Báo cáo Thực tập thú y huyện Eakar

Nước ta từ trước đến nay là một nước nông nghiệp vì vậy chăn nuôi là một nghề truyền thống lâu đời. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt với 73% dân số chúng ta làm nông nghiệp đặc biệt là tăng nhanh về sản xuất lương thực, ngành chăn nuôi đã phát triển khá tốt, cung cấp nguồn thực phẩm khá lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người hiện nay.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, thu nhập của người dân cũng được nâng lên. Vì vậy nhu cầu thịt trên thị trường cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có chất lương cao. Chính vì vậy chăn nuôi của ta không những tăng lên về số lượng mà chất lượng thịt cũng được nâng lên.

Bên cạnh sự phát triển nhanh về chăn nuôi đó là sự xuất hiện nhiều loại mầm bệnh, có những bệnh có thể lây lan sang người gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người dân. Vì vậy việc kiểm soát thuốc thú y cũng như công tác tiêm phòng dịch bệnh gập rất nhiều khó khăn.

Đặc biệt hiện nay bùng phát những dịch bệnh lớn như: Cúm gia cầm H5N1, Cúm heo H1N1, Bệnh tai xanh trên heo, Lở mồm long móng ( LMLM ) Các bệnh này chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị nên vấn đề đặt ra ở đây là công tác thú y phải được quan tâm, trong đó công tác phòng bệnh được đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra còn có các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra nhỏ lẻ ở các địa phương như :

 Dich tả.

 Tụ huyết trùng.

 Phó thương hàn

Cho nên việc tiêm phòng vacxin cho gia suc, gia cầm trước khi xuất hiện bệnh tốt nhất và đã đạt được kết quả rất cao, đã tránh được nhiều mầm bệnh xuất hiện.

 

doc16 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập thú y huyện Eakar, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Đợt thưc tập “giáo trình thú y” lần này khép lại với kết quả cao, sự thành công ý nghĩa và sự tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sau một thời gian ngắn chi vỏn vẹn một tuần tại huyện Eakar chúng em được trạm thú y Huyện và thú y cơ sở chỉ đạo, giúp đỡ và sự nhiệt tình hướng dẫn, động viên của các thầy cô nên đợt thực tập đã hoàn thành tốt đẹp. Qua đợt thực tập bản thân em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vận dụng được kiến thức đã học vào trong quá trình sản xuất và thực tế của bà con nhân dân. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự giúp đỡ tận tình và nhiệt huyết của nhà trường và địa phương. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Bộ môn Chăn nuôi Thú y, Cán bộ Giảng viên trực tiếp hướng dẫn, Trạm thú y Huyện Eakar … đã dành thời gian, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để em có thể hoàn thành đợt thực tập giáo trình thú y lần này! Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến: Tiến sĩ: Đinh Nam Lâm Bác sĩ thú y: Huỳnh Thị Bích Ngọc đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong thời gian thực tập. Xin chân thành cảm ơn.! Đăk Lăk, Tháng 10 năm 2011. Sinh viên : Đoàn Thị Kiều Phương PHẦN I : MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Nước ta từ trước đến nay là một nước nông nghiệp vì vậy chăn nuôi là một nghề truyền thống lâu đời. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt với 73% dân số chúng ta làm nông nghiệp đặc biệt là tăng nhanh về sản xuất lương thực, ngành chăn nuôi đã phát triển khá tốt, cung cấp nguồn thực phẩm khá lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người hiện nay. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, thu nhập của người dân cũng được nâng lên. Vì vậy nhu cầu thịt trên thị trường cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có chất lương cao. Chính vì vậy chăn nuôi của ta không những tăng lên về số lượng mà chất lượng thịt cũng được nâng lên. Bên cạnh sự phát triển nhanh về chăn nuôi đó là sự xuất hiện nhiều loại mầm bệnh, có những bệnh có thể lây lan sang người gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người dân. Vì vậy việc kiểm soát thuốc thú y cũng như công tác tiêm phòng dịch bệnh gập rất nhiều khó khăn. Đặc biệt hiện nay bùng phát những dịch bệnh lớn như: Cúm gia cầm H5N1, Cúm heo H1N1, Bệnh tai xanh trên heo, Lở mồm long móng ( LMLM ) …Các bệnh này chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị nên vấn đề đặt ra ở đây là công tác thú y phải được quan tâm, trong đó công tác phòng bệnh được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra còn có các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra nhỏ lẻ ở các địa phương như : © Dich tả. © Tụ huyết trùng. © Phó thương hàn … Cho nên việc tiêm phòng vacxin cho gia suc, gia cầm trước khi xuất hiện bệnh tốt nhất và đã đạt được kết quả rất cao, đã tránh được nhiều mầm bệnh xuất hiện. Mục đích Mục đích trong đợt tiêm phòng thú y là nhằm tạo cho sinh viên làm quen với nghề nghiệp của mình trong tương lai và nhằm tìm hiểu các bệnh của gia súc, tác hại của bệnh đối với cộng đồng. Vì vậy ngoài học lý thuyết nhà trường đã tạo điều liện tổ chức đợt thực tập giáo trình cho sinh viên năm thứ 3 để khi ra trường tránh được những bở ngỡ, tăng tự tin trong công tác và để thấy được ý nghĩa của ngành mình học, cọ xát được với thực tế và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn bên cạnh đó còn học hỏi cách tiếp cận, khống chế, xác định vị trí tiêm và cách tiêm cho vật nuôi. PHẦN II: TỔNG QUAN HUYỆN EAKAR Vị trí địa lý Huyện EaKar nằm phía Đông của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 52 km, chạy dọc quốc lộ 26. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 1.037,47 km2. Gồm 2 thị trấn là EaKar và EaKnốp và 13 xã: Easô, Xuân Phú, Cư Huê, Ea Týh, EaĐar, EaKmút, CưNi, Cư EaLang, EaPăl, CưPrông, EaÔ, CưYang và Cư Bông. Huyện có các phía tiếp giáp như sau: - Phía Đông giáp huyện M’Đrăk. - Phía Tây giáp các huyện Krông Pắc, Krông Buk, Krông Năng. - Phía Nam giáo huyện Krông Bông. - Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên và Gia Lai. 2.2. Khí hậu và thời tiết. * Khí hậu Khí hậu huyện EaKar vừa mang tính chất cao nguyên mát dịu, vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, số giờ nắng nhiều ( trung bình 2000 – 2200 giờ/năm ), nhiệt độ trung bình cả năm là 23oC, biên độ ngày và đêm chênh lệch lớn ( vào mùa mưa khí hậu chênh lệch ngày và đêm trên 20oC ), mùa mưa trong vùng thường đến sớm ( tháng 4 ) và kết thúc muộn ( tháng 11 ) chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm ( trong mùa mưa thường có tiểu hạn vào tháng 7 ). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 với lượng mưa chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm. * Địa hình Địa hình của huyện nhìn chung mang đặc điểm của địa hình vùng cao nguyên bao gồm chủ yếu là các dãy đồi núi có đỉnh bằng, mức độ chia cắt nhỏ, hướng dốc chính từ phía Bắc và phía Nam về quốc lộ 26. Căn cứ vào cao độ phổ biến có thể chia địa hình ra thành 3 khu vực địa hình như sau: - Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 700 – 800 m với diện tích khoảng 15.000 ha phần nhiều tập trung ở xã Easô. - Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 600 – 700 m với diện tích khoảng 12.000 ha phân bố tập trung ở phía Đông Nam ( gồm các xã CưYang, CưBông, Eapal và Eaô ) - Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 400 – 500 m với diện tích khoảng 74.000 ha phân bố hai bên quốc lộ 26. * Đất đai Đất đai huyện EaKar khá đa dạng chia thành 4 nhóm sau đây: - Đất phù sa diện tích gần 7000 ha. - Nhóm đất xám diện tích gần 35000 ha. - Nhóm đất đỏ vàng diện tích gần 3000 ha. - Nhóm đất khác diện tích gần 3000 ha Diện tích trồng trọt ở huyện hiện nay : - Cây ngô : 22 nghìn ha. - Cây lúa : 7 nghìn ha. - Cà phê : 44 nghìn ha. - Điều : 5 nghìn ha. - Tiêu : 1 nghìn ha. - Mía : 6 nghìn ha. 2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk Dân số, lao động, tôn giáo và trình độ dân trí. Tính đến tháng 12 năm 2007 dân số huyện EaKar vào khoảng 142.142 người với 29.402 hộ dân. Trong đó dân số ở thị trấn là 24.401 người chiếm 17,3%, còn ở nông thôn là 116.943 người chiếm 82,7% dân số toàn huyện. Mật độ dân số của huyện khoảng 136,24 người /km2. Tỷ lệ người nghèo theo tiêu chuẩn cũ là 3.520 hộ chiếm 11,87% số hộ toàn huyện, tức là khoảng 17.467 khẩu, chiếm 12,25% số khẩu. Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Kinh, Êđê, Tày, Nùng, Sán Chỉ, Dao, Mường, Thái, H’Mông, Cao Lan, Hoa, Vân Kiều….Đời sống kinh tế – xã hội ở EaKar còn nhiều khó khăn. Phần lớn dân cư sống ở vùng sâu, vùng xa của huyện, phong tục, tập quán còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn hạn chế, kém hiệu quả. 2.4. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ở huyện Eakar : Trong những năm gần đây việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, đồng thời người dân tích cực tham gia phát triển chăn nuôi nên tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi trong giai đoạn này tăng khá cao. Tuy nhiên điểm xuất phát thấp nên tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện còn nhỏ. Chăn nuôi ở huyện Eakar từ năm 2000 đến nay rất phát triển - Heo 100.000 con, nạc hóa 90%, với trên 40 trang trại với hơn 300 con. - Bò 28 – 30 nghìn con : * Bò lai 70%. * Zêbu: lai sin, Brahman. * Chuyên thịt: Durocmaster, Charolai, Tarante, Abodan ... - Gà : * Gà công nghiệp – đẻ trứng : 83 trại với 1000 – 6000 con. * Gà thả vườn 1.500.000 con. Nhiệm vụ của ngành thú y : - Quản lý nhà nước đối với những động vật trên cạn, dưới nước, lưỡng cư. * Kiểm dịch. * Kiểm soát giết mổ. - Công tác tuyên truyền: * Tập huấn hội thảo cho nhân dân. * Xây dựng bản tin. * Phòng chống dịch. Nguyên tắc: Phòng bênh là chính còn chống dịch là phụ. Tiêm phòng ở đây hiện nay đạt 10%. PHẦN III : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP 3.1. Địa điểm thực tập : Gồm các thôn buôn như : Thôn 1, Thôn 7, Thôn 8, Thôn 9, Thôn 10, Buôn EaPal ... Xã Cư Ni - Huyện EaKar – Tỉnh Đăk Lắk. 3.2. Thời gian thực tập : Thời gian thực tập: từ ngày 26/09/2011 - 01/10/2011. - Thời gian thực tập * Sáng ngày 27/09/2011. * Chiều ngày 28/09/2011. * Ngày 29/09/2011 – 30/09/2011. 3.3. Đối tượng nghiên cứu : - Các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp và những những người trực tiếp chăn nuôi. - Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và người kinh chăn nuôi. - Lợn sau cai sữa dưới 2 tháng tuổi và lợn thịt từ 3 – 6 tháng tuổi. - Các loại giếng dùng trong sinh hoạt của bà con nhân dân. 3.4. Nội dung thực tập : - Thực hành tiêm phòng cho gia súc. - Rèn luyện tay nghề và nâng cao chuyên môn. - Theo dõi phương pháp tiêm phòng cho đại gia súc, đặc biệt là trâu. - Điều tra tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi. PHẦN IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác thú y. Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ công tác phòng chống dịch bệnh gia súc năm 2011 trên địa bàn xã và sự thông báo của chi cục thú y về việc tiêm phòng cho gia súc đợt II. Đợt thực tập bắt đầu từ ngày 26/09/2011. Trong quá trình thực tập giáo trình được sự hướng dẫn của trạm thú y huyện EaKar cũng như các cán bộ thú y xã CưNi, em đã tập tiêm: - Vacxin Tam liên ( Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Dịch tả ) trên lợn - Xem cánh tiêm vacxin Lở mồm long móng trên trâu tại địa bàn xã CưNi huyên EaKar. Danh mục tiêm vacxin : - Vacxin Tam liên ( trên lợn ) liều lượng : 2ml / con tiêm dưới da. - Vacxin Lở mồm long móng ( LMLM): đây là loai vacxin vô hoạt có chất bổ trợ phòng bệnh LMLM cho loài nhai lại. * Tiêm trên trâu: lọ 50ml ( 25 liều ). Ÿ Liều tiêm : 2ml / con ( tiêm bắp hoặc dưới da ). Ÿ Bảo quản : 2 - 80C. Nhận xét: - Nhìn chung thì số đàn gia súc được tiêm có sự chênh lệch và chăn nuôi không đồng đều giữa các hộ gia đình. - Các hộ chăn nuôi theo kiểu tự phát, không có quy mô, không theo đúng quy trình kỹ thuật , trong chuồng nuôi có cùng lúc nhiều loại vật nuôi và lứa tuổi. - Bà con nhân dân vẫn chưa chú trọng lắm đến chăm sóc vật nuôi đặc biệt là công tác tiêm phòng chưa được tự giác và triệt để. - Số hộ gia đình coi nghề chăn nuôi là một nghề quan trọng hàng đầu đã rất trú trọng đến viêc chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi. Họ đã áp dụng đúng phương pháp quy trình chăn nuôi và thú y nên đã và đang thu được những thắng lợi rõ nét mang lại hiêu quả kinh tế cao. 4.2. Hoạt động ngoại khóa Ngoài 2 ngày 27/09/2011 và ngày 28/09/2011 là hoạt động thiên về công tác thú y nhiều hơn thì 2 ngày 29/09/2011 và ngày 30/09/2011 chúng em đã được tham gia các hoạt động ngoại khóa vô cùng bổ ích cùng với anh thú y cơ sở. - Sáng ngày 29/09/2011 nhóm chúng em được thú y cơ sở dẫn đến thăm quan một “lò mổ hộ nông dân” để nắm được những điều cơ bản cần có ở một lò mổ hiện nay. Thông qua đó nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của lò mổ đó để rút ra những kinh nghiệm quý báu. * Ưu điểm của lò mổ: Ÿ Là điểm giết mổ tập trung của một khu vực. Ÿ Đảm bảo vệ sinh thực phẩm hơn so với những nơi giết mổ tự phát. Ÿ Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh ... * Nhược điểm của lò mổ : Ÿ Không có đủ các dụng cụ bảo hộ cho người tham gia giết mổ. Ÿ Vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cấp bộ Ÿ Lò mổ chưa có đầy đủ các trang thiết bị giết mổ, đa số là những dụng cụ giết mổ truyền thống. Ÿ Mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa được sự quan tâm chú ý nhiều của các cơ quan chức năng. Lò mổ còn gắn liền với khu dân cư ... - Ngày 30/09/2011: Điều tra tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi. * Qua hoạt động điều tra sử dụng nguồn nước trong chăn nuôi của các hộ dân trên địa bàn xã CưNi như sau Ÿ Các loại giếng được sử dụng rộng rãi là:   Giếng khoan, nhưng với độ sâu khác nhau ở từng khu vực và nhin chung giềng không sâu.   Giếng đào: giếng đào ở khu vực này cạn nhưng mực nước ở đây rất cao. ð Các giếng phần lớn có xây thành giếng, miêng giếng, nắp giếng, sàn giếng ... các vật liệu sử dụng rất đa dạng như: tấm dan bê tông, gỗ ... Hầu hết các giếng có rãnh thoát nước. ð Các giếng ở trên địa bàn cơ bản là cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và chăn nuôi của bà con nhân dân nơi đây không cần sử dụng đến các nguồn bước ao, hồ, sông suối ...   Về vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho gia súc ...   Tưới tiêu, cấp thoát nước.   Cung cấp nước cho gia súc ăn, uống ... ð Khoảng cách giữa giếng tới nhà ở, chuồng nuôi, nơi chứa phân, nhà vệ sinh ... còn một số nơi chưa làm đúng về yêu cầu, nhin chung các giêng nước rất gần nhà ở, chuồng nuôi, nơi chứa phân, nhà vệ sinh. Đay là một trong những nguyên nhân có thể làm ô nhiễm nguồn nước Ÿ Các trại chăn nuôi và các hộ gia đình ở đây đa số có sử dụng bể chứa nước dùng trong chăn nuôi nhưng không có phương pháp sử lý nước. - Sáng ngày 01/10/2011: tham gia buổi học khái quát về huyên Eakar cùng với một nhóm sinh viên của lớp thú y k07. * Điều kiện tự nhiên huyện Eakar Ÿ Vị trí. Ÿ Khí hậu Ÿ Phát triển chăn nuôi   Chăn nuôi heo   Chăn nuôi bò   Chăn nuôi gà * Chức năng của ngành thú y. * Công tác tuyên truyền. * Thuân lợi và khó khăn của phát triển chăn nuôi ở Eakar Ÿ Thuận lợi   Cây lâu năm không phát triển ở huyện Eakar ð phát triển cây công nghiệp ð phát triển chăn nuôi.   Là nơi thu hút nhiều nhà khoa hoc.   Thị trường: Eakar nằm ngay trên quốc lộ 26 là một thuận lợi to lớn về mặt thị trường để khẳng định thương hiệu của mình.   Huyện đã hợp tác, kết nghĩa với các trường Đại học nông lâm, Viện Chăn nuôi quốc gia. Ÿ Khó khăn:   Tập quán chăn nuôi của người dân.   Không quy hoạch được vùng chăn nuôi.   Con giống.   Thị trường còn nhiều bấp bênh. Ÿ Khắc phục   Tập quán: tập huấn, xây dựng mô hình ...   Quy hoạch, xây dựng xã Eaty là xã thí điểm.   Con giống sử dụng của tram thú y.   Thị trường: hợp tác nhiều nhà khac nhau. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Công tác tiêm phòng : Tiêm phòng đợt II đã hoàn thành với một kết quả tốt với ý thức chấp hành cao của những người dân ở đâyvà sự giúp đỡ tận tình của cán bộ thú y xã huyện, bên cạnh đó còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, như: - Người dân một phần nào dó chưa chú trọng đến việc tiêm phòng. - Do tập quán canh tác của bà con nông dân mà công tác tiêm phòng con gặp nhiều khó khăn. - Điều kiện khí hậu không thuận lợi ... 5.2. Thuận lợi và khó khăn : & Thuận lợi : Được sự quan tâm hướng dẫn tận tình và sự động viên của các thầy cô trường ĐHTN – khoa chăn nuôi thú y. Dưới sự chỉ đạo của các cô chú cán bộ ở trạm thú y huyện Eakar cùng sự giúp đỡ của cán bộ địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong việc học tập và sinh hoạt. Các thành viên trong nhóm đoàn kết cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ tiêm phòng từ ngày 26/09 – 01/10/ 2011. Cùng tinh thần ham học hỏi nên chúng em đã tiếp thu không ít kiến thức bổ ích cho bản thân. Cán bộ thôn, khối tận tình dẫn đường và người dân địa phương đã quan tâm giúp đỡ về nơi ăn chốn ở bảo đảm an toàn để chúng em yên tâm rèn nghề. & Khó khăn Nhiều nơi địa bàn dân cư rộng, đường đi lại khó khăn, phương tiện đi lại còn hạn chế. Một số người chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh. Do tập quán chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên, nên công tác tiêm phòng gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ tiêm sót nhiều. Trang thiết bị dụng cụ làm việc còn thiếu. Điều kiện kinh tế của người dân chưa cao. 5.3. Kết luận : - Hoạt động tiêm phòng cho gia súc là một công tác thường xuyên, định kỳ nhằm tạo ra sức đề kháng cho vật nuôi tránh những dịch bệnh xảy ra và gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Việc tạo điều kiện cho sinh viên hỗ trợ tiêm phòng tại các xã mang nhiều ý nghĩa. - Phòng chống dịch bệnh đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển. - Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế làm quen với công việc của mình tương lai. - Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa sinh viên và người chăn nuôi. - Giúp người chăn nuôi đặc biệt là dân tộc thiểu số hiểu biết được lợi ích của cong tác tiêm phòng cho vật nuôi. - Tạo cho sinh viên kỷ năng giao tiếp với người chăn nuôi và cách tiếp cận với gia súc. - Tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm, kiến thức của các cán bộ thú y. 5.4. Ý kiến đề xuất : Mong được sự hỗ trợ hơn nữa về trang thiết bị, dụng cụ làm việc. Chính quyền địa phương nên phổ biến kiến thức về tác dụng của việc tiêm phòng và thời gian cụ thể để bà con biết sắp xếp và quản lý vật nuôi để tiêm phòng đạt hiệu quả cao. Chúng em mong có thêm thời gian hoạt động để đạt kết quả cao hơn. Cần được sự phân công nhiệm vụ nhiều hơn nữa và để chúng em có nhiều cơ hội để nâng cao tay nghề. Mong được sự giúp đỡ về phương tiện đi lại cho công việc của chúng em đạt hiệu quả cao. MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 PHẦN I : MỞ ĐẦU Đặt vấn đề 2 Mục đích 3 PHẦN II : TỔNG QUAN HUYỆN EAKAR Vị trí địa lý 4 Khí hậu và thời tiết 4 Điều kiện kinh tế - Xã hội của huyện Eakar 6 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk 6 PHẦN III : NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THỰC TẬP Địa điểm thực tập 8 Thời gian thực tập 8 Đối tượng thực tập 8 Nội dung thực tập 8 PHẦN IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Công tác thú y 9 Hoạt động ngoại khóa 10 PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Công tác tiêm phòng 13 Thuận lợi và khó khăn 13 Kết luận 14 Ý kiến đề xuất 14 =-=-=-=The end=-=-=-=

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập thú y HUYỆN EAKAR.doc
Tài liệu liên quan