MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP IN NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HÔI. 3
1. Thông tin chung về Xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp In nhà xuất bản Lao động xã hội. 3
1.2 Các giai đoạn phát triển chủ yếu của Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động xã hội. 5
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 7
2.1 cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh 7
2.2. Tổ chức quản lý bộ máy của xí nghiệp 8
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 11
3.1 Ngành nghề kinh doanh 11
3.2 Đặc điểm về các yếu tố đầu vào 12
3.3 Đặc điểm quá trình sản xuất. 22
3.4 Thị trường kinh doanh 25
3.5 Môi trường kinh doanh của xí nghiệp. 26
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP. 27
1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. 27
2. Đánh giá kết quả của các hoạt động khác của xí nghiệp. 31
2.1. Công tác chính trị tư tưởng 31
2.2 Công tác xây dựng Đảng. 31
2.3. Công tác trật tự, an ninh và an toàn vệ sinh lao động. 32
2.4. Công tác đoàn thể quần chúng 32
2.5. Công tác văn thể và công tác xã hội. 33
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 34
1. Kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh. 34
2. Biện pháp chỉ đạo thực hiện 34
KẾT LUẬN 36
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3380 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tác chuẩn bị, phê duyệt tài liệu mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức tiếp nhận vật tư, đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu mua về phù hợp với những yêu cầu chất lượng sản phẩm của xí nghiệp.
- Bộ phận chế bản: Đây là phân xưởng được đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhất như: máy vi tính, máy tráng ly tâm, máy phơi. Tại đây các bản thảo, mẫu mã của khách do bộ phận kế hoạch chuyển xuống được đưa vào bộ phận sắp chữ điện tử để tạo ra các bản in mẫu, các bản in mẫu được sắp xếp theo một trình tự nhất định và nếu có yêu cầu thì các bộ phận sẽ được phân mầu, sau đó sẽ chuyển xuống bộ phận sửa, chụp phim, bình bản để tạo ra các tờ in theo từng tiêu chuẩn kỹ thuật và chuyển xuống bộ phận phơi bản để hiệu chỉnh.
- Phân xưởng in: Là phân xưởng có vai trò trọng yếu trong toàn bộ quy trình sản xuất do các tổ máy offset đảm nhận. Khi nhận được chế bản khuôn do phân xưởng chế bản chuyển sang, phân xưởng in sẽ sử dụng kết hợp bản in, giấy và mực để tạo ra các trang in theo yêu cầu.
- Phân xưởng hoàn thiện: Là phân xưởng cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất. Bao gồm: tổ máy xén, keo, cán màng, tổ gia công sau in, tổ kiểm hoá. Sau khi phân xưởng in cho ra sản phẩm là các tờ rời, bộ phận hoàn thiện có nhiệm vụ hoàn thiện sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Tổ kiểm hoá tiến hành kiểm tra lại các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật. Tổ chức đảm nhiệm các công đoạn: gấp, bắt, khâu, keo, đóng gói, sau đó nhập kho thành phẩm.
Ngoài các phòng chuyên môn nghiệp vụ trên còn có phòng bảo vệ và một số phòng ban khác có chức năng nhiệm vụ riêng và chịu trách nhiệm trước cấp trên về những việc được giao nhận. Tóm lại, bộ máy tổ chức xí nghiệp như trên là khá phù hợp với điều kiện hiện tại của xí nghiệp. Tất cả các phòng ban đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được chỉ đạo thống nhất, tập trung của ban giám đốc xí nghiệp để có thể thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình, tránh được sự chỉ đạo trùng lặp trong khâu tổ chức.
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
3.1 Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính của xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao động - Xã hội là in ấn các ấn phẩm, tài liệu, sách báo, tạp chí, nhãn mác và các ấn phẩm khác theo quy đinh của Bộ và luật xuất bản, phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền về chủ chương đường lối của Đảng, hướng dẫn thực hiện chính sách, luật pháp của nhà nước, biểu dương những mô hình tốt, những điển hình tiên tiến về công tác lao động - thương binh và xã hội.
Bên cạnh đó xí nghiệp còn nhận gia công các loại ấn phẩm đảm bảo quy định của pháp luật xuất bản ban hành.
Ngoài ra xí nghiệp còn kinh doanh vật tư và thiết bị ngành in.
3.2 Đặc điểm về các yếu tố đầu vào
3.2.1 Vốn
Vốn là một trong những nhân tố đầu vào rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra như kế hoạch đề ra xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động Xã hôi đã có:
Tổng nguồn vốn đầu tư của xí nghiệp 9.608.694.259 đồng
( theo số liệu thống kê năm 2007) trong đó ngoài số vốn tự có hơn 6 tỷ đồng, xí nghiệp đã vay ngân hàng hơn 3 tỷ.
Theo số liệu thống kê năm 2008 tổng số vốn kinh doanh của Xí nghiệp đã lên tới hơn 10 tỷ đồng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.2 Lao động.
Khi mới thành lập, xí nghiệp chỉ có 30 cán bộ công nhân viên ( phần lớn là cán bộ, công nhân do Bộ điều xuống). Số cán bộ, công nhân viên này hầu hết là chưa có tay nghề và hiểu biết gì về lĩnh vực in ấn. Năm 2006 số công nhân viên của xí nghiệp là 86 người nhưng đến năm 2007 là 91cán bộ công nhân viên trong đó:
- Cán bộ quản lý và lao động gián tiếp: 30 người
- Số người có trình độ Đại học: 13 người
- Số người có trình độ Cao đẳng, trung cấp: 11 người
- Số công nhân có bậc thợ từ 6-7: 30 người
- Số công nhân có bậc thợ từ 4-5: 32 người
- Số cán bộ công nhân là Đảng viên: 26 người
- Số cán bộ là công nhân nữ: 45 người
Độ tuổi bình quân của cán bộ quản lý là 51 tuổi, độ tuổi bình quân của công nhân là 37,6 tuổi.
Số cán bộ công nhân viên nói trên, trong đó có nhiều kỹ sư chuyên ngành, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đã được đào tạo chuyên ngành in và có thực tế kinh nghiệp.
Bảng: Cơ cấu cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp in - Nhà xuất bản Lao động - xã hội quý II năm 2007.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Số người
Tỷ lệ %
Số người
Tỷ lệ%
Theo trình độ
- Trình độ Đại học
- Trình độ CĐ-TC
- Công nhân bậc 4-5
- Công nhân bậc 6-7
- Lao động phổ thông
86
11
11
30
28
06
100
12,79
12,79
31,88
32,56
6,98
91
13
11
32
30
05
100
14,29
12,29
35,16
23,97
5,49
Theo cơ cấu lao động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
86
58
28
100
67,44
32,56
91
62
29
100
68,13
31,87
Theo giới tính
- Cán bộ CN nam
- Cán bộ CN nữ
86
44
42
100
51,16
48,84
91
45
46
100
49,45
50,55
( Nguồn tư liệu P.HC - NV)
Số liệu trong bảng cho thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp là những người có trình độ , cán bộ trình độ Đại học là 13 người chiếm 14,29%, cán bộ Cao đẳng trung cấp là 11 người chiếm 12,09%. Công nhân bậc 6-7 là 30 người chiếm 35,16% là những người có năng lực làm việc, có kinh nghiệm làm việc và trách nhiệm cao. Đội ngũ lao động trực tiếp có tay nghề cao và thường xuyên được đào tạo, kiểm tra tay nghề. Nhờ đó đội ngũ quản trị viên có trình độ quản lý giỏi, công nhân lao động lành nghề, có trình độ giải quyết công việc tốt, nên xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động Xã hội luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch đặt ra, mang lại hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp phân theo độ tuổi lao động quý II năm 2007.
STT
Chỉ tiêu
Số lượng CBCN
Tỷ lệ %
Tuổi
1
2
3
Độ tuổi từ 18 - 30
Độ tuổi từ 30 - 45
Độ tuổi từ 45 trở lên
25
49
17
27,47
53,85
18,86
4
Độ tuổi trung bình cấp lãnh đạo (GĐ-PGĐ) cao cấp
54
5
Độ tuổi trung bình cấp lãnh đạo (TP. PTP) trung cấp
42
( Nguồn tư liệu P.HC - NV)
Qua cơ cấu lao động theo độ tuổi trên ta thấy: Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tuổi đời trung bình 54 tuổi, qua những năm phấn đấu và xây dựng, đội ngũ này một phần rèn luyện, thử thách trong chiến tranh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn vững vàng, tầm tư duy chiến lược và trí tuệ sáng suốt. Trình độ lý luận và chính trị cao tạo cơ sở để cán bộ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, vận dụng vào tình hình cụ thể, thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Cán bộ công nhân viên có độ tuổi 30 - 45 chiếm 53,85% có thâm niên công tác, có năng lực, trình độ có tinh thần trách nhiệm lớn. Đây là đội ngũ chủ chốt của xí nghiệp. Vì đội ngũ này vừa có trách nhiệm sản xuất cũng như quản lý, độ tuổi trẻ có thể học tập, bồi dưỡng thêm. Tạo nguồn cho cán bộ quản lý mai sau.
Cán bộ công nhân viên độ tuổi 18 - 30 là 25 người chiếm 27,17% đây là đội ngũ trẻ của xí nghiệp, có sức khoẻ, hăng say nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên đội ngũ này còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên xí nghiệp cần phải bỏ thêm kinh phí vào việc đào tạo tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này. Tạo ra một đội ngũ có sức trẻ, hăng say lao động, tay nghề trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc, mang lại hiệu quả cao trong hoạt đống sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động xã hội còn một số hạn chế:
Một số lãnh đạo còn làm việc theo kinh nghiệm là chính, còn thiếu hụt về khoa học hiện đại, kinh nghiệm quản lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
Một số cán bộ chuyên môn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển mới. Độ nhanh nhạy nắm bắt cơ hội thị trường còn thiếu, đôi khi vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Trình độ tin học và ngoại ngữ còn kém, đặc biệt khi đất nước ta là một thành viên WTO thì trình độ ngoại ngữ càng trở nên quan trọng. Khả năng tiếp cận khoa học công nghệ mới còn kém, chưa bắt kịp sự phát triển của thế giới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên nhưng có những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Đó là nhận thức về đào tạo phát triển từ cấp lãnh đạo đến công nhân, một số ít đã tự bằng lòng thảo mãn với bản thân, vị trí của mình, không muốn được đào tạo bội dưỡng để nâng cao tay nghề cũng như không có kế hoạch tiến thân. Mặt khác đối với những người muốn được trau dồi kiến thức mới thì nguồn kinh phí của xí nghiệp không đáp ứng được nhu cầu đào tạo.
- Đối với đất nước khi mới gia nhập WTO, đội ngũ cán bộ chưa kịp thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, gặp áp lực trong công việc và gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng như công tác sản xuất kinh doanh.
Do đó công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, kết hợp với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ công nhân viên lao động trực tiếp của Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động Xã hội là một việc cấp thiết và hết sức quan trọng. Đó là chiến lược lâu dài, quyết định đến sự tồn tại của đơn vị, cũng như quyết định đến chỗ đứng và tiếng nói của mình trong sự nghiệpphát triển của ngành in.
• Yêu cầu về lao động
* Đối với nhân viên văn phòng xí nghiệp
- Trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên
- Biết sử dụng tiếng anh, ít nhất là tiếng anh giao tiếp
- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng
- Có sức khoẻ và chịu được áp lực công việc
- Có tinh thần trách nhiệm cao
- Ưu tiên các đối tượng chính sách, con em trong ngành
* Đối với công nhân sản xuất tại các phân xưởng
- Tốt nghiệp THPT
- Có sức khoẻ, tinh thần kỷ luật và trách nhiệm cao
- Tuổi từ 18 trở lên
- Một số bộ phần yêu cầu thị giác như bộ phận kiểm hoá
• Thời gian và điều kiện làm việc
Đây là sự phối hợp hoạt động giữa những người lao động với nhau trong một ca làm việc. Tại xí nghiệp, trừ ngày chủ nhật và các ngày lễ, công nhân viên làm mỗi ngày tuân theo quy đinh về thời gian làm việc như sau:
* Ngày làm việc trong tuần: 6 ngày/ tuần ( từ thứ 2 tới thứ 7 )
* Giờ làm việc hành chính
- Sáng: từ 8:00 - 12:00 giờ
- Chiều: Từ 13:30 - 16:30 giờ
* Giờ làm việc theo ca
- Ca sáng : Từ 6:00 - 10:30 giờ và từ 11:00 - 14:00 giờ
- Ca chiều: Từ 14:00 - 18:00 giờ và từ 18:30 - 22:00 giờ
- Ca đêm : Từ 22:00 - 1:30 giờ và từ 2:15 - 6:00 giờ
Như vậy, qua sự bố trí thời gian làm việc tại xí nghiệp cho thấy xí nghiệp đã có sự hiệp tác lao động về mặt thời gian rất cụ thể và hợp lý giữa khối văn phòng và khu vực sản xuất. Sự bố trí thời gian làm việc theo ca như vậy cũng thể hiện sự chu đáo, nhịp nhàng, đảm bảo các ca làm việc được liên tục, đem lại hiêu quả cao trong sản xuất.
• Về không gian làm việc
Giữa phòng ban quản lý gián tiếp cũng như phân xưởng sản xuất trực tiếp luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ trong việc nhận thông tin cũng như cung cấp thông tin. Việc truyền đạt thông tin được thực hiện trong các cuộc họp giữa ban lãnh đạo với các trưởng phòng ban. Các trưởng phòng có trách nhiệm thu nhận thông tin và xử lý thông tin đó.
Tất cả các phòng trong xí nghiệp đều có sự phối kết hợp thống nhất và chặt chẽ trong việc liên hệ giữa các phòng ban này với phòng ban kia. Hầu hết phòng ban đều hoạt động độc lập nhưng đứng trong vai trò của mình, tự phòng ban này phải liên hệ với phòng ban kia để hoạt động của phòng ban mình đảm bảo diễn ra xuyên suốt và không bị ách tắc, cản trở vì một lý do gì. Chẳng hạn, các phòng ban muốn bổ sung cán bộ có trình độ cao hay công nhân viên thì cần đưa thông tin, yêu cầu nhân sự cho phòng nhân sự, các phân xưởng sản xuất muốn mua nguyên vật liệu thì phải lên kế hoạch và liên hệ với phong mua hàng…
Như vậy tất cả các phòng ban đều có sợi dây gắn kết với nhau trong công việc để đảm bảo cho hoạt động chung của xí nghiệp diễn ra đồng bộ và hiệu quả…
• Tạo động lực về tinh thần cho người lao động.
Trong nền kinh tế thị trường luôn có những biến động, ngoài vấn đề tăng doanh thu trong sản xuất thì những người làm công tác quản lý còn một mối quan tâm nữa là làm thế nào để tạo mối quan hệ khăng khít giữa người lao động và người sử dụng lao động, tạo đà cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Và để làm tốt công tác này, xí nghiệp cần đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường không những tốt về vật chất mà còn thoải mái về tinh thần,với các chế độ đãi ngộ như:
- Đãi ngộ về vật chất: Bên cạnh chế độ tiền lương phù hợp, xứng đáng với từng vị trí, khả năng và năng lực của người lao động thì tiền thưởng và các khoản phúc lợi chính là công cụ kích thích người lao động rất quan trọng.
Tại xí nghiệp in, tiền thưởng được cộng dồn vào cuối tháng, các ngày 30/4, 1/5, 2/9, tết dương lịch có mức thưởng là 100.000 đồng/ người. Các chế độ phúc lợi khác như: một bữa ăn giữa ca, người lao đông kết hôn và sinh con là 200.000 đồng/ người…
- Đãi ngộ phi vật chất : Ban giám đốc xí nghiệp và công đoàn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để công nhân viên của xí nghiệp có một tinh thâng thoải mái không chỉ trong giờ làm việc mà ngay cả đã hết giờ, nhằm mục đích xây dựng bầu không khí tâm lý lao động đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Hàng năm, xí nghiệp cũng tổ chức cho công nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát, tổ chức chào mừng cho công nhân viên nữ vào các ngày 8/3, 20/10 tặng quà cho con của người lao động vào những ngày 1/6 hay tết trung thu..
3.2.3 Trang thiết bị sản xuất
Khi mới ra đời, xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động - Xã hội chỉ có 3 máy in Typo và 2 chiếc máy in lưới, in Roneo để thực hiện in những sản phẩm đơn giản nhất. Đến nay, xí nghiệp đã có một dây chuyền in Offset đồng bộ, khép kín, có công năng cao với 12 máy in offset màu từ 4-16 trang và một số thiết bị mới nhập như: máy dao 1 mặt, máy dao 3 mặt, máy phơi bản, máy đóng sách, máy ghim…đặc biệt là 2 máy khâu và 1 máy gấp mới được nhập từ năm 2005 với hiêu quả sử dụng rất cao. Dây chuyền này được đánh giá là một trong những dây chuyền tương đối hiện đại.
Cơ sở vật chất của xí nghiệp
* Máy in
Thứ tự
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
1
Máy 4 trang
Nhật
01
2
Máy 8 trang
Nhật
01
3
Máy 10 trang
Nhật
01
4
Máy 16 trang
Nhật
01
* Phân xưởng chế bản.
Thứ tự
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
1
Máy phơi
Nhật
01
2
Máy phơi màu
Nhật
01
3
Máy vi tính
Nhật
07
* Phân xưởng sách
Thứ tự
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
1
Máy dao 1 mặt
Tiệp
01
2
Máy dao 3 măt
Nhật
01
3
Máy gấp
Trung quốc
01
4
Máy khâu chỉ
Trung quốc
02
5
Máy đóng ghép
Trung quốc
02
6
Máy vào bìa
Nhật
01
7
Máy can láng
Việt nam
01
8
Máy bó, ép
Trung quốc
01
Thông số kỹ thuật của các máy in chính
1. Tên máy: LITHRONE40 sản xuất tại Nhật
- Kích thước máy: 6m x 2m x 2m
- Khổ in:
+ Kích thước lớn nhất: 72 - 103
+ Kích thước nhỏ nhất: 36 - 50
- Độ dày giấy in:
+ Thiết kế: 0.80
+ Thực tế: cuche 80, bãi bằng 24
- Tốc độ in:
+ Thiết kế: 15.000 tờ/ h
+ Thực tế: 12.000 tờ/ h
- Hệ thống cung cấp giấy: Kiểu đầu bò hút đuôi - bàn nghiêng dây băng chuyền - rơ le, một vài chức năng bảo hiểm an toàn cho công nhân.
- Cơ cấu định vị: Kiểu tay kê đầu định vị giấy - tay kê cạnh kéo có con lăn kéo giấy - mắt thần báo đúp và các cơ cấu vi chỉnh tay kê.
- Bộ phận vận chuyển: nhíp chao, ống chuyền, nhíp ống, nhíp guồng..
- Cụm ép in: Khả năng tự động chỉnh về điểm lắp hay tháo khuôn, kiểu bố trí các ống là kiểu hành tinh.
- Khả năng kết nối với các thiết bị khác như in số nhả.
- Hệ lô cấp ẩm: loại dung dịch làm ẩm là dung dịch cồn - 7 lô/ ống
- Hệ lô cấp mực: 17 lô/ ống - 4 lô trà/ 1 ống
- Độ cao gờ ống lắp khuôn: 0,36 - Độ cao gờ ống cao su: 2,8
- Cụm thu nhận sản phẩm: có 4 dàn díp, các hệ thống sấy khô, chống dính, chống cong tờ in, kiểm soát độ cao chồng sản phẩm và các tính năng khác…
2. Tên máy: KOMORI S228 sản xuất tại Nhật
- Kích thước máy: 3,5m x 1,2m x 2m
- Khổ in:
+ Kích thước lớn nhất: 52 - 72
+ Kích thước nhỏ nhất: 27 - 39
- Tốc độ in:
+ Thiết kế: 15.000 tờ/ h
+ Thực tế: 12.000 tờ/ h
- Độ dày giấy in:
+ Thiết kế: 30 - 60
+ Thực tế: cuche 80 - bãi bằng 24
- Hệ thống cung cấp giấy: kiểu đầu bò, bàn dây nghiêng con lăn, các trang thiết bị bảo hiểm, kiểm tra và các tính năng khác…
- Cơ cấu đinh vị: Kiểu tay kê đầu đinh vị nằm dưới, tay kê cạnh bằng con lăn kéo giấy, và các tính năng ci chỉnh, mắt thần.
- Bộ phận chuyển: nhíp chao, nhíp ống, nhíp guồng, ống chuyền…
- Cụm ép in: Khả năng tự động hoá như tháo lắp khuôn, bố trí các ống kiểu hành tinh, khả năng điều chỉnh chồng màu, lấy tay kê, kiểu điều khiển.
- Khả năng kết nối với với các thiết bị khác như in số nhảy
- Hệ lô cấp ẩm: 5 lô/ ống - dung dịch cồn
- Hệ lô cấp mực: 28 lô - với 4lô trà/ ống
- Cụm thu nhận sản phẩm: 4 dàn díp guồng, các hệ thống sấy khô, chống dính, chống cong tờ in, kiểm soát độ cao chồng sản phẩm và các tính năng khác…
- Hệ thống quản lưu giữ chế độ in bàn điều khiển trung tâm CPC, RCL, EPS.
3. Tên máy: RYOBI 510 - sản xuất tại nhật
- Kích thước: 1,8m x 1m x 1,6m
- Khổ in:
+ Kích thước lớn nhất: 36 - 52
+ Kích thước nhỏ nhất: 12 - 10
- Tốc độ in:
+ thiết kế: 12.000 tờ/ h
+ Thực tế: 10.000 tờ/ h
- Độ dày giấy in: cuche 250
- Hệ thống cung cấp giấy: kiểu đầu bò, bàn nghiêng dây băng có con lăn.
- Cơ cấu định vị: Kiểu tay kê đầu định vị phía dưới, tay kê có con lăn kéo và bộ phận vi chỉnh tay kê.
- Bộ phận vận chuyển gồm có : nhíp dao, ống chuyền, nhíp ống, nhíp guồng…
- Cụm ép in: Bố trí các kiểu hành tinh, vi chỉnh tay kê.
- Khả năng kết nối với thiết bị khác như in số nhảy.
- Hệ lô cấp ẩm: 3 lô nước - dung dịch làm ẩm là nước
- Hệ lô cấp mực: 12 lô - 3 lô trà
- Kích thước khuôn: 40 - 54
- Cao su Offset: 42 x 56 x 0,1
- Cụm thu nhận sản phẩm: 3 dàn nhíp guồng, phun bột.
3.2.4 Nhà xưởng
Xí nghiệp có diện tích mặt bằng là 2100 m2. Xí nghiệp đã xây dựng khu nhà 2 tầng với diện tích sử dụng khoảng 3000 m2 để làm kho tàng và nhà làm việc. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu, mở rộng và phát triển sản xuất, Nhà xuất bản Lao động xã hội đã đầu tư xây dựng khu nhà 7 tầng với cơ sở vật chất hiện đại.
Các phòng ban của xí nghiệp được bố trí và sắp xếp hợp lý, dễ dàng trong việc quản lý trao đổi thông tin.
Khu vực in sách, báo.. và khu vực làm dụng cụ dạy nghề, học tập được xây dựng hợp lý thuận lợi cho công tác sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
3.3 Đặc điểm quá trình sản xuất.
3.3.1 Các sản phẩm đặc trưng của xí nghiệp
Xí nghiệp chủ yếu in các sản phẩm, tài liệu, sách báo, tạp chí, nhãn mác, trong và ngoài ngành và các ấn phẩm khác theo quy định của bộ và luật xuất bản phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền về chủ chương đường lổi của Đảng, hướng dẫn thực hiện pháp luật của nhà nước..
- Các loại báo như: Báo nông nghiệp, nông thôn ngày nay; tài chính; tạp chí..
- Các loại sách: Sách của bộ, sách giáo khoa, sách giáo trình..
- Các loại truyện: Truyện cổ tích, truyện tiểu thuyết…
- Ngoài ra còn có sổ lao động..
- Các nhãn mác như: nhãn bia Kim Bài, nhãn dấm Trung Thành…
3.3.2 Quá trình sản xuất
Công nghệ sản xuất của xí nghiệp là yếu tố tạo ra sản phẩm cuối cùng, quyết định sự thành bại của xí nghiệp. Vì chỉ một chi tiết nhỏ của quy trình công nghệ in bị sai phạm thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm ( cả về hình thức và nội dung ). Một khi chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu thì toàn bộ lô hàng sẽ bị huỷ bỏ, không tiêu thụ được trên thị trường.
Hiện nay, xí nghiệp đang sản xuất trên dây truyền công nghệ in Offset, bao gồm nhiều công đoạn. Đầu tiên là công tác chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất khép kín và lần lượt thực hiện các giai đoạn theo sơ đồ sau:
- Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, sản phẩm mẫu của khách hàng được chuyển xuống phòng kế hoạch. Tại đây, phòng kế hoạch tiến hành chuẩn bị, cân đối vật tư và bố trí các phân xưởng sản xuất.
- Tiếp theo sau đó, sản phẩm mẫu của khách hàng được chuyển cho phòng kỹ thuật. Phòng này sẽ tách mẫu thành 2 phần là hình ảnh và phần chữ
+ Phần hình ảnh của sản phẩm mẫu đựơc đưa lên máy chuyên dùng tách màu điện tử để tách màu cơ bản như: xanh, đỏ, vàng, đen và một số màu đặc biệt khác. Từ ảnh màu, tà được một số phim trắng theo mật độ của từng màu trong ảnh, rồi sau đó được chuyển đến bộ phận bình bản của phân xưởng chế bản.
+ Còn phần chữ của sản phẩm mẫu được chuyển đến bộ phận vi tính của phân xưởng chế bản.
- Tại phân xưởng chế bản:
+ Bộ phận vi tính: đánh máy và căn chỉnh kích cỡ phần chữ theo đúng sản phẩm mẫu rồi chuyển cho bộ phận bình bản.
+ Bộ phận bình bản: Tiến hành sắp xếp, bố trí hình ảnh, chữ của một ấn phẩm theo đúng mẫu lên phim và chuyển cho bộ phận phơi bản.
+ Bộ phận phơi bản: Tiến hành chụp phim sang bản kẽm in, kẽm in sẽ được chuyển cho bộ phận xưởng in.
+ Bộ phận xưởng in: Kẽm in được chuyển tới phân xưởng in sau đó lắp ráp vào máy in, và thực hiện theo đúng mẫu. Sản phẩm in ra sẽ được chuyển tới phân xưởng hoàn thiện.
+ Bộ phận hoàn thiện: Sản phẩm tiếp tục được qua các công đoạn gấp, khâu, ghim, vào bìa, cán láng…rồi chuyển sang bộ phận máy dao
+ Bộ phận máy dao: Tại đây, sản phẩm dở dang được cắt, xén hoàn chỉnh và cuối cùng nhập kho để giao cho khách hàng.
Các bộ phận trong quy trình công nghệ in của xí nghiệp được bố trí và sắp xếp hợp lý, có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc in ấn được diễn ra nhanh chóng, phục vụ và đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Các bộ phận trong dây chuyền in được trang bị những trang thiết bị cần thiết, công nghệ hiện đại đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao.
3.4 Thị trường kinh doanh
Trong giai đoạn đầu thành lập, xí nghiệp hoạt động chủ yếu với nhiệm vụ in tài liệu, biểu mẫu, bảng biểu, sổ sách…phục vụ nội bộ, trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội. Nhưng theo thời gian, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc và những cố gắng của toàn bộ công nhân viên trong xí nghiệp mà thị trường trong nước của xí nghiệp ngày càng được mở rộng. Xí nghiệp cũng đã tìm kiếm thị trường kinh doanh vượt khỏi biên giới quốc gia, in ấn, xuất bản nhiều đầu sách báo, tạp chí..xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiện nay, xí nghiệp đang sản xuất kinh doanh với hợp đồng dài hạn các loại sản phẩm chủ yếu như:
- Sách gồm có: Sách giáo trình, sách miền núi dân tộc, sách về ngành lao động thương binh xã hội, sách hỏi đáp về pháp luật, sách văn hoá…
- Tạp chí gồm có: Tạp chí truyền hình cáp Hà Nội, tạp chí tài chính, tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạp chí nghiên cứu tôn giáo.
- Ấn phẩm khác gồm có: lịch, áp phích, phong bì.. cho các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp trên cả nước.
3.5 Môi trường kinh doanh của xí nghiệp.
Trước xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, môi trường kinh doanh cũng ngày càng phức tạp, cạnh tranh diễn ra gay gắt. Hiện tại trong cả nước có nhiều xí nghiệp, công ty in ấn các loại sách báo, tạp chí vì thế có sự cạnh tranh giữa các xí nghịêp để có được đơn hàng của khách hàng trong cả nước.
Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động xã hội trực thuộc Bộ Lao động Thương bình và xã hội vì vậy có nhiều thuận lợi trong kinh doanh, ngoài việc in ấn các ấn phẩm lưu hành trong nội bộ xí nghiệp còn mở rộng hoạt động sản xuất ra thị trường bên ngoài in ấn các đầu sách báo, tạp chí, sách giáo khoa, sách giáo trình cho các trường đại học trong cả nước. Bên cạnh đó xí nghiệp cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nhu cầu của thị trường: còn nhiều cán bộ của xí nghiệp thiếu năng động trong việc tìm kiếm nhu cầu thị trường, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu sự sáng tạo nhiệt tình trong công việc …Nhận thức được những khuyết điểm xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động xã hội đã và đang từng bước đẩy lùi, khắc phục triệt để những yếu kém, thiếu sót để có được lợi thế cạnh tranh bền vững trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP.
1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.
Ngày 08/01/2009 Nhà xuất bản Lao động xã hội đã kỷ niệm 10 năm ngày thành lập. Tại buổi lễ, Giám đốc Nhà xuất bản Lao động xã hội đã điểm lại một số kết quả đã đạt được trong thời gian 10 năm qua.
Trên từng lĩnh vực hoạt động, đơn vị luôn báo sát sự chỉ đạo của Bộ và các cơ quan chức năng, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Số lượng đầu sách năm 1999 mới chỉ là 35 thì đến nay đã lên 650 (tăng 18 lần); doanh thu tăng từ 2,4 tỷ đồng (năm 1999) lên 50 tỷ đồng vào năm 2008 ( bình quân từ 20 - 30% năm); thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng 4,5 lần; hàng năm nộp ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng, năm 2008 nộp 880 triệu đồng. Hoạt động xuất bản cũng có nhiều bước tiến quan trọng, hiện nay đã xuất bản được một số tác phẩm có giá trị về tư tưởng và các công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn công tác ngành, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu của cán bộ công nhân viên trong ngành cũng như đông đảo các bạn đọc. Năm 2008, nhà xuất bản đã phối hợp với Tổng cục dạy nghề, góp phần thống nhất nội dung chương trình dạy nghề trong cả nước. Các ấn phẩm luôn bám sát tôn chỉ mục đích của ngành, khong chạy theo xu hướng thương mại hoá và luôn giữ được bản sắc của cơ quan xuất bản thuộc ngành Lao động thương binh và xã hội, do vậy đã chiếm lĩnh đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6646.DOC