Báo cáo thực tập tại Vụ thẩm định và giám sát đầu tư

Hiện nay,Văn phòng thẩm định có 18 chuyên viên thực hiện việc thẩm dịnh và được chia thành các mảng riêng biệt phụ trách công tác thẩm định trong những lĩnh vực cụ thể như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, khoa học giáo dục nếu nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định thì lãnh đạo văn phòng thẩm định trực tiếp phân công cán bộ theo dõi dự án và tiến hành thẩm định dự án. Đối với dự án nhỏ thì chỉ một người tham gia thẩm định nhưng dự án lớn thì 2 đến 3 người tham gia. Những dự án lớn, phức tạp được đưa ra hội đồng thẩm định cấp nhà nước. Trong quá trình thẩm định thì Vụ thẩm định phải phối hợp với các Vụ, Viện khác có liên quan đến dự án

Trong hnững năm qua công tác thẩm định tại Vụ thẩm định và Giám sát Đầu tư đã có những chuyển biến tích cực cả về mặt số lượng và chất lượng các dự án:

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Vụ thẩm định và giám sát đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của bộ - Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung , chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Từ những nhiệm vụ, chức năng của bộ kế hoạch và đầu tư thì bộ quy định chức năng nhiệm vụ của cụ thẩm định và giám sát đầu tư * Về chức năng Vụ thẩm định và giám sát đầu tư thuộc bộ kế hoạch và đầu tư giúp bộ trưởng thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong việc thẩm định dự án và giám sát đầu tư * Về nhiệm vụ +Chủ trì tổ chức thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng lãnh thổ ,các dự án đầu tư trong nước ,đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc cho phép đầu tư và các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp phép của bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Tham gia với các vụ liên quan trong bộ xem xét để bộ có ý kiến đối với các dự án đầu tư ,các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của các bộ ngành địa phương và doanh nghiệp +Làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư; tổ chức thẩm định các dự án đầu tư quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của hội đồng +Làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác giám sát tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc; giám sát, đánh giá các dự án đầu tư trong nước; Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc thủ tướng giao, phối hợp với các đơn vị trong bộ thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư cho nền kinh tế quốc dân. + Tham gia nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; chủ trì soạn thảo các văn băn quy phạm cụ thể trong lĩnh vực thẩm định và giám sát đầu tư; hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định, giám sát đầu tư cho các bộ, ngành địa phương. + Tổng kết đánh giá, báo cáo về công tác thẩm định ,giám sát các dự án đầu tư cung cấp thông tin cần thiết cho mạng thông tin nội bộ. + Phối hợp văn phòng Bộ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định theo quy định của nhà nước + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư giao * Về quyền hạn + Yêu cầu các cơ quan đơn vị thực hiện giám sát ,đánh giá đầu tư ở các cấp có liên quan báo xáo theo chế độ quy định ,cung cấp các thông tin ,tài liệu bổ sung liên quan đến nội dung giám sát ,đánh giá đầu tư nếu cần thiết +Trong trường hợp cần thiết có thể tiếp xúc ,trao đổi trực tiếp với các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp có liên quan với chủ đầu tư và kiểm tra trực tiệp tại hiện trường .Cơ quan có nhu cầu tiếp xúc trao đổi trực tiếp hoặc kiểm tra trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch ,nội dung làm việc cụ thể và thông báo trước với cơ quan, đơn vị liên ngành. +Kiến nghị với cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh dự án khi cần thiết hoặc huỷ bỏ quyết định đầu tư ,đình chỉ ,tạm dừng thực hiện các dự án đầu tư nếu trong quá trình giấm sát đấnh giá đầu phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng. Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về giám sáe ,đánh giá đầu tư của chủ đầu tư, của các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan trong phạm vi nhiệm vụ giám sát ,đánh giá được quy định và kiến nghị các giải pháp xử lý theo mức độ vi phạm. 3.Cơ cấu tổ chức của vụ thẩm định và giám sát đầu tư Vụ thẩm định và giám sát đầu tư có vụ trưởng và một số phó vụ trưởng và các chuyên viên. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên .Biên chế của vụ do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư quyết định chung. Cơ cấu tổ chức phân công nhiệm vụ chuyên môn của vụ thẩm định và giám sát đầu tư cụ thể như sau: - Đồng chí vụ trưởng phụ trách chung -Các đồng chí vụ phó được phân công giúp đỡ đồnh chí vụ trưởng , xem xét , giải quyết các công việc chuyên môn gồm : thẩm tra , giám sát đánh giá các dự án thuộc các ngành , lĩnh vực cụ thể: .Nguyễn Xuân Tự phụ trách các lĩnh vực -Giao thông vận tải (csht ,đường bộ , sắt , hàng không , phương tiện vận tải ) -Cấp thoát nước , công trình đô thị , vệ sinh môi trường - Các khu công nghiệp , khu chế xuất , khu đô thị , khu dân cư - Vật liệu xây dựng, lọc, hoá dầu - Dịch vụ, du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng Mai Hữu Dũng phụ trách các lĩnh vực: - Công nghiệp nhẹ (giầy da, dệt may, rượu bia, đồ uống, đường, thực phẩm , giấy) - Bưu chính viễn thông -Y, dược giáo dục đào tạo -Thể thao, văn hoá nghệ thuật , bảo tồn bảo tàng -Khoa học công nghệ, phát thanh truyền hình .Trịnh Hữu Văn phụ trách các lĩnh vực -Điện (nguồn , đường dây , trạm) -Thuỷ lợi (hồ chứa, các công trình thuỷ lợi khác ) -Cơ khí, luyện kim, chế tạo, khai khoáng -Nông, lâm nghiệp, thuỷ, hải sản Một số lĩnh vực khác như: quy hoạch ngành, sản phẩm, lãnh thổ quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên , an ninh quốc phòng thì phân công cụ thể từng trường hợp Việc giám sát ở địa phương như sau: các đồng chí vụ phí có nhiệm vụ theo dõi , đôn đốc công việc của chuyên viên , phối hợp với các đơn vị khác trong bộ và tham gia xử lý một số công việc theo sự phân công của vụ trưởng Về các việc khác các đồng chí liên quan đến hoạt động chung được phân công như sau - Đồng chí Cao Văn Bản phụ trách nhóm tổng hợp , tổ chức , nhân sự - Đồng chí Mai Hữu Dũng phụ trách các công việc (nội vụ , quản lý cơ sở vật chất , thiết bị )thông tin nội bộ về hệ thống thông tin chung của vụ - Đồng chí Nguyễn Xuân Tự phụ trách công tác đào tạo huấn luyện - Đồng chí Trịnh Hữu Văn phụ trách thông tin đối ngoại (cung cấp thông tin cho mạng thông tin của bộ); nghiên cứu khoa học Quy trình xử lý công việc - Chuyên viên nghiên cứu , xử lý , giải quyết các nhiệm vụ được qua chuẩn bị các văn bản dự thảo chuyển cho các đồng chí phó vụ trươngr phụ trách lĩnh vực chuyên môn xem xét , sửa đổi , bổ sung văn bản theo yêu cầu của đồng chí vụ phó - Các đồng chí vụ phó xem xét văn bản dự thảo sau khi chuyên viên hoàn chỉnh trình vụ trưởng xem xét trình lãnh đạo bộ (đối với văn bản bộ ký) hoậc trình chánh văn phòng (đối với văn bản không do lãnh đạo bộ ký ) II.Trình tự thực hiện và tình hình hoạt động của vụ thẩm định và giám sát đâu tư trong những năm qua 1.Quy trình thẩm định dự án đầu tư nội bộ Bộ kế hoạch và đầu tư 1.1 Mối quan hẹ giữa các bộ phận trong quá trình thẩm định dự án a.Dự án đầu tư trong nước . Văn phòng Bộ tiếp nhận hồ sơ , thu lệ phí thẩm định trong một ngày chuyển hồ sơ đến vụ thẩm định (dự án ODA gửi hồ sơ đến vụ kinh tế đối ngoại) Theo ý kiến của văn phòng thẩm định dự án đầu tư và vụ Kinh tế đối ngoại ,Văn phòng Bộ có trách nhiệm sao gửi đủ hồ sơ cho các vụ liên quan nếu chủ dự án không gửi đủ số lượng (Văn phòng thẩm định dự án đầu tư kiểm tra điều kiện pháp lý quyết định tiếp nhận hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ và tổ chức thẩm định :trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ gửi cho các cơ quan có liên quan , các vụ liên quan trong bộ :Vụ kế hoạch ngành (dự án thuộc các gnành Trung ương), Vụ kế hoạch địa phương và lãnh thổ (dự án thuộc địa phương) Vụ kinh tế đôi ngoại giữ lại các dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA theo quy định để tổ chức thẩm định. Các dự án ODA có xây dựng cơ bản tập trung, Vụ Kinh tế đối ngoại xác định nguồn tài trợ và yêu cầu tiến độ phối hợp thẩm định sau 4 ngày gửi hồ sơ tới Văn phòng Thẩm định Dự án Đầu tư để tổ chức thẩm didnhj. Các vụ chuyên ngành chủ trì nghiên cứu soạn thảo báo cáo thẩm định và có ý kiến bằng văn bản gửi tới Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư để tổng hợp trong vòng 7 ngày đối với dự án nhóm B. Đối với các dự án nhóm A, Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư chủ trì lấy ý kiến các vụ chuyên ngành trong vòng 15 ngày hoàn thành công tác thẩm didnhj. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân phối hợp với Vụ Tài chính – Tiền tệ có ý kiến về khả năng cân đối vốn đầu tư và các nguồn vốn để thực hiện dự á (vốn ngân sách cấp phát, vốn sự nghiệp). Các văn bản phát biểu của các ngành liên quan đến dự án, các hồ sơ bổ sung, quyết định đầu tư do Văn phòng Bộ tiếp nhận gửi bản chính đến Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư và sao gửi tới các vụ liên quan. Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư trình lãnh đạo Bộ báo cáo thẩm định, trình ý kiến thoả thuận hoặc không thoả thuận dự án nhóm B có sự tham gia của vụ chuyên ngành: Tờ trình Thủ tướng Chính phủ, dự thảo quyết định đầu tư chậm nhất đối với dự án nhóm B là 25 ngày, dự án nhóm A là 40 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Dự án nhóm A do Bộ trưởng ký trình hoặc uỷ quyền; Dự án nhóm B do Thứ trưởng phụ trách thẩm định ký văn bản thoả thuận. Trường hợp người phụ trách đi vắng, hồ sơ được chuyển tới các Thứ trưởng khác xem xét theo phân công của lãnh đạo Bộ. Các dự án thẩm định đã được lãnh đạo Bộ ký do Văn phòng Bộ làm các thủ tục hành chính gửi tới địa chỉ nhận, đồng thời chuyển bản lưu về Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư, bản sao tới các vụ liên quan. Dự án được kết thúc thẩm định khi đã phát hành văn bản thoả thuận (dự án nhóm B) hoặc quyết định đầu tư (dự án nhóm A). 7 ngày sau khi kết thúc thẩm định, Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư phải đóng gói hồ sơ nộp lưu trữ. b. Dự án đầu tư nước ngoài - Đối với dựa án đầu tư mới. Hồ sơ dự án do Vụ Đầu tư nước ngoài tiếp nhận, kiểm tra điều kiện pháp lý, xử lý sơ bộ để quyết định tiếp nhận hoặc từ chối. Hồ sơ tiếp nhận không quá 2 ngày được chuyển đến Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư (2 bộ) và các ngành liên quan để tổ chức thẩm định. Văn phòng thẩm định dự án đầu tư trong 1 ngày chuyển hồ sơ và yêu cầu thẩm định đến vụ chuyên ngành. Vụ Quản lý công nghiệp và khu chế xuất (đối với các dự án hạ tầng khu công nghiệp hoặc dự án trong khu công nghiệp). Các vụ nghiên cứu trong vòng 5 ngày đối với dự án trong khu công nghiệp, 10 ngày đối với dự án ngoài khu công nghiệp, phát biểu ý kiến bằng văn bản tới Văn phòng thẩm định dự án đầu tư để tổng hợp. Văn phòng Bộ tiếp nhận ý kiến của các ngành về dự án, hồ sơ gửi bổ sung dự án và gửi bản chính đến Văn phòng thẩm định dự án đầu tư, bản sao đến Vụ Đầu tư nước ngoài. Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư trình báo cáo thẩm định lên Thứ trưởng phụ trách thẩm định chậm nhất là 15 ngày đối với các dự án nhóm B trong khu công nghiệp, các dự án có cùng loại sản phẩm, cùng quy mô lặp đi lặp lại nhiều lần, dự án dưới 5 triệu USD, 30 ngày đối với dự án nhóm B ngoài khu công nghiệp; trình Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng được uỷ quyền) Báo cáo thẩm định dự án nhóm A kèm theo dự thảo tờ trình của Bộ lên Thủ tướng Chính phủ chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Dự án nhóm B đã thông qua báo cáo thẩm định được gửi tới Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đầu tư nước ngoài xem xét quyết định việc cấp giấy phép hoặc từ chối dự án. Dự án đã thống nhất gửi tới Vụ Đầu tư nước ngoài chuẩn bị Giấy phép. Trong vòng 3 ngày trình lãnh đạo Bộ thông qua. Dự án nhóm A được Thủ trướng Chính phủ chấp thuận, văn bản chính gửi tới Vụ đầu tư nước ngoài để chuẩn bị giấy phép, đồng gửi bản sao đến Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư. Trường hợp cần giải trình bổ sung, Vụ Đầu tư nước ngoài trao đổi với Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư để bổ sung, điều chỉnh. Giấy phép dự thảo được trình Thứ trưởng thường trực nhóm B, Bộ trưởng (hoặc uỷ quyền) ký giấy phép đầu tư các dự án nhóm A. Thứ trưởng phụ trách đầu tư nước ngoài ký giấy phép đầu tư các dự án nhóm B. Trường hợp Thứ trưởng phụ trách đi vắng được trình Thứ trưởng khác theo sự phân công của lãnh đạo Bộ. Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi giấy phép cho nhà đầu tư. Trường hợp cần giao giấy phép Vụ Đầu tư nước ngoài thống nhất với Văn phòng Bộ. Dự án đã được cấp giấy phép, sau 7 ngày Vụ Đầu tư nước ngoài đóng gói hồ sơ nộp vào lưu trữ và gửi bản sao Giấy phép đến Văn phòng Thẩm định Dự án đầu tư, Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài (hoặc Vụ Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất). - Đối với các dự án điều chỉnh + Các dự án nằm ngoài khu công nghiệp: Các dự án đã được cấp giấy phép có nhu cầu điều chỉnh. Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài tiếp nhận hồ sơ và làm đầu mối để cấp giấy phép điều chỉnh. Dự án bổ sung mục tiêu mới hoặc tăng quy mô công suất lên trên 50% làm tăng vốn đầu tư so với mức đã cấp trong giấy phép kèm theo có vốn tăng thêm từ 5 triệu USD trở lên hoặc có vấn đề liên quan đến an ninh – quốc phòng phải thông qua thẩm định trước khi cấp giấy phép điều chỉnh. Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài soạn thảo giấy phép điều c hỉnh. Các dự án còn lại do Vụ Quản lý dự án nghiên cứu báo cáo lãnh đạo Bộ quyết định. Các dự án phải thông qua thẩm định thực hiện như quy định đối với dự án đầu tư mới. Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư phối hợp với Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài tổ chức thẩm định, chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Văn phòng Thẩm định dự án dầu tư phải trình Bộ báo cáo thẩm định. Sau khi cấp giấy phép điều chỉnh, hồ sơ điều chỉnh được đóng gói nộp lưu trữ. Bản sao giấy phép được gửi tới Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư nước ngoài, Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài. + Điều chỉnh các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và trong khu công nghiệp: Vụ Quản lý khu công nghiệpv à khu chế xuất thực hiện chức năng như Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài đối với các dự án ngoài khu công nghiệp. 1.2.2 Thẩm định dự án - Thẩm định sơ bộ: ở giai đoạn này, Văn phòng Thẩm định dự án đàu tư (dự án trong nước), Vụ Đầu tư nước ngoài (dự án đầu tư nước ngoài). Vụ Kinh tế đối ngoại (dự án ODA) kiểm tra các điều kiện pháp lý sẽ quyết định tiếp nhận hồ sơ hoặc từ chối tiếp nhận hồ sơ. - Tổ chức thẩm định: Các dự án có đủ hồ sơ hợp lệ sẽ được tổ chức thẩm định. Nội dung thẩm định dự án đầu tư trong nước và các dự án đầu tư nước ngoài đã trình bày ở trên. Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư là đầu mối tổ chức phối hợp trong Bộ. Đối với các dự án nhóm A, sau khi tiếp nhận hồ sơ phải lập kế hoạch thẩm định, báo cáo Bộ và tổ chức để các cơ quan liên quan và các bộ, các chuyên gia thẩm định. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng dự án có thể áp dụng các hình thức: + Nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của ác ngành, các vụ liên quan để tự thảo báo cáo Thẩm định và dự thảo ý kiến về dự án trình lãnh đạo Bộ quyết định. + Đối với các dự án lớn có nhiều vấn đề phức tạp, các cơ quan liên quan, các vụ trong Bộ có nhiều ý kiến khác nhau cần tổ chức Hội nghị thẩm định để tư vấn cho Bộ. Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư phải có báo cáo Thẩm định sơ bộ gửi tới lãnh đạo 3 ngày trước khi tiến hành hội nghị thẩm định. Hội nghị thẩm định do lãnh đạo Bộ chủ trì. Trong quá trình thẩm định, lãnh đạo bộ có thể ký hợp đồng phản biện từng mặt của dự án hoặc toàn bộ dự án với chuyên gia, các nhà khoa học, viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn. Vụ quản lý ngành chủ trì phối hợp với Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư tổ chức nghiên cứu, khảo sát (nếu cần) và phối hợp làm việc với chủ đầu tư (đối với dự án nhóm B trong nước). Đối với các dự án đầu tư nước ngoài, nếu có nhu cầu làm việc với các chủ đầu tư là nước ngoài, Văn phòng thẩm định dự án đầu tư tập hợp yêu cầu gửi Vụ Đầu tư nước ngoài tổ chức tiếp xúc. Thực hiện việc tiếp xúc Do lãnh đạo Văn phòng thẩm định Dự án đầu tư chủ trì có sự tham gia của vụ đầu tư nước ngoài Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, các dự án đầu tư nước ngoài mới có vốn dưới 5triệu USD hoặc dự án điều chỉnh, bổ sung; hoặc dự án có cùng loại sản phẩm, cùng quy mô đã lặp đi lặp lại nhiều lần, chỉ cần xem xét các điều kiện pháp lý, năng lực tài chính và kinh tế của dự án, chỉ lấy ý kiến của bộ ngành có liên quan trực tiếp đến dự án Báo cáo thẩm định phải có nội dung phù hợp với quy định và các văn bản hướng dẫn hiện hành Văn phòng Thẩm định Dự án đầu tư soạn thảo nội dung văn bản yêu cầu giải trình bổ sung điều chỉnh hồ sơ dự án và thừa lệnh Lãnh đạo Bộ ký văn bản Trường hợp yêu cầu chủ dự án sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh những điều kiện quan trọng của dự án phải trình Lãnh đạo Bộ xem xét và quyết định - Trách nhiệm phối hợp Văn phòng Thẩm định Dự án đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung báo cáo thẩm của các dự án phải qua thẩm định; dự thảo ý kiến của Bộ đối với dự án đầu tư trong nước và dự án nhóm A đầu tư nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ và quản lý hồ sơ dự án trong giai đoạn thẩm định Vụ đù tư nước ngoài chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, góp ý kiến thẩm định bằng văn bản về các điều kiện pháp lý của dự án cần thể hiện trong giấy phép; soạn thảo nội dung trong giấy phép đầu tư; báo cáo tổng hợp tình hình dự án đầu tư nước ngoài với lãnh đạo Bộ Vụ quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ về hoạt động phát triển của khu công nghiệp, khu chế xuất; có trách nhiệm tham gia ngay trong quá trình hình thành và xem xét thẩm định; qóp ý kiến bằng văn bản đối với các dự án hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất và các dự án đầu tư vào các khu này; theo dõi hoạt động thông qua các ban quản lý khu công nghiệp Các vụ kế hoạch chuyên ngành chịu trách nhiệm phối hợp thẩm định các dự án đầu tư trong nước và đaàu tư nươc ngoài và có báo cáo về định hướng phát triển ngành, vùng lãnh thổ liên quan đến việc lựa chọn mục tiêu, quy mô dự án, hình thức đầu tư, đối tác định hướng công nghệ, các điều kiện cân đối kế hoạch đầu tư và hiệu quả của dự án. Đối với các dự án đầu tư trong nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần ghi rõ về khả năng huy động vốn và tiến độ đầu tư cho từng dự án, ý kiến thoả thuận đối với từng dự án nhóm B đầu tư trong nước. Vụ kinh tế Đối ngoại: Phối hợp thẩm định các dự án ODA để đảm bảo chất lượng và yêu cầu trong quá trình hình thành dự án, có ý kiến bằng văn bản về các nội dung liên quan đến cam kết tài trợ, điều kiện tài trợ và khả năng cung cấp vốn, tiến độ dự án… Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân nghiên cứu có ý kiến về cân đối vốn ngân sách với các dự án ODA và vay vốn trong nước góp vốn đầu tư các dự án FDI. Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài tổ chức việc theo dõi dự án đầu tư nước ngoài ngay trong quá trình chuẩn bị và thẩm định dự án để tổ chức việc thẩm định dự án có hiệu quả Vụ cơ sở hạ tầng : là đầu mối tổng hợp theo dõi báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư trong nước (giao ban xây dựng cơ bản ) 1.3 Soản thảo và cấp giấy phép Soạn thảoquyết định dự án đầu tư trong nước :Văn phòng thẩm định Dự án đầu tư dựa trên báo cáo thẩm định nội dung quy định của điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng trình Lãnh đạo Bộ dự thảo quyết định hoặc thoả thuận của Lãnh đạo Bộ đối với các dự án nhóm B Đối với các dự án nhóm A không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Vụ thẩm định Dự án đầu tư dự thảo văn bản báo cáo Lãnh đạo Bộ để trình thủ tướng chính phủ.Khi được phép, Vụ thẩm định Dự án đầu tư dự thảo giấy phép đầu tư trình Lãnh đạo Bộ . Trường hợp những dự án có yêu cầu ưu đãi đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì Vụ thẩm định Dự án đầu tư chuyển cho Vụ doanh nghiệp xem xét để phối hợp chuẩn bị trình Lãnh đạo Bộ cấp giấy chứng nhận ưu đãi cùng một lúc với giấy phép đầu tư Đối với dự án đầu tư nước ngoài : Vụ đầu tư nước ngoài căn cứ báo cáo thẩm định đã được Lãnh đạo Bộ thông qua, các văn bản pháp lý về đầu tư nước ngoài để soạn thảo nội dung Giấy phép đầu tư . Việc đàm phán lại với chủ đầu tư chỉ được thực hiện khi Lãnh đạo bộ yêu cầu 2. Tình hình công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư Hiện nay,Văn phòng thẩm định có 18 chuyên viên thực hiện việc thẩm dịnh và được chia thành các mảng riêng biệt phụ trách công tác thẩm định trong những lĩnh vực cụ thể như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, khoa học giáo dục … nếu nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định thì lãnh đạo văn phòng thẩm định trực tiếp phân công cán bộ theo dõi dự án và tiến hành thẩm định dự án. Đối với dự án nhỏ thì chỉ một người tham gia thẩm định nhưng dự án lớn thì 2 đến 3 người tham gia. Những dự án lớn, phức tạp được đưa ra hội đồng thẩm định cấp nhà nước. Trong quá trình thẩm định thì Vụ thẩm định phải phối hợp với các Vụ, Viện khác có liên quan đến dự án Trong hnững năm qua công tác thẩm định tại Vụ thẩm định và Giám sát Đầu tư đã có những chuyển biến tích cực cả về mặt số lượng và chất lượng các dự án: 2.1 Đối với những dự án đầu tư trong nước Trong vài năm trở lại đây số lượng các dự án được thẩm định tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư tăng lên theo từng năm thể hiện thông qua bảng sau: Bảng các dự án đầu tư trong nước Chỉ tiêu Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 2000 23 75482 2001 41 107607 2002 49 198325 2003 55 225913 Qua bảng ta thấy tổng số vốn đầu tư và số lượng các dự án đầu tư không ngừng tăng lên từ năm 2000-2003.Năm 2000 có 23 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư là75482 tỷ đồng ,và đến năm 2003đã là 55 dự án với tổng số vốn đầu tư là225913 tỷ đồng Nếu tính theo cơ cấu ngành ta có bảng sau Bảng cơ cấu dự án đầu tư theo ngành nghề Chỉ tiêu Năm Tổng số dự án Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Số lượng % so với tổng Số lượng % so với tổng Số lượng % so với tổng 2000 23 7 30,43 2 8,7 14 60,87 2001 41 7 17,04 6 14,64 28 68,29 2002 49 13 26,53 6 12,25 30 61,22 2003 55 14 25,45 8 14,55 33 60 Như vậy ta thấy rằng ngành dịch vụ thu hút được đầu tư lớn nhất cả về số lượng và tôngt số vốn đâù tư ở tất cả các năm.Điều đó phù hợp với lý thuyết cũng như thực tế là dịch vụ sẽ ngày càng phát triển và tiến tới sẽ dẫn đầu trong việc đóng góp cho nền kinh tế nhất là trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển và cần có sự xây dựng mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng 2.2 Đối với dự án đầu tư nước ngoài của Vụ Thẩm định Đối với dự án đầu tư nước ngoài, do các tổ chức đầu tư nước ngoài đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chính xác hồ sơ dự án với mục đích là được cấp qua Văn phòng Thẩm định Dự án Đầu tư đều được cấp Giấy phép đầu tư . Trong những năm qua số lượng các dự án tại Vụ Thẩm định thể hiện qua bảng sau: Bảng các dự án đầu tư nước ngoài được Bộ cấp giấy phép Năm Sốdự án Vốn đăng ký(USD) Quy mô vốn đăng ký bình quân 2000 23 856206966 37226639 2001 42 1270869610 30258800 2002 34 246219576 7241752 2003 48 1382736514 35418725 Qua bảng này ta thấy từ năm 2000 đến 2003 có xu hướng tăng nhưng năm 2002 lại giảm xuống. Các dự án đầu tư nước ngoài tập trung ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nhưng ngành dịch vụ thu hút được nhiều dự án nhất mặc dù quy mô vốn không cao nhất, mà ngành dầu khí lại là ngành có số vốn đăng ký nhất.Điều đó phản ánh xu thể phát triển của một nền kinh tế nói chung và của cả nước nói riêng. Đó là một nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp sau đó là dịch vụ 3. Đánh giá về công tác thẩm định 3.1 Những kết quả đạt được Trong những năm gần đây Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư đã đạt được một sốthành tựu trên các lĩnh vực: +Về tổ chức thực hiện: Văn phòng Thẩm định đã thực hiện tôt chức năng là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định dự án đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao cho. Văn phòng Thẩm định đã thực hiện nghiêm túc những quy định của nhà nước. Kết hợp chặt chẽ với các Vụ, Viện trong Bộ và các cơ quan có liên quan. Việc tổ chức hoạt động thẩm định dự án tương đối linh hoạt phù hợp với đặc điểm riêng của từng dự án, đã đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án, tiệt kiệm thời gian và tiền bạc +Về chất lượng công tác thẩm định: Nhìn chung công tác thẩm định đánh giá các dự án nhóm Avà các dự án đầu tư nước ngoài là những dự án tương đối phức tạp, đã thực hiện một cách nghiêm túc chặt chẽ đảm bảo yêu cầu chuyên môn và thời gian Sau nhiều năm thực hiện quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cán bộ thẩm định cũng có nhiều kinh nghiệm và thông tin để đánh giá dự án. Trình độ chuyên môn dần được nâng lên làm cho việc thẩm định được tiến hành nhanh hơn, do vậy thời gian thẩm định dự án được rút ngắn dẫn đến khối lượng dự án đã tăng lên đáng kể đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài +Về mặt chuyên môn: Công tác thẩm định đã huy động được sự đóng góp ý kiến của các vụ, Viện trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ ngành có liên quan. Kết quả thẩm định các dự án tại Vụ thẩm định nhìn chung là nững nhận xét khách quan khoa học, các nội dung kinh tế kỹ thuật và những đề xuất có tính khả thi + Về nội dung thẩm định: Các nội dung thẩm định tịa Vụ Thẩm định tương đối đầy đủ và phản ánh được nội dung cần thiết trong đánh giá dự án . Thông qua các nội dung trên thì Vụ Thẩm định có thể đánh giá một cách toàn diện khách quan các mạt của dự án 3.2 Những hạn chế còn tồn tại +Về quy trình thẩm định: quy trình thẩm định tuy chặt xhẽ nhưnh quá rắc rối và có xu hướng làm cho Vụ thẩm định bị thụ đôngj khi xem xét các dự án theo đúng từng bước đúng theo từng chi tiết của quy trình. Hơn nữa việc thẩm định phải qua nhiều khâu trung gian làm cho hoạt động thẩm định kéo dài hơn mà chất lượng thẩm định không đáp ứng các yêu cầu chung, ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian của dự án +Về nội dung thẩm định: Nhìn chung công tác thẩmđịnh đã đáp ứng được cơ bản các nội dung cần xem xét. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Đó là việc thẩm định mục tiêu dự án. Việc thẩm định chỉ thiên về định tính, ít chú ý đến định lượng, các chỉ tiêu thường thiếu chính xác hoặc chưa đầy đủ, chưa có biện pháp xác định tính khả thi trong phương thức tổ chức thực hiện dự án như các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng +Về tổ chức thực hiện công tác thẩm định: Công tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của vụ thẩm định và giám sát đầu tư.doc
Tài liệu liên quan