MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU. 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Nội dung tìm hiểu 1
1.3 Phương pháp tiến hành 1
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2
2.1 Mục đích và ý nghĩa của đợt thực tập 2
2.2 Thời gian và địa điểm thực tập 2
2.3 Tổng quan về cơ sở thực tập 2
2.3.1 Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH NN Môi trường và công trình đô thị Huế. 2
2.3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 3
2.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 4
3.1 Khái niệm 4
3.2 Nguồn gốc, thành phần và đặc điểm CTR sinh hoạt 5
3.2.1 Nguồn gốc 5
3.2.2 Thành phần cơ bản cuả chất thải rắn sinh hoạt 5
3.2.3 Đặc điểm cơ bản của CTR sinh hoạt 6
3.4 Tác động của CTR sinh hoạt 6
3.4.1 Tác hại của CTR sinh hoạt đến môi trường 6
3.4.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người 7
3.4.3 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị 8
3.5 Chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 8
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC TẬP 8
4.1. Phân loại rác và xác định các thông số liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Huế. 8
4.1.1 Lấy mẫu 8
4.1.2 Chất thải được phân loại theo bảng sau 9
4.1.3. Xác định nhiệt trị của chất thải rắn. 12
4.1.4 Độ ẩm của chất thải rắn. 12
4.1.5 Xác định tỷ trọng của chất thải rắn. 13
4.2 Xí nghiệp môi trường Bắc sông Hương 14
4.2.1 Chức năng, nhiệm vụ 14
4.2.3 Các loại phương tiện phục vụ thu gom 15
4.2.4 Phương thức hoạt động và thanh toán: 15
4.2.5 Khối lượng thu gom và vận chuyển 15
4.2.6 Cách kiểm tra, giám sát công việc của công nhân. 17
4.2.7 Những mặt đạt được và khó khăn, hạn chế của Xí nghiệp 17
4.3 Điểm tập kết rác Nhật Lệ 18
4.3.1 Thông tin khát quát 18
4.3.2 Bảng phân công nhiệm vụ 18
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20
5.1 Kết luận 20
5.2 Kiến nghị 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
25 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu hoạt động thu gom chất thải rắn của xí nghiệp môi trường Bắc sông Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình đô thị Huế.
Công ty TNHH Nhà nước Môi trường và Công trình Đô thị Huế được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Huế theo Quyết định số 4041/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Tiền thân của Công ty là Phòng Công trình Công cộng và Quản lý Nhà đất, được thành lập ngay sau ngày miền nam giải phóng, năm 1985 được chuyển đổi thành Công ty Quản lý Công trình Đô thị Huế và đến năm 1991 chuyển đổi thành Trung tâm Quản lý Vệ sinh Môi trường Đô thị Huế.
- Tên viết tắt: HEPCO
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên.
2.3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty
2.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Lĩnh vực công ích:
Quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, phân, bùn cống thoát nước.
Quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, kênh, mương, hồ; hệ thống vỉa hè, lề đường; hệ thống điện chiếu sáng và trang trí đường phố.
Quản lý, duy tu, bảo dưỡng Nghĩa trang, làm các dịch vụ mai táng.
Thực hiện công tác vệ sinh công cộng.
Kinh doanh khác:
Tư vấn thiết kế và nhận thầu thi công các công trình hạ tầng và dân dụng như: hệ thống thoát nước, vỉa hè, lề đường, điện chiếu sáng và trang trí đường phố; các công trình xây dựng, cấp nước, đèn tín hiệu giao thông, các công trình điện, công viên cây xanh, thuỷ lợi, kênh mương, hồ và các tuyến đường giao thông.
Hoạt động kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị máy móc chuyên ngành phục vụ công cộng, cơ giới thuỷ lợi.
Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng và thực hiện các dịch vụ vệ sinh môi trường khác.
Quản lý dự án:
Thực hiện chức năng Chủ đầu tư và Quản lý Dự án đối với các công trình hạ tầng do Tỉnh và Thành phố giao về Vệ sinh môi trường, Thoát nước, Điện chiếu sáng, Nghĩa trang...
Về một số nội dung quản lý cụ thể:
- Công ty hiện đang thu gom, vận chuyển và xử lý gần 200 tấn rác các loại/ngày; Tổ chức vệ sinh đường phố gần 400 km; Quản lý nạo vét khơi thông gần 200km mương cống, 9.500 hố ga và gần 600.000m2 lề các loại.
- Quản lý vận hành bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh của Thành phố.
- Quản lý điện chiếu sáng hơn 250km với 8.500 bóng, tổng công suất hơn 1.250Kwh. Gần 7.000 cột các loại và 195 trạm được điều chỉnh tự động với nhiều chế độ đóng cắt; Quản lý, vận hành hệ thống điện trang trí cầu, hệ thống đèn trang trí đường phố.
Quản lý 3 nghĩa trang nhân dân với tổng diện tích 120ha.
Công ty đang là chủ đầu tư - quản lý nhiều dự án trọng điểm của Tỉnh và Thành phố là:
- Dự án Cải thiện môi trường Đô thị Lăng Cô nguồn vốn ADB.
- Dự án cải thiện môi trường nước Thành phố Huế nguồn vốn JBIC.
- Các dự án được tài trợ về vệ sinh môi trường của các tổ chức nước ngoài như AIMF, Vùng Nord Pas de Calais (Cộng hòa Pháp)...
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
3.1 Khái niệm
Chất thải rắn là toàn bộ các các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. (Trần Hiếu Nhuệ và nkk, 2001).
Rác là thuật ngữ dùng để chỉ CTR có hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động con người. Rác sinh hoạt hay CTR sinh hoạt là một bộ phận của CTR, được hiểu là CTR phát sinh từ các hoạt động hằng ngày của con người.
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v...
3.2 Nguồn gốc, thành phần và đặc điểm CTR sinh hoạt
3.2.1 Nguồn gốc
Khối lượng CTR sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt).
Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng.
Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.
Từ các làng nghề v.v…
Chính quyền địa phương
Rác thải
Nơi vui chơi, giải trí
Bệnh viện, cơ sở y tế
Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
Nhà dân, khu dân cư.
Chợ, bến xe, nhà ga
Giao thông, xây dựng
Cơ quan, trường học
Hình 3.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải(Nguồn: Huỳnh Tuyết Hằng, TP Huế, 08/2005)
3.2.2 Thành phần cơ bản cuả chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần của CTR sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính chất tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành phần của CTR sinh hoạt bao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy, catton, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn…
Bảng 3.2 Thành phần CTR sinh hoạt ở một số vùng năm 2000(tính theo % trọng lượng)
Thành phần
Hà Nội
Việt Trì
Thái Nguyên
Đà Nẵng
Hạ Long
Chất hữu cơ
53,00
55,0
55,0
45,47
49,20
Cao su, nhựa
9,15
4,52
3,0
13,10
3,23
Giấy, catton, giẻ vụn
1,48
7,52
3,0
6,36
4,6
Kim loại
3,40
0,22
3,0
2,30
0,4
Thủy tinh, gốm, sứ
2,70
0,63
0,7
1,85
3,7
Đất, đá,cát, gạch vụn
30,27
32,13
35,3
-
38,87
Độ trơ
15,9
13,17
17,15
10,9
11,0
Độ ẩm
47,7
45,0
44,23
49,0
46,0
Tỷ trọng (tấn/m3)
0,42
0,43
0,45
0,50
0,50
(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát của CEETIA, 2001)
3.2.3 Đặc điểm cơ bản của CTR sinh hoạt
- Thành phần hữu cơ dễ phân hủy ( như thức ăn, hoa quả…) chiếm một tỉ lệ lớn.
- Chai lọ, bao bì ni lon… là những hợp chất plastic khó xử lí và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đặc biệt ni lon là dạng rác thải có thời gian phân hủy lâu và lượng phát sinh ra môi trường khá lớn.
- Nguồn thải là nguồn phân tán nên gây khó khăn trong công tác phân loại, thu gom.
- Thường chiếm tỉ lệ lớn trong tổng khối lượng của CTR phát sinh (60 – 80%) ( các nước phát triển như Nhật chẳng hạn, khối lượng CTR sinh hoạt ít hơn rác thải công nghiệp)
3.4 Tác động của CTR sinh hoạt
3.4.1 Tác hại của CTR sinh hoạt đến môi trường
+ Môi trường đất
- Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đât, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
- Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
+ Môi trường nước
- Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
- Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
- Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
+ Môi trường không khí
- Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
- Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
3.4.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác co nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 %.
3.4.3 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra long lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
3.5 Chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Theo số liệu điều tra năm 2007 của Tổng cục Môi trường (Cục Bảo vệ Môi trường trước đây) chất thải rắn sinh hoạt trong cả nước phát sinh khoảng 17 triệu tấn, trong đó rác thải sinh hoạt tại đô thị khoảng 6,5 triệu tấn (năm 2008 là 7,8 triệu tấn theo báo cáo của Bộ Xây dựng).
Ngoại trừ một số ít địa phương như Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đang thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo dự án 3R, còn lại hầu hết rác thải sinh hoạt vẫn là một mớ tổng hợp các chất hữu cơ từ các gia đình cho tới nơi xử lý.
Điều đáng lo ngại là tới thời điểm này, việc xử lý chất thải rắn vẫn chưa đi theo hướng tái chế như mong muốn. Khoảng 70% chất thải sinh hoạt đô thị được thu gom và khoảng 80% số chất thải này vẫn được xử lý theo cách chôn lấp. Còn rác thải nông thôn thì hầu như được đổ bừa bãi ra ven làng, ao hồ, bãi sông, bãi tạm hoặc tự đốt.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC TẬP
4.1. Phân loại rác và xác định các thông số liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Huế.
4.1.1 Lấy mẫu
Xác định thành phần rác thải sinh hoạt được tiến hành dựa trên ba mẫu được phân tích, khởi đầu với khối lượng 400 kg để lấy 25 kg.
25 kg
25 kg
25 kg
25 kg
100kg
50 kg
Lấy 400kg rác trộn đều và chia thành 4 phần, lấy 2 phần ở 2 góc đối diện nhau trộn lại thành mẫu 200kg
Trộn và chia đều mẫu 200kg, lấy 2 góc đối diện của mẫu này có được mẫu 100kg
Trộn đều mẫu 100kg và lấy ¼ mẫu để xác định thành phần rác.
Hình 4.1.1 : Sơ đồ lấy mẫu phân tích thành phần rác thải.
4.1.2 Chất thải được phân loại theo bảng sau:
Chất thải được phân thành 2 nhóm chính là vô cơ và hữu cơ, trong đó hữu cơ được phân thành 9 nhóm, vô cơ được phân thành 7 nhóm. Về cơ bảng được thể hiện ở bảng 4.1.2a
Bảng 4.1.2a: Phân tích thành rác thải sinh hoạt
STT
Thành phần
Mô tả
Chất hữu cơ
1
Thực phẩm thừa
Thức ăn dư thừa
2
Giấy
Bao gồm các loại giấy A4, giấy báo,…
3
Giấy carton
Hộp đựng đồ
4
Nhựa
Chai nước khoáng, bao bì nylon,…
5
Vải vụn (dệt may)
Vải vụn, áo quần cũ, chăn, màn,…
6
Cao su
Xăm lốp, các nhóm chất thải có chứa cao su,..
7
Da
Cặp xách, áo da, găng tay da,…
8
Rác vườn
Cành, lá cây,…
9
Gỗ
Các mãnh gỗ nhỏ, các vật dụng bằng gỗ bị vứt bỏ
Chất vô cơ
1
Thủy tinh
Bóng đèn tuýp, gương vỡ,…
2
Can thiếc
Một số hộp đựng thực phẩm,..
3
Nhôm
Lon bia, nước ngọt
4
Sắt
Nắp chai bia
5
Sành sứ
6
Pin
7
Hỗn tạp
Nhóm còn lại
Tính toán kết quả:
Tỉ lệ phần trăm (%) thành phần của các loại rác :
Phần trăm thành phần loại:
Trong đó :
Tổng khối lượng rác : M (kg)
Khối lượng thành phần từng nhóm: m1, m2, m3,…(kg)
Thời gian thực hiện: Từ 19/6 -22/6/2011.
Địa điểm thực hiện: Bãi rác Thủy Phương.
Kết quả thực hiện:Bảng4.1.2b
STT
THÀNH PHẦN
KHỐI LƯỢNG ( Kg )
PHẦN TRĂM ( % )
Ngày 19
Ngày 20
Ngày 21
Ngày 19
Ngày 20
Ngày 21
Chất hữu cơ
1
Thực phẩm thừa
16.8
17.9
18.2
68.13
72.35
73.33
2
Giấy
1.66
1.17
0.76
6.73
4.73
3.06
3
Giấy carton
0.01
0.04
4
Nhựa
4
4
3.23
16.22
16.17
13.01
5
Vải vụn (dệt may)
0.67
0.78
1.95
2.72
3.16
7.86
6
Cao su
0.01
0.01
0.04
0.04
7
Da
0.35
1.43
8
Rác vườn
0.7
0.26
2.83
1.05
9
Gỗ
0.19
0.77
Chất vô cơ
1
Thủy tinh
0.53
0.14
0.02
2.15
0.56
0.08
2
Can thiếc
0.04
0.16
3
Nhôm
4
Sắt
0.07
0.05
0.07
0.28
0.20
0.28
5
Sành sứ
0.31
0.18
1.25
0.73
6
Pin
0.02
0.08
7
Hỗn tạp
0.14
0.56
Tổng cộng
24.66
24.74
24.82
100
100
100
Nhận xét:
- Thành phần hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỉ lệ lớn ( Thực phẩm thừa).
- Bao bì ni lon cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể.
- Riêng đối với các kim loại như sắt, nhôm chiếm tỉ lệ nhỏ do có các bộ phận thu lượm ve chai để bán.
4.1.3. Xác định nhiệt trị của chất thải rắn.
Trên cơ sở thành phần được phân loại CTR ở bảng 4.1.2b, có thể sử dụng công thức Dulong để tính nhiệt trị:
Q = 2,326 [145C + 610 (H2 – 1/8 O2) + 40S + 10N] (kJ/kg)
Q : Nhiệt trị (kJ/kg)
C : % khối lượng Cacbon
H : % khối lượng Hydro
O : % khối lượng Oxy
S : % khối lượng Lưu huỳnh
N : % khối lượng Nitơ
Bảng kết quả:
Ngày 19
Ngày 20
Ngày 21
Nhiệt trị (kJ/kg)
4522,35
4727,34
4760,35
4.1.4 Độ ẩm của chất thải rắn.
Lấy một lượng rác nhỏ về phòng thí nghiệm để xác định bằng phương pháp sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C trong thời gian 24 giờ, lượng hơi nước mất đi sau khi sấy chính là độ ẩm của rác.
- Địa điểm thực hiện: Phòng thí nghiệm.
- Lấy mẫu: Điểm tập kết rác ở đường Ngự Bình.
Bảng kết quả:
Độ ẩm (%)
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Mẫu 5
Trung bình
Ngày 21
50.74
55.41
56.65
53.78
52.35
53.78
Ngày 22
70.03
74.38
73.79
74.38
72.9
73.096
Ngày 23
53.25
60.8
66.49
60.67
62.84
60.8
4.1.5 Xác định tỷ trọng của chất thải rắn.
Dụng cụ: - Thùng có dung tích 45 lít (hình trụ tròn)
- Cân có khả năng cân đến 30 kg
- Xẻng, cuốc
Hình thức tiến hành:
- Cân khối lượng của thùng chưa có rác, xác định được khối lượng M1
- Sau đó đưa rác vào đầy thùng, nhẹ nhàng nhấc thùng lên cách mặt đất 30 cm, thả thùng rơi tự do. Lặp lại quá trình này 4 lần, khi đó rác xẹp xuống và lại cho rác tiếp tục vào đầy thùng, lặp lại quá trình trên. Lúc này mang thùng đầy rác đi cân lại ta có khối lượng M2.
Sử dụng công thức:
r = (M2-M1)/V
M2: Khối lượng trung bình thùng + rác sau 3 lần cân (kg)
M1: khối lượng thùng trống (kg)
Trong đó r tỷ trọng (kg/m3), V là thể tích của thùng (trong trường hợp này V = 45 lít, tương đương 0,045m3). Khối lượng thùng: 1.4 kg
- Địa điểm thực hiện: Phòng thí nghiệm.
- Lấy mẫu: Điểm tập kết rác ở đường Ngự Bình.
Bảng kết quả:
Ngày 21
Ngày 22
Ngày 23
Trung bình
Khối lượng riêng (kg/m3)
242
292
245
259
Nhận xét: Do thời gian tiến hành trong vòng 1 tuần nên số liệu có thể sẽ gặp sai số nhiều.
4.2 Xí nghiệp môi trường Bắc sông Hương
4.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
- Thực hiện công tác vệ sinh đường phố ( quét đường, quét vỉa hè, làm cỏ lề đường, gốc cây…), thu gom rác nhà dân, cơ quan, đơn vị hợp đồng khu vực Bắc sông Hương.
- Quản lý, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa chữa các xe gom theo đúng quy định.
- Quản lý, sửa chữa nhỏ, vệ sinh thùng rác công cộng và thùng rác đặt theo hợp đồng tại các cơ quan, đơn vị khu vực Bắc sông Hương.
- Thực hiện công tác vệ sinh, thu gom rác trên sông theo kế hoạch đã được công ty phê duyệt.
- Tổ chức hợp đồng thu gom rác và thu phí VSMT với các địa bàn chưa có mạng lưới vệ sinh thuộc khu vực Bắc sông Hương.
- Thực hiện các dịch vụ về vệ sinh môi trường khác
- Cách thức quản lý của xí nghiệp: phân công cụ thể từ ban quản lý đến các tổ trưởng, công đoàn sản xuất. Và các tổ tự quản lý dưới hình thức giao khoán.
4.2.2 Cơ cấu tổ chức
Đội VS đường phố
Bộ phận dịch vụ
Bộ phận thu phí VSMT
Đội bảo dưỡng TRCC
Bộ phận dịch
Bộ phận trực nhà VSCC
Các đơn vị trực thuộc
P.Giám đốc
Kế toán – Thống kê
P.Giám đốc
Cán bộ kỹ thuật
Ban QL xí nghiệp
Giám đốc
Giám đốc
Ban QL xí nghiệp
Cán bộ kỹ thuật
P.Giám đốc
Kế toán – Thống kê
P.Giám đốc
Bộ phận trực nhà VSCC
Đội bảo dưỡng TRCC
Bộ phận dịch
Bộ phận thu phí VSMT
Bộ phận dịch vụ
Đội VS đường phố
Các đơn vị trực thuộc
- Đội vệ sinh đường phố: (Bao gồm thu gom rác nhà và quét rác đường phố):
Tổ vệ sinh đêm: làm từ 18h00 đến 2h00: gồm 98/7 (người/tổ).
Tổ vệ sinh ngày: làm 2 buổi (sáng 4h, chiều 4h) gồm 11/1 (người/tổ).
- Bộ phận thu phí VSMT: Gồm 14 người có nhiệm vụ thu phí vệ sinh môi trường, cập nhật sổ bộ (sổ về thông tin các hộ dân), tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung.
- Đội bảo dưỡng TRCC: Gồm 16 người có nhiệm vụ bảo quản và vệ sinh thùng rác.
- Bộ phận trực nhà VSCC: 3 người có nhiệm vụ quét dọn và vệ sinh sạch sẽ các nhà vệ sinh công cộng.
- Bộ phận dịch vụ: Gồm 11 người có nhiệm vụ vệ sinh, thu gom rác thải theo hợp đồng.
4.2.3 Các loại phương tiện phục vụ thu gom
- Xe gom rác thủ công: 120 xe
- Xe ô tô thu gom rác: có 6 xe cuốn ép và 2 xe cẩu Container
- Thùng rác công cộng (từ 60L đến 1.000L): có 1320 cái
4.2.4 Phương thức hoạt động và thanh toán:
Xí nghiệp Môi trường Bắc sông Hương là đơn vị trực thuộc, có khuôn dấu riêng. Hạch toán báo sổ, hoạt động theo kế hoạch công ty giao, trên cơ sở khối lượng công việc thường xuyên. Định kì tổ chức nghiệm thu khối lượng công việc, làm cơ sở để công ty thanh toán tiền lương cho xí nghiệp theo đơn giá.
Đối với các hợp đồng thu gom và tự thu phí VSMT với các địa bàn, Xí nghiệp tự cân đối thu, chi sau khi trừ các khoản trích nộp theo phương án đã được công ty phê duyệt.
4.2.5 Khối lượng thu gom và vận chuyển
- Chiều dài thu gom rác:
Thu gom thủ công ban đêm: 82,5 km
Thu gom thủ công ban ngày: 8,5 km
Thu gom qua thùng: 91,65 km
Chiều dài thu gom nơi xa nhất: 25 km
Chiều dài thu gom nơi gần nhất: 15 km
Diện tích quét: 385.817 m2
Diện tích làm cỏ gốc, lề đường: 3200 m2
- Khối lượng rác thu gom, vận chuyển: 326 tấn/ngày
- Số phường, xã được phục vụ: 14 phường và 2 xã.
Tổng số hộ dân được phục vụ: 33.496 hộ, chiếm 97,13% số hộ trên địa bàn.
- Tỷ lệ rác được thu gom vận chuyển để xử lý là 98,5%.
STT
Danh mục
Xí nghiệp MT Bắc sông Hương
Xí nghiệp MT Nam sông Hương
Các loại phương tiện phục vụ thu gom
1
Xe gom rác thủ công
120 xe
127 xe
2
Xe ô tô thu gom rác
6 xe cuốn ép và 2 xe cẩu Container
4 xe cuốn ép và 5 xe cẩu Container
3
Thùng rác công cộng
1320 cái
1030 cái
Khối lượng thu gom vận chuyển
1
Tổng diện tích quét
385.817 m2
374.267 m2
2
Khối lượng rác thu gom, vận chuyển
326 tấn/ ngày
280 tấn/ ngày
3
Số phường, xã được phục vụ
14 phường, 2 xã (thuộc huyện)
14 phường (1 phường thuộc huyện) và 1 xã (thuộc huyện)
Hiệu quả thu gom
1
Tổng số hộ dân được phục vụ
33.496 hộ
32.607 hộ
2
Tỷ lệ rác được thu gom vận chuyển để xử lý
98,5%
90 – 95 %
Nhận xét:
Do địa bàn thu gom của xí nghiệp môi trường Bắc sông Hương rộng hơn so với xí nghiệp môi trường Nam sông Hương nên số thùng rác, khối lượng thu gom và vận chuyển lớn hơn.
Hiệu quả thu gom phụ thuộc vào ý thức thu gom của từng công nhân và phương thức quản lí, giám sát của từng xí nghiệp. Đặc biệt là ý thức của người dân ở khu vực thu gom.
4.2.6 Cách kiểm tra, giám sát công việc của công nhân.
- Cách kiểm tra: Một đội gồm 7 người kiểm tra công việc chung cho cả hai xí nghiệp. Việc kiểm tra bắt đầu sau kết thúc thu gom trong khoảng thời gian 5 – 10 phút về: Thời gian làm việc, an toàn vệ sinh lao động, Chất lượng công tác…Đơn vị thu gom chịu trách nhiệm với lượng rác cũ chưa được thu gom, không chịu trách nhiệm với lượng rác mới phát sinh trong khoảng thời gian đó.
- Hình thức xử phạt: Đối với công nhân có thể là không chấm công. Đồng thời, tổ thu gom củng phải chịu trách nhiệm.
4.2.7 Những mặt đạt được và khó khăn, hạn chế của Xí nghiệp
4.2.7.1 Những mặt đạt được
- Với hệ thống thùng thu gom thì người dân có thể đổ rác vào bất cứ thời điểm nào trong ngày đảm bảo được mỹ quan đường phố. Đồng thời tiết kiệm được thời gian và số lượng công nhân thu gom.
- Việc hợp lí hóa giữa các phương tiện xe thô sơ phù hợp với xe cơ giới đã hạn chế được các khâu trung gian từ đó giảm được chi phí và nâng cao hiệu suất thu gom.
- Xí nghiệp đạt tỷ lệ thu gom cao nên góp phần làm cho công ty môi trường và công trình đô thị được đánh giá cao trong cả nước về công tác thu gom.
4.2.7.2 Những khó khăn và hạn chế
- Vì công ty chưa đủ nhân lực và phương tiện phục vụ nên lượng rác ở các khu dân cư, chợ, vùng ven thành phô vẫn chưa được thu gom.
- Do ý thức cộng đồng trong việc tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường còn hạn chế: Vẫn còn nhiều người đổ rác không đúng thời gian và nơi quy định.
- Công tác phân loại tại nguồn chưa được thành phố quan tâm nên hiệu quả thu gom thấp.
4.3 Điểm tập kết rác Nhật Lệ
4.3.1 Thông tin khát quát
- Số lượng công nhân: 11 người bao gồm 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 1 công đoàn ( Thuộc tổ 3 có 15 người).
- Thời gian làm việc của mỗi công nhân: Bắt đầu: 18h00 - Kết thúc: 2h00.
- Số ca làm việc: 2 ca.
Ca 1: Từ 18h00 đến 20h00: Thu gom rác tại các đường kiệt (rác từ thùng rác và của các hộ dân).
Ca 2: Từ 20h00 đến 2h00: Thu gom và quét rác đường phố.
- Số chuyến xe cuốn ép thu gom tại điểm tập kết: 3 chuyến.
- Chuyến 1: 20h00 - Chuyến 2: Khoảng 21h30 - Chuyến 3: Khoảng 12h15
- Thứ 5 hàng tuần các công nhân trong tổ sẽ làm việc công ích vào buổi sáng.
4.3.2 Bảng phân công nhiệm vụ
STT
HỌ VÀ TÊN
NƠI QUÉT VÀ THU GOM RÁC
ĐIỂM BẮT ĐẦU
ĐIỂM KẾT THÚC
1
Trần Đình Phương
- K/L quét: 965 m
- K/L thu gom: 4070m2
- Số xe: 25.
Tạ Quang Bửu
Trần Quý Cáp
Phùng Hưng
Phùng Hưng
ĐH. Nông Lâm
Đặng Thái Thân
Đinh Công Tráng
Đoàn Thị Điểm
Đinh Tiên Hoàng
Kiệt 39 – Trần Quý Cáp
Kiệt 39 – Trần Quý Cáp
38/2 – Trần Quang Bửu
Tập thể Nông nghiệp
Trần Quang Bửu
Phùng Hưng
Kiệt 104 – Trần Quang Bửu
Kiệt 104 – Trần Quang Bửu
Tô Ngọc Vân
Kiệt 173 – Đinh Tiên Hoàng
Tô Ngọc Vân
Số nhà 31
Kiệt 18 – Trần Quang Bửu
Kiệt 18 – Trần Quang Bửu
89 – Phùng Hưng
Trần Quang Bửu
38 – Phùng Hưng
Trần Quý Cáp
2
Lê Quang Phước
- K/L quét: 771 m
- K/L thu gom: 3948m2
- Số xe: 26
Trân Quý Cáp
Tạ Quang Bửu
Đinh Tiên Hoàng
Đinh Tiên Hoàng
Hồ Tịnh Tâm
Cống Cầu Kho
Đoàn Thị Điểm
Đặng Dung
Hàn Thuyên
Lê Văn Hưu
Tạ Quang Bửu
Cây bồ đề (hồ Tịnh Tâm)
Kiệt 73 – Đinh Tiên Hoàng
Tô Ngọc Vân
40 – Trần Quý Cáp
Kiệt 173/30 - Đinh Tiên Hoàng
Kiệt 173/30 - Đinh Tiên Hoàng
Hết kiệt
Kiệt 40 – Trần Quý Cáp
Ngã 3/ số nhà 24
Hết kiệt
3
Lê Bạch Thành Nhân
- K/L quét: 195 m
- K/L thu gom: 4274m2
- Số xe: 66
Nhật Lệ
Đặng Thai Mai
Phùng Hưng
Hòa Bình
Từ đầu
Đến hết đường
Đoàn Thị Điểm
Hàn Thuyên
23 Tháng 8
Lê Trực
Đoàn Thị Điểm
Đinh Tiên Hoàng
Kiệt 34 – Đặng Thái Thân
Kiệt 34 – Đặng Thái Thân
Hết kiệt
Kiệt 68 – Phùng Hưng
Phùng Hưng
Hết kiệt
Kiệt Cư xá Lao động
Từ đầu
Hết đường
4
Văn Thị Hạnh
- K/L quét: 300 m
- K/L thu gom: 7159m2
- Số xe: 49
Tuệ Tĩnh
Đặng Thai Mai
Phùng Hưng
Đinh Tiên Hoàng
Mai Thúc Loan
Hàn Thuyên
Hàn Thuyên
Đinh Tiên Hoàng
Đoàn Thị Điểm
Kiệt 71 – Nhật Lệ
Kiệt 71 – Nhật Lệ
Tịnh Tâm
Kiệt 2 – Đặng Thái Thân
Nhật Lệ
Đặng Thái Thân
Tuệ Tĩnh
Đặng Thai Mai
Phùng Hưng
Kiệt 40
Tuệ Tĩnh
Nhật Lệ
5
Nguyễn Thị Tình
- K/L quét: 345 m
- K/L thu gom: 7600m2
- Số xe: 42
Đinh Tiên Hoàng
Mai Thúc Loan
Tịnh Tâm
Nguyễn Biểu
Đoàn Thị Điểm
Ngô Đức Kế
Kiệt 111 – Nhật Lệ
Kiệt 111 – Nhật Lệ
Tịnh Tâm
Kiệt 43 – Đinh Tiên Hoàng
Đinh Tiên Hoàng
75 - Mai Thúc Loan
6
Phạm Thị Vân
- K/L quét: 258 m
- K/L thu gom: 6690m2
- Số xe: 88
Đinh Tiên Hoàng
Hàn Thuyên
Cửa Thượng Tứ
Lâm Mộng Quang
Cửa Thượng Tứ
Tống Duy Tân
Công viên Tỉnh Ủy
Kiệt 173 – Đinh Tiên Hoàng
Đinh Tiên Hoàng
Số nhà 31
Kiệt 34 – Trần Quý Cáp
Đinh Tiên Hoàng
75 - Mai Thúc Loan
7
Trần Thị Lan
- K/L quét: 395 m
- K/L thu gom: 8563m2
- Số xe: 52
Mai Thúc Loan
Đoàn Thị Điểm
Cửa Đông Ba
Kiệt 24 - Phùng Hưng
Phùng Hưng
Hết kiệt
Kiệt 36 - Phùng Hưng
Kiệt 36 - Phùng Hưng
56 - Phùng Hưng
Kiệt 103 – Nhật Lệ
Nhật Lệ
Tịnh Tâm
8
Lê Quốc
- K/L quét: 325 m
- K/L thu gom: 6575m2
- Số xe: 48
Tịnh Tâm
Đoàn Thị Điểm
Đinh Tiên Hoàng
Nhật Lệ
Đinh Tiên Hoàng
Đặng Thai Mai
Đoàn Thị Điểm
Tịnh Tâm
Đặng Dung
Đặng Thai Mai
Nhật Lệ
Đặng Thái Thân
Ngô Sĩ Liên
Đoàn Thị Điểm
Đinh Tiên Hoàng
Sử Quán
Ngô Sĩ Liên
Mai Thúc Loan
Kiệt 40 – Trần Quý Cáp
Kiệt 40 – Trần Quý Cáp
Ngã 3/ số nhà 24
Kiệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu hoạt động thu gom chất thải rắn của xí nghiệp môi trường Bắc sông Hương.doc