MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần I : Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương
1. Tổ chức bộ máy quản lí:
1.1. Cơ cấu tổ trức bộ máy quản lý của Xí nghiệp
2. Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận:
2.1. Giám đốc xí nghiệp:
2.2. Phó Giám đốc Xí nghiệp:
2.3. Phòng tổ chức hành chính:
2.4.Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch:
2.5.Phòng Kế toán - Tài chính.
2.6. Các đội xây dựng công trình:
3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xí nghiệp.
3.1. Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị:
3.2. Đặc điểm lao động của xí nghiệp:
3.5. Đặc điểm về thị trường của xí nghiệp:
Phần II: Phân tích Thực trạng về Sự biến động chỉ tiêu lợi nhuận của xí nghiệp.
1.Đánh giá sự biến động của lợi nhuận trong một số năm.
1.1/.Chỉ tiêu doanh thu
1.2/.Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách
1.2.1/.Chỉ tiêu lợi nhuận
1.2.2. Nộp ngân sách nhà nước
1.3/Nguồn vốn kinh doanh
1.4. Chỉ tiêu chi phí
2. Chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp
2.1. Chỉ tiêu doanh lợi
2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
II. những nhân tố chủ quan,khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận:
III-Đánh giá chung.
Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp.
I/. MỘT SỐ BIỆN PHÁP.
1. Nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu
2.Đầu tư máy – thiết bị,kỹ thuật – công nghệ
3 Nâng cao trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể cá nhân người lao động
4-Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP.
1.Kiến nghị với Xí nghiệp
2. Kiến nghị với Nhà nước
KẾT LUẬN 1
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp lí năng lực hiện có của mình, xí nghiệp đã không ngừng tìm kiếm thị trường, tích cực tham gia đấu thầu, thắng thầu các công trình lớn có uy tín và sự đảm bảo về chất lượng cũng như kỹ thuật công trình mà xí nghiệp đảm nhận.
Doanh thu xây lắp tăng nhanh qua các năm đóng góp chủ yếu cho mức tăng trưởng của tổng doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính và hoạt động khác cũng tăng qua các năm, điều đó được thể hiện qua số doanh thu và thu nhập của hoạt động này.
1.2/.Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách
1.2.1/.Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá thực chất kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh thu đạt được có thể cao song mức lợi nhuận thu về lại rất nhỏ do lượng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Ta có công thức : P = TR – TC
Trong đó: P là lợi nhuận
TR là tổng doanh thu
TC là tổng chi phí
Để phân tích và đánh giá một cách cụ thể và chi tiết hơn chỉ tiêu lợi nhuận, ta xét bảng số liệu sau:
Bảng 4
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng doanh thu
6.250.124.218
8.550.885.400
12.236.265.023
Các khoản giảm trừ
806.920
1.861.905
18.819.653
Doanh thu thuần
6.249.317.298
8.549.023.495
12.217.445.370
Giá vốn hàng bán
5.988.631.398
8.045.436.530
11.459.299.306
Lợi nhuận gộp
260.685.900
503.586.909
758.146.064
Chi phí QLDN
193.021.699
423.639.870
571.341.355
LN thuần HĐKD
67.664.201
79.947.039
186.804.709
Doanh thu HĐTC
1.248.000
2.284.366
4.397.075
Chi phí HĐTC
60.312.201
72.231.405
179.405.147
LN thuần HĐTC
-59.064.201
-69.947.039
-175.008.072
TN HĐkhác
0
0
924.347
Chi phí HĐ khác
0
0
0
LN thuần HĐ khác
0
0
924.347
Tổng LN trước thuế
8.600.000
10.000.000
12.720.984
Thuế TNDN
2.408.000
2.800.000
3.561.876
LN sau thuế
6.192.000
7.200.000
9.159.108
(Nguồn phòng kế toán tài chính của xí nghiệp)
Bảng 5
Sự tăng giảm của các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
Chi tiêu
Năm 2006/2005
Năm 2007/2006
Chênh lệch (đồng)
%
Chênh lệch (đồng)
%
Tổng doanh thu
2.300.761.182
136,8
3.685.379.623
143,1
Các khoản giảm trừ
1.054.985
230,7
16.957.748
1010,7
Doanh thu thuần
2.229.706.197
136,8
3.668.421.875
142,9
Giá vốn hàng bán
2.056.805.132
134,3
3.413.862.720
143,6
Lợi tức gộp
242.901.009
193,2
254.559.155
150,5
Chi phí QLDN
230.618.171
219,5
147.674.485
134,9
LN thuần HĐKD
12.282.838
118,2
96.857.670
233,7
Doanh thu HĐTC
1.036.366
183
2.112.709
192,5
Chi phí HĐTC
11.919.204
119,8
107.173.742
248,4
LN thuần HĐTC
-10.882.838
118,4
-105.061.033
250,2
Thu nhập HĐ khác
0
0
924.347
0
Chi phí HĐ khác
0
0
0
0
LN thuần HĐ khác
0
0
924.347
0
Tổng LN trước thuế
1.400.000
116,3
12.720.984
127,2
Thuế TNDN
392.000
116,3
761.876
127,2
Lợi nhuận sau thuế
1.008.000
116,3
1.959.108
127,2
(nguồn phòng kế toán tài chính của xí nghiệp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng doanh thu năm 2006 tăng 2.300,7 triệu đồng hay tăng 36,8%so với năm 2005. Năm 2007 tổng doanh thu đạt được là 8.550,8 triệu đồng tăng 3.685,3 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ là 43,1%. Điều này cho thấy xí nghiệp đã tiến hành thi công các công trình có giá trị lớn, sản lượng cao ,
bàn giao đưa vào sử dụng và thu hồi được vốn của chủ đầu tư, đặc biệt doanh thu xây lắp tăng đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng của tổng doanh thu. Doanh thu hoạt
động tài chính năm 2006 tăng 1,036 triệu đồng hay tăng 83% so với năm 2005. Năm 2007 doanh thu hoạt động tài chính tăng 2,112 triệu đồng hay tăng 92,5%. Nhưng do chi phí hoạt động tài chính tăng hơn rất nhiều so với doanh thu làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm nhiều ảnh hưởng tới lợi nhuận của xí nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 tăng 0,39 triệu đồng tương ứng với tăng 16,3% so với năm 2005, sang năm 2007 thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng 0,76 triệu đồng hay tăng 27,2% so với năm 2006. Mức lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tương đối đều qua các năm. Năm 2006 lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp tăng là 7,2 triệu đồng hay tăng 16,3% so với mức lợi nhuận sau thuế năm 2005. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế đạt được là 9,1 triệu đồng hay tăng 27,2% so với mức lợi nhuận năm 2005. Có thể nói trong hai năm 2006 và 2007 xí nghiệp đã sử dụng vốn hợp lý và kinh doanh có hiệu quả
1.2.2. Nộp ngân sách nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, tự do hoá thương mại các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế có quyền tự chủ hoạt động kinh doanh song phải chấp hành và tuân thủ quy định của pháp luật cho phép, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước .
Là một doanh nghiệp nhà nước, đã từng gặp nhiều khó khăn thử thách trong công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, song Xí nghiệp vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình đồng thời thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của minh đối với Nhà nước.
Bảng 6
Tình hình thực hiện nộp ngân sách nhà nước
ĐVt:Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1: Thuế GTGT
120.706.600
136.907.607
433.807.669
2: Thuế TNDN
2.408.000
2.800.000
3.561.876
3: Thuế sử dụng vốn
0
0
0
4: Thuế đất
0
0
0
5: Thuế tài nguyên
0
0
0
6: Thuế môn bài
1.000.000
1.000.000
1.000.000
7: Phải nộp khác
0
0
0
Số đã nộp vào NS
124.114.600
140.707.607
420.000.000
(Nguồn phòng kế toán tài chính của xí nghiệp)
Mức nộp ngân sách nhà nước của xí nghiệp thay đổi qua từng năm, điều này dễ hiểu bởi mức thuế phải nộp phụ thuộc vào doanh thu và thu nhập của Xí nghiệp. Năm 2005 tổng doanh thu đạt được là 6250 triệu đồng, mức thuế Xí nghiệp phải nộp là 124 triệu đồng. Năm 2006 tổng doanh thu đạt được là 8.550,8 triệu đồng tăng 36,8% so với năm 2005 do vậy tổng mức thuế phải nộp cũng tăng 13,4%. Năm 2007 tổng doanh thu đạt được là 12.263,2 triệu đồng tăng 43,1% so với năm 2006 do vậy tổng
mức thuế phải nộp cũng tăng 198,5%. Có thể nói xí nghiệp đã hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước.
1.3/Nguồn vốn kinh doanh
Vốn là một yếu quan trọng không thể thiếu được ở bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Tuỳ thuộc vào quy mô từng loại hình sản xuất kinh doanh mà mỗi
doanh nghiệp cần một lượng vốn nhất định. Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, là hình thái giá trị của mọi tài sản, máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp. Để phân tích và đánh giá vốn kinh doanh của xí nghiệp một cách chính xác và khách quan ta có thể căn cứ vào bảng sau:
Bảng 7
Nguồn vốn hoạt động của xí nghiệp
Đ V: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
A- Vốn lưu động
3.432.607.604
6.166.981.697
8.534.511.093
1. Tiền
44.746.032
46.674.016
691.173.643
2. Phải thu
3.134.210.987
5.559.568.996
5.816.030.225
3. Hàng tồn kho
215.496.273
516.569.435
1.830.851.329
4.Tài sản LĐ khác
38.154.312
44.169.250
196.455.896
B- Vốn cố định
1.526.672.553
1.869.694.282
2.104.469.000
Tài sản cố định
1.526.672.553
1.869.694.282
2.104.469.000
Tổng nguồn vốn
4.959.280.157
8.036.675.979
10.638.980.093
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính của xí nghiệp)
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy quy mô nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp đều tăng và tăng nhanh qua các năm . Cụ thể: Năm 2005 tổng nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp là 4.959 triệu đồng, năm 2006 là 8.036 triệu đồng tăng 62,1%. Trong đó vốn cố định tăng 22,4% và vốn lưu động tăng 39,7%. Bước sang năm 2007
tổng nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp là 10.638 triệu đồng tăng 32,4%. Để thấy rõ hơn sự tăng nguồn vốn kinh doanh này ta có thể đi xét bảng sau:
Bảng 8
Tốc độ tăng giảm nguồn vốn qua các năm
Năm
Tốc độ tăng giảm VLĐ
Tốc độ tăng giảm VCĐ
Chênh lệch (triệu đồng)
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
2004/2003
2.734
179,6
307
119,6
2005/2004
2.367
138,4
234,7
112,6
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính của xí nghiệp)
Bảng 9
Nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
VLĐ/Tổng NV(%)
69,2
76,7
80,2
VCĐ/Tổng NV(%)
30,8
23,3
19,8
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính của xí nghiệp)
Như vậy vốn lưu động năm 2005 là 3.432 triệu đồng chiếm 69,2% tổng nguồn vốn kinh doanh, năm 2006 đã tăng lên thành 6.166 triệu đồng chiếm 76,7% tổng nguồn vốn kinh doanh và sang năm 2007 vốn lưư động tăng lên thành 8.534 triệu
đồng chiếm 80,2% tổng nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp
Tốc độ tăng trưởng vốn cố định qua các năm giảm . Năm 2005 vốn cố định là 1.562 triệu chiếm 30,8% trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2006 vốn cố định giảm xuống còn 23,3% trong tổng nguồn vốn kinh doanh tức là giảm 7,5% so với năm 2005, tỷ trọng giảm vốn cố định so với tổng số vốn kinh doanh trong thành phần nguồn vốn mặc dù năm 2006 vốn cố định vẫn tăng 307 triệu đồng so với năm 2005. Tương tự năm 2007 vốn cố định giảm xuống còn 19,8% trong tổng nguồn vốn kinh doanh tức là giảm 3,5% so với năm 2006 tỷ trọng giảm vốn cố định so với tổng nguồn
vốn kinh doanh trong thành phần nguồn vốn mặc dù năm 2007 vốn cố định không thay đổi.
Tỷ lệ VLĐ/NV từ năm 2005 đến năm 2007 đều tăng. Điều này được thể hiện qua sự tăng của các khoản phải thu. Đặc biệt năm 2006 các khoản phải thu đạt được là 5.559 triệu đồng tăng 77,3% so với năm 2005 tức là Xí nghiệp đã thu hồi được nợ của các chủ đầu tư.
Từ năm 2005 đến 2007 tỷ lệ vốn cố định trên tổng nguồn vốn kinh doanh giảm nhưng vốn cố định qua các năm vẫn tăng là do công ty đã tiến hành mua sắm và đưa vào sử dụng một số máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công xây dựng do vậy mà số vốn cố định tăng. Với việc mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng được nhu cầu thị trường về chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình do đó năng suất lao động tăng đồng thời tổng doanh thu cũng tăng. Năm 2007 doanh thu đạt được là 12.236 triệu đồng tăng 43,1% so với năm 2006.
1.4. Chỉ tiêu chi phí
Để đạt được mục đích kinh doanh của mình, để sản xuất ra một sản phẩm, cung cấp một dịch vụ nào đó thì mỗi doanh nghiệp phải tiêu hao các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư, khấu hao máy móc thiết bị, tiền lương công nhân, nhân viên quản lý những yếu tố này gọi là chi phí. Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về vật chất, về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất sản phẩm trong một kỳ kinh doanh. Chi phí là một chỉ tiêu quan trọng, có ảnh hưởng tới không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để thấy rõ hơn tác động của yếu tố chi phí tới hiệu quả kinh doanh ta có thể phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 10
Tình hình chi phí sxkd của xí nghiệp qua các năm
Năm
Tổng chi phí
Mức thay đổi qua các năm
Chênh lệch
Tỷ trọng(%)
2005
5.988.631.398
-
-
2006
8.045.436.586
2.056.805.188
134,3
2007
11.459.299.306
3.413.862.720
142,4
Qua bảng ta thấy tổng chi phí năm 2005 là nhỏ nhất, mặc dù tổng nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp là khá lớn song lợi nhuận đạt được chưa cao. Điều đó cho thấy rằng việc sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả. Mức chi phí bỏ ra năm 2006 tăng so với năm 2005 là 34,3%% và tổng doanh thu cũng tăng, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đã có cải thiện hơn. Năm 2007 cùng với sự lớn mạnh của nguồn vốn sản xuất kinh doanh, mức tổng doanh thu tăng lên đáng kể. Như vậy có thể thấy xí nghiệp đã sử dụng vốn có hiệu quả mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với các năm trước.
2. Chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp
2.1. Chỉ tiêu doanh lợi
Bao gồm các chỉ tiêu :
Tỷ lệ doanh lợi của doanh thu
=
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất doanh lợi tổng VKD
=
Lợi nhuận
Tổng VKD
Tỷ suất doanh lợi vốn CSH
=
Lợi nhuận
Vồn chủ sở hữu
Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ta xét bảng số liệu sau:
Bảng11
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1.Doanh thu
6.249.317.298
8.549.023.495
12.217.445.370
2. Lợi nhuận
6.192.000
7.200.000
9.159.108
3. Tổng VKD
4.595.280.157
8.036.675.979
10.638.980.093
4. Vốn chủ sở hữu
6.342.230
7.200.000
9.245.491
5. D.lợi của DT
0,0011
0,00084
0,00075
6. D.lợi / tổng VKD
1,36
1,06
1,15
7. D.lợi vốn CSH
1,035
1
0,98
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính của xí nghiệp)
Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng doanh lợi của doanh thu, tỷ suất doanh lợi tổng vốn kinh doanh và tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu của xí nghiệp đều giảm qua các năm . Điều này chứng tỏ đã có sự tăng lên của doanh thu, lợi nhuận, tổng vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu nhưng ngược lại mức doanh lợi lại giảm. Sở dĩ có sự tăng lên về số lượng nhưng chất lượng lại giảm là do tốc độ tăng trưởng của các yếu tố Lợi nhuận, Doanh thu, Vốn kinh doanh không đều nhau. Cụ thể:
Năm 2006 tốc độ tăng doanh thu là 136,8% tức là tăng 36,8% trong khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận là 110,5% tức là tăng 10,5% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng của vốn kinh doanh lại là 162,1% tức là tăng 62,1% năm 2006 so với năm 2005. Và trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận là 110,4% tức là tăng 10,4%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của doanh thu là 142,9% tức là tăng 42,9% và của vốn kinh
doanh là 162,1% tức là tăng 62,1 so với năm 2006. Như vậy với những chỉ tiêu tính
toán trên ta có thể khẳng định rằng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của xí nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là quan hệ tỷ lệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí tức là với một đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Bảng 12
Hiệu quả kinh tế của xí nghiệp qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Tổng doanh thu
6.250.124.218
8.550.885.400
12.236.265.023
2. Tổng chi phí
5.988.631.398
8.045.436.586
11.459.299.306
3. Hiệu quả kinh tế (3=1/2)
1,043
1,06
1,07
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính của xí nghiệp)
Qua bảng ta thấy hiệu quả kinh tế tăng qua các năm . Năm 2005 một đồng chi phí bỏ ra sẽ đem lại 1,043 đồng doanh thu. Năm 2006 mức hiệu quả kinh tế đạt được là 1,06 và năm 2007 là 1,07.
Để tăng lợi nhuận, xí nghiệp đã tăng cường trang bị máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ lao động có tay nghề cao Sự kết hợp giữa máy móc thiết bị công nghệ hiện đại cùng với trình độ lành nghề của công nhân sẽ tăng khả năng thi công của công trình đúng theo yêu cầu chất lượng kỹ thuật mà thị trường đòi hỏi. Do vậy Xí nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường và khẳng định vị thế của mình.
Để thu được hiệu quả kinh doanh cao hơn thì ngoài các biện pháp làm tăng doanh thu xí nghiệp còn phải tiết kiệm chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh như tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công và dự trữ tránh hao hụt mất mát, giám sát quản lý chặt chẽ vật tư, tinh giảm bộ máy quản lý sắp xếp tổ chức lao động đúng người đúng việc.
II. những nhõn tố chủ quan,khỏch quan ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sự mỏ cửa, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những luồng gió mới cho nền kinh tế nước nhà. Song bên cạnh những thuận lợi cơ bản do đổi mới đem lại, thì khó khăn thử thách đặt ra cũng không phải là ít: thiên tai, những tác động tiêu cực, những mặt trái của nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng không nhỏ của tình hình an ninh khu vực, đặc biệt là sự cắt giảm liên tục vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nước ngoài vào Việt Nam, sự cạnh tranh găy gắt và sự biến động của giá cả thị trường nguyên vật liệu đang là những khó khăn lớn đối với ngành xây dựng nói chung và hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp nói riêng. Tuy nhiên với những cố gắng, sự lỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên Xí nghiệp đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, tìm ra những giải pháp
thích hợp với tình hình mới, ổn định và phát triển sản xuất khẳng định hơn nữa chỗ đứng của mình.
Với truyền thống đoàn kết ,phát huy sức mạnh nội, cùng với sự giúp đỡ, sự chỉ đạo sâu sát của Công ty, Sở nông nghiệp Hải Dương, Xí nghiệp đã đạt được những thành tựu sau:
- Năm 2006 Xí nghiệp đã tham gia đấu thầu, chọn thầu30 công trình lớn nhỏ ở Hải Dương và ngoại tỉnh .
- Đổi mới công tác đấu thầu, chọn thầu: Một số công trình Xí nghiệp đã chủ động tham gia xây dựng dự án với chủ đầu tư ngay từ đầu giúp cho chủ đầu tư giải quyết nhanh các thủ tục, rút ngắn giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Trong thời điểm hiện nay trong khi vốn đầu tư xây dựng giảm, thị trường xây
dựng cạnh tranh gay gắt thì việc lo tương đối đầy đủ việc làm cho công nhân của một Xí nghiệp là việc làm rất đáng hoan nghênh .
- Đời sống cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng được cải thiện, thu nhập trong những năm qua ngày một tăng. Năm 2005 lương bình quân của cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp là:1.200.000 đ/tháng.Năm 2006 lương bình quân là: 1.350.000đ/ tháng và sang năm 2007 mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên đã lên tới 1.500.000đ/tháng.
- Thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật trong Xí nghiệp đáp ứng các nhu cầu kinh doanh mới góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được bổ xung cả về số lượng cũng như chất lượng trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tham gia đấu thầu, dự thầu nhiều nhưng tỷ lệ trúng thầu chưa cao do công tác thông tin kinh tế chậm và không chính xác.
- Một số công trình thi công ngoại tỉnh hiệu quả kinh tế kém.
- Công tác tổ chức lao động còn chưa đi kịp với tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
- Máy móc thiết bị chưa đồng bộ vẫn còn nhiều công đoạn thủ công gây khó khăn cho sự phát triển, đánh giá hiệu quả quản lý .
- Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của Xí nghiệp còn chưa hợp lý.Vì thế khả năng phân tích tổng hợp các thông tin về Xí nghiệp và thị trường chưa cao khiến Xí nghiệp chưa có khả năng đưa ra các quyết định lớn có lợi ích lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong tương lai.
- Việc nợ đọng vốn của các chủ đầu tư và nhà thầu chính với Xí nghiệp là rất lớn, điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc huy động vốn kinh doanh của Xí nghiệp làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, lao động... phát sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thức giá trị. Hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình tài chính, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hay cản trở quá trình sản xuất kinh doanh.
Việc tìm các biện pháp huy động các nguồn vốn để cung cấp đầy đủ, kịp thời, vững chắc và có lợi nhất cho sản xuất kinh doanh (nhất là các nguồn vốn lớn, dài hạn có lãi suất thấp ...) luôn luôn là những đòi hỏi đối với những doanh nghiệp mong muốn chủ động tăng cường năng lực cạnh tranh của mình.
Xác định nguồn vốn với cơ cấu hợp lý, nhất là giữa vốn tự có và vốn vay, vốn trong nước và vốn ngoài nước khi liên doanh, giữa các nguồn vốn với các lãi suất khác nhau mà doanh nghiệp phải vay cũng là một vấn đề quan trọng đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Khả năng vốn tự có của doanh nghiệp thể hiện ở vốn cố định với cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng và vốn lưu động. Tài chính của doanh nghiệp là một chỉ tiêu bắt buộc công khai trong hồ sơ đấu thầu, đây là một yếu tố để chủ đầu tư đánh giá và cho điểm nhà thầu.
Việc nâng cao hiệu quả vốn tự có của các nhà thầu có tác dụng tích cực đến quá trình đấu thầu, giúp cho nhà thầu có thể thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện giới hạn về vốn; tạo niềm tin nơi chủ đầu tư về khả năng quản lý chặt chẽ đồng vốn được giao. Đây là điều kiện tiên quyết để nhà thầu có thể huy động được các nguồn vốn từ bên ngoài cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
- Cơ chế chính sách của chính phủ có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Hoạt động của Doanh nghiệp bị chi phối bởi các đạo luật, các quy định do Nhà nước ban hành. Các yếu tố chi phối hoạt động của doanh nghiệp gồm các qui định về tín dụng, về chống độc quyền; các sắc luật về thuế; các chế độ đãi ngộ, hỗ trợ; luật về bảo vệ môi trường; các qui định trong lĩnh vực ngoại thương; các qui định về thuê mướn và khuyến mãi.
- Chính sách của Chính phủ có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho mỗi doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị cũng là một nhân tố thuận lợi làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị thể hiện ở chỗ: sự đồng tình của đa số nhân dân về thể chế, quan điểm chính trị, uy tín và độ tin cậy của nhân dân đối với hệ thống chính trị và đặc biệt là Đảng cầm quyền .
- Một trong những bộ phận của yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Mức độ ổn định của hành lang pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện liên tục với những thay đổi của pháp luật, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện về công trình đối với xã hội, là tổ chức trực tiếp lựa chọn và quyết định hồ sơ đấu thầu của nhà thầu, do vậy chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp tham đấu thầu để xây dựng công trình.
ảnh hưởng của chủ đầu tư cũng có lúc xuất phát từ sự tác động ngược của chính bản thân các nhà thầu. Nhất là khi những nhà thầu có kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, ảnh hưởng từ sự tín nhiệm hoàn toàn có lợi cho nhà thầu.
- Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với khả năng trúng thầu của doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Số lượng cũng như khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh quyết định mức độ cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu. Để trúng thầu, nhà thầu phải vượt qua được các đối thủ cạnh tranh trong mỗi cuộc đấu thầu. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh cao trong đấu thầu, doanh nghiệp phải đảm bảo được năng lực của mình trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại với cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới. Do vậy, sự hiểu biết đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh với nhau sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành ưu thế trên thị trường.
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng các nhà thầu tham gia cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định hoặc chi phí dự trữ chiếm tỷ trọng lớn, sự đa dạng hoá của các đối thủ cạnh tranh, hàng rào cản trở rút lui, hàng rào cản trở sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới.
III-Đỏnh giỏ chung.
- Trong nhưng năm vừa qua xớ nghiệp đó phỏt triển một cỏch đều đặn và bền vững,lợi nhuận tăng đờu theo cỏc năm,đời sống cỏn bộ và cụng nhõn viờn đó được cải thiờn.Tuy cũn nhiều khú khăn mà xớ nghiệp gặp phải như: thiếu vốn,thiếu phương tiện mỏy múc,thiếu thợ cú năng lực cao..v..v..nhưng xớ nghiệp đó phần nào khắc phục và vẫn phỏt triển đều theo cỏc năm.
- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cho thấy doanh thu trong những năm gần đây tăng, việc làm khá ổn định là những nguyên nhân làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Mặc dù hiện nay chi phí thực hiện của một số công trình vẫn còn tình trạng lớn hơn giá trúng thầu nhưng hầu hết các công trình đều nhỏ hơn.Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu là giải pháp quan trọng giúp Xí nghiệp tăng doanh thu, tạo được việc làm cho cán bộ công nhân viên đồng thời tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Để tăng lợi nhuận, xí nghiệp đã tăng cường trang bị máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ lao động có tay nghề cao Sự kết hợp giữa máy móc thiết bị công nghệ hiện đại cùng với trình độ lành nghề của công nhân sẽ tăng khả năng thi công của công trình đúng theo yêu cầu chất lượng kỹ thuật mà thị trường đòi hỏi. Do vậy Xí nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường và khẳng định vị thế của mình.
- Tham gia đấu thầu, dự thầu nhiều nhưng tỷ lệ trúng thầu chưa cao do công tác thông tin kinh tế chậm và không chính xác.
- Một số công trình thi công ngoại tỉnh hiệu quả kinh tế kém.
- Công tác tổ chức lao động còn chưa đi kịp với tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
- Máy móc thiết bị chưa đồng bộ vẫn còn nhiều công đoạn thủ công gây khó khăn cho sự phát triển, đánh giá hiệu quả quản lý .
- Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của Xí nghiệp còn chưa hợp lý.Vì thế khả năng phân tích tổng hợp các thông tin về Xí nghiệp và thị trường chưa cao khiến Xí nghiệp chưa có khả năng đưa ra các quyết định lớn có lợi ích lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong tương lai.
- Việc nợ đọng vốn của các chủ đầu tư và nhà thầu chính với Xí nghiệp là rất lớn, điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc huy động vốn kinh doanh của Xí nghiệp làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Phõ̀n III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp.
I/. Một số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21809.doc