Báo cáo Thực tập tổng hợp ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh thường xuyên quan tâm đến chất lượng tín dụng, hàng tháng đều có tổ chức phân tích từng khoản nợ quá hạn, nợ gia hạn, tình hình thu hồi nợ tồn đọng, nợ ngoại bảng để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong năm 2007 nợ quá hạn khá thấp nhưng sang năm 2008, chất lượng tín dụng có xu hướng giảm. Nợ quá hạn tăng lên đột biến, tăng 79% so với năm 2007, tuy vẫn nằm trong sự kiểm soát của chi nhánh và sự quản lý của các phòng nhưng nợ xấu có chiều hướng gia tăng do một số doanh nghiệp được cơ cấu lại thời hạn nợ, không thực hiện theo đúng như kế hoạch nên phải đưa lên nhóm nợ cao hơn. Sang đến năm 2009, chất lượng tín dụng đã được cải thiện rõ rệt, khoản nợ xấu giảm xuống còn 42.395 tỷ đồng, giảm 40% so với năm 2008. Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua hoạt động đầu tư tín dụng của chi nhánh đang ngày càng lớn mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để chi nhánh tiến hành thêm nhiều hoạt động khác, nâng cao kết quả kinh doanh, tạo đà cho nhiều bước phát triển mới.

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình phát triển, xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng mở, nằm trong khu vực kinh tế Châu Á Thái Bình Dương – vòng cung kinh tế đang phát triển năng động nhất thế giới, lại vấp phải nhiều khó khăn thử thách: nền công nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế vừa thiếu vừa lạc hậu, hệ số cơ giới hóa thấp. đội ngũ cán bộ khoa học còn nhiều bất cập về số lượng và trình độ, nền tài chính quốc gia còn quá eo hẹp chưa đáp ứng mức cần thiết nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Khắc phục tình trạng trên và nhằm thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì một trong những tiền đề nhằm phát triển kinh tế là vốn bởi sẽ là không tưởng khi nói đến phát triển kinh tế mà không có vốn hay không đủ vốn. Thực tế, không quá khó khăn khi nhận thức rằng nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế những sẽ là khó khăn khi đi tìm kiếm nó. Câu hỏi đặt ra là: Vốn được khơi nguồn từ đâu? Nguồn vốn là yêu cầu bức thiết đối với mọi chủ thể của nền kinh tế, từ nhà nước, các doanh nghiệp cho tới các hộ kinh doanh cá thể. Nhà nước muốn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh… đều cần phải có nguồn vốn. Các NHTM cũng không nằm ngoài thực tế này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường và thời gian đi thực tập tại Chi nhánh Maritime Bank Hà Nội, với mục đích tiếp cận hoạt động kinh doanh thực tế của Ngân hàng nhằm bổ sung kiến thức học ở trường, được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Mai Văn Bạn cùng các cán bộ tại Ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hà Nội, em đã tiếp cận được những kiến thức thực tế để hoàn thành bài báo cáo này. Nội dung bài báo cáo của em được chia làm 3 chương: Chương 1: Sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội Chương 2: Tình hình huy động vốn Chương 3: Một só nhận xét và kiến nghị Do trình độ và khả năng còn hạn chế, nên trong một thời gian ngắn em không thể nghiên cứu hết tất cả các vấn đề cũng như không thể trình bầy đầy đủ nhất, khoa học nhất các nội dung của báo cáo.Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các cô chú anh chị trong ngân hàng. Em xin chân thành cám ơn CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HÀ NỘI Sự hình thành và cơ cấu tổ chức của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hà Nội: Sự hình thành và phát triển của chi nhánh MSB Hà Nội: Chi nhánh NHTMCP Hàng Hải Hà Nội là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 52/ HĐQT do hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Hàng Hải cấp ngày 17/8/1991. Chi nhánh được đặt tại 71 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với tư cách là Ngân hàng cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Là một trong những chi nhánh được thành lập sơm nhất trong hệ thồng Ngân hàng TMCP Hàng Hải, chi nhánh Hà Nội đã có những bước phát triển vững chắc với sự phát triển toàn diện cho mọi mặt: Huy động vốn, tăng trưởng đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay và các hoạt động khác. Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội là thành viên của hệ thống tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) nên ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và dịch vụ Ngân hàng quốc tế một cách nhanh chóng, thuận tiện, công nghệ ngân hàng hiện đại nhất. Với khẩu hiệu “Tạo lập giá trị bền vững” các hoạt động của chi nhánh ngân hàng luôn hướng tới khách hàng, luôn nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, coi sự thành công của khách hàng như sự thành công của mình. Trong những năm qua chi nhánh đã góp phần tạo nên hành ảnh thương hiệu của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam cả trong và quốc tế. Những giải thưởng Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đạt được: “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007” do thời báo Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn, “Quả cầu vàng 2007”, “Quản lý tiền mặt và Thanh toán quốc tế tốt nhất” do Ngân hàng HSBC trao tặng, Top 10 của giải thưởng “Thương mại Dịch vụ Việt Nam - Top Trade Services Awards 2009” do Bộ Công thương tổ chức bình chọn... Những giải thưởng này đạt được do có sự đóng góp không nhỏ của các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam trong đó có chi nhánh Hà Nội Trong năm 2009 chi nhánh đã phấn đấu đạt được các chỉ tiêu sau: Thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành “Tiếp tục duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo các cân đối, an toàn và khả năng sinh lời” Thực hiện các mục tiêu của chi nhánh với các chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể đề ra. Hướng tới các mục tiêu là Ngân hàng hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức: Căn cứ vào quy chế số 01/QĐ – HĐQT ngày 12/1/2000 về tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trụ sở chính, chi nhánh văn phòng đại diện và công ty trực thuộc. Căn cứ phê duyệt của Tổng Giám Đốc tại văn bản số 976/TGĐ2 ngày 27/8/2001 về quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng nghiệp vụ theo tổ chức mới MSB Hà Nội. Và xét theo yêu cầu tổ chức và công tác của chi nhánh MSB Hà Nội, sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của MSB Hà Nội: Sơ đồ tổ chức bộ máy chi nhánh MSB Hà Nội: Ban giám đốc Phòng giao dịch Phòng hành chính kế toán Phòng dịch vụ khách hàng Phòng hành chính tổng hợp Phòng tín dụng TTQT Tín dụng cá nhân Tín dụng doanh nghiệp Kiểm soát và hỗ trợ tín dụng Kế toán Tổ tin học Quỹ Giao dịch viên Kiểm soát Trong đó chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi phòng ban như sau: Ban giám đốc: Gồm giám đốc và một Phó Giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Phòng tín dụng: Tổ chức quản lý việc thực hiện hoạt động cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng; thực hiện chính sách khách hàng tiếp thị và mở rộng thị trường, phân loại khách hàng. Phòng dịch vụ - khách hàng: Tổ chức quản lý, phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, huy động vốn cân đối vốn và kinh doanh ngoại tệ. Thực hiện quản lý lãi suất, tỷ giá, biểu phí dịch vụ và chính sách khách hàng. Phòng tài chính – kế toán: Tổ chức quản lý các hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; quản lý giá trị tài sản Có, tài sản Nợ, quản lý tài sản cố định, công cụ lao động và những chứng từ hạch toán kế toán của chi nhánh, tham gia quản lý kho tiền. Phòng hành chính tổng hợp: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong công tác tổ chức quản lý lao động, tiền lương và thực hiện công tác quản trị, hành chính văn phòng tại chi nhánh. Khái quát quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh MSB Hà Nội Kết quả hoạt động thu chi tài chính Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh MSB Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chênh lệch % Chênh lệch % Tồng thu 143.659 223.490 429.370 79.831 55.57 205.880 92.12 Tổng chi 108.205 188.580 354.756 80.375 74.28 166.176 88.12 Lãi (Lợi nhuận) 35.454 34.91 74.614 (0.544) (1.534) 39.7 113.72 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh các năm 2007-2009) Hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã được mở rộng ra rất nhiều, điều này thể hiện ở việc cả thu và chi của chi nhánh đều tăng lên. Tuy tốc độ tăng của tổng chi nhanh hơn tốc độ tăng của tổng thu vào năm 2008 song, vào năm 2009, tốc độ tăng của tổng thu (92.12%) nhanh hơn của tổng chi (88.12%) Xét về khoản chênh lệch thu chi, mặc dù trong 2008 có nhiều biến động , chi nhánh phải trả nhiều khoản phí phát sinh nhưng qua bảng số liệu trên cho ta thấy chi nhánh luôn làm ăn có lãi. Nền kinh tế có chiều hướng phục hồi khiến chi nhánh cũng hoạt động tốt hơn vào năm 2009, lợi nhuận tăng 113.72% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả huy động và sử dụng vốn: Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh MSB Hà Nội trong các năm qua Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chênh lệch % Chênh lệch % Vốn huy đông 3176.612 5972.030 12007.700 2795.418 88 6035.670 101 Dư nợ 1309.480 2252.305 4324.425 942.825 72 2072.12 92 Nợ quá hạn 39.355 70.639 42.395 31.284 79 (28.244) (40) (Nguồn: Bảng CĐKT và báo cáo KQHĐ KD năm 2007-2009) Từ bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh MSB Hà Nội tăng trưởng không ngừng qua các năm. Vốn huy động trong năm 2008 là 5873.030 tỷ đồng tăng 88% so với năm 2007 và năm 2009, số vốn huy động đã đạt được là 12007.700 tỷ đồng Cùng với công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Đồng vốn được sử dụng hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời thúc đẩy công tác huy động vốn phát triển theo. Quán triệt phương châm “Tạo lập giá trị bền vững”, chi nhánh thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát lựa chọn những khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo điều kiện tín dụng, cho vay tiêu dùng nhằm phân tán rủi ro. Xây dựng những kế hoạch cụ thể triển khai xử lý nợ đối với những đối tượng có tiềm ẩn rủi ro để thu hồi nợ bằng nhiều biện pháp. Tuy ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, song năm 2008 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 2252.305 tỷ đồng tăng 72%. Năm 2009 chi nhánh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng của số dư nợ là 4324.425 tăng 92%. Chi nhánh thường xuyên quan tâm đến chất lượng tín dụng, hàng tháng đều có tổ chức phân tích từng khoản nợ quá hạn, nợ gia hạn, tình hình thu hồi nợ tồn đọng, nợ ngoại bảng để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong năm 2007 nợ quá hạn khá thấp nhưng sang năm 2008, chất lượng tín dụng có xu hướng giảm. Nợ quá hạn tăng lên đột biến, tăng 79% so với năm 2007, tuy vẫn nằm trong sự kiểm soát của chi nhánh và sự quản lý của các phòng nhưng nợ xấu có chiều hướng gia tăng do một số doanh nghiệp được cơ cấu lại thời hạn nợ, không thực hiện theo đúng như kế hoạch nên phải đưa lên nhóm nợ cao hơn. Sang đến năm 2009, chất lượng tín dụng đã được cải thiện rõ rệt, khoản nợ xấu giảm xuống còn 42.395 tỷ đồng, giảm 40% so với năm 2008. Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua hoạt động đầu tư tín dụng của chi nhánh đang ngày càng lớn mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để chi nhánh tiến hành thêm nhiều hoạt động khác, nâng cao kết quả kinh doanh, tạo đà cho nhiều bước phát triển mới. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Vốn huy động theo cơ cấu: 2.1.1. Vốn huy động theo thời gian: Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của chi nhánh MSB Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng NVHĐ 3176.612 5972.030 12007.700 2795.418 88 6035.670 101 Tiền gửi không kỳ hạn 2576.32 4872.981 7291.182 2296.661 89 2418.201 50 Tiền gửi có kỳ hạn 600.292 1099.049 4716.518 438.757 73 3617.469 329 (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh qua các năm 2007-2009) Qua bảng số liệu, vào năm 2008, nguồn vốn không kỳ hạn tăng nhanh hơn nguồn vốn có kỳ hạn. Tuy nhiên sang năm 2009, giá trị huy động vốn có kỳ hạn đạt mức cao nhất là 4716.518 tỷ đồng với tốc độ tăng cũng khá cao là 329%. Do tình hình kinh tế có phần ổn định hơn, chi nhánh đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn cũng như dịch vụ kèm theo để thu hút thêm nhiều khách hàng, tăng lượng vốn để phục vụ hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn. 2.1.2 Huy động vốn theo thành phần kinh tế: Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chênh lệch % Chênh lệch % Tiền gửi từ tổ chức kinh tế 2240.512 3285.293 7639.394 1044.781 47 4341.101 132 Tiền gửi tiết kiệm 103.25 342.098 737.075 238.848 231 394.977 115 Tổng NVHĐ 3176.612 5972.030 12007.700 2795.418 88 6035.670 101 (Nguồn: Bảng CĐKT và báo cáo KQHĐ KD năm 2007-2009) Có thể thấy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả nhất định, góp phần mang lại lợi nhuận cho NHTM nói chung và cho chi nhánh MSB Hà Nội nói riêng. Tốc độ tăng của loại tiền gửi này trong năm 2008 chỉ là 47% nhưng đến năm 2009, tốc độ huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đã tăng lên 132%. Có thể thấy chi nhánh MSB Hà Nội đã rất chú trọng đến việc huy động vốn từ tổ chức kinh tế do vậy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động trong suốt giai đoạn từ năm 2007 đến 2009. Với chi nhánh MSB Hà Nội, ngoài các hình thức gửi tiền tiết kiệm truyền thống là tiết kiệm không kỳ hạn, chi nhánh còn bổ sung thêm nhiều hình thức tiết kiệm hấp dẫn nhứ: tiền tiết kiệm ngắn ngày với mức lãi suất tăng dần theo tuần và theo số lượng tiền gửi vào; tiết kiệm dự thưởng “lộc xuân may mắn”… Bên cạnh đó, ngân hàng luôn chú ý đưa ra các mức lãi suất hợp lý đảm bảo tính cạnh tranh và mang lại hiệu quả. Bởi vây, tiền gửi tiết kiệm đã tăng 231% trong năm 2008. Tuy tiền gửi tiết kiệm tăng trong 2009 song thấp hơn với năm 2008. Nguyên nhân do tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh vẫn chưa hoàn thiện, vẫn tồn tại một số nhược điểm. Do biến động của giá thị trường như chỉ số giá tiêu dùng biến động mạnh trong những năm qua và do biến động với xu hướng tăng giảm của giá vàng và bất động sản… đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người gửi tiền. Mặt khác tiền gửi tiết kiệm này chưa phong phú về thể loại và hình thức, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu người gửi tiền, chưa động viên kích thích tiềm năng vốn có trong dân cư, chưa gắn tiết kiệm với mục đích thiết thực của cuộc sống 2.1.3. Huy động vốn theo kết cấu loại tiền: Bảng 5: Thực trạng huy động vốn theo loại tiền Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng NVHĐ 3176.612 5972.030 12007.700 2795.418 88 6035.670 101 VNĐ 3176.548 4298.398 7820.293 1121.85 35 3521.895 82 Ngoại tệ 0.0643 0.0823 0.1232 0.018 30 0.0409 50 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh các năm 2007-2009) Lượng ngoại tệ huy động chủ yếu của chi nhánh là USD và EUR, giá trị đã được ngân hàng quy đổi ra VNĐ vào thời điểm cuối năm tài chính để tính kết quả hoạt động kinh doanh. Nhìn vào băng số liệu ta thấy, ngoại tệ huy động chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với VNĐ. Mặc dù trong 3 năm lượng ngoại tệ huy động được có chiều hướng tăng nhưng vẫn không đáng kể. Trong khi đó lượng nội tệ mà chi nhánh huy động được là: Năm 2007 là 3176.548 tỷ đồng đến năm 2008 là 4298.398 tỷ đồng, sang năm 2009 huy động được là 7820.293 tỷ đồng. Có thể thấy vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn huy động được. 2.2. Chi phí hoạt động huy động vốn trong thời gian qua: Bảng 6: Chi phí hoạt động huy động vốn của chi nhánh MSB Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chênh lệch % Chênh lệch % Chi trả lãi tiền gửi 66.953 87.273 115.207 20.317 30 27.934 132 Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá 0.973 1.348 1.550 0.375 38 0.202 115 Tổng chi trả lãi huy động vốn 67.926 88.621 116.757 20.695 30 28.136 32 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh qua các năm 2007-2009) Nhìn bảng ta thấy chi trả lãi của chi nhánh đã có xu hướng tăng qua các năm. Có thể thấy năm 2007 chi trả lãi huy động vốn chỉ có 67.926 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2008, khoản chi trả này đã lên đến 88.621 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 30%. Sang đến năm 2009, tổng chi trả của chi tăng ổn định 116.757 tỷ đồng, tốc độ tăng so với năm 2008 là 32%. Cùng với sự tăng thêm của lượng tiền chi trả lãi huy động vốn thì số tiền chi trả lãi tiền gửi của chi nhánh năm này đạt 115.207 tỷ đồng, đó là do trong năm 2009 cùng với sự ổn định tình hình kinh tế thế giới nói chung, chính sách lãi suất phù hợp của ngân hàng nói riêng, chi nhánh đã có những chương trình thu hút khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh. Chi nhánh đã phát hành giấy tờ có giá, chi nhánh đã chi 0.973 tỷ đồng năm 2007, 1.348 tỷ đồng trong năm 2008 và 1.550 tỷ đồng trong năm 2009, so với lượng chi trả cho tiền gửi thì khoản này chiếm một tỷ lệ không đáng kể. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Nhận xét: 3.1.1. Những kết quả đạt được: Trong ba năm 2007 đến 2009 chi nhánh MSB Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác huy động vốn: Trước hết có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh lớn và tăng nhanh, đặc biệt là trong năm 2009. Với uy tín trên thị trường cùng với thời gian hoạt động khá lâu, ngân hàng đã có đủ điều kiện thuận lợi để tăng nguồn vốn huy động. Chi nhánh luôn coi trọng công tác tăng trưởng nguồn vốn và xác định đây là nguồn vốn kinh doanh chính, ổn định của chi nhánh. Do vậy chi nhánh đã thực hiện các biện pháp tích cực cho công tác huy động vốn như: mở rộng các hình thức huy động vốn, đưa ra lãi suất linh hoạt hấp dẫn, cải tiến công tác giao dịch… Chi nhánh đã áp dụng đa dạng các hình thức huy động vốn như đa dạng về kỳ hạn, lãi suất. Ngoài huy động tiết kiệm bằng VNĐ, chi nhánh còn huy động tiết kiệm cả bằng ngoại tệ mà chủ yếu là USD và EUR. Phương thức trả lãi gồm hai phương thức trả chính là trả lãi trước và trả lãi sau. Cùng với đó là các hình thức khuyến mại đã thực sự hấp dẫn khách hàng, giúp ngân hàng mở rộng huy động vốn hiệu quả. Chi nhánh đã đưa ra được mức lãi suất đa dạng, đặc biệt là lãi suất tăng dần theo tuần (đối với số dư tài khoản từ 50.000.000 đồng), điều này đã góp phần thu hút nguồn vốn ngày càng tăng. Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi hợp lý về mặt thời gian. Cơ cấu nguồn vốn có xu hướng dịch chuyển theo xu hướng tích cực: Nguồn vón trung và dài hạn tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Điều này cho thấy uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định. Chi nhánh đã biết tận dụng tốt các chiến dịch quảng bá thương hiệu của mình để mở rộng khả năng huy động vốn vì vậy mà ngân hàng không phải mất nhiều chi phí cho hoạt động này. Với khẩu hiệu “Tạo lập giá trị bền vững” các hoạt động của ngân hàng luôn hướng tới khách hàng, ngân hàng luôn nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng và coi sự thành công của khách hàng như sự thành công của mình. 3.1.2. Những hạn chế tồn tại: Thói quen của người tiêu dùng Việt Nam là dùng tiền mặt và thói quen đó vẫn chưa thay đổi nhiều cho tới nay, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đời sống xã hội chưa được mở rộng nên một lượng tiền nhàn rỗi đang nằm trong dân cư đã làm hạn chế lượng vốn huy động của ngân hàng. Mặc dù nền kinh tể Việt Nam đang ngày càng tăng trưởng tuy nhiên giá cả trong nước chưa kiểm soát được một cách ổn định, còn chịu tác động mạnh của sự biến động giá vàng, ngoại tê, bất động sản… Do vậy ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người tiêu dùng. Hầu hết người dân Việt Nam đều chỉ muốn gửi tiền với thời hạn ngắn, khi có biến động gì không có lợi sẽ dễ dàng xử lý hơn là gửi dài hạn. Hoạt động Marketing của chi nhánh còn hạn chế. Chi nhánh chưa có nhiều chiến lược khách hàng cụ thế, chưa có hoạt động chăm sóc khách hàng cũng như bộ phận nghiên cứu về thông tin thị trường. Thời gian giao dịch còn hạn chế trong giờ hành chính, trùng với giờ làm việc của hầu hết khách hàng nhất là khách hàng là công nhân viên chức, do vậy không thuận tiện cho khách hàng tới giao dịch. Mặc dù từ đầu năm 2008 chi nhánh đã áp dụng giao dịch vào thứ bảy nhưng chỉ vào buổi sáng nên cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 3.2. Một số kiến nghị 3.2.1. Đối với chi nhánh MSB Hà Nội: Đưa ra thêm những mức lãi suất hấp dẫn, mở rộng thêm nhiều các dịch vụ chăm sóc khách hàng hơn. Chủ động tìm kiếm khách hàng, nắm bắt được, chủ động đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Đa dạng hóa các sản phảm hoạt động hơn nữa. Có chính sách nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ kỹ năng hoạt động đối với các cán bộ trong cơ chế thị trường hiện nay. 3.2.2. Đối với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước: Ổn định về chính sách tiền tệ để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi nhiều hơn nữa trong dân để tăng tiền gửi trung và dài hạn, củng cố vững chắc đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát. Ban hành một hệ thống pháp lý đồng bộ rõ ràng, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả. Phát triển thị trường vốn mạnh hơn. KẾT LUẬN Đối với hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh MSB Hà Nội nói riêng, huy động vốn đã, đang và sẽ luôn là một trong những hoạt động truyền thống, quan trọng có tính chất quyết định đến mọi hoạt động khác của ngân hàng. Vì thế mà cần phải nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây chính là yếu tố có tính quyết định đến sự sống còn của ngân hàng. Luận văn đã giải quyết những nội dung chính sau: Giới thiệu khái quát quá trình hoạt động và kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội. Phân tích thực trạng huy động vốn tại chi nhánh MSB Hà Nội trong thời gian vừa qua. Nhận xét và nêu kiến nghị nhằm mở rộng huy động vốn tại chi nhánh Với trình độ nhận thức của bản thân còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung quý báu của các thầy cô giáo cũng như các bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn. Báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS. TS Mai Văn Bạn cũng như các cô chú anh chị ở phòng Kế toán và Khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hà Nội, người đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tổng hợp ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải - chi nhánh Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan