị học. Các công trình này đã phân tích chủ nghĩa tư bản như một hình thái kinh tế – xã hội với nhiều biến thái trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghệ, chỉ ra những mâu thuẫn của nó gắn liền với xu thế mới này: Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Tự điều chỉnh kinh tế, Nxb. KHXH, HN 1993; Điều chỉnh kinh tế của Nhà nước ở các nước tư bản phát triển,Nxb. Chính trị Quốc gia, HN, 1993; Chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nxb. Chính trị Quốc gia1995….Không chỉ dừng lại ở những phân tích chiều hướng chung, nghiên cứu của Viện về chủ nghĩa tư bản hiện đại đã đi sâu phân tích các mô hình của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các trung tâm lớn của chủ nghĩa tư bản. Ba là, nghiên cứu quá trình chuyển đổi kinh tế ở các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây là một trong các hướng nghiên cứu có những đóng góp khoa học hữu ích. Trên cơ sở bức tranh chung về cải cách và chuyển đổi kinh tế, nhiều công trình nghiên cứu đã tập chung tìm hiểu phân tích quá trình cải cách sở hữu, coi đây là vấn đề cốt lõi nhất của toàn bộ quá trình chuyển đổi. Đề tài Cải cách chế độ sở hữu ở Nga và Đông Âu(2002); sách Tư nhân hoá lớn ở các nước Trung và Đông Âu (1996); và Cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc(1997) đã phân tích cả về lý luận và thực tiễn của quá trình cải cách chế độ sở hữu, bước đi, hình thức và những vấn đề nảy sinh của cải cách khu vực kinh tế Nhà nước. Các công trình này cũng chỉ ra những đặc điểm đặc thù, các mô hình tư nhân hoá và cổ phần hoá khác nhau giữa các nước. Bốn là, trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu của Viện, đã quan tâm đặc biệt tới vấn đề thương mại và đầu tư quốc tế. Quá trình tự do hoá thương mại trong khuôn khổ WTO cũng như tự do hoá thương mại khu vực, đặc biệt trong khuôn khổ AFTA đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Những nghiên cứu này đã phân tích cơ sở lý thuyết của xu thế tự do hoá thương mại, những nguyên tắc của hệ thống thương mại đa phương, tiến trình tự do hoá thương mại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được nghiên cứu từ cả phía các công ty xuyên quốc gia lẫn phía nhân đầu tư , phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình toàn cầu hoá, hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu cũng như đối với phát triển kinh tế quốc gia. Cuốn sách Các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI (Nxb, KHXH.1995) đã trình bày một cách có hệ thống , phân tích cơ cấu tổ chức, mô tả hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, xem xét chiến lược hoạt động của chúng. Năm là, nghiên cứu hệ thống tài chính tiền tệ thế giới. Đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ trong các công trình và đề tài do Viện thực hiện, song những vấn đề cơ bản của hệ thống tài chính tiền tệ, đặc biệt các chế độ tỷ giá, thị trường ngoại hối, quá trình cải tổ hệ thống tài chính quốc tế đã được xem xét khá hệ thống, góp phần vào việc tìm hiểu và nghiên cứu những chiều hướng mới của nền kinh tế thế giới Sáu là, bên cạnh nghiên cứu cơ bản về xu thế phát triển kinh tế thế giới như vừa nêu trên, Viện còn tổ chức nghiên cứu và cung cấp thông tin về tình hình và động thái kinh tế thế giới, thể hiện qua các báo cáo hàng tháng và hàng năm. Những diễn biến về thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ quốc tế cũng như tình hình kinh tế của từng nước và khu vực đã được phản ánh khá đầy đủ và kịp thời trong các đề tài của Viện. Đặc biệt, nhiều sự kiện kinh tế thế giới những năm gần đây như khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, suy giảm kinh tế Mỹ- Nhật, sự kiện 11- 9 đã được tập trung nghiên cứu rất kịp thời, đưa ra nhiều nhận định xác thực, cung cấp cho giới hoạch định chính sách và đông đảo công chúng những thông tin và binh luận được đánh giá là có giá trị khoa học tốt. Có thể nói, nhiều công trình nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phân tích sự kiện mà đã đi sâu tìm hiểu căn nguyên của các cuộc khủng hoảng và biến chuyển gần đây, xem xét những giải pháp chính sách khắc phục khủng hoảng. Bẩy là, thành tựu của Viện trong hơn 20 năm qua còn được thể hiện trong việc nghiên cứu các mô hình và các kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới. Về mặt này, các công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích những vấn đề có ý nghĩa tham khảo thiết thực cho Việt Nam như kinh nghiệm công nghiệp hoá, cải cách kinh tế, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các cuốn sách: Các mô hình công nghiệp hoá: Xingapo, Nam Triều Tiên, Ấn Độ (1988); Công nghiệp hoá, hiện đại hoá- Phát huy lợi thế so sánh: Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển châu Á(1991) đã phân tích chiến lược công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển châu Á, sự gắn kết công nghiệp hoá với hội nhập kinh tế thể hiện qua chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Kinh nghiệm trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong hoạt động ngoại thương, trong quá trình cải cách và cải tổ cơ cấu kinh tế, phát triển khu kinh tế mở, trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, trong phát triển nguồn nhân lực đã được nghiên cứu trong nhiều công trình như: Một số vấn đề kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển,(1988); Cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển, (1994); Chiến lược con người trong thần kỳ kinh tế Nhật Bản (1996); Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt Nam (1998) …. Viện cũng đã tiến hành những nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý và hoạt động kinh doanh ở tầm vi mô như những vấn đề cải tổ công ty, kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản và một số nước châu Á. Tám là, đóng góp khoa học quan trọng của Viện là những nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm chỉ đạo trong hoạt động nghiên cứu của Viện là mọi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24614.doc
Tài liệu liên quan