Báo cáo thực tập Tổ chức kiểm toán của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC)

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ IFC 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) 3

1.1.1 Thông tin chung 3

1.1.2 Những mốc phát triển chủ yếu 4

1.1.3 Kết quả hoạt động: 8

1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) 12

1.2.1. Nguyên tắc hoạt động 12

1.2.2.Các loại hình dịch vụ của Công ty 13

1.2.3. Đặc điểm khách hàng và thị trường 16

1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế IFC 18

1.3.1. Tổ chức bộ máy của Công ty 18

1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 19

1.3.3. Nhân viên của IFC 22

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC) 23

2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán: 23

2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán 24

2.2.1. Phương pháp kiểm toán 24

2.2.2 Quy trình kiểm toán 24

2.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán 26

2.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) 29

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC) 31

3.1 Nhận xét về hoạt động của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) 31

3.1.1 Ưu điểm 31

3.1.2 Tồn tại 33

3.2 Giải pháp đề xuất để hoàn thiện hoạt động tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) 36

KẾT LUẬN 38

PHỤ LỤC

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tổ chức kiểm toán của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sứ quán Nhật Bản và Đan Mạch, ICCO,… Một số khách hàng tiêu biểu của loại hình dịch vụ Kiểm toán Báo cáo Tài chính: Các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán: Công ty CP Sông Đà Thăng Long, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Công ty CP Dược phẩm OPC,... DN có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty TNHH điện tử Daewoo Hanel, Công ty TNHH Seiko Việt Nam, Công ty TNHH Viglacera Glasskote, Công ty TNHH PSG Asia,… Tổng công ty và DN Nhà nước: Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, Cảng Việt Trì, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam,… Các Công ty cổ phần chưa niêm yết và các công ty TNHH: Công ty CP Xuất nhập khẩu Viglacera, Công ty CP Xây lắp điện 1, Công ty cổ phần Pacific Airlines, Công ty CP Vật liệu xây dựng Hà Nội, Công ty CP Nhiêu liệu bay Petrolimex,… Các dự án: Dự án khảo sát và đánh giá tác động của bom mìn vật nổ (VVAF tài trợ), Các dự án của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV),… Một số khách hàng tiêu biểu của các dịch vụ liên quan: Quyết toán công trình xây dựng cơ bản: Tổng Công ty thương mại Hà Nội, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam,… Tư vấn: Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường Bắc Giang, Dự án Đóng mới Toa xe Đường sắt,… Xác định giá trị DN: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam,… Đào tạo: Công ty Eurowindow, Công ty TNHH Ford Việt Nam, Công ty TNHH NESTLE, Hệ thống thông tin FPT, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. (Chi tiết xem phụ lục 2: Một số khách hàng tiêu biểu của IFC) 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế IFC 1.3.1. Tổ chức bộ máy của Công ty Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế IFC Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc 1 Phó Tổng Giám đốc 2 Phó Tổng Giám đốc 3 Phó Tổng Giám đốc 4 Giám đốc chuyên môn (kiểm toán, tư vấn, thuế, đào tạo và xây dựng cơ bản) Phòng hành chính tổng hợp Phòng kế toán tài chính Phòng kiểm toán NV 1, 2, 3 Phòng tư vấn thuế, tài chính Phòng đào tạo Phòng kiểm toán đầu tư XDCB IFC tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Bộ máy quản lý được tổ chức hết sức đơn giản và gọn nhẹ nhằm mục tiêu chỉ đạo hiệu quả về mặt điều hành và về mặt chuyên môn nghiệp vụ, tránh chồng chéo chức năng, và tốn kém chi phí quản lý. 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc: Đứng đầu Ban giám đốc là Tổng giám đốc Khúc Đình Dũng, là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tổng giám đốc là người đứng đầu chỉ đạo một số mặt về công tác có tính chiến lược, góp phần thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt hoạt động kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc có quyền quản lý điều hành các nguồn lực của Công ty, xây dựng kế hoạch hàng năm, phương án huy động vốn đầu tư, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, công bố các báo cáo tài chính của Công ty. Tổng giám đốc có vai trò quyết định trong việc mở rộng quy mô hoạt động cả về chiều rộng, chiều sâu, sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động chuyên môn theo từng thời kỳ nhằm quản lý sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản, năng lực tài chính của IFC. Tổng giám đốc luôn luôn chăm lo, chú trọng cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên Công ty, coi trọng đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, đội ngũ cán bộ quản lý. Những năm qua, tổng giám đốc đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập mới chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng nghiệp vụ, bổ nhiệm cán bộ quản lý theo quy định của điều lệ tổ chức và hoạt động, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển của IFC. Giúp việc cho Tổng giám đốc là 2 Phó Tổng giám đốc, có nhiệm vụ tư vấn cho Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động Công ty cũng như tham gia điều hành trực tiếp một số lĩnh vực theo sự phân công, ủy quyền của Tổng giám đốc. Hai phó tổng giám đốc hiện nay của IFC là ông Phạm Tiến Dũng và ông Trịnh Thanh Hưng. Một phó tổng giám đốc phụ trách kiểm toán báo cáo tài chính cho các nghiệp vụ có vốn đầu tư nước ngoài và các DN khác, và một phó tổng giám đốc phụ trách kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và xác định giá trị DN. Đây là những chuyên gia trong các lĩnh vực kiểm toán, tư vấn, thuế, tư vấn quản lý, đào tạo nhân sự… Các phòng nghiệp vụ: Phòng nghiệp vụ được tổ chức theo mô hình gòm Trưởng phòng, phó phòng, các Kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về mọi hoạt động trong phòng như: phân công công việc cho các nhân viên trong phòng, theo dõi tiến độ công việc do cấp trên đề ra… Hiện nay công ty có 3 trưởng phòng là: Nguyễn Nam Cường, Nguyễn Thanh Hoa và Nguyễn Như Phương và 3 phó phòng là Hoàng Văn Phúc, Lê Thanh Đăng và Trần Thiện Thanh. Phòng Kiểm toán nghiệp vụ 1: có chức năng đảm nhận thực hiện kiểm toán DN hoạt động trong lĩnh vực hàng không, vận tải, thương mại và khách sạn, ngoài ra phòng còn cung cấp dịch vụ kê toán, định giá tài sản, tư vấn thuế, tư vấn nguồn nhân lực. Phòng kiểm toán nghiệp vụ 2: có chức năng đảm nhận thực hiện kiểm toán DN, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu điện, tài chính ngân hàng, DN có vốn đầu tư nước ngoài FDI Phòng kiểm toán nghiệp vụ 3: có chức năng đảm nhận thực hiện kiểm toán DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, các đơn vị hành chính công và kiểm toán báo cáo quyết toán các dự án. Phòng kiểm toán XDCB: có chức năng đảm nhận thực hiện kiểm toán DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Phòng tư vấn tài chính, thuế: thực hiện dịch vụ tư vấn thuế theo kỳ, tư vấn tuân thủ các quy định về thuế, tư vấn đầu tư, định giá tài sản, xác định giá trị DN, tư vấn cổ phần hóa, chia tách DN, tư vấn lập phương án vay vốn ngân hàng và huy động vốn,… Các phòng ban được phân chia căn cứ theo các loại hình DN khách hàng, hoặc phân chia theo khu vực thực hiện cuộc kiểm toán, tuy nhiên luôn có sự phối kết hợp để hỗ trợ nhau thực hiện công việc một cách tốt nhất. Ví dụ: nhân viên bộ phận tư vấn ngoài việc thực hiện chức năng tư vấn còn thực hiện việc trợ giúp cho bộ phận kiểm toán theo yêu cầu của chủ nhiệm kiểm toán. - Phòng đào tạo: đạo tạo nhân viên công ty và cung cấp dịch vụ đào tạo tới KH. Các lĩnh vực đạo tạo chủ yếu là: đào tạo ACCA, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp, thuế… - Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n : Cã chøc n¨ng gióp Tæng gi¸m ®èc ®iÒu hµnh vÒ lÜnh vùc thèng kª , tæng hîp c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh lªn b¸o c¸o tµi chÝnh , qu¶n lý tiÒn vèn , sö dông vèn ®óng môc ®Ých . Cã nhiÖm vô kiÓm tra , gi¸m s¸t vÒ c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ tµi chÝnh cña tÊt c¶ c¸c bé phËn trong C«ng ty . Ghi chÐp vµ thu thËp sè liÖu , trªn c¬ së ®ã gióp Tæng gi¸m ®èc trong viÖc ph©n tÝch c¸c ho¹t ®éng kinh tÕ , tÝnh to¸n hiÖu qu¶ c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty . §ång thêi lµ kiÓm so¸t viªn kinh tÕ tµi chÝnh cña Nhµ n­íc t¹i C«ng ty . - Phòng Hành chính tổng hợp: thực hiện các công việc nhằm phục vụ cho hoạt động của Công ty được diễn ra trôi chảy. 1.3.3. Nhân viên của IFC Tài sản lớn nhất của Công ty là con người. IFC là một môi trường chuyên nghiệp, năng động có tốc độ tăng trưởng nhanh với những con người dày dạn kinh nghiệm và nhiều ý tưởng sáng tạo. IFC tự hào về khả năng thu hút nguồn nhân lực được đào tạo tốt, tài năng trên nhiều lĩnh vực. Nhờ đó đã tạo ra môi trường làm việc với kỹ thuật đa dạng. Hiện IFC có khoảng hơn 105 nhân viên. Hầu hết các thành viên chủ chốt của Công ty đều có bằng thạc sỹ, MBA của các học viện danh tiếng trên thế giới hoặc các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế (như ACCA). IFC tự hào đã tập hợp được một đội ngũ vững mạnh gồm hơn 100 con người năng động sáng tạo cùng cam kết vì sự thành công của khách hàng và của Công ty. Nhiều thành viên của IFC đã tham gia các khoá đào tạo quốc tế tại Ireland, Singapore, Thái Lan, cũng như các khoá đào tạo của các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới như Deloitte Touche Tohmatsu, KPMG, E&Y, PwC… CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC) 2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán: Việc tổ chức, sắp xếp nhân sự được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Sơ đồ 2.1: Tổ chức nhân sự kiểm toán Ban giám đốc phụ trách Chuyên gia thuế, pháp lý, thông tin, công nghệ Thành viên Ban giám đốc soát xét chất lượng kiểm toán và rủi ro kiểm toán Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách KTV chính 1 Trợ lý KTV KTV chính 3 Trợ lý KTV KTV chính 2 Trợ lý KTV Tổ chức nhân sự một cuộc kiểm toán tại IFC dựa vào qui mô cuộc kiểm toán, vị trí địa lý của KH, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Nhân sự một cuộc kiểm toán có thể có sự hỗ trợ giữa các phòng nghiệp vụ, bao gồm: một trưởng nhóm kiểm toán – Trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ kiểm toán, 3 kiểm toán viên, 2 trợ lý kiểm toán. Thông thường đối với các KH truyền thống, KTV đã thực hiện năm trước sẽ tiếp tục đảm nhiệm do đã có kinh nghiệm kiểm toán tại KH đó. Với KH cũ, hợp đồng sẽ được chuyển về các phòng nghiệp vụ thích hợp. Trưởng nhóm là người điều hành, chỉ đạo, phân công công việc, theo dõi việc thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm. Các thành viên còn lại thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của trưởng nhóm. 2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán 2.2.1. Phương pháp kiểm toán IFC hiện tại đang áp dụng phương pháp kiểm toán chuẩn IAM (Ifc Audit Methodology) được xây dựng trên cơ  sở các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế, cũng như tham khảo công nghệ của những hãng kiểm toán lớn mà nhân viên của chúng tôi đã từng làm việc. IAM dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro. Với những những công cụ trợ giúp kỹ thuật hiện có, IAM sẽ nhận diện được các rủi ro tiềm  ẩn và tăng cường hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng trong suốt quá trình kiểm toán.    2.2.2 Quy trình kiểm toán Nhìn chung, quy trình kiểm toán của IFC bao gồm các nội dung công việc sau:   Giai đoạn 1: Chuẩn bị và  lập kế hoạch kiểm toán   Tổ chức các cuộc tiếp xúc với các thành viên chủ chốt của Khách hàng; Thu thập các thông tin chung về Khách hàng; Xác định phạm vi công việc và kế hoạch kiểm toán tổng thể; Tổ chức thảo luận sơ bộ với Khách hàng; Soát xét sơ bộ các Báo cáo tài chính, các ghi chép kế toán và tài liệu của Khách hàng; Thành lập nhóm kiểm toán và phân công riêng công việc cho từng thành viên; Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết; Thảo luận kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc và giới thiệu nhóm kiểm toán với Ban Giám đốc Khách hàng.   Giai đoạn 2: Thu thập và tổng hợp thông tin   Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết cho việc kiểm toán; Trao đổi với Khách hàng các tài liệu cần lập hoặc thu thập; Phê chuẩn kế hoạch kiểm toán chi tiết.   Giai đoạn 3: Thực hiện kiểm toán   Công việc kiểm toán sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn, các công việc sau:   Kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ của Khách hàng với các văn bản quy phạm pháp  luật liên quan đến động của Khách hàng hiện hành; Kiểm tra, soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của Khách hàng; Kiểm tra, soát xét Báo cáo tài chính; Soát xét các thủ tục thanh toán, các cam kết khác về tín dụng và thanh toán; Soát xét kiểm soát các thủ tục đấu giá, mua sắm tài sản mới và thanh toán cho các khoản đầu tư dở dang; Phân tích tình hình biến động về vốn của Khách hàng trong kỳ; Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thu và phải trả; Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của Khách hàng và kiểm tra việc phản ánh các tài sản đó tại ngày lập Bảng cân đối kế toán; Đánh giá tính đúng đắn của Hệ thống kiếm soát nội bộ của Khách hàng trong việc quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định để khẳng định tính hiện hữu, sở hữu, và giá trị của tiền mặt, tài sản cố định và hàng tồn kho tại ngày kết thúc kỳ  kế toán; Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính của Khách hàng; Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.   Giai đoạn 4: Chuẩn bị và  phát hành Báo cáo Kiểm toán   Tổng hợp kết quả kiểm toán; Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán; Chuẩn bị dự thảo Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý; Gửi các Báo cáo dự thảo cho Ban Giám đốc Khách hàng; Thảo luận kết quả kiểm toán với Ban Giám đốc Khách hàng; Hoàn chỉnh và phát hành chính thức Báo cáo Kiểm toán, Thư quản lý.   2.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán Khi thùc hiÖn kiÓm to¸n, c¸c kiÓm to¸n viªn sÏ thùc hiÖn trªn m¸y vi tÝnh nhê vµo viÖc sö dông phÇn mÒm kiÓm to¸n. Tuy nhiªn sau khi thùc hiÖn trªn m¸y tÝnh vµ thu ®­îc kÕt qu¶ th× hå s¬ vµ c¸c giÊy tê lµm viÖc nµy sÏ ®­îc in ra giÊy vµ l­u tr÷ vµo tõng file ®éc lËp theo từng đối tượng KH. Hồ sơ bao gồm tất cả các công việc mà KTV thực hiện từ lập kế hoạch đến kết thúc cuộc kiểm toán. TÊt c¶ c¸c giÊy tê lµm viÖc, b»ng chøng kiÓm to¸n sÏ ®­îc l­u gi÷ trong file nµy, ®ã lµ c¬ së ®Ó c«ng ty ®­a ra ý kiÕn kiÓm to¸n. Mỗi phòng nghiệp vụ kiểm toán đều có nơi lưu trữ hồ sơ về KH của mình, chi tiết theo các giấy tờ làm việc. Tr­íc ®©y c«ng ty ®¸nh sè thø tù cho c¸c b­íc c«ng viÖc thùc hiÖn b»ng c¸ch sö dông c¸c ch÷ c¸i A,B,C,D,E,F,G,H nh­ng tõ n¨m 2008 viÖc ®¸nh sè thø tù ®­îc thay ®æi b»ng c¸ch sö dông c¸c sè tõ 1000 cho ®Õn 8000 TT ChØ môc T/C 1 LËp kÕ ho¹ch 1000 2 B¸o c¸o tµi chÝnh 2000 3 Qu¶n lý cuéc kiÓm to¸n 3000 4 HÖ thèng kiÓm so¸t néi bé 4000 5 KiÓm tra chi tiÕt tµi s¶n 5000 6 KiÓm tra chi tiÕt c«ng nî 6000 7 Nguån vèn 7000 8 B¸o c¸o l·i lç 8000 Cụ thể các nhóm chỉ mục như sau: 1000 – Lập kế hoạch kiểm toán: gồm giấy tờ liên quan đến kế hoạch giao dịch với KH, đánh giá rủi ro kiểm toán, môi trường kiểm soát, hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH, tìm hiểu hoạt động, chu trình kế toán, đánh giá sơ bộ số liệu trên BCTC, xác định mức độ trọng yếu, tổng hợp việc đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ cho các tài khoản. 2000 – Báo cáo tài chính: gồm những giấy tờ Thư từ trao đổi với KH: thư quản lý, hồi đáp của KH về thư quản lý, tổng hợp các vấn đề cần đặt ra trong thư quản lý. BCTC: BCTC được tham chiếu tới các giấy tờ làm việc khác, bảm kiểm tra, soát xét thông tin trên BCTC, tổng hợp các ghi chú trên BCTC… Tổng hợp, kết thúc kỳ kiểm toán: Bản soát xét trước khi phát hành BCTC, phân tích BCTC sau kiểm toán, bản tổng hợp kết quả kiểm toán, bảng tổng hợp sai soát phát hiện được trong khi kiểm toán, thư giải trình của Ban giám đốc, xem xét tình liên tục hoạt động, soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ. Báo cáo khác 3000 – Quản lý cuộc kiểm toán: gồm các giấy tờ: Trong quá trình giao dịch với KH: biên bản họp trong quá trình kiểm toán, biên bản họp trước khi phát hành BCTC, đánh giá của KH về dịch vụ cung cấp. Thời gian và nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán: kế hoạch và thời gian thực hiện cuộc kiểm tóa, giao dịch trong nội bộ hãng, giao dịch với hãng kiểm toán khác, giao dịch và tư vấn từ các công ty tư vấn. Biên bản họp Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của KH. Các giao dịch khác 4000 – Hệ thống kiểm soát nội bộ: gồm những giấy tờ: Kết luận về Hệ thống kiểm soát nội bộ. Các khu vực có rủi ro chi tiết trong Hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát trong các chu trình kinh doanh Hệ thống kiểm soát trên máy vi tính 5000 – Kiểm tra chi tiết tài sản 5100 – Tiền và các khoản tương đương tiền 5200 – Đầu tư ngắn hạn 5300 – Các khoản phải thu 5400 – Hàng tồn kho 5500 – Chi phí trả trước và tài sản lưu động khác 5600 – Tài sản cố định hữu hình 5700 – Tài sản cố định vô hình 6000 – Kiểm tra chi tiết nợ phải trả 6100 – Nợ ngắn hạn 6200 – Chi phí phải trả 6300 – Nợ dài hạn 6400 – Thuế 6500 – Phải trả khác 7000 – Nguồn vốn chủ sở hữu 8000 – Báo cáo lãi lỗ 8100 – Doanh thu 8200 – Giá vốn hàng bán 8300 – Chi phí hoạt động 8400 – Thu nhập khác 8500 – Chi phí khác Các giấy tờ làm việc thuộc nhóm từ 1000 đến 4000 là các công việc tổng quát do Ban giám đốc và Chủ nhiệm kiểm toán thực hiện, từ 5000 đến 8000 là các công việc do KTV thực hiện kiểm tra chi tiết đối với từng khoản mục. 2.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) Việc kiểm soát chất lượng của IFC luôn tồn tại ở tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán để đảm bảo công việc kiểm toán được thực hiện với Hội đồng thành viên kiểm soát chất lượng bao gồm các BOD, Mana ger, Senior kiểm soát chất lượng của mọi cuộc kiểm toán bằng việc đưa ra một bảng câu hỏi. Những câu hỏi được dùng như: Các form đã được lập và lưu file một cách đầy đủ chưa, bảng đánh giá nhân viên có được lập và lưu file không, thành viên Ban giám đốc phụ trách dịch vụ KH đã soát xét các phần hành được đánh giá là có rủi ro cao trong hồ sơ chưa, hợp đồng kinh tế có được lưu file không, thư quản lý có được lập theo đúng thời gian yêu cầu của thành viên ban giám đốc, đã hoàn thành và lưu hồ sơ chưa…IFC có một bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm tra kế hoạch trước khi thực hiện kiểm toán. IFC kiểm soát quy trình thực hiện thông qua các file dữ liệu, giấy tờ làm việc của KTV, phỏng vấn KTV về việc thực hiện công việc. Trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán, ban giám đốc trực tiếp đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát với từng KH, từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm toán, rủi ro phát hiện mong muốn. Trong cuộc kiểm toán, trưởng nhóm sẽ phân công và kiểm tra công việc của tất cả thành viên trong nhóm, soát xét lại công việc xem có vấn đề gì không. Chất lượng nhân viên là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc kiểm toán. Hàng năm công ty đều tổ chức những cuộc thi tuyển chọn nhân viên gắt gao, tiến hành kiểm tra chất lượng đội ngũ nhân viên định kỳ hoặc đột xuất, và thực hiện training để đảm bảo nhân viên của IFC có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, đạo đức, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. IFC đang duy trì chính sách và chương trình đào tạo nội bộ riêng biệt, tất cả nhằm đảm bảo chất lượng các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Nhân viên của IFC được tham gia các chương trình phát triển nghề nghiệp, bao gồm có giáo dục nghề nghiệp, chương trình ACCA, kỹ năng quản lý và cập nhật những thay đổi trong các quy định về kế toán, kiểm toán, thuế và các văn bản pháp luật khác. Sự kết hợp này cho phép nhân viên của Công ty có khả năng tư vấn cho khách hàng ở mọi lĩnh vực hoạt động. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC) 3.1 Nhận xét về hoạt động của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế (IFC) 3.1.1 Ưu điểm a) Về kết quả đạt được: Dịch vụ của IFC cung cấp luôn nhận được sự tin cậy và đánh giá cao từ phía khách hàng. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp, được đào tạo chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế… Công ty đã xây dựng được một hình ảnh uy tín, hiệu quả trong KH. IFC đang ngày một phát triển vững mạnh, doanh thu, thu nhập liên tục tăng trưởng cao qua các năm cùng sự công nhận của các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế là dấu hiệu cho thấy sự phát triển lớn mạnh hơn nữa của Công ty trong tương lãi b) Về đặc điểm tổ chức quản lý Bộ máy quản lý được tổ chức hết sức đơn giản và gọn nhẹ. Các phòng ban được bố trí hợp lý theo chức năng, nhiệm vụ từng phòng nhằm mục tiêu chỉ đạo hiệu quả về mặt điều hành và về mặt chuyên môn nghiệp vụ, tránh chồng chéo chức năng, và tốn kém chi phí quản lý. Sự chuyên môn hóa cao kết hợp với phân công công việc linh hoạt giúp các nhân viên có thể dễ dàng hợp tác, hỗ trợ nhau, phát huy những điểm mạnh về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của mình để cùng thực hiện công việc một cách hiệu quả, tốt nhất. Mối quan hệ giữa các nhân viên rất tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, gần gũi. Công ty thường xuyên tổ chức những buổi liên hoan để nhân viên hiểu nhau và thắt chặt tình cảm, sự gắn bó với Công ty. c) Về tổ chức đoàn kiểm toán: Tổ chức nhân sự của một cuộc kiểm toán tương đối hợp lý và linh hoạt. Các phòng ban khác nhau vẫn có thể được sắp xếp vào một nhóm để hỗ trợ nhau, thực hiện công việc một cách tốt nhất. Công ty không cố định nhóm kiểm toán mà sắp xếp công việc dựa trên khả năng, trình độ, vị trí và lịch rỗi của nhân viên để lịch làm việc của nhân viên không bị gián đoạn, chồng chéo. d) Về tổ chức công tác kiểm toán Các bước công việc của một của kiểm toán được xây dựng đầy đủ, tuân thủ theo đúng các quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các nhân viên Công ty luôn ý thức và tuân thủ theo những quy định của công ty để đảm bảo một cuộc kiểm toán được tiến hành đầy đủ, hợp lý các bước công việc, đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán cũng như thời gian, tiến độ, chi phí cho công việc. Công ty đã có một hệ thống phần mềm kế toán cho riêng mình, từ việc học hỏi phần mềm kế toán của các Công ty kiểm toán lớn. Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán của Công ty làm việc dễ dàng, nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao hơn. e) Về tổ chức hồ sơ kiểm toán Hệ thống hồ sơ kiểm toán được xây dựng và lưu trữ khoa học. Cách sắp xếp các phần, các tham chiếu dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra. f) Về kiểm soát chất lượng kiểm toán: Các dịch vụ của IFC ngày càng được nâng cao chất lượng, khẳng định được ưu thế của mình. Nhờ vậy là do công ty có đội ngũ Ban giám đốc, Chủ nhiệm kiểm toán điều hành và quản lý tốt. Đây là những người giàu kinh nghiệm trong công tác quản lý, cũng như chuyên môn, có tầm nhìn và kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có đạo đức và uy tín lớn trong nhân viên. Bên cạnh đó còn có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc, để lại một ấn tượng đẹp về hình ảnh của IFC trong KH. Công tác tuyển dụng và training được thực hiện rất tốt. Nhân viên hài lòng với những khóa đào tạo thường niên của công ty, và việc công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên được học thêm các chứng chỉ CPA, ACCA, MBA… giúp nâng cao trình độ và khả năng thăng tiến. Công tác lập kế hoạch được tiến hành rất chặt chẽ. IFC cũng thực hiện phân công, phân cấp kiểm soát khoa học và rõ ràng g) Nguyên nhân của những kết quả đạt được: Nguyên nhân chủ quan là sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên Công ty, sự tích cực hợp tác và học hỏi kinh nghiệm với các công ty kiểm toán trong và ngoài nước Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế phát triển, nhu cầu của thị trường ngày một gia tăng cùng với sự giúp đỡ và hỗ trợ tận tình của VACPA. 3.1.2 Tồn tại a) Về kết quả hoạt động: Tuy kết quả hoạt động luôn khả quan nhưng IFC vẫn chưa đứng được và top những công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam, Công ty cần tiếp tục cố gắng và nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu của mình. Bên cạnh đó Công ty cần chú ý kiểm soát chi phí đi đôi với đảm bảo chất lượng dịch vụ. b) Về tổ chức quản lý: Công ty vẫn chưa tiếp thu được những kỹ thuật quản lý hiện đại. Sự chuyên môn hóa trong các phòng ban vẫn còn chưa cao. Nhân viên có thể thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: tài chính, bảo hiểm, sản xuất, xây dựng cơ bản, chứng khoán… Điều này làm cho nhân viên không đạt được sự hiểu biết sâu sắc và cần thiết trong một ngành nghề, gây ảnh hưởng đến thời gian thực hiện và chất lượng cuộc kiểm toán. Công ty cũng không linh động sử dụng những chuyên gia bên ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt những kiến thức về nhân viên trong lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp KH. Việc bố trí vị trí và nhân sự giữa trụ sở chính của công ty tại Hà Nội và văn phòng ở các tỉnh chưa hợp lý và chưa đạt được hiệu quả. Các chi nhánh của Công ty: Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh Hải Phòng, Văn phòng đại diện tại Hải Dương, Văn phòng đại diện tại Nghệ An, Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc, đều tập trung chủ yếu tại miền Bắc, trong khi KH của Công ty ngày càng nhiều và dải khắp ba miền. Thêm vào đó, các Chi nhánh, Văn phòng đại diện có số lượng nhân viên rất ít. Điều này khiến với những job kiểm toán tại miền trong, công ty luôn phải cử nhân viên tại trụ sở chính Hà Nội đi xuống các tỉnh, dẫn tới chi phí, thời gian thực hiện kiểm toán tăng. Toàn bộ cán bộ công nhân viên của IFC đã chuyển về văn phòng của ACAGroup. Việc tăng sô lượng nhân viên, máy tính, hồ sơ giấy tờ… khiến văn phòng của công ty rất chật chội, nhất là thời gian ngoài mùa kiểm toán, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên. c) Về tổ chức kiểm toán: Nhân sự được bố trí tương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25933.doc
Tài liệu liên quan