MỤC LỤC
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 1
I. Lịch sử hình thành và phát triển: 1
II. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam 2
2.1. Hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam 2
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam 3
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam 4
2.3. Ban thực hiện chính sách BHXH 6
2.4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổng hợp (phòng thực tập) 8
Phần 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH VIỆT NAM NĂM 2008 10
I. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008: 10
II. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 10
2.1. Đối với công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT 10
2.2. Công tác thực hiện chế độ, chính sách BHXH 12
2.3. Công tác chi trả và quản lý đối tượng 13
2.4. Công tác giám định y tế 14
2.5. Công tác kiểm tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 14
III. Đánh giá chung kết quả hoạt động của BHXH Việt Nam trong năm 2008 15
1. Một số kết quả nổi bật 15
2. Về những hạn chế 16
Phần 3: NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TRONG NĂM 2009 17
I. Những chỉ tiêu chủ yếu 17
II. Những nhiệm vụ trọng tâm 17
III. Một số giải pháp chủ yếu 18
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p tỉnh
BẢO HIỂM XÃ HỘI
cấp huyện
HỆ THỐNG ĐẠI LÝ BHXH ở xã, phường, thị trấn
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Các Phó Tổng giám đốc
- Ban thực hiện chính sách BHXH
- Ban thực hiện chính sách BHYT
- Ban Thu
- Ban Chi
- Ban cấp sổ, thẻ
- Ban Tuyên truyền
- Ban Hợp tác quốc tế
- Ban Kiểm tra
- Ban Thi đua - Khen thưởng
- Ban Kế hoạch – Tài chính
- Ban tổ chức cán bộ
- Văn phòng.
- Viện khoa học BHXH
- Trung tâm Thông tin
- Trung tâm Lưu trữ
- Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH
- Báo BHXH
- Tạp chí BHXH
Giám đốc
Các Phó giám đốc
- Phòng Chế độ, chính sách
- Phòng Kế hoạch – Tài chính
- Phòng thu
- Phòng Giám định chi
- Phòng Bảo hiểm tự nguyện
- Phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Kiểm tra
- Phòng Tổ chức – Hành chính
Giám đốc
Các công chức – viên chức
Các Phó giám đốc
Giám đốc
Các Phó giám đốc
- Phòng Chế độBHXH
- Phòng Giám định BHYT
- Phòng Thu
- Phòng Kế hoạch – Tài chính
- Phòng Tổ chức – Hành chính
- Phòng Kiểm tra
- Phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Cấp sổ, thẻ
-Phòng tiếp nhận quản lí hồ sơ
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Việt Nam
a. Vị trí và chức năng:
- BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung là BHXH), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (gọi chung là bảo hiểm y tế) theo quy định của pháp luật,
- BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về BHXH, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với các quỹ BHXH, bảo hiểm y tế.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Theo NĐ 94/CP, BHXH Việt Nam có 28 nhiệm vụ và quyền hạn tất cả. Nhìn chung BHXH Việt Nam có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Xây dựng, trình thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chiến lược phát triển nghành BHXH Việt Nam và kế hoạch dài hạn 5 năm về thực hiện chính sách chế độ BHXH, đề án bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách chế độ BHXH, thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện, chi các khoản trợ cấp về BHXH cho đối tượng tham gia BHXH đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Cấp các loại sổ thẻ BHXH.
- Quản lý quỹ BHXH theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ.
- Kiến nghị với Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan về việc sửa đổi, bổ sung chính sách chế độ về BHXH cơ chế quản lý quỹ, cơ chế quản lý tài chính ( kể cả chi phí quản lý bộ máy của BHXH Việt Nam ) và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc giải quyết các chế độ BHXH và nghiệp vụ thu, chi BHXH theo thẩm quyền quản lý nội bộ ngành BHXH Việt Nam.
- Tổ chức hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người có sổ, thẻ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra việc ký kết hợp đồng và thực hiện thu, chi BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh; kiến nghị với cơ quan tổ chức có thẩm quyền và cơ quan cấp trên của đơn vị có sử dụng lao động; cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.
- Từ chối việc chi trả các chế độ BHXH khi đối tượng tham gia không đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc khi có căn cứ pháp lý về các hành vi giả mạo, khai man hồ sơ để hưởng bảo hiểm.
- Bồi thường mọi khoản thu, chi sai quy định của pháp luật về chế độ BHXH cho đối tượng tham gia BHXH.
- Giải quyết khiếu nại tố cáo của tổ chức và cá nhân về thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.
- Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động BHXH.
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn BHXH.
- Tổ chức công tác, thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ BHXH.
- Thực hiện công tác quốc tế về BHXH theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước,các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội ở trung ương và địa phương, với các bên tham gia BHXH để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chính sách chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, tài chính và tài sản của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo với Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.3. Ban thực hiện chính sách BHXH
a. Vị trí và chức năng
- Ban Thực hiện chính sách BHXH là tổ chức trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tham gia xây dựng chính sách pháp luật về BHXH, hướng dẫn và quản lý thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH) theo quy định của pháp luật.
- Ban Thực hiện chính sách BHXH chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc.
- Ban Thực hiện chính sách BHXH có tư cách pháp nhân không đầy đủ, không có con dấu và tài khoản riêng.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tham gia với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về BHXH.
- Xây dựng trình Tổng giám đốc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện giải quyết các chế độ BHXH, điều chỉnh mức hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật và hướng dẫn về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH.
- Trình Tổng giám đốc về việc từ chối yêu cầu trả BHXH không đúng quy định và giải quyết cho các trường hợp hưởng tiếp chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH đối với BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, BHXH Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ BHXH hàng tháng giải quyết chưa đúng do Trung tâm Lưu trữ chuyển đến để kiểm tra và chỉ đạo BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, BHXH Ban Cơ yếu Chính phủ điều chỉnh lại cho đúng quy định của chính sách.
- Hướng dẫn và quản lý cấp giấy chứng nhận hưởng chế độ BHXH hàng tháng.
- Thực hiện việc tính toán các quỹ BHXH để phục vụ công tác quản lý.
- Quản lý đối tượng hưởng BHXH hàng tháng (bao gồm cả đối tượng tăng, giảm và di chuyển giữa các tỉnh, thành phố) của BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Hàng năm lập dự toán về đối tượng và kinh phí hưởng các chế độ BHXH của năm sau, chuyển Ban Kế hoạch - Tài chính để xây dựng kế hoạch chung toàn ngành.
- Trả lời thư, đơn, công văn của tổ chức, cá nhân đề nghị hướng dẫn về nội dung liên quan đến chế độ, chính sách BHXH.
- Phối hợp với BHXH tỉnh, BHXH Bộ quốc phòng, BHXH Bộ công anh, BHXH Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH.
- Phối hợp với Ban Kiểm tra trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thực hiện các chế độ BHXH có liên quan.
- Phối hợp với Trung tâm thông tin trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các chế độ BHXH, điều chỉnh mức hưởng các chế độ BHXH theo quy định và quản lý đối tượng hưởng BHXH.
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH.
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
- Quản lý công chức, viên chức và tài sản của đơn vị.
c. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức gồm 3 phòng:
1/ Phòng Chế độ BHXH bắt buộc
2/ Phòng chế độ BHXH tự nguyện
3/ Phòng Tổng hợp. (phòng thực tập)
2.4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổng hợp (phòng thực tập)
a. Vị trí và chức năng:
Phòng Tổng hợp là đơn vị trực thuộc Ban Thực hiện chính sách BHXH, có chức năng giúp Trưởng ban nghiên cứu trình Tổng Giám đốc tham gia với các cơ quan chức năng của Nhà nước xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách BHXH; xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là chế độ bảo hiểm xã hội) và quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH.
b. Nhiệm vụ:
-Nghiên cứu, chuẩn bị nội dung để BHXH Việt Nam tham gia với các cơ quan Nhà nước về xây dựng hoặc bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp;
- Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH, điều chỉnh mức hưởng chế độ BHXH theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc tính toán các quỹ BHXH để phục vụ công tác quản lý;
- Nghiên cứu, quản lý và hướng dẫn cấp giấy chứng nhận hưởng chế độ BHXH hàng tháng;
- Hàng tháng tổng hợp số liệu đối tượng giải quyết hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thất nghiệp; hàng quý tổng hợp số liệu đối tượng hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe (kể cả BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, BHXH Ban Cơ yếu Chính phủ);
- Tổng hợp, theo dõi và quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng (bao gồm cả đối tượng tăng, giảm và di chuyển giữa các tỉnh, thành phố) trong toàn ngành;
- Tiếp nhận, quản lý và theo dõi công văn đến; quản lý, lưu trữ công văn đi cùng hồ sơ liên quan; quản lý và đánh giá chương trình công tác quý, năm của Ban; thực hiện công tác thống kê nghiệp vụ và báo cáo theo quy định.
- Tham gia dự thảo văn bản hướng dẫn về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện;
- Phối hợp với Trung tâm Thông tin về áp dụng công nghệ thông tin để giải quyết các chế độ BHXH, điều chỉnh mức hưởng các chế độ BHXH theo quy định; với các đơn vị khác của BHXH Việt Nam về các nội dung liên quan.
- Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp và tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
Phần 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH VIỆT NAM NĂM 2008
I. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008:
- Thu BHXH, BHYT : 38.093 tỷ đồng, trong đó:
+ BHXH bắt buộc : 29.329 tỷ đồng
+ BHXH tự nguyện : 260 tỷ đồng
+ BHYT bắt buộc : 7.254 tỷ đồng
+ BHYT tự nguyện : 1.250 tỷ đồng
- Chi BHXH : 44.662 tỷ đồng
+ Từ NSNN: 23.718 tỷ đồng
+ Từ quỹ BHXH: 20.944 tỷ đồng
- Chi khám, chữa bệnh: 10.004 tỷ đồng
+ Từ quỹ KCB bắt buộc: 7.811 tỷ đồng
+ Từ quỹ KCB tự nguyện : 2.193 tỷ đồng
II. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu
2.1. Đối với công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT
a. Kết quả thu được
Trong năm qua BHXH Việt Nam một mặt đã tập trung sửa đổi, bổ sung các điểm chưa phù hợp trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, tạo thuận lợi cho đơn vị và cá nhân khi tham gia BHXH, BHYT; mặt khác đã tích cực chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với các sở, ngành chức năng của địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, nắm bắt tình hình sản xuất, việc làm, thu nhập của các doanh nghiệp để mở rộng số người tham gia theo quy định.
Với các biện pháp tích cực, sát thực tế nên số người tham gia BHXH, BHYT trong năm đã đạt 40,7 triệu tăng 7,5 % so với năm 2007, trong đó:
+ Số cùng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là 7,3 triệu người, tăng 5 %
+ Số tham gia BHXH tự nguyện: 6.200 người
+ Số chỉ tham gia BHXH bắt buộc: 1 triệu người
+ Số chỉ tham gia BHYT là 21,8 triệu người, tăng 7,2 %
+ Số tham gia BHYT tự nguyện: 10,6 triệu người tăng 13%
Với số lao động tham gia trên, số thu trong năm đạt: 39.715 tỷ đồng tăng 1,04% so với kế hoạch Ngành giao và tăng 5,7% so với dự toán do Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó:
+ Thu BHXH, BHYT bắt buộc: 38.057 tỷ đồng tăng 6,9%;
+ Thu BHYT tự nguyện: 1.649 tỷ đồng bằng 95,8%;
+ Thu BHXH tự nguyện: 9,58 tỷ đồng, bằng 3,68 %.
Nguyên nhân không đạt được chỉ tiêu thu BHYT tự nguyện là do trong 1.720 tỷ đồng được Thủ tướng Chính phủ giao bao gồm cả đối tượng cận nghèo, nhưng trong năm văn bản hướng dẫn của các bộ chức năng chậm ban hành nên BHXH Việt Nam chưa triển khai được với đối tượng này.
b. Hạn chế
- Việc triển khai thực hiện BHXH tự nguyện ở hầu hết các địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn, một mặt do các đối tượng tham gia loại hình này chủ yếu sống ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập thấp, không ổn định, mặt khác đây là chế độ mới được thực hiện, công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế nên kết quả đạt được rất thấp, cụ thể trong toàn quốc mới có 6.200 người tham gia với số thu chỉ đạt 3,7% so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao (9,58/260 tỷ đồng)
- Việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 03 ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước về thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh được coi là biện pháp mạnh nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.
- Về cấp và quản lý thẻ BHYT, sổ BHXH: Vào những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 do chuyển đổi việc cấp sổ BHXH từ mẫu cũ sang mẫu mới nên có những trường hợp người lao động đã đóng BHXH nhưng khi chuyển sang địa phương khác chưa được cấp sổ. Việc quản lý thẻ BHYT, sổ BHXH của BHXH một số tỉnh, thành phố chưa chặt chẽ, chưa kiểm soát được số thực tế đã sử dụng và số tồn tại địa phương
2.2. Công tác thực hiện chế độ, chính sách BHXH
a. Kết quả thu được
Trong năm, toàn Ngành đã giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách và thuận lợi cho trên 3,7 triệu người lao động khi đủ điều kiện để hưởng các chế độ BHXH theo quy định, cụ thể:
- Giải quyết gần trên 120 nghìn người hưởng BHXH hàng tháng, tăng 11% so với năm 2007, trong đó hưởng lương hưu hàng tháng là 98.597 người.
- Giải quyết hưởng trợ cấp một lần cho trên 382 nghìn người, tăng 80,7% so với năm 2007.
- Giải quyết trên 2,5 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, gần 600 nghìn lượt người hưởng trợ cấp thai sản và trên 300 nghìn người hưởng trợ cấp dưỡng sức.
b. Hạn chế
- Văn bản hướng dẫn về chế độ chính sách BHXH của các cơ quan chức năng thường chậm nên sau khi văn bản được ban hành phải điều chỉnh lại chế độ đối với người lao động làm tăng thêm một khối lượng lớn công việc, tăng chi phí quản lý; một số nội dung về chính sách chưa có hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa rõ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động.
- Việc triển khai chương trình xét duyệt chế độ ốm đau, thai sản ở đơn vị sử dụng lao động còn chậm, có nơi chưa triển khai; cùng với việc nhiều đơn vị không giữ lại 2% trên tổng quỹ lương để chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động dẫn đến việc cơ quan BHXH phải trực tiếp xét duyệt các chế độ này làm tăng thêm khối lượng công việc cho BHXH tỉnh, thành phố.
2.3. Công tác chi trả và quản lý đối tượng
a. Kết quả thu được:
Năm 2008, BHXH Việt Nam đã cấp kinh phí để BHXH các tỉnh, thành phố chi BHXH, BHYT với số tiền 53.817 tỷ đồng, tăng 28% so với thực hiện năm 2007. Trong đó:
- Chi từ nguồn NSNN : 22.889 tỷ đồng
- Chi BHXH, BHYT từ nguồn quỹ : 30.928 tỷ đồng
Số tiền chi BHXH, BHYT tiếp tục tăng cao so với năm 2007 nhưng do chủ động về nguồn kinh phí, nên BHXH các tỉnh, thành phố đã đảm bảo chi trả kịp thời, thuận lợi, đúng chế độ chính sách và an toàn cho gần 3 triệu người hưởng các chế độ BHXH; tạm ứng và thanh toán kịp thời cho các cơ sở y tế để đảm bảo quyền lợi cho 86 triệu lượt người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh.
Để tạo thuận lợi cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, đồng thời giảm lượng tiền mặt lưu thông trong quá trình chi trả, BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp với các Ngân hàng có đủ điều kiện, triển khai thực hiện phương thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản thẻ ATM cho những người tự nguyện lựa chọn phương thức này.
- Cùng với việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, công tác quản lý đối tượng của BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục được quan tâm hơn; các trường hợp cắt giảm chậm khi hết thời hạn được hưởng hoặc bị chết đã được kiểm soát chặt chẽ ở nhiều địa phương.
b. Hạn chế:
- Việc quyết toán chế độ ốm đau, thai sản của nhiều đơn vị sử dụng lao động với cơ quan BHXH còn chậm, vẫn còn tình trạng người lao động vừa hưởng lương, vừa nhận trợ cấp BHXH.
- BHXH một số tỉnh chưa thực sự quan tâm đến việc đảm bảo an toàn tiền mặt khi chi trả, vẫn còn hiện tượng lưu tiền qua đêm tại trụ sở cơ quan BHXH với số lượng lớn mà không tăng cường biện pháp đảm bảo, cá biệt có địa phương còn để mất tiền. Đây là bài học để BHXH các tỉnh, thành phố quan tâm hơn nữa đến các biện pháp đảm bảo an toàn tiền mặt và thực hiện đúng các quy định của Ngành trong công tác chi trả.
2.4. Công tác giám định y tế
a. Kết quả thu được:
Để đảm bảo công tác này, ngay từ đầu năm, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố chủ động ký hợp đồng khám, chữa bệnh với 2.149 cơ sở khám, chữa bệnh (tăng 236 cơ sở so với năm 2007), trong đó có 115 cơ sở y tế tư nhân; đồng thời phối hợp với các cơ sở y tế đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh cho khoảng 86 triệu lượt người tham gia BHYT, (tăng 3,7% so với 2007) trong đó khám, chữa bệnh ngoại trú là 80,5 triệu lượt người, nội trú là 5,5 triệu lượt người với số tiền chi từ quỹ khám, chữa bệnh ước 10.756 tỷ đồng.
b. Hạn chế
- Khối lượng công việc phát sinh trong công tác giám định y tế ngày càng tăng trong khi lực lượng giám định y tế tại nhiều địa phương còn thiếu về số lượng và chưa đạt yêu cầu về chất lượng, trong khi đó việc tuyển vào người có chuyên môn về y, dược vào Ngành lại rất khó.
- Tình trạng bội chi quỹ khám, chữa bệnh vẫn còn xảy ra ở hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh có ký hợp đồng với cơ quan BHXH.
- Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh trong việc kiểm tra, giám sát và đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh ở một số địa phương chưa được thường xuyên, thiếu chặt chẽ do vậy đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh; đồng thời còn là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng lạm dụng quỹ khám, chữaa bệnh.
2.5. Công tác kiểm tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
a. Kết quả thu được:
- Trong năm 2008, BHXH Việt Nam đã thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất tại một số địa phương trên cả nước, BHXH các tỉnh thành phố cũng tiến hành các cuộc kiểm tra về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT. Qua các cuộc kiểm tra này đã phát hiệm ra những sai sót ở các mức độ khác nhau trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT của đơn vị sử dụng lao động cũng như trong công tác quản lý hoạt động nghiệp vụ của Ngành.
- Tiếp nhận và giải quyết kịp thời 6.578/ 8.840 đơn thư khiếu nại, tố cáo về các vụ việc liên quan đến thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT (đạt 96 %); tiếp 14.121 lượt công dân đến cơ quan BHXH hỏi hoặc khiếu kiện về chế độ, chính sách (tăng 25% so với 2007), trong đó trên cơ quan BHXH Việt Nam là 450 lượt (giảm 28% so với 2007); BHXH các tỉnh, thành phố 13.671 lượt (tăng 28% so với 2007).
b. Hạn chế
- Các vụ sai phạm trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT còn nhiều nhưng do lực lượng thanh tra chuyên ngành của các Bộ chức năng còn mỏng nên số đơn vị vi phạm bị thanh tra chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, mặt khác cơ chế xử lý các vi phạm còn chồng chéo, chưa rõ trách nhiệm giữa các bên, mức xử phạt còn quá nhẹ chưa đủ mức để đơn vị bị phạt quan tâm nên hiệu quả đạt được của các cuộc kiểm tra, thanh tra còn thấp.
- Về chủ quan, một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác kiểm tra, cán bộ làm công tác kiểm tra còn thiếu, yếu về nghiệp vụ và không ổn định; việc xử lý các sai phạm sau kiểm tra của cơ quan BHXH các cấp nhìn chung còn thiếu kiên quyết, chủ yếu mới chỉ dừng ở việc nhắc nhở rút kinh nghiệm, làm giảm hiệu lực các kết luận sau kiểm tra.
III. Đánh giá chung kết quả hoạt động của BHXH Việt Nam trong năm 2008
1. Một số kết quả nổi bật
- Tập trung nghiên cứu tham gia với các Bộ chức năng và Chính phủ về những nội dung liên quan đến BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp; Luật BHYT và chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT nên các đóng góp của Ngành là khách quan và phản ánh đúng yêu cầu cấp bách của thực tiễn; vì vậy về cơ bản đã được các Bộ chức năng và Chính phủ tiếp thu, đưa vào nội dung các văn bản ban hành.
- BHXH Việt Nam đã chủ động đề xuất với Bộ Nội vụ về cơ cấu tổ chức của Ngành trong giai đoạn mới, những đề xuất này đã được chấp nhận đưa vào nội dung Nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quyền hạn của BHXH Việt Nam. Đây là một thuận lợi rất cơ bản để Ngành triển khai thực hiện một cách có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao trong năm 2009 và các năm tiếp theo.
- Quan hệ phối hợp của BHXH Việt Nam với các Bộ chức năng liên quan là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế đã có bước đột phá và chuyển biến tích cực, thông qua việc Lãnh đạo các bên đồng ý xây dựng Quy chế phối hợp giữa cơ quan BHXH và hai ngành từ Trung ương xuống địa phương. Trên cơ sở này, các đơn vị chức năng của BHXH Việt Nam đã chủ động tích cực phối hợp với các vụ chức năng của hai Bộ khẩn trương xây dựng Quy chế, tạo điều kiện để các hoạt động của Ngành ở địa phương được thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Đến cuối năm 2008, Quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Bộ Y tế đã được ký ban hành.
2. Về những hạn chế
- Mối quan hệ phối hợp công tác giữa các đơn vị nghiệp vụ trên cơ quan BHXH Việt Nam và giữa các phòng chức năng thuộc BHXH các tỉnh, thành phố chưa được thường xuyên, chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ đạo và thực thi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ngành.
- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành khi thực thi nhiệm vụ còn thụ động, tính năng động, sáng tạo thấp, nhất là trong công tác tham mưu, xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam và trong thực thi nhiệm vụ của BHXH các tỉnh, thành phố. Kỷ luật lao động, hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của một số cán bộ, công chức, viên chức còn thấp.
Phần 3: NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TRONG NĂM 2009
I. Những chỉ tiêu chủ yếu
Căn cứ dự toán được Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam thông qua, các chỉ tiêu chủ yếu Ngành cần phấn đấu đạt được trong năm 2009 là:
- Tổng thu BHXH, BHYT : 41.108 tỷ đồng, trong đó:
+ Thu quỹ BHXH : 30.821 tỷ đồng
+ Thu quỹ BHXH tự nguyện : 44 tỷ đồng
+ Thu quỹ BHYT bắt buộc : 8.668 tỷ đồng
+ Thu quỹ BHYT tự nguyện : 1.575 tỷ đồng
- Chi BHXH, BHYT : 65.740 tỷ đồng, trong đó
+ Chi BHXH từ nguồn NSNN : 25.946 tỷ đồng
+ Chi BHXH từ nguồn quỹ BHXH : 26.634 tỷ đồng
+ Chi quỹ BHXH tự nguyện : 10 tỷ đồng
+ Chi quỹ BHYT bắt buộc : 9.780 tỷ đồng
+ Chi quỹ BHYT tự nguyện : 3.370 tỷ đồng
II. Những nhiệm vụ trọng tâm
1/ Hoàn thiện văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Ngành, tạo sự đồng bộ và chuyển biến thực sự trong công tác chỉ đạo, điều hành của BHXH Việt Nam, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Phát triển mạnh đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và BHYT; chú trọng triển khai, thực hiện tốt các chính sách mới về bảo hiểm thất nghiệp và BHYT.
2/ Tiếp tục rà soát, đơn giản thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc, tạo thuận lợi cho người tham gia BHXH, BHYT; triển khai thống nhất trong toàn Ngành cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết chế độ, chính sách và trong các hoạt động nghiệp vụ của Ngành.
3/ Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của các đơn vị trong Ngành phù hợp với Nghị định 94/2008/NĐ-CP của Chính phủ; tăng cường phân cấp cho địa phương, cơ sở trong các hoạt động nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.
4/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách sâu rộng, thường xuyên để người lao động, chủ sử dụng lao động và nhân dân hiểu rõ chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và BHYT để tích cực, tự giác tham gia.
5/ Tăng cường công tác kiểm tra, chấp hành chính sách pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, tham nhũng.
6/ Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Kỷ niệm 15 năm thành lập Ngành (16/2/1995 - 16/2/ 2010).
III. Một số giải pháp chủ yếu
Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm trên, các đơn vị trong Ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải xây dựng chương trình hành động với các mục tiêu thi đua, với biện pháp và thời gian cụ thể để thực hiện, trong đó tập trung vào:
1/ Chủ động phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các bộ liên quan, xây dựng văn bản hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp và các nội dung mới quy định trong Luật BHYT; quy chế phối hợp, triển khai giám sát thực hiện các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân và đánh giá tình hình thực hiện Luật BHXH sau 2 năm thực hiện, chỉ ra những vướng mắc, hạn chế về cơ chế chính sách trong tổ chức thực hiện để kiến nghị với các bộ chức năng và Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
2/ Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng văn bản, trong chỉ đạo hướng dẫn và thực thi nhiệm vụ. Kiên quyết khắc phục tính thiếu đồng bộ trong xây dựng văn bản và trong chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22712.doc