MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 20 1
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY 20 – BQP. 1
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20. 1
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 20. 4
2.1. Ngành nghề kinh doanh 4
2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ, sản xuất kinh doanh của Công ty. 5
2.3. Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh. 7
2.4. Đặc điểm về nguồn vốn: 9
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và nguồn nhân lực ở Công ty 20. 10
3. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây 16
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 20. 18
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 18
2. Chế độ kế toán áp dụng 22
2.1.Về hệ thống chứng từ sử dụng 22
2.2. Hệ thống tài khoản 23
2.3.Hình thức sổ kế toán 24
2.4.Hệ thống báo cáo tài chính được lập bao gồm: 24
3.Trình tự hạch toán một số phần hành kế toán ở Công ty 20 26
3.1. Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ 26
3.2. Kế toán chi phí sản xuất 29
3.3. Kế toán thanh toán 30
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 20 32
1. Ưu điểm 32
2. Nhược điểm 36
3. Kiến nghị 37
KẾT LUẬN
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6367 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nằm trong chỉ tiêu biên chế do cấp trên tuyển dụng. Khi có chế độ hợp đồng, Tổng cục hậu cần cho phép Công ty được quyền tuyển dụng lao động vào làm việc. Số lao động làm việc tăng nhanh sau từng năm:
Năm 2002 là 3422 người
Năm 2003 là 4866 người
Năm 2004 là 4141 người
Qua số liệu trên ta thấy nguồn nhân lực của Công ty có xu hướng tăng qua các năm. Đó là do trong những năm gần đây, Công ty đầu tư máy móc, mở rộng sản xuất. đồng thời Công ty ngày càng ký kết được nhiều đơn đặt hàng kinh tế yêu cầu thời gian giao hàng phải đúng trong hợp đồng nên số công nhân được tuyển thêm vào Công ty rất nhiều. Điều này đã chứng tỏ sự phát triển nhanh chóng của Công ty trong những năm gần đây.
Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, không cần nhiều đến lao động cơ bắp nên số lượng lao động nữ trong Công ty chiếm số lượng lớn hơn lao động nam, chiếm76% đó là một khó khăn của Công ty. Tuổi đời bình quân khoảng 32 tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hoá đó là thuận lợi của Công ty.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Tổng thu nhập bình quân 1 người
1.107.893
1.071.083
1.095.630
- Từ lương
889.512
893.591
920.010.
- Từ thưởng
218.381
177.492
175.620
2. Số lao động
3.422
4.866
4.141
a.Lao động trong danh sách
3.418
4.866
4.095
- Biên chế
638
784
761
- Hợp đồng dài hạn
2.721
3.271
3.334
- Hợp đồng ngắn hạn
59
811
0
b. Lao động khoán gọn thời vụ
4
0
46
Thu nhập bình quân của công nhân viên trong Công ty cũng từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty năm 2004 là 1.095.630đ tăng so với năm 2003 là 2,3%.
Các chính sách phúc lợi, đãi ngộ và đào tạo người lao động được thực hiện theo đúng pháp luật và điều lệ của Công ty và tổng cục hậu cần. Người lao động được ký hợp đồng lao động theo điều 27 Bộ luật lao động và thông tư 21/LĐTBXH ngày 12/10/1996 của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo điều 10 Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính Phủ.
Về thời gian lao động và nghỉ ngơi, người lao động làm việc một ngày 8 tiếng, nghỉ trưa 1 tiếng. Công nhân viên được nghỉ 2 ngày trong tuần là thứ bảy và chủ nhật, trong tháng được nghỉ phép 2 ngày.
Trong chiến lược con người, vấn đề đào tạo thợ vẫn luôn là khâu được Công ty đặc biệt chú trọng. Trung tâm dạy nghề của Công ty được thành lập từ nhiều năm trước đây và đã luôn đổi mới công tác dạy và học, gắn liền đào tạo với sản xuất, tổ chức liên tục nhiều lớp dạy nghề để bổ sung đội ngũ thợ cho Công ty. Trung tâm cũng là nơi mọi người thợ có thể có cơ hội để bổ túc nâng cao tay nghề của mình để đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất. Từ năm 1990 đến 2001, Công ty đã mở được 9 lớp đào tạo ngành may cho 625 công nhân, 8 lớp đào tạo nghề dệt kim cho 236 công nhân, mở 3 lớp đào tạo nghề dệt kim cho 82 công nhân…Đây là những bước chuẩn bị nhân lực rất quan trọng cho quá trình phát triển của Công ty.
Bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhau, Công ty đã nâng cao được “nội lực” trí tuệ của mình. Đến năm 2005, Công ty đã có trong đội hình 147 đồng chí có trình độ đại học và cao đẳng, 148 đồng chí có trình độ trung cấp, 265 công nhân có trình độ thợ bậc cao…, đó là những nguồn lực con người vô cùng quý giá giúp Công ty tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.
Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây
Qua bảng dưới ta thấy doanh thu của công ty năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1.519.756.994đ tương ứng với 6,4%; năm 2004 tăng so với năm 2003 là 15.715.256.812đ tương ứng với 4,6%. Như vậy tổng doanh thu của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm 2002- 2004, tuy nhiên tốc độ tăng chưa cao.
Giá vốn hàng bán năm 2003 tăng so với năm 2002 là 5,3%, như vậy là tốc độ tăng giá vốn hàng bán chậm hơn tốc độ tăng doanh thu(6,4%) chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, trên đà tiết kiệm chi phí sản xuất như vậy năm 2004 công ty đã tiết kiệm được 17.468.378.538đ chi phi sản xuất. Điều đó có thể thấy việc quản lý tổ chức sản xuất của công ty rất tốt.
Chỉ tiêu lợi nhuận gộp(tổng lợi nhuận trước thuế) của công ty ngày càng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm.
Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty 20
(Số liệu tại ngày 31/12 của các năm)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Tổng vốn kinh doanh
117.928.553.959
139.186.182.953
145.360.709.885
- Vốn cố định
101.902.826.550
123.160.455.544
129.334.982.476
- Vốn lưu động
16.025.727.409
16.025.727.409
16.025.727.409
2. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
316.813.033.647
328.332.790.641
344.047.957.453
3. Doanh thu thuần
316.541.287.538
323.540.220.505
344.026.093.446
4. Giá vốn hàng bán
289.451.125.023
304.783.584.289
287.315.205.751
5. Tổng lợi nhuận trước thuế
14.558.671.021
16.055.023.254
16.272.660.753
6. Tổng lợi nhuận sau thúê
10.917.415.813
11.716.315.742
Năm 2003, lợi nhuận gộp của công ty là 16.055.023.254đ, tăng 10.28% so với năm 2002. Nhưng đến năm 2004, lợi nhuận gộp của công ty là 16.272.660.753đ và tăng 1,3% , có thể thấy là lợi nhuận gộp vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm mạnh. Công ty cần xem xét tìm nguyên nhân để có giải pháp kịp thời.
Như vậy, qua bảng trên kết quả kinh doanh của công ty 20 qua 3 năm 2002- 2004, ta có thể thấy công ty đang có những bước phát triển khá vững chắc trong cơ chế hiện nay. Một trong những thành công của công ty là mở rộng thị trường và tiết kiệm chi phí sản xuất. Đây là những nhân tố tích cực mà công ty phải phát huy hơn nữa.
Phần ii
đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 20.
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung nghĩa là phòng tài vụ Công ty cũng là phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở Công ty từ xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán.
Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu thập xử lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng chế độ và quy định của Bộ tài chính. Đồng thời, phòng kế toán còn cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của Công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, từ đó tham mưu cho ban giám đốc để đề ra các biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của Công ty kết hợp với mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phòng kế toán tài vụ gồm 10 người và được tổ chức như sau:
Trưởng phòng TC_KT: Là người phụ trách chung giúp giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán, tài chính của Công ty theo định kỳ.
Phó phòng kế toán có trách nhiệm giúp đỡ trưởng phòng theo dõi, quản lý và điều hành công tác kế toán.
Kế toán vật tư: Theo dõi việc nhập, xuất, tồn, các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên các TK 152, 153. Cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Khi có yêu cầu kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiềm kê.
Kế toán thanh toán: Theo dõi công việc thanh toán giữa Công ty và khách hàng, các khoản nghĩa vụ mà Công ty phải đóng góp cho nhà nước trên các tài khoản: TK 131 – phải thu của khách hàng, TK 331 – phải trả cho người bán, TK 3331 – thuế, TK 136, 141, 336 và các khoản trích theo quy định của nhà nước.
Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, các khoản trích theo lương. Việc thanh toán liên quan tới các tài khoản 334,.338, 622, 627, 641, 642, các khoản trích theo quy định của nhà nước. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các Xí nghiệp và đơn giá lương, hệ số lương, bảng chấm công, đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên thống kê ở các Xí nghiệp chuyển lên, kế toán tiền lương tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp thanh toán lương của Công ty.
Kế toán TSCĐ và ĐTXDCB: thực hiện việc phân loại tài sản cố định hiện có của Công ty, theo dõi tình hình tăng, giảm, tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều (khấu hao đường thẳng), theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty, phụ trách các tài khoản: TK 211 – Tài sản cố định; TK 214 – Hao mòn tài sản cố định, TK 411, 412, 415, 441…
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Phản ánh đầy đủ việc nhập, xuất, tồn thành phẩm. Phản ánh chính xác số lượng thành phẩm được xác định là tiêu thụ, doanh thu bán hàng của số thành phẩm đó. Từ đó làm cơ sở xác định các khoản nghĩa vụ mà Công ty phải đóng góp cho nhà nước. Sử dụng các tài khoản: TK 155 – thành phẩm, TK 156 – Hàng hoá, TK511- doanh thu bán hàng, TK 911 – xác định kết quả kinh doanh, TK 421 – Lãi chưa phân phối.
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi các chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, sản xuất phụ, tính gía thành sản phẩm do Công ty sản xuất, liên quan các tài khoản: TK 621 – chi phí sản xuất chung, TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp, TK 627 – chi phí sản xuất chung, TK641 – chi phí bán hàng, TK642 – chi phí quản lý doanh nghiệp, TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, TK 142- chi phí trả trước.
Thủ quỹ: Là người, phụ trách việc thu chi tiền mặt, những chứng từ có gía trị như tiền vàng bạc, đá quý. Trên các tài khoản TK 1111- Tiền Việt Nam, TK 112- Tiền gửi ngân hàng.
Tại các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng. Các nhân viên này có nhiệm vụ thực hiện công tác ghi chép ban đầu tại các phân xưởng, các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm.
Tại kho: Thủ kho phải tuân thủ theo chế độ và điều lệ của Công ty, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi thẻ kho, cuối tháng lập báo cáo nhập, xuất, tồn và chuyển lên phòng kế toán Công ty. Cụ thể nhân viên thống kê phải theo dõi :
+ Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của Xí nghiệp.
+ Số lượng bán thành phẩm, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và số lượng sản phẩm hòan thành để tính lương cho cán bộ công nhân viên.
+ Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ sản xuất vào đầu ngày và số lượng
thành phẩm nhập vào cuối ngày.
Sơ đồ 5: Bộ máy kế toán Công ty 20 Phó phòng
TC-KT
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
tiền
lương
Kế
toán
TSCĐ
và
XDCB
Kế
toán
thành phẩm tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
toán
Kế
toán
tập hợp
CF và
giá
thành
sản
phẩm
Thủ quỹ
Kế toán thuế
Kế
toán
vật
tư
Trưởng phòng
TC-KT
Cuối tháng, nhân viên thống kê Xí nghiệp lập báo cáo nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu và báo cáo chế biến nguyên vật liệu, báo cáo thành phẩm, báo cáo thanh toán lương để chuyển lên phòng kế toán tài vụ của Công ty. Về mặt quản lý nhân viên thống kê chịu sự quản lý của giám đốc Xí nghiệp, về mặt nghiệp vụ chuyên môn do kế toán trưởng hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra.
Tất cả các phần hành kế toán ở Công ty hầu hết đã được tin học hoá. Hiện tại phòng TC- KT có 7 máy vi tính và 1 máy in. Công ty sử dụng phần mềm kế toán ASIA SOFT. Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, nhằm biến đôỉ dữ liệu kế toán thành thông tin kế toán. Nhờ sử dụng kế toán máy nên không cần phải làm thủ công các công việc như: ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán mà chỉ thực hiện phân loại, bổ sung thông tin chi tiết trên các sổ. Báo cáo có thể đưa ra một cách nhanh nhất phù hợp với quyết định kinh doanh và quản lý.
2. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty 20 áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 do Bộ quốc phòng, Bộ Tài chính ký.
Công ty hạch toán kế toán theo định kỳ, kỳ kế toán là hàng tháng, năm tài chính từ 1/1 đến 31/12.
Để hạch toán hàng tồn kho Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Nhờ đó, kế toán theo dõi phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình xuất, nhập, tồn kho trên các sổ sách kế toán.
Phương pháp tính giá hàng xuất kho là phương pháp đơn vị bình quân gia quyền.
Phương pháp kế toán TSCĐ là phương pháp khấu hao đều.
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp sổ số dư
Công ty thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2.1.Về hệ thống chứng từ sử dụng,
Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính ban hành. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm:
Chứng từ lao động tiền lương bao gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm giờ, hợp đông giao khoán,…
Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa…
Chứng từ bán hàng: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, nhập kho, Hoá đơn GTGT..
Chứng từ về tiền tệ, Phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản bàn giao tài sản cố định, Thẻ tài sản cố định, Biên bản thanh lý tài sản cố định…
Tóm lại, Công ty đã thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành về chứng từ. Các chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ, kịp thời và đúng với tình hình thực tế phát sinh. Dựa vào các chứng từ, kế toán từng phần hành ghi chép vào các sổ sách kế toán liên quan, đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin kế toán cho ban giám đốc.
2.2. Hệ thống tài khoản
Công ty áp dụng bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT và các tài khoản sửa đổi bổ sung theo các thông tư hướng dẫn. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện công tác hạch toán, Công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3, 4 để theo dõi chi tiết. Ví dụ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp được chi tiết thành các TK cấp 2, 3, 4 như sau:
Mã TK
Tên TK
6221
Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng
62211
Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng- Đo may
62212
Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng – Hàng loạt
62213
Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng – Dệt kim
622131
Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng – Dệt kim- áo dệt kim
622132
Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng- Dệt kim- Khăn mặt, may
622133
Chi phí nhân công trực tiếp hàng quốc phòng- Dệt kim- Bit tất
6222
Chi phí nhân công trực tiếp hàng kinh tế
62221
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kinh tế
62223
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kinh tế- Dệt kim
622231
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kinh tế- áo dệt kim
622232
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kinh tế- khăn mặt
622233
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kinh tế- Bít tất
6223
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xuất khẩu
6225
Chi phí cơm ca
6226
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất – Trung gian
6228
Chi phí nhân công trực tiếp khác
6229
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất- BHXH
2.3.Hình thức sổ kế toán
Hiện nay Công ty đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đăc điểm của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hệ thống sổ kế toán của Công ty đang áp dụng gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, các sổ nhật ký chuyên dùng (sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng) và sổ cái các tài khoản.
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản 152, 153, 211, 131, 331,…mở theo yêu cầu quản lý của Công ty.
Trình tự ghi sổ kế toán (Sơ đồ 5 )
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung. Sau đó từ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian rồi từ sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Các nghiệp vụ liên quan, cuối tháng từ sổ nhật ký chuyên dùng ghi vào sổ cái. Các chứng từ cần hạch toán chi tiết ngoài việc ghi vào sổ nhật ký chung hoặc sổ nhật ký chuyên dùng đồng thời được ghi vào sổ kế toán chi tiết.
Cuối tháng lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết từ các sổ kế toán chi tiết.
Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh (vào cuối tháng).
Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết, được dùng để lập báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung cùng kỳ.
2.4.Hệ thống báo cáo tài chính được lập bao gồm:
Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01- DN
Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B02- DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03- DN
Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B04- DN
Hơn nữa cũng do là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty cho nên cuối kỳ ngoài các báo cáo tài chính bộ phận kế toán phải lập, cuối kỳ còn phải lập và nộp cho Tổng Công ty những báo cáo mang tính chất đặc thù riêng như:
* Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm (Phụ lục số 03): Báo cáo này cho thấy giá thành cụ thể của từng đơn vị sản phẩm từ đó công ty có kế hoạch sản xuất và điều chỉnh giá thành cho hơp lý.
* Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (Phụ lục số 04): Báo cáo cho thấy tỷ lệ từng yếu tố sản xuất trong tổng giá thành sản phẩm góp phần cân đối các yếu tố sản xuất cho hợp lý.
* Báo cáo tình hình quân số và thu nhập của công nhân viên (Phụ lục số 5): Báo cáo cho thấy quân số và thu nhập bình quân của công nhân viên từ đó có thể so sánh với các năm trước và đặt kế hoạch cho năm sau để không ngừng nâng cao thu nhập của người lao động.
Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức
sổ nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ Nhật ký
chung
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Báo cáo
tài chính
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Trình tự hạch toán một số phần hành kế toán ở Công ty 20
3.1. Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ
Công ty 20 là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc, vì vậy vật tư công cụ, dụng cụ rất phong phú. Nguyên vật liệu chính là vải các loại, vật tư phụ liệu bao gồm rất nhiều loại như: màu nhuộm, chỉ nhuộm, chỉ may, nhãn mác, khuy, khóa…Vì vậy kế toán vật tư phải cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng, chủng loại quy cách của các loại vật liệu công cụ nhập – xuất – tồn (N- X – T) theo từng loại, nhóm, thứ. Phải cung cấp thông tin về giá trị N- X- T theo giá thực tế để có kế hoạch quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp. Phải cung cấp thông tin về tình trạng quản lý vật tư trong quá trình sử dụng và dự trữ.
a, Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn GTGT, hoặc hóa đơn bán hàng
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ
- Phiếu nhập kho MS 01- VT, Biên bản kiểm nghiệm vật tư
- Phiếu xuất kho, Lệnh xuất, Kế hoạch sản xuất.
Tổ chức lập và luân chuyển một số chứng từ
Đối với phiếu nhập kho:
Người giao hàng đề nghị nhập kho sản phẩm, vật tư, hàng hoá
Ban kiểm nghiệm tiến hành kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa về quy cách, số lượng, chất lượng và lập biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Phòng cung ứng lập phiếu nhập kho
Phụ trách phòng cung ứng ký phiếu nhập kho
Thủ kho nhập số hàng, ghi số thực nhập, ký vào phiếu nhập kho và ghi thẻ kho rồi chuyển phiếu nhập kho cho kế toán vật tư
Kế toán vật tư tiến hành kiểm tra, ghi đơn giá, tính thành tiền, ghi sổ và lưu trữ.
Sơ đồ 6: Sơ đồ luân chuyển phiếu nhập kho
Kế toán vật tư
Ghi sổ bảo quản lưu trữ
Thủ kho
Nhập kho
Ký phiếu nhập
Phụ trách phòng cung ứng
Lập phiếu nhập kho
Lập biên bản kiểm nghiệm
Ban kiểm nghiệm
Cán bộ phòng cung ứng
Ngưòi giao hàng
Đề nghị nhập kho
Đối với phiếu xuất kho:
Người có nhu cầu đề nghị xuất kho
Thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng ký duyệt lệnh xuất
Bộ phân cung ứng lập phiếu xuất kho rồi chuyển cho thủ kho
Thủ kho căn cứ vào lệnh xuất kho tiến hành kiểm giao hàng xuất, ghi số thực xuất cùng với người nhân ký nhận, ghi thẻ kho rồi chuyển cho kế toán vật tư hay kế toán tiêu thụ.
Kế toán vật tư căn cứ vào phương pháp tính giá của Công ty ghi đơn giá hàng xuất kho, định khoản và ghi sổ tổng hợp, đồng thời bảo quản lý lưu trữ phiếu xuất kho.
Sơ đồ 6: Sơ đồ lưu chuyển phiếu xuất kho
Người nhận hàng
Bộ phận cung ứng
Kế toán trưởng và thủ trưởng
Thủ kho
Kế toán
vật tư
Xuất kho, ký phiếu xuất kho
Ghi sổ, bảo quản, lưu trữ
Lập phiếu xuất kho
Ký duyệt
Viết giấy
đề nghị
b, Quy trình ghi sổ vật tư, công cụ, dụng cụ theo hình thức NKC
Bảng cân đối số phát sinh
Chứng từ gỗc về vật tư
Sổ cái TK 152, 153
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Báo cáo
kế toán
Nhật ký mua hàng
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
2.2. Kế toán chi phí sản xuất
a, Chứng từ sử dụng
- Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (MS 02)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng
- Phiếu chi tiền mặt
- Phiếu xuất kho (Biểu 03)
- Định mức vật tư kỹ thuật sản phẩm may hàng loạt (Biểu 02)
- Hợp đồng sản xuất (Biểu 01)
-Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài
b, Sổ kế toán sử dụng
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm dùng chung cho các tài khoản TK 621, 622, 627, 154, mỗi tài khoản được mở trên từng trang sổ riêng. Sổ được mở riêng cho từng xí nghiệp trong đó chi tiết cho từng sản phẩm.
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ NKC
Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (Mẫu sổ cái TK 621- Phụ lục số 02)
Bảng cân đối số phát sinh
c, Trình tự ghi sổ kế toán
Tương tự trình tự ghi sổ vật tư công cụ, dụng cụ, lúc này thay vì ghi vào Sổ cái TK152, 153 ta ghi vào sổ cái TK 621, 622, 627, 154.
2.3. Kế toán thanh toán
a, Nhiệm vụ tổ chức
- Tổ chức hợp lý hệ thống chứng từ, hệ thống sổ kế toán nhằm theo dõi công nợ cho từng người bán, người mua, từng khoản nợ từng lần thanh toán và số còn phải trả.
- Phải mở đủ sổ kế toán chi tiết, thanh toán cho người mua, người bán để theo dõi cho từng đối tượng căn cứ để mở sổ là số lượng các nhà cung cấp, các khách hàng và mật độ giao hàng thường xuyên hay vãng lai
- Tổng hợp công nợ chi tiết cho từng khách hàng, từng nhà cung cấp
b, Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn mua hàng(Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường)
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ
- Phiếu chi tiền mặt, phiếu chi tiền gửi ngân hàng
c, Tổ chức hạch toán trên sổ kế toán
* Sổ kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán(Mở cho TK 331- Phụ lục số 01)
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua (Mở cho TK 131)
- Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán (Người mua)
+Bảng này được lập vào cuối kỳ sau khi đẫ tổng cộng các sổ chi tiết thanh toán
+ Mỗi đối tượng được ghi một dòng trên sổ
+ Bảng này được dùng để đối chiếu kế toán tổng hợp - Sổ cái TK 331 (Sổ cái TK 131).
* Sổ kế toán tổng hợp:
+ Nhật ký chung (Nhật ký mua hàng)
+ Sổ cái TK 331(131)
+ Bảng cân đối số phát sinh
d, Trình tự ghi sổ kế toán
Tương tự trình tự ghi sổ vật tư, công cụ, dụng cụ thay vì Sổ cái TK 152, 153 ta ghi vào sổ cái TK 331(131), và thay vì ghi vào sổ chi tiết vật tư công cụ, dụng cụ ta ghi vào Sổ chi tiết thanh toán với người bán ( người mua).
Phần iii
đánh giá chung về tổ chức bộ máy quản lý,
bộ máy kế toán tại Công ty 20
ưu điểm
Về bộ máy quản lý ở Công ty 20
Công ty 20 đã trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong ngành may quân đội nói riêng và các ngành khác nói chung khi chuyển sang cơ chế thị trường. Là một doanh nghiệp nhà nước lớn có nhiều Xí nghiệp thành viên, sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng cao. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty tương đối gọn nhẹ, phủ hợp với quy mô kinh doanh của Công ty. Các phòng ban rõ ràng, phục vụ kịp thời đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song lãnh đạo chỉ huy Công ty đã quán triệt tốt nhiệm vụ trên giao, chú trọng kiện toàn lại bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất ở các đơn vị mới sát nhập về, đưa hoạt động của Công ty đi vào nề nếp đáp ứng yêu cầu tình hình thực tế của Công ty.
Được sự quan tâm của Đảng uỷ, thủ trưởng TCHC và Bộ quốc phòng, Công ty đã hoàn thành dự án đầu tư Xí nghiệp dệt kim, dự án Xí nghiệp may quốc phòng, đổi mới trang thiết bị… Tạo điều kiện chủ động trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ quốc phòng và sản xuất kinh tế.
Về sản xuất hàng quốc phòng, Công ty đã chủ động triển khai sản xuất đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng theo quy định. Đặc biệt, đối với đơn hàng gối năm 2005, mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn và cung ứng vật tư nguyên liệu xong cr đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao.
Bên cạnh thực hiện kế hoạch sản xuất hàng quốc phòng, Công ty đã chủ động khai thác các đơn hàng kinh tế nội địa và xuất khẩu. Đối với hàng kinh tế nôị địa, ngoài các khách hàng truyền thống như Tổng cục đường sắt, Tổng cục thuế, Hải quan, kiểm lâm… Công ty đã từng bước thâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường khác như Toà án, Viện kiểm sát. Đối với sản phẩm ngành dệt vải, mặc dù gặp nhiều khó khăn do biến động của thị trường, giá nguyên l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 106116.doc