MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133 - 2 -
1. Qúa trình hình thành và phát triển của xí nghiệp xăng dầu K133. - 2 -
2. Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp xăng dầu K133. - 2 -
3. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xăng dầu K133. - 5 -
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh. - 8 -
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÂN SỰ Ở XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133. - 10 -
1. Tình hình kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133. - 10 -
2. Công tác quản trị và sử dụng nhân sự tại xí nghiệp. - 16 -
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133. 22
1. Đánh giá tình hình kinh doanh. 22
2. Đánh giá công tác đãi ngộ lao động. 24
IV. PHƯƠNG HƯỚNG CỦA XÍ NGHIỆP 27
1. Phương hướng kinh doanh của xí nghiệp xăng dầu K133. 27
2. Phương hướng đãi ngộ lao động của xí nghiệp xăng dầu K133. 31
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Xí nghiệp xăng dầu K133, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thường Tín, Phú Xuyên và các khách hàng vãng lai.
Theo kế hoạch, cuối quý II năm 2005 xí nghiệp đã đưa thêm một tầu bán dầu trên sông phục vụ nhu cầu của tầu thuyền trên sông Hồng khu vực cảng than Phú Minh.
+ Kho Nam Phong, kho Đỗ Xá có nhiệm vụ tiếp nhận xăng dầu từ Công ty dầu nguồn, bảo đảm tồn chứa, cung cấp xăng dầu phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của toàn Công ty và một số đơn vị trong ngành, bảo đảm quản lý tốt hàng dự trữ Quốc Gia…
+ Tổ bảo quản gồm 05 người có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các hệ thống trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Tổ hoá nghiệm: 05 người có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng xăng dầu trước khi xuất hàng, trước và sau khi nhập hàng.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của xí nghiệp:
Ban Giám đốc
Phòng
TCHC
Phòng
kinh doanh
Phòng
KT- TC
Phòng
QLKT
Kho
Nam Phong
Kho
Đỗ Xá
Tổ
bảo quản
Tổ
hoá nghiệm
Khối
cửa hàng
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
Xí nghiệp xăng dầu K133 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, mặt hàng của xí nghiệp là xăng dầu, gas và các sản phẩm hoá dầu, trong đó chú trọng đến mặt hàng xăng dầu, đây là mặt hàng mà xí nghiệp tập trung kinh doanh là chủ yếu, nó mang lại nguồn doanh thu lớn cho xí nghiệp. Mặt hàng xăng dầu cũng là mặt hàng có tính chất đặc biệt với những đặc tính sau:
Xăng dầu là chất lỏng, dễ bay hơi, dễ bắt lửa gây cháy nổ rất nguy hiểm. Xăng dầu là nguồn năng lượng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của hầu hết mọi người dân trong thời đại hiện nay, nhưng lại rất gây ô nhiễm ảnh hưởng xấu tới bầu không khí, nguồn nước, làm tổn hại tới sức khỏe người dân, đặc biệt là những người công nhân trực tiếp tiếp xúc với xăng dầu như: công nhân bán hàng, công nhân thực hiện công tác bảo quản, vận chuyển...
Việc quản lý, kinh doanh mua - bán mặt hàng xăng dầu, gas và sản phẩm hoá dầu này đòi hỏi người tham gia mua - bán phải có trình độ cao nhất định về chuyên môn, an toàn trong lao động và tuyệt đối phòng cháy chữa cháy. Đồng thời phải sử dụng những phương tiện thiết bị chuyên dùng cho hàng hoá, các thiết bị phải có tình trạng kỹ thuật tốt, đồng bộ và cân được kiểm tra thường xuyên về tiêu chuẩn kỹ thuật, người lao động phải có trình độ chuyên môn và có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình làm việc.
Xí nghiệp xăng dầu K133 nhập hàng của Công ty xăng dầu B12 bằng tuyến ống sau đó cấp hàng cho các đơn vị trong ngành khác và cho nội bộ các cửa hàng bán lẻ của xí nghiệp. Bản thân xí nghiệp cũng sử dụng nguồn hàng này để xuất bán cho các đối tượng mua buôn và mua lẻ trên địa bàn huyện Thường Tín, Phú Xuyên và địa bàn giáp ranh.
Mạng lưới cửa hàng của Xí nghiệp xăng dầu K133 gồm có 06 cửa hàng bán lẻ xăng dầu (cửa hàng 01, 03, 04, 05, 06 và cửa hàng Vạn Điểm) và một cửa hàng kinh doanh gas nằm trên địa bàn hai huyện Phú Xuyên và Thường Tín. Từ kho xăng dầu Đỗ Xá , xí nghiệp xuất xăng dầu theo hình thức chuyển kho tới các cửa hàng. Tại các cửa hàng có nhiệm vụ tổ chức bán lẻ (bán trực tiếp cho người tiêu dùng) theo giá liêm yết của toàn ngành trên cột bơm. Gía bán mặt hàng trên do Công ty quyết định.
Phòng kinh doanh thực hiện hợp đồng ký xuất bán điều động ngành giữa Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình với Công ty xăng dầu Thanh Hoá và Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh, tham gia soạn thảo, thực hiện hợp đồng bán buôn và bán đại lý ký giữa xí nghiệp với các khách hàng là đại lý và khách hàng mua buôn. Để tổ chức được công tác bán buôn và bán đại lý thì xí nghiệp đã tổ chức nghiên cứu thị trường nắm nhu cầu, dung lượng thị trường, tiến hành tiếp thị để phát triển tìm kiếm khách hàng, tiến hành ký hợp đồng với khách hàng.
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÂN SỰ Ở XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133.
1. Tình hình kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133.
Từ năm 2006 đến năm 2008 Xí nghiệp xăng dầu K133 có kết quả kinh doanh mặt hàng xăng dầu, gas và các sản phẩm hoá dầu được thể hiện trong bảng: (trang sau).
BẢNG 1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133
___________________Đơn vị tính: Đồng
STT
chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
Năm 2007/2006
Năm 2008/ 2007
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
948.329.170.574
640.881.631.116
1.581.777.770.796
-307.447.539.458
-32,42
940.896.139.680
99,22
2
Các khoản giảm trừ
3
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
948.329.170.574
640.881.631.116
1.581.777.770.796
-307.447.539.458
-32,42
940.896.139.680
99,22
4
Gía vốn hàng bán
941.798.555.167
632.994.956.667
1.570.741.932.986
-308.803.595.500
-32,79
937.746.973.319
99,57
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6.350.615.428
7.886.671.449
11.035.837.810
1.536.056.021
24,19
3.149.166.361
49,59
6
Doanh thu hoạt động tài chính
22.804.032
24.565.121
78.025.190
1.761.089
7,72
53.460.069
234,43
7
Chi phí tài chính
224.000.000
168.000.000
234.000.000
-56.000.000
-25
66.000.000
29,46
8
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
6.322.564.888
7.769.533.098
9.587.940.395
1.446.968.210
22,88
1.818.407.297
28,76
9
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
6.954.575
-26.296.528
1.291.922.605
-33.251.103
-478,12
1.318.219.133
18.954,70
10
Thu nhập khác
330.394.869
390.444.307
2.035.489.755
60.049.438
18,18
1.645.045.448
497,90
11
Chi phí khác
962.500
608.676
876.363.456
-353.824
-36,76
875.754.780
90.987,51
12
Lợi nhuận khác
329.432.569
389.835.631
1.159.126.299
60.403.062
18,34
769.290.668
233,52
13
Tổng lợi nhuân trước thuế
336.387.144
363.539.103
2.451.048.904
27.519.959
8,07
2.087.509.801
620,57
14
Thuế TNDN phải nộp
5
Lợi nhuận sau thuế
336.387.144
363.539.103
2.451.048.904
27.519.959
8,07
2.087.509.801
620,57
Từ bảng 1 về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133 từ năm 2006 đến năm 2008 ta thấy:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so với năm 2006 giảm khá mạnh, số tiền giảm là 307.447.539.458đ tương ứng với 32,42%. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này là do trong năm 2006 nhà nước có những chính sách cho xây dựng một số kho chu chuyển xăng dầu, chính vì lý do này đã làm xí nghiệp mất đi nhiều bạn hàng, trong đó có một số bạn hàng lớn như Công ty xăng dầu Thanh Hoá, Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh và một số khách hàng khác ở các vùng giáp ranh. Mặt khác doanh thu bán hàng giảm cũng do một số nguyên nhân khác như do kế hoạch nhập phụ thuộc một phần vào phần lượng xăng dầu bán ra cho nên giá vốn năm 2007 giảm tương đối so với mức giảm doanh thu ( giảm 308.803.595.500đ tương ứng với 32,79%). Tuy hoạt động tài chính không có lãi nhưng doanh thu tăng 1.761.089đ trong khi chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 56.000.000đ đã cho thấy sự cố gắng của xí nghiệp trong việc thực hiện tiết kiệm trong các hoạt động kinh doanh, giảm các chi phí, và tăng doanh thu trong hoạt động bán hàng,…
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2007 là 7.769.533.098đ đã tăng 22,88% so với năm 2006. Chi phí tăng là xuất phát từ nguyên nhân trong năm 2007 xí nghiệp đã bỏ tiền ra để thuê một số đơn vị khảo sát thị trường, tư vấn đầu tư, giám sát xây dựng,… trong việc xây dựng thêm kho bể tại kho xăng dầu Đỗ Xá để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu kinh doanh của xí nghiệp.
Lợi nhuận khác năm 2007 đã tăng so với năm 2006 là 60.403.062đ với tốc độ tăng tương ứng là 18,34%, khoản lợi nhuận khác mà xí nghiệp thu được từ các hoạt động như: hoạt động bán bán lượng xăng dầu dư thừa xí nghiệp được hưởng sau mỗi liên độ kế toán.
Ta thấy trong bảng 1. phân tích tình hình kết quả kinh doanh tổng lợi nhuận trước thuế bằng với tổng lợi nhuận sau thuế, điều đó có nghĩa là thuế thu nhập doanh nghiệp không phải nộp cho nhà nước. Sở dĩ như vậy là do Xí nghiệp xăng dầu K133 phải nộp toàn bộ số lãi thu được của mình lên tổng công ty xăng dầu Hà Sơn Bình sau mỗi niên độ kế toán. Lợi nhuận năm 2007 tăng với tỷ lệ 8,07% so với năm 2006, nhưng phần tăng này hoàn toàn là do lợi nhuận khác tăng lên chứ không phải tăng do lợi nhuận đạt được từ hoạt động bán hàng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng là 940.896.139.680đ, tăng với tốc độ tương ứng là 99,22% so với doanh thu bán hàng năm 2007. Có được kết quả vượt bậc như vậy là do xí nghiệp đã có nhiều chính sách, kế hoạch tốt trong công tác thúc đẩy bán hàng tại các cơ sở, cửa hàng trực thuộc xí nghiệp. Bên cạnh đó xí nghiệp cũng đã có nhiều biện pháp chăm sóc khách hàng tốt nên xí nghiệp không những giữ vững được khách hàng truyền thống mà còn thu hút và ngày càng mở rộng thị trường bán hàng cho các khách hàng mới.
Giá vốn năm 2008 đã tăng nhanh, tăng với tốc độ 99,57% so với năm 2007, tương ứng với khả năng bán hàng hoá ra phục vụ nhu cầu khách hàng tăng và dự trữ của xí nghiệp cũng đã tăng để đáp ứng có hiệu quả cao nhất cho nhu cầu kinh doanh của các cửa hàng trực thuộc xí nghiệp, và các khách hàng khác.
Trong năm 2008 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng đã tăng so với năm 2007 là 3.149.166.361đ, tương ứng với tốc độ tăng là 49,59%.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 53.460.069đ, tương ứng với tốc độ 234,43%, đây là tốc độ tăng rất nhanh và cao. Tuy vậy, toàn bộ chi phí mà xí nghiệp đã bỏ ra để phục vụ quá trình kinh doanh là rất lớn nên doanh thu không bù đắp được chi phí, xí nghiệp bị lỗ là: 155.974.810đ. Qua đó ta thấy trong năm 2008 Xí nghiệp xăng dầu K133 đã sử dụng đồng vốn không có hiệu quả, chính vì vậy xí nghiệp cần có những biện pháp điều chỉnh hợp lý về hoạt động tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả, tạo ra lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của xí nghiệp.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2008 tăng cao vào khoảng 1.818.407.297đ, tương ứng với tốc độ tăng là 28,76%, nhưng lợi nhuận đạt được từ hoạt động kinh doanh của xí nghiệp vẫn tăng là 1.318.219.133đ, kết hợp với lợi nhuận thu từ các hoạt động khác là 769.290.668đ, nên lợi nhuận năm 2008 tăng lên rất nhiều so với lợi nhuận đạt được từ năm 2007. Tăng lên là: 2.087.509.801đ, tương ứng với tốc độ tăng là 620,57%. Đây là một tốc độ tăng rất cao đã cho thấy những cố gắng của Xí nghiệp xăng dầu K133 trong năm 2008 là rất lớn, nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Bảng 2. Kết quả kinh doanh tổng quá của Xí nghiệp xăng dầu K133
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Doanh thu
948.682369500
641.296640500
1583.891286000
2
Chi phí
948.345982356
640.933101397
1581.440237096
3
Lợi nhuận
0.336387144
0.363539103
2.451048904
Đồ thị 1. đồ thị về doanh thu và chi phí của Xí nghiệp xăng dầu K133 từ năm 2006 đến năm 2008.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Vậy qua đánh giá hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133 từ năm 2006 cho đến năm 2008, cho ta thấy trong 3 năm vừa qua xí nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, gas và hoá dầu nói chung là có hiệu quả. Tuy nhiên lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được tăng lên là do lợi nhuận đạt được từ các hoạt động khác tăng lên, lợi nhuận đạt được từ hoạt động kinh doanh chính tăng lên còn rất chậm. Chính vì vậy, Xí nghiệp xăng dầu K133 cần có những chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và trong dài hạn, những chính sách kỷ luật lao động, chính sách khuyến khích lao động, những chính sách chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, để có thể nắm vững thị trường hiện có và mở rộng thị trường trong tương lai…phù hợp để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giúp xí nghiệp ngày càng trở thành một xí nghiệp mạnh của Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xí nghiệp nói riêng và của Công ty nói chung trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt này.
2. Công tác quản trị và sử dụng nhân sự tại xí nghiệp.
Bảng cơ cấu lao động của Xí nghiệp xăng dầu K133 (trang sau):
BẢNG (2): CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133
Đơn vị : người
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
Năm 2007/2006
Năm 2008/2007
Số người
Tỷ trọng %
Số người
Tỷ
trọng %
Số người
Tỷ
trọng %
Số người
Tỷ lệ %
Số người
Tỷ lệ %
1
*/ Tổng lao động
136
100
142
100
150
100
6
4,4
8
5,9
2
- Lao động gián tiếp
31
22,8
33
23,2
35
23,3
2
6,5
2
6,5
3
- Lao động trực tiếp
105
77,2
109
76,8
115
76,7
4
3,8
6
5,7
4
*/ Trình độ chuyên môn
5
- Đại học
23
16,9
25
17,6
27
18
2
8,7
2
8,7
6
- Cao đẳng
12
8,8
14
9,9
16
10,7
2
16,7
2
16,7
7
- Trung cấp
39
28,7
40
28,2
41
27,3
1
2,6
1
2,6
8
- Sơ cấp CN kỹ thuật
62
45,6
63
44,4
66
44
1
1,6
3
4,8
9
*/ Độ tuổi
10
- Trên 45 tuổi
22
16,2
26
18,3
30
20
4
18,2
4
18,2
11
- tuổi từ 25 đến 45 tuổi
108
79,4
110
77,5
112
74,7
2
1,9
2
1,9
12
- dươí 25 tuổi
6
4,4
6
4,2
8
5,3
0
0
2
33,3
Bảng 2 cho ta thấy về tình hình cơ cấu lao động của Xí nghiệp xăng dầu K133. Trong những năm gần đây số lao động trong doanh nghiệp đã tăng thêm. Năm 2007 so với năm 2006 số lượng công nhân viên tăng 6 người, tương ứng 4,4%, năm 2008 so với năm 2007 số lượng công nhân viên tăng 8 người, tương ứng 6,5%. Sự tăng lên về số lượng lao động của xí nghiệp là hợp lý, nó do quy mô sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm qua ngày càng mở rộng.
Cụ thể: số lao động gián tiếp mỗi năm tăng 2 người, tương đương 6,5%. Số lao động trực tiếp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 4 lao động, tương đương 3,8%. Số lao động trực tiếp năm 2008 tăng so với năm 2007 là 6 lao động, tương đương 5,7%. Như vậy, số lao động trực tiếp tăng cao hơn số lao động gián tiếp, điều này là do đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp, kinh doanh xăng dầu phục vụ người tiêu dùng là chủ yếu.
Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp: Năm 2006 số người đạt trình độ đại học và cao đẳng là 35 người, chiếm 25,7%, năm 2007 là 39 người, chiếm 27,5%, năm 2008 là 43 người, chiếm 28,7%. Theo số liệu trên ta thấy trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp cao, công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ lao động luôn được xí nghiệp quan tâm, để có được nguồn lao động phù hợp với tình hình kinh doanh của xí nghiệp và biến động của thị trường.
Độ tuổi cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp: cán bộ công nhân viên có độ tuổi 25 tuổi tới 45 tuổi luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2006 số lao động trong độ tuổi này chiếm 79,4%, năm 2007 chiếm 77,5%, năm 2008 chiếm 74,7%. Số lao động có độ tuổi trên 45 tuổi năm 2006 chiếm 16,2%, năm 2007 chiếm 18,3%, năm 2008 chiếm 20%. Qua đó ta thấy đội ngũ công nhân viên của xí nghiệp là có cơ cấu trẻ, có trình độ, khả năng và có tiềm năng phát triển.
BẢNG (3): TÌNH HÌNH PHÂN BỔ LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133
Đơn vị : người .
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
Năm 2007/2006
Năm 2008/2007
Số người
Tỷ lệ %
Số người
Tỷ lệ %
1
Ban giám đốc
2
2
2
0
0
0
0
2
Phòng tổ chức hành chính
10
11
12
1
10
1
10
3
Phòng quản lý kỹ thuật
6
6
6
0
0
0
0
4
Phòng kế toán tài chính
6
6
6
0
0
0
0
5
Phòng kinh doanh
7
8
9
1
14,3
1
14,3
6
Tổ bảo quản, hoá nghiệm
8
9
10
1
12,5
1
12,5
7
Kho Đỗ Xá
40
42
43
2
5
1
2,5
8
Kho Nam Phong
20
21
23
1
5
2
10
9
Cửa hàng số 1
5
5
5
0
0
0
0
10
Cửa hàng số 3
4
4
4
0
0
0
0
11
Cửa hàng số 4
5
5
5
0
0
0
0
12
Cửa hàng số 5
7
7
7
0
0
0
0
13
Cửa hàng số 6
8
8
8
0
0
0
0
14
Cửa hàng Vạn Điểm
4
4
5
0
0
1
25
15
Cửa hàng Gas
4
4
5
0
0
1
25
16
Tổng CBCNV
136
142
150
6
4,4
8
5,9
Bảng (3): theo tình hình phân bổ lao động trong xí nghiệp từ năm 2006 đến năm 2008 ta thấy:
Ban giám đốc xí nghiệp: có hai người trong ban giám đốc. Trong đó một người giữ chức vụ giám đốc, một người giữ chức vụ phó giám đốc. Ban giám đốc là những người có trình độ cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý.
Các phòng ban trong xí nghiệp không có sự thay đổi lớn về mặt nhân sự lắm. Phòng quản lý kỹ thuật và phòng kế toán tài chính không có sự thay đổi về nhân sự. Phòng tổ chức hành chính và phòng kinh doanh mỗi năm tăng thêm một nhân viên, tương ứng 10% và 14,3%. Tăng số nhân viên trong phòng ban này là hợp lý, điều này là do yêu cầu của quá trình kinh doanh của xí nghiệp, ngày càng mở rộng quy mô, thị trường.
Số nhân viên tại kho trong các năm cũng tăng lên. Kho Đỗ Xá năm 2007 tăng 2 nhân viên so với năm 2006, tương ứng 5%, năm 2008 tăng so với năm 2007 một nhân viên, tương ứng 2,5%. Kho Nam Phong năm 2007so với năm 2006 tăng 1 nhân viên, tương ứng 5%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 2 nhân viên, tương ứng 10%. Với tình hình thị trường xăng dầu biến động như ngày nay, thì dự trữ xăng dầu là một vấn đề rất quan trọng để xí nghiệp ổn định thị trường. Do đó, việc tăng nhân viên phục vụ cho công tác này là vấn đề hợp lý và cần thiết.
Nhân viên trong các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thì không có biến đổi về mặt nhân sự.
Nhìn chung, trong những năm qua tình hình phân bổ lao động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu K133 là phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu, vừa sử dụng có hiệu quả lao động, không gây lãng phí nguồn nhân lực trong xí nghiệp.
BẢNG 4: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
Năm 2007/2006
Năm 2008/2007
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Chênh lệch
Tỷ lệ %
1
Tổng doanh thu (M)
Tr. đồng
948.329,17
640.881,63
1.581.777,77
-307.447,53
-32,42
940.896,13
99,22
2
Tổng số lao động(X)
Người
136
142
150
6
4,4
8
5,9
3
Nă ng súât lao động bình quân (M/X)
Tr. đồng/người
6.937
4.513,25
10.545,18
-2.459,75
-35,27
6.031,93
86,5
4
Tổng quỹ lương (V)
Tr. đồng
2.473
2.485
2.500
12
0,48
15
0,61
5
Hệ số sử dụng CFTL(M/V)
Tr. đồng
383,47
257,9
632,71
-125,57
-32,74
374,81
97,74
6
Tổng lợi nhụận (P)
Tr. đồng
336,38
363,53
2.451,04
27,15
8,07
2.087,50
620,57
7
Khả năng sinh lời (P/X)
Tr. đồng/người
2,47
2,56
16,34
9
3,64
13,78
557,89
8
Doanh lợi CFTL(P/V)
Tr. đồng
0,14
0,15
0,98
0,01
7,14
0,83
592,86
Theo số liệu bảng 4 ta thấy:
Năng suất lao động bình quân có sự biến đổi lớn, năm 2007 so với năm 2006 năng suất lao động giảm 2.459,75 triệu đồng, tương ứng 35,27%. Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút này là do sự biến động của giá dầu trong nước và trên thế giới, gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng lao động nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Năm 2008 so với năm 2007 năng suất lao động tăng 6.031,93 triệu đồng, tương ứng 86,5%. Đây là thành công lớn của xí nghiệp trong năm qua, có được điều này là do sự cố gắng hết mình của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.
Khả năng sinh lời bình quân đầu người năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 9 triệu đồng/ người, tương ứng với 3,64%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 13,78 triệu đồng/ người, tương ứng 557,89%. Doanh lợi chi phí tiền lương năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,01 triệu đồng, tương ứng 7,14%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,83 triệu đồng, tương ứng 592,86%.
Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình sử dụng lao động trong Xí nghiệp xăng dầu K133 là đạt hiệu quả cao.Ban lãnh đạo đã có những chính sách phân bổ, bố trí lao động hợp lý, nhờ đó mà người lao động luôn đạt hiệu quả cao trong công việc.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU K133.
1. Đánh giá tình hình kinh doanh.
Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh doanh tại Xí nghiệp xăng dầu K133 đã đạt đựơc nhiều thành công, nhưng bên cạnh đó cũng có một số mặt cần hoàn thiện hơn nữa đó là:
* Ưu điểm:
+ Trong thời gian vừa qua cho dù giá cả mặt hàng xăng dầu tiếp tục tăng cao, tuy nhiên xí nghiệp đã tìm khiếm và ký hợp đồng bán hàng cho nhiều khách hàng lớn, sản lượng xăng dầu bán trực tiếp cho người tiêu dùng liên tục tăng cao.
+ Nhiều biện pháp chính sách chăm sóc khách hàng đã được xí nghiệp chú ý và thực hiện như: Làm biển quảng cáo cho các đại lý, điều chỉnh các chính sách nợ theo hướng có lợi cho khách hàng, tặng quà, tặng nhỏ…điều đó đã tạo tâm lý yên tâm, tạo lòng tin về xí nghiệp trong khách hàng.
+ Sản lượng gas cũng tăng cao, đặc biệt cán bộ công nhân viên trong phòng kinh doanh và cửa hàng đã có nhiều biện pháp giúp tăng nhanh sản lượng gas bán ra, tháo gỡ nhiều khó khăn gặp phải trong quá trình mở rộng thị trường của mình.
+ Trong thời gian vừa qua tình hình kinh doanh có rất nhiều biến động lớn đặc biệt là về giá cả,…tuy nhiên với các chính sách quản lý và thực hiện tốt công tác dự trữ hàng tồn kho cho lên trong các thời kỳ đó xí nghiệp vẫn chủ động trong kinh doanh, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần giảm thiểu hao hụt, tăng lợi nhuận.
* Nhược điểm:
+ Trong thời gian vừa qua trên thị trường của xí nghiệp xuất hiện nhiều đại lý tư nhân, nhiều đại lý bán lẻ xăng dầu của một số công ty, do đó năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh tại các cửa hàng trực thuộc xí nghiệp bị giảm, dẫn tới ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh chung của xí nghiệp.
+ Chi phí tài chính và chi phí khác còn ở mức cao, do đó làm giảm lợi nhuận của xí nghiệp và làm giảm hiệu quả kinh doanh.
2. Đánh giá công tác đãi ngộ lao động.
Trong thời gian vừa qua, công tác đãi ngộ lao động tại Xí nghiệp xăng dầu K133 đã đạt đựơc nhiều thành công, nhưng bên cạnh đó cũng có một số mặt cần hoàn thiện hơn nữa đó là:
* Ưu điểm:
- Công tác tiền lương:
+ Xí nghiệp thực hiện quyết toán theo mức thực hiện kế hoạch doanh thu, sản lượng. Nếu người lao động càng vượt mức theo kế hoạch thì mức thưởng hay đơn giá tính cho phần vượt càng nhỏ. Với cách tính này xí nghiệp đã tránh được tình trạng bội chi mà vẫn khuyến khích được người lao động cố gắng làm việc, vì với mức tăng hiệu quả công việc của mình người lao động vẫn nhận được thưởng.
Xí nghiệp xăng dầu K133 đã lập quỹ dự phòng tiền lương nhằm tránh những trường hợp xấu xẩy ra, điều này đã tạo tâm lý an tâm cho người lao động làm việc ngay cả khi xí nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Việc phân phối quỹ lương này (nếu có) dựa trên chỉ tiêu sản lượng, lợi nhuận định mức, …đặc biệt là chỉ tiêu công nợ bình quân thực tế. Chỉ tiêu này cũng giống một hình thức khuyến khích người lao động nâng cao sản lượng bán ra, tăng lợi nhuận và thực hiện tốt việc thu nợ của khách hàng.
+ Quyết toán tiền lương của xí nghiệp được thực hiện theo kế hoạch, nhanh chóng và chính xác, mọi người lao động đều có thể hiểu về quỹ lương và cách phân phối lương của xí nghiệp. Điều đó giúp công tác tiền lương công khai, minh bạch mọi người lao động đều có thể hài lòng về sự công bằng với mức lương mà mình nhận được.
+ Với hình thức trả lương theo sản phẩm đã có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực làm việc để tăng hiệu quả, khối lượng công việc, năng suất lao động…bên cạnh đó với hình thức này còn đảm bảo mức lương người lao động nhận được ổn định vì nó có thể được tính ở trên nhiều phương diện như hệ số lương nhà nước đưa ra, số lượng, chất lượng công việc đạt được.
+ Hiện nay với ngạch, bậc lương của nhà nước quy định chưa gắn lương với kết quả lao động. Với hình thức trả lương theo hai phần mà xí nghiệp thực hiện đã khắc phục được nhược điểm của vấn đề đó. Lương mà người lao động nhận được 1 phần trả theo quy định của nhà nước, 1 phần trả theo kết quả làm việc. Hình thức trả lương này đã làm cho tiền lương trở thành một công cụ thúc đẩy người lao động cố gắng làm việc.
+ Hình thức trả lương theo hệ số chức danh đảm bảo sự công bằng, hợp lý cho công tác trả lương. Mỗi một công việc đều có độ phức tạp, yếu tố riêng do đó đòi hỏi những lao động có trình độ, kỹ năng…khác nhau thực hiện. Chính vị vậy mức lương mà mỗi người lao động nhận được còn tuỳ thuộc vào công việc mà họ đảm nhiệm.
- Tiền thưởng:
+ Tiền thưởng của người lao động cũng được chia ra làm hai phần với tỷ lệ 20% và 80%. Đây là tỷ lệ hợp lý, nó vừa đảm bảo tài chính cho các phong trào thi đua tập thể, vừa đảm bảo mức thưởng cho người lao động làm việc tuỳ theo hệ số lương quy định của nhà nước, hệ số chức danh công việc. Hình thức thưởng này khuyến khích người lao động làm việc để nâng cao hệ số thưởng.
- Trợ cấp, phụ cấp và phúc lợi:
+ Công tác chi trả, thực hiện trợ cấp, phụ cấp và phúc lợi theo chính sách của nhà nước được xí nghiệp tiến hành rất tốt và có tác động rất lớn tới người lao động. Các khoản này giúp người lao động hoàn thành công việc dễ dàng hơn, tốt hơn, ngoài ra còn giúp họ khắc phục được một số khó khăn trong cuộc sống, tạo tâm lý ổn định, thoả mái làm việc đóng góp cho xí nghiệp.
+ Trợ cấp, phụ cấp và phúc lợi được thực hiện tốt giúp ban lãnh đạo của xí nghiệp sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, ngày càng thu hút những lao động có trình độ, tay nghề vào làm việc cho xí nghiệp.
* Nhược điểm:
- Tiền lương:
+ Hình thức trả lương theo thời gian chưa gắn chặt với trách nhiệm của một số người lao động trong quá trình làm việc. Người lao động chưa chú ý tới chất lượng và số lượng công việc đạt được trong thời gian làm việc, vì ý thức trách nhiệm đối với công việc của họ chưa cao. Theo hình thức trả lương này xí nghiệp đã lãng phí một nguồn nhân lực chưa được sử dụng với đúng năng lực từng người phục vụ cho quá trình kinh doanh.
+ Đơn giá tiền lương của người lao động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22364.doc