Để muốn đứng vững được trên thị trường, công ty luôn đặt ra nhiệm vụ chức năng cụ thể cho từng thời kỳ cho phù hợp. Hơn thế nữa, mặt hàng của công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên phải có nhiệm vụ thật hợp lý để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác. Do vậy chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
+ Tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu của từng vùng thị trường từ nông thôn đến thành thị, thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Phát triển các mặt hàng mới nhưng cần phải chú trọng đến các loại bánh kẹo truyền thống dân tộc.
+ Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không ngừng nâng hiệu quả thị trường cũ mở rộng thị trường mới đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp ở Công ty bánh kẹo Hải Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, mặc dù đã chuyển sang nền kinh tế thị trường từ sau đại hội Đảng VIII(T12/1996) nhưng cho đến nay cơ chế vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp. Nến kinh tế bước sang một giai đoạn mới tạo môi trường sản xuất kinh doanh mới cho các doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp thực sự nắm quyền chủ động sản xuất và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy hết tính năng động, nhạy bén, khoa học. Chỉ khi đáp ứng được nhu cầu thị trường, doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại và đứng vững.
Đứng trước những thay đổi trong cơ chế thị trường, công ty bánh kẹo Hải Hà, một công ty được thành lập và hoạt động trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đã mạnh dạn tiến hành đổi mới trong bộ máy quản lý, đầu tư công nghệ cũng như chất xám. Và những thành công trong những năm qua chứng tỏ những đường lối và phương pháp thực hiện của công ty là đúng đắn. Cho đến nay, công ty đã không ngừng đi lên bằng những kinh nghiêm thực tế cũng như những nỗ lực cố gắng của toàn thể ban giám đốc cũng như toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên. Công ty đã từng bước ổn định, củng cố, phát triển và đặc biệt công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.
Trong phạm vi của báo cáo thực tập tổng hợp, em xin trình bày một số nội dung sau:
Quá trình hình thành của công ty bánh kẹo Hải Hà.
Nhiệm vụ, chức năng của công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty.
Thực trạng, khả năng cạnh tranh của công ty.
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty bánh kẹo Hải Hà.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ công nghiệp, chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm bánh kẹo, chế biến thực phẩm do Nhà nước đầu tư và quản lý với tư cách là chủ sở hữu. Công ty là một đơn vị chuyên ngành có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay. Được thành lập từ năm 1960 đến nay công ty đã bước sang tuổi 41.
Trụ sở công ty đặt tại: số 25 Trương Định – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Tên giao dịch: HAIHA COFECTIONERY COMPANY.
Viết tắt: HAIHACO
Sau một chặng đường rất nhiều khó khăn, đến nay Hải Hà đã và đang có một chỗ đứng khá vững trong tâm lý người tiêu dùng. Sản phẩn của công ty đang rất được ưa chuộng và đã được tiêu thụ ở nhiêu nơi cả ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Để có được kết quả đáng tự hào như ngày nay, công ty đã phải vượt qua nhiều lúc khó khăn. Công ty đã trải qua các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1959 – 1961:
Tháng 11/1959 Tổng công ty nông thổ sản Miền Bắc đã xây dựng một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt trân châu với 9 cán bộ công nhân viên của Tổng công ty gửi sang. Đến đầu năm 1960 thực hiện chủ trương của công ty, cơ sở đã đi sâu nghiên cứu, sản xuất các mặt hàng miến từ đậu xanh. Trên cơ sở đó, ngày 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời- bước khởi nghiệp đầu tiên.
* Giai đoạn 1962 – 1967:
Thời kì này xưởng miến Hoàng Mai đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất một số mặt hàng như: dầu đậu tương và tinh bột ngô cung cấp cho nhà máy pinVăn Điển.
Năn 1966, viện thực vật đẫ lấy nơi đây làm cơ sở sản xuất thử nghiệm các đề tài thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất, để giải quyết hậu cần tại chỗ, phù hợp với tình hình chiến tranh. Và từ đó xưởng miến Hoàng Mai đã đổi tên thành nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà. Ngoài sản xuất hai mặt hàng trên, nhà máy còn sản xuất một số mặt hàng khác như: viên đạn, trao tương, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, dầu đạm, bánh mì, bột dinh dưỡng trẻ em. Và một điều quan trọng là nhà máy đã bước đầu nghiên cứu mạch nha- cơ sở của bước tiến trở thành công ty bánh kẹo.
* Giai đoạn 1968 – 1991:
Năm 1968, nhà máy thuộc bộ lương thực thực phẩm quản lý. Đến tháng 6/1970, thực hiện chỉ thị của bộ lương thực thực phẩm, nhà máy dã tiếp cận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/năm với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinh bột. Năm1970 đổi tên thành nhà máy thực phẩm Hải Hà, số cán bộ công nhân viên lúc này là 555 người.
Tháng 12/1976 nhà máy được Chính phủ phê duyệt dự án cho phép mở rộng nhà máy nâng mức công suất từ 900 tấn/năm lên 6000 tấn/năm. Nhà máy từng bước mở rộng quy mô sản xuất, trang bị thêm nhiều dây truyền sản xuất mới, đổi mới kỹ thuật, nâng cao công nghệ, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Từ 1987 nhà máy một lần nữa được đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà thuộc bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý. Sản phẩm của công ty không những được tiêu dùng trong nước mà còn được tiêu thụ ở cả ngoài nước. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm của công ty đạt từ 1% - 15%, sản xuất từ chỗ thủ công đã dần được cơ giới 70% - 80% với số vốn nhà nước giao từ ngày1/1/1991 là 5 454 000 000 đồng.
* Giai đoạn 1992 – nay:
Tháng 1/1992 nhà máy do bộ công nghiệp nhẹ quản lý.
Tháng 7/1992 nhà máy được quyết định đổi tên thành công ty bánh kẹo Hải Hà.
Trong tình có sự biến động lớn của thị trường, việc chuyển đổi sang cơ chế mới có rất nhiều khó khăn, không ít các doanh nghiệp đã không đứng vữngnhưng Hải Hà vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Điều đóphần nào thể hiện sự đúng đắn về mọi mặt của công ty bánh kẹo Hải Hà. Đó chính là sự phù hợp sản phẩm của công ty đối với thị hiếu người tiêu dùng, tức là sản phẩm của công ty được tiên thụ.
Năm 1993, công ty thành lập liên doanh Hải Hà- Kotobuki. Sản phẩm chủ yếu là kẹo cứng, snack, cookies, bánh tươi, kẹo cao su. Đến nay liên doanh hoạt động rất hiệu quả.
Năm 1995, thành lập công ty liên doanh mỳ chính Miwon Việt trì.
Năm 1996, thành lập liên doanh thứ ba là Hải Hà- Kamedanhưng rất tiếc công ty liên doanh này đã hoạt động kém hiệu quả, giải thể vào tháng11/1998.
Uy tín của công ty theo thời gian tăng lên, cho đến nay công ty đã có tới 5xí nghiệp thành viên 2 công ty liên doanh tổng số cán bộ công nhân viên từ chỗ chỉ có 9 người nay đã lên tới gần 2000 người, có quy mô trang thiết bị tương đối hiện đại. Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản ở ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Hải Hà đã, đang và sẽ có một vị thế cao trên thương trường.
II. Nhiệm vụ và chức năng của công ty
Để muốn đứng vững được trên thị trường, công ty luôn đặt ra nhiệm vụ chức năng cụ thể cho từng thời kỳ cho phù hợp. Hơn thế nữa, mặt hàng của công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên phải có nhiệm vụ thật hợp lý để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác. Do vậy chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
+ Tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu của từng vùng thị trường từ nông thôn đến thành thị, thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Phát triển các mặt hàng mới nhưng cần phải chú trọng đến các loại bánh kẹo truyền thống dân tộc.
+ Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không ngừng nâng hiệu quả thị trường cũ mở rộng thị trường mới đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
+ Ngoài mặt hàng chính là bánh kẹo, công ty sẽ sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao đời sống và thúc đẩy sự phát triển giúp công ty ngày càng vững mạnh trong cơ chế mới.
- Ngoài ra công ty còn một số nhiệmvụ:
+ Bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao.
+ Thực hiện nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với Nhà nước.
+ Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
Trên đây là những chức năng nhiệm vụ chung của công ty, chức năng nhiệm vụ này được cụ thể ở các phòng ban.
III. Cơ cấu tổ chức
Tổng giám đốc
Các công ty liên doanh
Phó tổng giám đốc điều hành tài chính
Phó tổng giám đốc điều hành SX – kĩ thuật
XN bánh kẹo Hà Nội
XN kẹo bánh Việt Trì
XN dd thực phẩm Nam Định
Văn phòng
XN kẹo mềm
HAI HA KOTOBUKI
PX kẹo cứng
Phó tổng giám đốc điều hành kinh doanh
PX kẹo mềm
Bảo vệ
Nhà ăn y tế
Cửa hàng
Phòng kinh doanh
Kho
XN kẹo cứng
XN bánh
XN phụ trợ
Liên doanh MIWON
PX giấy bột
PX bánh Bicuits
PX bánh kem xốp
PX
cơ khí
Sơ đồ 8 : Sơ đồ bộ máy Công ty bánh kẹo Hải Hà
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đứng đầu là tổng giám đốc. Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành chung hoạt động của toàn công ty, có quyền quyết định vấn đề trong công ty. Chế độ quản lý của công ty là chế độ một thủ trưởng. Quản lý một công ty lớn có tới gần 2000 người lao động nếu không có sự trợ giúp của các phó tổng giám đốc thì tổng giám đốc không thể quản lý hết mọi việc được. Vì vậy tổng giám đốc sễ giao bớt công việc, san sẻ trách nhiệm cho các phó tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc được sự uỷ nhiệm của tổng giám đốc sẽ quản lý, điều hành một số lĩnh vực của công ty.
+ Phó tổng giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm về quản lý nguồn nhân lực và tiêu thụ sản phẩm của công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được đều đặn, tránh gián đoạn do thiếu nguồn nhân lực hoặc tồn hàng hoá.
+ Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất – kỹ thuật chịu trách nhiệm về chỉ đạo kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới.
+ Phó tổng giám đốc điều hành tài vụ: quản lý về lượng hàng còn tồn, về các vấn đề thuộc nguồn vốn của công ty.
* Chức năng của các phòng ban trong công ty:
+ Phòng kinh doanh: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối kế hoạch, điều độ sản xuất và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, thu mua vật liệu, cung ứng vật tư sản xuất, ký hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động marketing từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò mở rộng thị trường, lập ra các chiến lược tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện.
+ Phòng kỹ thuật: theo dõi việc thực hiện các quá trình công nghệ để đản bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và chế thử sản phẩm.
+ Phòng tài vụ: có chức năng huy động vốn phục vụ sản xuất, tính giá thành, lỗ lãi, thanh toán nội bộ trong công ty và các mối quan hệ bên ngoài.
+ Văn phòng: lập định mức thời ghan cho các loại sản phẩm, tính lượng tiền thưởng, tuyển dụng lao động, phụ trách vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ tiếp khách…
+ Bảo vệ nhà ăn, y tế: có nhiệm vụ bảo vệ kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, kiểm tra tình hình ra vào công ty, chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo ăn trưa cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Ngoài ra công ty có hệ thống cửa hàng có chức năng giới thiệu và bán sản phẩm của công ty. Hệ thống các nhà kho có chức năng dự trữ bảo quản nguyên vật liệu trang thiết bị sản xuất, đồng thời dự trữ bảo quản sản phẩm làm ra.
IV. Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty.
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, công ty bánh kẹo Hải Hà đã không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế mới. Với các sản phẩm bánh kẹo đã có tên tuổi từ lâu trên thị trường, công ty đã từng bước tạo lập và dần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, sản phẩm của công ty được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên, do mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và trong ngành sản xuất nói riêng ngày càng gay cắt cho nên nếu công ty không cố gắng loại bỏ những tồn tại của mình và nâng cao những ưu thế so với các đối thủ khác thì sớm muộn cũng sẽ dẫn tới con đường đào thải của quy luật cạnh tranh khắc nghiệt. Do vậy việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty là một tất yếu.
Những tồn tại:
a. Về sản phẩm:
Tuy đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cao nhưng hầu hết sản phẩm của công ty chỉ tập chung cho giai đoạn thị trường bình dân, chưa có sản phẩm cao cấp phục vụ cho thị trường cao cấp mà thị trường này lại có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới khi mức sống ngày càng được nâng cao.
Đa dạng hoá sản phẩm của công ty chưa thực sự kết hợp với việc điều chỉnh, chuyển hướng cơ cấu sản phẩm một cách có hiệu quả. Hiện nay trong cơ cấu sản phẩm của công ty ta thấy những sản phẩm tốt cho lãi nhiều còn chiếm tỷ trọng thấp ( VD: Caramel, Kẹo Jelly chip chip, bánh phủ Socola…); còn những sản phẩm có tỷ trọng khối lượng lớn nhưng mức lãi không cao. Chính điều này sẽ dẫn đến một nguy cơ : nếu khả năng tiêu thụ sản phẩm kém hoặc do sự biến động của thị trường tiêu thụ thì sẽ làm biến động lớn đến mức lợi nhuận của công ty.
- Chất lượng sản phẩm chưa thật đặc sắc, độc đáo để người tiêu dùng có thể nhớ và có một ấn tượng đặc biệt. Công ty vẫn chưa tạo ra được sản phẩm riêng cho mình mà khi nói đến nó người ta sẽ nghĩ ngay đến tên người sản xuất. Đây chính là một bất lợi cho công ty trước những đối thủ cạnh tranh khác vì họ có sản phẩm riêng như : Bích quy của Biên hoà, Quảng ngãi; Bột canh, bánh kem xốp của Hải châu; Cốm Tràng an…
- Mặc dù thời gian qua công ty đã đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm song loại kẹo gối chất lượng còn kém, một số loại bánh không đảm bảo được độ giòn, bánh bị ẩm sau một ngày kể từ khi mở hộp. Một số loại kẹo ra thị trường bị dẹt, bị biến hình rất xấu, khó tiêu thụ như kẹo mơ, kẹo sữa dừa…
- Bao gói còn đơn điệu, kẹo chủ yếu là đựng trong túi nhựa, chưa có nhiều bao gói có trọng lượng khác nhau… dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của công ty.
b. Về giá bán sản phẩm
Một số sản phẩm còn có giá bán cao hơn so với sản phẩm cùng loại của công ty khác trong khi chất lượng lại không hơn kém là mấy. Cho nên sau một thời gian tiêu dùng, người tiêu dùng đã chuyển sang mua sản phẩm của các công ty khác nhiều hơn, làm giảm lượng tiêu thụ qua đó làm giảm khả năng cạnh tranh.
c. Về công tác phát triển, tiêu thụ và các hoạt động xúc tiến:
Thị trường của công ty phát triển rộng khắp trên cả nước với một số lượng lớn các đại lý. Tuy nhiên nó gây ra cho công ty khó khăn trong việc kiểm soát. Giữa các đại lý đã có sự cạnh tranh gay gắt về giá, dẫn đến lợi nhuận đem lại cho các đại lý thấp, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của công ty. Thêm vào đó là việc kiểm soát nắm bắt tình hình tiêu thụ sản phẩm, việc liên hệ giữa công ty và các đại lý khó thực hiện hơn.
d. Công tác nghiên cứu thị trường:
- Công tác dự đoán xu hướng biến đổi nhu cầu của thị trường về chủng loại sản phẩm chưa tốt. Do đó, công tác đổi mới sản phẩm và tung vào thị trường các sản phẩm mới chưa đáp ứng được nhu cầu, việc tiêu thụ không đạt hiệu quả.
- Các thông tin về đối thủ cạnh tranh vẫn còn chậm do đó công ty chưa đối phó kịp thời trước sự thay đổi trong chiến lược cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh về mặt chất lượng và giá cả.
- Việc phân tích các thông tin về thị trường chủ yếu tập trung dựa vào số liệu của các hệ thống phaan phối của công ty: Sản lương, doanh số, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các đại lý. Vấn đề khai thác các thông tin về toàn ngành còn chưa được quan tâm nên chưa có định hướng lâu dài chắc chắn, chưa sử dụng các công cụ toán học để phân tích, dự báo.
Nguyên nhân chủ yếu:
- Đối với giá thành sản phẩm còn cao dẫn tới giá bán của công ty còn cao so với một số đối thủ trong khi lượng lợi nhuận đạt được lại thấp gây bất lợi cho việc cạnh tranh bằng giá đó là vì công ty còn phải chịu các chi phí về nguyên vật liệu, lãi vay lớn và tất cả các khoản chi phí này được công ty hạch toán vào trong giá thành sản phẩm nên đã làm tăng giá thành
- Sản lượng tiêu thụ chậm ngoài những nguyên nhân khách quan thuộc môi trường vĩ mô như việc quản lý sản xuất bánh kẹo của Nhà nước chưa thật chặt chẽ dẫn đến sự bùng nổ của các cơ sở sản xuất bánh kẹo và thị trường bánh kẹo trong thời gian gần đây. Trong đó có cơ sở sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng kém phẩm chất làm thiệt hại đến công ty. Hơn nữa lượng bánh kẹo nhập khẩu tuy đã giảm nhưng vẫn còn nhiều với giá cả không cao lắm và chất lượng tốt đã góp phần đẩy lùi việc tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Về phía công ty có các vấn đề nổi cộm cần khắc phục là chưa có các biện pháp kiểm soát thị trường có hiệu quả: kiểm soát về nhu cầu tiêu dùng, kiểm soát về thông tin của đối thủ cạnh tranh, kiểm soát khâu tiêu thụ sản phẩm… Điều này tập trung chủ yếu vào hoạt động của phòng kinh doanh.
- Các hạn chế về đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng sản phẩm do:
+ Kỹ thuật công nghệ lạc hậu, chắp vá, thiếu đồng bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém dẫn đến chất lượng không cao, không đáp ứng được nhu cầu thị trường và hạn chế trong việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo hướng phát triển của công ty.
+ Trình độ tay nghề của công nhân không đông đều, tổ chức sắp xếp công nhân còn chưa hợp lý, không đáp ứng được nhu cầu về trình độ công nhân trong từng công đoạn và từng bộ phận của quá trình sản xuất.
+ Nguyên vật liệu và các vấn đề bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất.
Mục tiêu đến năm 2005:
Mục tiêu phấn đấu của công ty trong giai đoạn từ nay đến năm 2005 là giữ vững quy mô, tốc độ phát triển để trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam. Công ty có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến ngang bằng các nước ASEAN, có khả năng cạnh tranh với công nghiệp sản xuất bánh kẹo của các nước trong khu vực. Sản lượng bánh kẹo của Hải Hà đến năm 2005 đạt 11.000 tấn/năm, chiếm khoảng 33-35% tổng sản lượng toàn ngành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29364.doc